Thứ Hai, 28 tháng 2, 2022

Một tuần ông Zelensky khẳng định bản lĩnh khi đối đầu Nga

Một tuần ông Zelensky khẳng định bản lĩnh khi đối đầu Nga
Duy Anh - Bất chấp đe dọa tính mạng bản thân, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky quyết ở lại cùng thủ đô Kyiv khi vòng vây quân Nga ngày một siết chặt.

Các cuộc tấn công của Nga gây nhiều thiệt hại cho thường dân và các mục tiêu dân sự ở Ukraine.

Trừng phạt tài chính mới của phương Tây và thiệt của Nga

Trừng phạt tài chính mới của phương Tây và thiệt của Nga
Bên nào sẽ chịu thiệt hại hơn trước đòn trừng phạt tài chính mới của phương Tây? Mấy ngày nay Mỹ, Vương quốc Anh và Liên minh châu Âu (EU) đã tăng cường các biện pháp trừng phạt chống Nga khi căng thẳng giữa nước này và Ukraine liên tục leo thang, trong đó bao gồm biện pháp hạn chế quyền tiếp cận hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT của các ngân hàng Nga.

Câu hỏi ở đây là những lệnh trừng phạt đó sẽ tác động ra sao đến các ngân hàng và nhà đầu tư?

Những biện pháp trừng phạt từ phương Tây

Mỹ, Anh, Canada và một số nước thuộc EU hôm 26/2 đã cam kết loại một số ngân hàng Nga khỏi hệ thống thanh toán SWIFT, triển khai cái mà Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire trước đó gọi là "vũ khí hạt nhân tài chính" vì những thiệt hại mà nó sẽ gây ra cho Nga cũng như các đối tác thương mại của họ.

Chủ Nhật, 27 tháng 2, 2022

Giá xăng cao nhất lịch sử và những câu hỏi lớn

Giá xăng cao nhất lịch sử và những câu hỏi lớn
Nhiều dịch vụ, hàng hóa tiêu dùng đang rục rịch tăng theo giá xăng. Trên khắp các diễn đàn, thông tin giá xăng dầu đạt đỉnh lịch sử gây sự chú ý hàng đầu. Vượt đỉnh năm 2014, giá bán lẻ xăng dầu trong nước đang ở mức cao nhất lịch sử. Áp lực chi tiêu ngày càng lớn đặt lên vai hàng triệu người tiêu dùng.

Lý do giá bán lẻ xăng dầu “bám” giá thế giới?
Chiều 21-2, Liên Bộ Công Thương - Tài chính công bố phương án giá bán lẻ xăng dầu trong nước áp dụng trong 10 ngày sau đó. Không trái dự đoán của giới chuyên gia và doanh nghiệp trước đó về 1 đợt tăng giá mạnh, giá xăng E5 RON92 đã tăng thêm 961 đồng/lít, nâng giá bán lẻ tối đa lên mức 25.532 đồng/lít. Đối với xăng RON95, Liên Bộ quyết định tăng thêm 965 đồng/lít, đưa giá mới lên vượt đỉnh tháng 6-2014, ở mức 26.287 đồng/lít.

Phương Tây sai lầm nhưng tai họa trút xuống đầu Ukraine

William Courtney, cựu Đại sứ Mỹ tại Gruzia và Kazakhstan thời chính quyền Bill Clinton cho biết: “Phương Tây không đánh giá thấp năng lực quân sự của Nga. Họ đã theo dõi chương trình hiện đại hóa quân sự của Nga kể từ cuộc chiến tranh Gruzia năm 2008 và chứng kiến những kết quả đáng kể trong cuộc can thiệp quân sự vào Syria vào năm 2015”, "Thế nhưng, phương Tây có thể đã đánh giá không đúng khả năng sẵn sàng sử dụng vũ lực của Điện Kremlin". Không biết đối với Trung Quốc, Phương Tây có đánh giá thấp năng lực quân sự của TQ không, có đánh giá không đúng khả năng sẵn sàng sử dụng vũ lực của TQ với các nước láng giềng như VN, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản... không ?
Phương Tây sai lầm nhưng tai họa trút xuống đầu Ukraine
Phương Linh - Tổng thống Vladimir Putin đã dành nhiều năm chống lại trật tự thế giới thời hậu Chiến tranh Lạnh và gửi đi những tín hiệu về ý định mở rộng phạm vi ảnh hưởng của Nga. Các cường quốc phương Tây và đồng minh phản đối cuộc tấn công Ukraine của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Họ không thể nói rằng cuộc tấn công này không có cảnh báo trước, theo Wall Street Journal.

Tòa nhà bị trúng pháo kích tại Kyiv hôm 26/2. Ảnh: AFP.
Mười lăm năm trước, nhà lãnh đạo từng là điệp viên KGB đã cho thấy sự chống đối với vai trò thống lĩnh của Mỹ trong các vấn đề toàn cầu và coi trật tự an ninh thời hậu Chiến tranh Lạnh là mối đe dọa đối với đất nước của ông. Trong những năm sau đó, ông đã thể hiện rõ hơn quan điểm của mình qua những diễn biến ở Gruzia, Crimea và vùng Donbas.

Ẩn khuất sau cuộc chiến ở Ukraine

Tác giả bài này, ông VŨ ĐĂNG MINH, trình bày một loạt quan điểm ủng hộ Nga và phê phán Ukraine, sau đó nêu ra một số bài học, rồi kết luận "đó là quan điểm của Việt Nam và cũng là của các quốc gia yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới". Tra trên mạng không biết Minh ở Bộ Ngoại giao là ai, chẳng lẽ là bút danh hay bí danh ? Nhưng chắc chắn "Báo Thế giới và Việt Nam" (baoquocte.vn) là cơ quan của Bộ ngoại giao. Vậy ủng hộ Nga và phê phán Ukraine là quan điểm chính thức của Chính phủ và Bộ ngoại giao VN ? Quả thật tôi chưa thấy quan chức chính phủ nào, kể cả người phát ngôn Bộ ngoại giao, chính thức lên tiếng ủng hộ Nga và phê phán Ukraine như nêu trong bài này.
Ẩn khuất sau cuộc chiến ở Ukraine
VŨ ĐĂNG MINH 27/02/2022 Baoquocte.vn. Chiến sự ở Ukraine mới chỉ vài ngày, nhưng đã động chạm đến những vấn đề lớn, quan điểm trái ngược và nhiều hệ lụy, không chỉ với Ukraine, Nga, phương Tây mà cả thế giới.

Chiến sự ở Ukraine để lại nhiều hệ lụy, không chỉ cho Ukraine, Nga, phương Tây mà cả thế giới. (Nguồn: AP)

Trump: Mỹ “ngốc nghếch” trước một Putin “thông minh”

Trump: NATO và Mỹ hành động “ngốc nghếch” trước một Putin “thông minh”
Cựu Tổng thống Mỹ cho rằng chiến dịch rút quân hỗn loạn của Mỹ khỏi Afghanistan năm 2021 là nguyên nhân khiến Nga không lo ngại Mỹ và quyết định tấn công Ukraine. Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng đương kim Tổng thống Mỹ Joe Biden và NATO đã hành động “ngốc nghếch” nếu so với Tổng thống Nga Vladimir Putin “thông minh”, đồng thời tuyên bố cuộc chiến của Nga ở Ukraine đáng lẽ sẽ không xảy ra nếu ông còn cầm quyền.

Ông Trump đưa ra những bình luận trên trong bài phát biểu tại Hội nghị Bảo thủ Hành động Chính trị (CPAC) tổ chức hôm 26/2. Trước những người ủng hộ mình, ông Trump nhấn mạnh rằng ông là vị Tổng thống Mỹ duy nhất của thế kỷ 21 không phải chứng kiến Nga có hành động quân sự ở nước ngoài.

SƠ LƯỢC CUỘC CHIẾN UKRAINE - NGA 2022

Đúng là "Nga cần một chính phủ Ukraine nằm trong quỹ đạo Nga”; nước lớn nào cũng làm như thế để đảm bảo an ninh cho mình. Nhưng tôi không tin "NATO chỉ là cái cớ. Lý do chính là Putin không chấp nhận một nước Ukraine dân chủ, thân Phương Tây" như trong bài dưới đây. NATO liên tục mở rộng sang phía Đông để làm gì nếu như không nhằm mục tiêu làm Nga tan rã để "khai thác thuộc địa Nga". Nga là vùng duy nhất trên thế giới còn vô số tài nguyên và đất đai, nên mục tiêu của Mỹ nhằm vào đây. Nếu Nga ngoan ngoãn theo Mỹ, thì Mỹ sẽ làm cho Nga tan rã, chia Nga thành nhiều nước nhỏ và thành nơi để các nhà chính phục miền Tây nước Mỹ chuyển đến chinh phục miền Đông nước Nga. Mặc dù ủng hộ Putin và Nga bất đắc dĩ phải liều mình chặn NATO qua ngả Ukraine, nhưng tôi cũng cho rằng Putin đã quá vội vàng khi tấn công Ukraine, tức là chưa cần và chưa nên thực hiện cuộc tấn công vào thời gian này. Bị chèn ép chưa đến mức giới hạn (NATO chưa quyết định việc gia nhập của Ukraine), việc chuẩn bị các điều kiện xã hội, dư luận, quân sự chưa đầy đủ..., mà vội vã tiến quân vì sự khiêu khích của Phương Tâ sẽ không thành công... Thậm chí nhiều khả năng sẽ làm nước Nga tan rã nhanh hơn. Sai một nước cờ sẽ thua cả trận. Tôi tin là trước mắt vị trí của Putin vẫn vững vàng, nhưng nước Nga sẽ sa lầy ở Ukraine và không lối thoát trong hàng chục năm tới. Chỉ thương cho những nước nhỏ nào ngu dại tự nguyện trở thành chiến trường cho các cuộc đấu tranh giữa các nước lớn với nhau. Ukraine đang là một nước như thế.
SƠ LƯỢC CUỘC CHIẾN UKRAINE - NGA 2022
27/02/2022 (NCTG) “NATO chỉ là cái cớ. Lý do chính là Putin không chấp nhận một nước Ukraine dân chủ, thân Phương Tây. Nga cần một chính phủ Ukraine nằm trong quỹ đạo Nga” – tường trình từ thủ đô Kyiv của tác giả Hoàng Đàm về những ngày đầu của cuộc chiến Ukraine.

Cuộc chiến bất ngờ tại Ukraine có khả năng đem lại chiến thắng cho Putin?
Trong khi tôi viết những dòng này, đạn pháo vẫn rền vang tại thủ đô Kyiv của Ukraine và nhiều thành phố khác, cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine đã sang ngày thứ 4.

Cảm ơn sự quan tâm, hỏi thăm của mọi người và xin viết vài dòng để các bạn tôi hiểu hơn về cuộc chiến phi nghĩa này.

Nga bị loại khỏi SWIFT

Đọc tin này tôi ngạc nhiên là Nhật không tham gia vào việc loại một số ngân hàng Nga khỏi hệ thống tài chính toàn cầu SWIFT, trong khi danh sách tham gia trừng phạt Nga có đủ các nước lớn Mỹ, Ủy ban châu Âu, Pháp, Đức, Italy, Anh và Canada. Tôi cho rằng chính sách này của phương Tây cũng chỉ có thêm tác dụng nhỏ, vì Nga đã bị xiết cổ quá chặt từ hàng chục năm rồi. Iran cũng đã bị loại khỏi hệ thống SWIFT, nhưng họ vẫn đứng vững và đang đàm phán bình đẳng với Mỹ. Đáng lo ngại nhất là khi bị dồn đến đường cùng thì Nga sẽ buộc phải tăng cường hơn nữa mối quan hệ với Trung Quốc, làm cho Trung Quốc mạnh lên nhanh hơn.
Nga bị loại khỏi SWIFT
Các nước phương Tây nhất trí loại một số ngân hàng Nga khỏi hệ thống tài chính toàn cầu SWIFT, sau khi Moskva mở chiến dịch quân sự tại Ukraine. Quyết định loại một số ngân hàng Nga khỏi Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu (SWIFT) nằm trong số loạt biện pháp trừng phạt tài chính bổ sung được công bố trong tuyên bố chung giữa Mỹ, Ủy ban châu Âu, Pháp, Đức, Italy, Anh và Canada.

Những ngân hàng Nga chịu ảnh hưởng từ biện pháp mới là các đơn vị "đã bị cộng đồng quốc tế cũng như các tổ chức khác trừng phạt", một phát ngôn viên chính phủ Đức ngày 26/2 cho biết. "Điều này nhằm cắt đứt các tổ chức nói trên khỏi dòng tài chính quốc tế và sẽ hạn chế hàng loạt hoạt động toàn cầu của họ".

Cựu TT Trump đã lên lên tiếng phê phán Putin

Cựu TT Trump đã lên lên tiếng phê phán Putin
"Cuộc tấn công của Nga vào Ukraine thật kinh hoàng. Chúng tôi đang cầu nguyện cho những người dân Ukraine đáng tự hào. Chúa sẽ phù hộ cho tất cả", cựu tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại hội nghị bảo thủ ở Florida.

Trump bày tỏ đồng cảm với người dân Ukraine và ca ngợi Tổng thống Zelensky "dũng cảm" khi ở lại thủ đô Kiev. "Như mọi người đều hiểu, thảm họa kinh hoàng này sẽ không bao giờ xảy ra nếu cuộc bầu cử của chúng ta không có gian lận và nếu tôi là tổng thống. Tôi là tổng thống duy nhất của thế kỷ 21 mà dưới thời chính quyền tôi, Nga không tấn công nước khác".

Phát biểu mới nhất của ông đã đảo ngược phát  biểu trước đó. Đầu tuần này, ngay khi Nga vừa công nhận sự độc lập của Donbass và đưa quân vào vùng đất này của Ukraine, ông Trump mô tả các hành động của Tổng thống Putin là "thiên tài" và "khá khôn khéo".

Giá xăng dầu "thấp hơn nhiều nước trong khu vực"?

Hoan hô cử tri huyện Phú Xuyên (TP.Hà Nội) đã có văn bản gửi Bộ Tài chính đề nghị nghiên cứu điều chỉnh các loại thuế và phí cho phù hợp để giảm giá xăng dầu, góp phần giảm bớt khó khăn cho nhân dân.
Giá xăng dầu Việt Nam vẫn "thấp hơn nhiều nước trong khu vực" như thế nào?
TUẤN VIỆT 23/02/2022 BizLIVE - Giá xăng trung bình trên thế giới khoảng 29.000 đồng/lít. Giá xăng hiện tại của Việt Nam đang rẻ hơn mức này nhưng cũng không còn cách quá xa. Và nếu so với các nước trong khu vực, giá xăng tại Việt Nam thuộc nhóm... "lưng chừng".

Như BizLIVE đã đề cập, sau 5 lần giá xăng tăng liên tiếp, tới lần điều chỉnh gần nhất vào ngày 21/02, giá xăng được điều chỉnh tăng thêm gần 1.000 đồng/lít, lên gần 26.300 đồng/lít (xăng RON 95), cán mốc kỷ lục cao nhất trong lịch sử.

Phó thủ tướng: Giá xăng tăng ở mức ‘chịu đựng được’

Xang dầu là lĩnh vực kinh doanh độc quyền của nhà nước. Quản lý độc quyền không bao giờ tốt. Độc quyền luôn luôn làm chi phí kinh doanh cao ngất ngưởng đồng thời thuế cũng siêu cao. Cả hai nhân tố này đã đẩy giá xăng dầu ở nước ta lên những mức cao có lẽ là chưa từng thấy. Tôi đi dạy, trường cách nhà 15 km, lúc về ghé vào chợ mua hàng, thì mỗi tuần mất 8 lít xăng, tương đương 200 nghìn đồng, một tháng mất 800 nghìn. Nếu người lao động có thu nhập 4-5 triệu một tháng thì còn bao nhiêu tiền để sống ? Vậy nên cần phải hoan hô ngài Phó thủ tướng Lê Minh Khái cực kỳ dũng cảm khi công khai khẳng định giá xăng tăng ở mức ‘chịu đựng được’. Rất mong Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng khẳng định như vậy cho dân tin là thật và yên tâm. Để dân thực sự yên tâm chấp nhận giá xăng hiện nay, ngài Phó thủ tướng còn tiết lộ thêm thông tin thuộc loại bí mật  quốc gia là giá xăng ở nước ta "thấp hơn các nước trong khu vực" nên Đảng, Nhà nước và Nhân dân phải tăng cường cảnh giác chống "buôn lậu xăng dầu qua biên giới". Theo tôi nghĩ nếu có buôn lậu thì chắc chỉ có sang Campuchia. Thử vào mạng xem giá xăng ở Campuchia, thì thấy 1 lít xăng ở đây hôm 21/2 giá 1,156 USD, thấp hơn ở VN. Liệu thông tin này trên trang Bizlive có đáng tin cậy không nhỉ ? Nếu thông tin này là đúng thì thông tin giá xăng ở nước ta "thấp hơn các nước trong khu vực" của ngài PTT là sai, và do đó thông tin giá xăng tăng ở mức ‘chịu đựng được’ chắc cũng sai. Hoang mang quá. Bạn nào có thông tin khác không ? Bên Campuchia giá xăng rẻ và không ở đâu có trạm BOT..., quá là mơ ước của dân ta.
Phó thủ tướng: Giá xăng tăng ở mức ‘chịu đựng được’
Hoài Thu, 25/2/2022 So sánh với giá xăng dầu trên thế giới, Phó thủ tướng nhận định chính sách điều hành giá linh hoạt đã giúp giá xăng trong nước tăng thấp hơn khu vực và ở mức chịu đựng được.

Phó thủ tướng Lê Minh Khái phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: VGP.
Ngày 25/2, Phó thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá để nghe báo cáo về kết quả công tác điều hành giá 2 tháng đầu năm và giải pháp trong những tháng còn lại.

Thứ Bảy, 26 tháng 2, 2022

Tại sao Ukraine từ bỏ vũ khí hạt nhân ?

Tại sao Ukraine từ bỏ vũ khí hạt nhân ?
Thời gian qua, khi căng thẳng với Nga dâng cao, nhiều người tại Ukraine tỏ ra nuối tiếc, xem việc giải giáp hạt nhân là sai lầm. Andriy Zahorodniuk, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine, được The New York Times dẫn lời: "Chúng tôi đã cho đi khả năng hạt nhân mà không có gì đáp lại."

Theo như khoảng 84% cử tri đủ điều kiện đã tham gia cuộc trưng cầu và khoảng 90% trong số họ tán thành độc lập, sau khi người dân Ukraine đã bỏ phiếu áp đảo cho nền độc lập khỏi Liên Xô trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 1 tháng 12 năm 1991.

Chính sách của Washington thất bại ở Ukraine

Chính sách của Washington thất bại ở Ukraine
Stephen Bryen và Shoshana Bryen - Có vẻ như chính phủ Tổng thống (TT) Biden đã nghĩ rằng họ có thể khiến người Nga sợ hãi và tránh xa Ukraine, vì thế mà, theo nguyên tắc, đã từ chối đàm phán. Người Nga đã không hề sợ, và chúng ta cùng các đồng minh của chúng ta (không tính người Ukraine) không có một chính sách tốt lắm. Trên thực tế, chính phủ TT Biden đã không thực hiện cả chính sách chiến lược và chiến thuật để ứng phó với vấn đề Ukraine và đặc biệt là Nga.

Thứ nhất, một siêu cường quốc không nên tiến hành đe dọa nếu quý vị không thể hỗ trợ họ. Hoa Kỳ và NATO — vốn không đồng tình cho lắm — đồng ý rằng không nước nào sẽ sử dụng vũ lực quân sự để bảo vệ Ukraine. Điều đó có nghĩa là tất cả những lời đe dọa đó là về kinh tế và chính trị.

Đảng Dân chủ cảnh báo Trump đang ‘phá hoại an ninh quốc gia’

Đảng Dân chủ cảnh báo Trump đang ‘phá hoại an ninh quốc gia’
Các nhà lập pháp Dân chủ đang phẫn nộ trước lời khen ngợi gần đây của Donald Trump đối với Vladimir Putin, lo lắng điều đó sẽ làm suy yếu Tổng thống Joe Biden khi ông phải đối mặt với thời điểm quan trọng nhất trong nỗ lực ngăn chặn cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine.

Bình luận về cuộc xâm lược Ukraine của Putin trong tuần này, Trump gọi nhà lãnh đạo Nga là “người hiểu biết” và ca ngợi chiến thuật của ông là “thiên tài”, mặc dù ông không ủng hộ cuộc xâm lược. Ông cũng tuyên bố rằng nếu ông vẫn là tổng thống, Putin sẽ không xâm lược Ukraine.

“Tôi không nghĩ rằng chúng ta đã từng chứng kiến ​​một tình huống mà một cựu tổng thống Hoa Kỳ thực sự đứng về phía đối thủ của Hoa Kỳ”, Thượng nghị sĩ Dân chủ Chris Van Hollen, ở Maryland, một thành viên của Thượng viện Ngoại giao, nói.

Lo giá dầu chạm mốc 170 USD

Lo giá dầu chạm mốc 170 USD
Lần đầu tiên kể từ năm 2014, giá dầu vượt ngưỡng 100 USD/thùng vào ngày 24-2, sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin phát động chiến dịch quân sự nhằm vào Ukraine.
Theo nhiều chuyên gia, giá dầu trong thời gian tới có thể tăng mạnh hơn nữa vì gián đoạn nguồn cung năng lượng toàn cầu.

"Trong trường hợp những diễn biến liên quan đến nguồn cung từ Mỹ hoặc các cuộc đàm phán ở Vienna không diễn ra như kỳ vọng, giá dầu có thể chạm mốc 150-170 USD/thùng" - chuyên gia Carlos Casanova của Ngân hàng UBP (Thụy Sĩ) dự báo, ám chỉ đàm phán hồi sinh Thỏa thuận hạt nhân Iran có thể tạo cú hích cho nguồn cung nếu diễn biến tích cực.

Mục đích của Nga khi mở chiến dịch quân sự tại Ukraine

Mục đích của Nga khi mở chiến dịch quân sự tại Ukraine
Chuyên gia và giới quan sát đã tìm cách "giải mã" mục tiêu thực sự của Tổng thống Nga Vladimir Putin khi triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Đó là gì?

Tên lửa và đạn pháo của Nga bắt đầu rơi xuống các thành phố của Ukraine hôm 24/2 ngay sau khi Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố mở chiến dịch quân sự đặc biệt cả trên bộ và trên không vào Ukraine. Một ngày sau đó, Ukraine cáo buộc các đơn vị quân sự đầu tiên của Nga đã tiến vào thủ đô Kiev.

Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố lực lượng của họ đã "hoàn thành xuất sắc" các mục tiêu trong ngày đầu tiên triển khai chiến dịch. Bộ Quốc phòng Nga cho biết, lực lượng của nước này đã phá hủy tổng cộng 211 cơ sở hạ tầng quân sự của Ukraine, trong đó có 11 sân bay. Các thành phố Konotop và Sumy ở Đông Bắc Ukraine cùng với một số thành phố gần biên giới như Chernigov cũng đã bị quân đội Nga bao vây.

Đằng sau đe doạ dùng “thanh gươm hạt nhân” của TT Putin

Đằng sau đe doạ dùng “thanh gươm hạt nhân” của TT Putin trong xung đột Ukraine
Đã lâu lắm rồi, thế giới mới lại chứng kiến lời “cảnh báo sử dụng vũ khí hạt nhân” từ một nhà lãnh đạo hàng đầu. Đây chính là cảnh báo của Tổng thống Nga Vladimir Putin, khi khẳng định ông có sẵn vũ khí để đáp trả các biện pháp quân sự nhằm ngăn chặn chiến dịch đặc biệt của Nga tại Ukraine. Sau phát biểu của Putin, các quan chức Lầu Năm Góc chỉ im lặng.

Dù đây có thể chỉ là lời đe dọa cứng rắn của Tổng thống Putin, song lại rất được chú ý bởi nó gợi lên viễn cảnh về một kết cục tồi tệ cho cuộc tấn công của Nga vào Ukraine. Quyết định đầy tham vọng này của Tổng thống Putin có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh hạt nhân nếu có những tính toán sai lầm.

Giá xăng ở VN cao hay thấp ?

Giá xăng ở VN cao hay thấp ?
Fb Phuong Tom - Theo New York Times thì giá xăng ngày 21/2/2022 ở Mỹ là 1 gallon = 3,53 USD! 1 gallon ở Mỹ = 3,78 lít. 1 USD = 22.800 VND (thời giá ngày 21/2) … Suy ra 3,53 USD • 22.800 VND = 80.500 VND!
Suy ra giá 1 lít xăng ở Mỹ ngày 21/2/2022 là; 80.500 VND : 3,78 lít = 21.300 VND/ 1 lít!
Thu nhập bình quân đầu người ở Mỹ trên một năm (2021) là; 67.500 USD!
*Thu nhập đầu người ở VN năm 2020 là 2.7k usd/ năm.

MÁI TRƯỜNG XHCN KHIẾN NGƯỜI VIỆT GIAN, THAM, ÁC

MÁI TRƯỜNG XHCN KHIẾN NGƯỜI VIỆT GIAN, THAM, ÁC
Trần Đình Nam - Tôi năm nay 60 tuổi, sinh ra và lớn lên dưới mái trường XHCN, đã du học ở Đông Âu trên chục năm. Luôn tự hào mình là người Việt Nam trong suốt khoảng hơn bốn mươi năm đầu cuộc đời mình. Chưa bao giờ nghi ngờ đạo đức nhân đạo và tính hướng thiện của người Việt, tức của tổ tiên mình. 
Thời thanh niên bên trời Âu tôi luôn từng tự hào mình là người Việt Nam XHCN, từng là chủ tịch Hội sinh viên Quốc tế toàn Ba Lan nơi tôi học được khoảng 1 tháng trước khi bị Đại sứ quán Việt Nam tại Vacsava gọi lên bắt từ chức xuống thành Phó Chủ tịch phụ trách Học tập … Nói thế chỉ để biết gốc gác chính trị của tôi rất cộng sản và trong sáng, bởi vì cha ông tôi cũng rất trong sáng và theo cộng sản suốt đời.

Tác động của cuộc xâm lăng của Nga tới an ninh của VN

Tác động của cuộc xâm lăng của Nga vào Ukraine tới an ninh của Việt Nam
Phân tích của Ái Châu 2022.02.24 - 
Nước Nga của Putin đã tổng tấn công vào một loạt thành phố của Ukraine, không chỉ vào hai tỉnh “ly khai” một phần. Trong đó, cuộc đổ bộ vào Odessa, thành phố đối diện với Istabul của Thổ Nhĩ Kỳ trên bờ biển Đen, phản ánh những tham vọng và ảo tưởng địa chính trị kiểu thế kỷ 19 của Putin.

Người Ukraine sống ở Li Băng biểu tình trước đại sứ quán Nga ở Beirut phản đối Putin đưa quân xâm lược Ukraine hôm 24/2/2022 AFP

Bất kể Nga chỉ uy hiếp hay xóa sổ chính phủ Ukraine đương nhiệm, nhanh chóng rút quân hay chiếm đóng, bị sa lầy hay đè bẹp các lượng Ukraine nổi dậy, thì các cuộc trừng phạt, phong tỏa toàn diện của Âu Mỹ Nhật đối với Nga và các nước có quan hệ kinh tế và quân sự với các công ty quân sự và quốc doanh lớn của Nga là khá cao.

Thảm họa sau 1 năm Biden làm Tổng thống Hoa Kỳ

Thảm họa sau 1 năm Biden làm Tổng thống Hoa Kỳ
Còn nhớ cách đây hơn một năm, đông đảo nhân dân Mỹ và kiều bào ta ở đó hăng hái động viên nhau đi bầu Biden làm Tổng thống Hoa Kỳ. Họ tin tưởng Biden khi được ngồi vào Tòa Bạch Ốc sẽ làm việc tốt hơn Tổng thống Donald Trump và sẽ xây dựng lại nước Mỹ tốt đẹp hơn, đặc biệt là:
a) Về đối nội:
- Hạ giá hàng tiêu dùng, nhất là hạ giá xăng dầu;
- Giữ vững an ninh biên giới, giảm mạnh tình trạng nhập cư;
- Đẩy lui hoàn toàn dịch Covid-19, mà theo Biden thì không phải do Tàu chủ mưu tạo ra;

Thứ Sáu, 25 tháng 2, 2022

Nga đưa ra hai điều kiện tiên quyết để Ukraine đầu hàng

Trên trang FB này, có bạn hỏi tôi: "Số phận nước VN ta sẽ ra sao nếu Trung Cộng đi bài của Putin ?". Tôi đã bình luận trả lời: "Thực lực của mình không mạnh, không tự bảo vệ được tổ quốc thì mất nước chứ sao. Ngay từ cuối những năm 1990, nhất là khi VN ký biên giới trên bộ và trên biển với TQ năm 1999, tôi đã viết bài, trình bày báo cáo cho lãnh đạo cấp cao cảnh báo từ năm 2010 TQ sẽ có đủ sức mạnh kinh tế và quân sự, khi đó TQ sẽ bắt đầu tìm cách thâu tóm biển Đông, rồi lấn ép đòi nhiều quyền lợi ở VN. Tôi đã viết rõ chỉ cần TQ bằng vài quả tên lửa về phía Hà Nội hoặc ở ngay vùng biên giới là các nhà đầu tư nước ngoài ở VN sẽ chạy sạch, nền kinh tế đất nước hoàn toàn sụp đổ. Do đó, vì thời gian hòa bình là rất quý và rất hiếm trong lịch sử nước ta, nhất là trong thời đại đầy bất ổn hiện nay, chúng ta cần phải tận dụng, phải đoàn kết, huy động sức lực và trí tuệ của toàn dân và kiều bào để phát triển nhanh đất nước kẻo sau này đối phó không kịp. Tiếc là không chỉ thời đó mà ngay cả thời nay cũng đều chẳng có quan chức nào quan tâm.
Nga đưa ra hai điều kiện tiên quyết để Ukraine đầu hàng
Tổng thống Nga Vladimir Putin bày tỏ sự sẵn sàng tham gia vào các cuộc thảo luận với người đồng cấp Ukraine - ông Volodymyr Zelensky. Với trọng tâm là Ukraine phải đảm bảo về tình trạng trung lập. Đồng thời, cam kết không có vũ khí trên lãnh thổ của mình.

Thư ký báo chí Điện Kremlin - ông Dmitry Peskov cho biết Moscow sẵn sàng đàm phán các điều khoản đầu hàng với Kiev, trong đó có hai điều kiện trọng tâm nhằm kết thúc chiến dịch quân sự hiện tại của Nga ở Ukraine, đài RT đưa tin.

Đại sứ VN tại Ukraine 'vô tư, hài hước’ trước tình hình?

Để bạn đọc hiểu rõ hơn về ngài đại sứ VN tại Ukraine Nguyễn Hồng Thạch, tôi đăng thêm bài này. Ngài đại sứ khẳng định trong những ngày qua "Tình hình là bà con (ở Ukraine) vẫn làm ăn bình thường, không có gì xáo trộn cả. Và cũng phải nói rằng, nhiều khi tâm lý xáo trộn là từ Việt Nam sang. Ở nhà nhiều khi giục giã quá, khiến bà con bên này hoang mang" và "nếu tình hình không diễn biến xấu hơn thì chúng ta không nên quá lo ngại", tức là ngài chẳng hiểu gì thực tế. Nếu là dân thường chúng ta thì có thể tha thứ được vì chúng ta không có thông tin, nhưng là đại sứ đặc mệnh toàn quyền ở đó với bao nhiêu nhân sự, trong đó có cả nhân viên tình báo và an ninh mà nhận thức kém như thế thì sẽ cung cấp thông tin sai, rất nguy hiểm cho Nhà nước và nhân dân ta, nhất là Kiều bào ở đó hàng ngày vẫn vào xem tin và lời khuyên của Đại sứ quán. Thậm chí ngài Đại sứ còn nêu ra ý tưởng "khi cần thì để bà con Việt Nam (ở Ukraine) sơ tán sang Nga"; thật hết chỗ nói.
Nga xâm lược Ukraine: Đại sứ VN tại Ukraine 'vô tư, hài hước’ trước tình hình?
Hai hôm trước cuộc xâm lăng của Nga, Đại sứ VN tại Ukraine, Nguyễn Hồng Thạch vẫn tin rằng "tâm lý xáo trộn là từ Việt Nam sang" và nêu phương án "để bà con sơ tán sang Nga". 
Trả lời của Đại sứ VN Nguyễn Hồng Thạch được người Việt tại Ukraine chia sẻ trên Group Facebook Tương trợ người Việt Ukraina. Ông cũng nêu ra ý tưởng "khi cần thì để bà con Việt Nam sơ tán sang Nga", điều đang được các Facebooker người Việt tại Ukraine cho là "phi lý".


Trả lời truyền hình Quốc hội VN hôm 22/02 sau khi Nga công nhận CHND Donetsk và Lugansk, ông Nguyễn Hồng Thạch tự tin cho biết: "Cộng đồng [người Việt] ở ngay Donbass vẫn sinh hoạt rất bình thường, vẫn đi chợ, làm ăn bình thường. Tất nhiên vẫn có tiếng súng nổ, ngay cả khi nói chuyện với tôi, có cộng đồng nói rằng khi nói chuyện với Đại sứ vẫn nghe tiếng lộp bộp ở đằng xa."

Đại sứ VN tại Ukraine: 'Ko nghĩ TT Putin lại quyết liệt như vậy'

Trời đất! Ông Đại sứ Thạch này có đọc báo hay không? Hay chỉ biết ăn nhậu, karaoke và gái gú ? Hay là quá ngu dốt, mua bằng rởm rồi chui lọt vào Bộ Ngoại giao ? Hay là con của ông nào bà nào ? Chính phủ mà nhận được những báo cáo từ những ông/bà Đại sứ như ông Thạch với "khả năng nhận định" như trong bài dưới đây thì nền ngoại giao Việt Nam và chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước sẽ ra sao? Bảo sao trước mọi vấn đề quốc tế, lãnh đạo Đảng và Nhà nước chỉ có mỗi mấy từ "quan ngại" và "kêu gọi các bên kiềm chế, tăng cường nỗ lực đối thoại, thúc đẩy các biện pháp ngoại giao". VN luôn luôn đừng ngoài các sự kiện quốc tế nên cuối cùng chẳng có ai muốn thân với VN cả.
Đại sứ Việt Nam tại Ukraine: 'Không nghĩ Tổng thống Putin lại quyết liệt như vậy'
24/02/2022 TPO - Đại sứ Việt Nam tại Ukraine Nguyễn Hồng Thạch cho biết, đến hôm qua (23/2) người dân Ukraine vẫn rất bình tĩnh. Bản thân ông đã có cuộc chia tay với Đại sứ Ukraine ở Việt Nam để tháng 3 tới ông ấy sang Việt Nam. Không ai nghĩ Tổng thống Nga Vladimir Putin lại quyết liệt, quyết tâm bằng mọi giá để đạt được mục tiêu của mình như vậy.

Trao đổi với báo chí, Đại sứ Nguyễn Hồng Thạch cho biết, sau khi Tổng thống Putin tuyên bố triển khai chiến dịch đặc biệt ở Donbass, tình hình tại miền Đông Ukraine yên ắng, nhưng tiếng nổ lại vang lên tại các thành phố Kharkiv, Kiev và Odessa, và Lviv. Rõ ràng chiến sự xảy ra ở nhiều nơi của Ukraine.

Thư của gia đình Đoan Trang về giải Nobel Hòa Bình

Khâm phục gia đình Đoan Trang khi công bố thư ngỏ này. Theo wiki, Phạm Đoan Trang (tên đầy đủ là Phạm Thị Đoan Trang, sinh ngày 27 tháng 5 năm 1978 tại Hà Nội) là một tác giả, blogger, nhà báo, và nhà hoạt động dân chủ người Việt Nam. Bà đã viết một số ấn phẩm và là một trong những người thành lập trang web Luật Khoa tạp chí với tư cách là một hình thức báo chí độc lập tại Việt Nam. Bà bị chính quyền sở tại bắt giam nhiều lần. Gần đây nhất, ngày 14 tháng 12 năm 2021, Phạm Thị Đoan Trang bị Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên phạt 9 năm tù giam về tội tuyên truyền chống nhà nước. Hiện nay bà đang thụ án trong tù.
THƯ CỦA GIA ĐÌNH ĐOAN TRANG VỀ VIỆC VẬN ĐỘNG ĐỀ CỬ GIẢI NOBEL HÒA BÌNH
Fb Tạo Võ Văn
Thân gửi bạn bè gần xa,
Gia đình chúng tôi xin cảm ơn các bạn đã luôn ủng hộ Đoan Trang và gia đình trong suốt hơn một năm qua kể từ khi Trang bị bắt. Chúng tôi cũng rất cảm kích trước sự quan tâm của các tổ chức quốc tế và chính phủ các nước trên thế giới. Tấm lòng này gia đình chúng tôi xin ghi khắc.
Gần đây, chúng tôi được biết có một số tổ chức đang vận động cho Trang được trao giải Nobel Hòa Bình. Chúng tôi xin tri ân nỗ lực này nhưng xin có một số ý kiến như sau:

Cựu TT Donald Trump ca ngơi chiến thuật của Putin

Cựu TT Donald Trump ca ngơi chiến thuật của Putin
Báo thế giới và Mỹ đang rầm rộ thông tin Cựu Tổng thống Donald Trump vừa lên tiếng chỉ trích phản ứng "yếu ớt" của chính quyền Joe Biden trong xử lý khủng hoảng ở Ukraine, trong khi khen ngợi Putin là “thiên tài” bởi đã áp dụng các chiến thuật thông minh tại hai vùng ly khai. Ông Trump cũng nói rằng Trung Quốc sẽ “học hỏi” từ Nga để phát động cuộc xâm lược Đài Loan.

Theo Newsweek, cựu tổng thống Trump khẳng định rằng Nga sẽ “không bao giờ” xâm lược Ukraine dưới thời ông làm tổng thống, trong khi cho rằng cả Putin và Tập Cận Bình đều cảm nhận được sự yếu kém của Tổng thống Joe Biden.

Thứ Năm, 24 tháng 2, 2022

Tự do báo chí và thông tin ở Nga

Tự do báo chí và thông tin ở Nga 
Nga có rất nhiều đảng phái chính trị và báo chí chính thống ở Nga thường xuyên đăng tin phản đối chính phủ và Tổng thống. Tờ Moscow Times (Thời báo Matxcơva) hôm nay 24/02 đăng tin "Dư luận Nga phản đối 'cuộc chiến của Putin' ở Ukraine", trong đó dẫn ra trường hợp hơn 100 nhà báo Nga vừa cùng ký tên, cùng các văn nghệ sĩ và dân biểu của 150 đô thị trên toàn Nga, kiến nghị chống chiến tranh ở Ukraine, và lên án hành động của Tổng thống Putin ở Ukraine, và kêu gọi người Nga đứng lên phản đối chiến tranh.

Nhà báo Maria Ressa (trái) và Dmitry Muratov - Ảnh: REUTERS
Tờ báo và trang web Kommersant (Thương mại) và phóng viên Elena Chernenko đã thu thập chữ ký của trên 100 nhà báo từ các kênh RBC, Novaya Gazeta, Dozhd, Ekho Moskvy, Snob và The Bell. Trong số những nhân vật nổi tiếng ký tên phản đối Putin có Tổng biên tập báo Novaya Gazeta, ông Dmitry Muratov. 

Lên án, cấm vận... vô tác dụng, phương Tây đang hết bài

Lên án, cấm vận, trừng phạt... vô tác dụng, phương Tây đang hết bài
Tổng thống Nga Putin đã chọn khởi động một cuộc chiến tranh được chuẩn bị kỹ lưỡng, sẽ dẫn đến những đau khổ và tổn thất nhân mạng kinh hoàng, khi cuộc xâm lặng Ukraina của Nga rạng sáng ngày 24/02/2022 ngay lập tức làm dấy lên một làn sóng phản đối mạnh mẽ trên thế giới, đặc biệt từ các nước phương Tây.

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres phát biểu tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ở New York, Hoa Kỳ, ngày 23/02/2022. REUTERS - CARLO ALLEGRI

Mỹ, Liên Âu, Tổng thư ký LHQ đồng loạt lên án Nga xâm lược Ukraina

Kiev sẵn sàng cho "kịch bản Kiev thất thủ" ?

Kiev sẵn sàng cho "kịch bản Kiev thất thủ" ?
Chiều 24/2, cố vấn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết Ukraine đang hứng chịu "làn sóng tấn công tên lửa thứ hai". Ngay sau thông báo của ông Mykhailo Podolyak, các nhân chứng cho biết có khói đen bốc lên từ khu vực của Bộ Quốc phòng Ukraine ở Kiev, theo Reuters.

Các nhà chức trách ở Kiev cho biết làn sóng đầu tiên được phát động ngay sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin ra lệnh tiến hành một chiến dịch quân sự vào sáng 24/2, đánh vào các trung tâm chỉ huy quân sự và tòa nhà khác ở một số thành phố của Ukraine.

Khói bốc lên từ khu vực của Bộ Quốc phòng Ukraine ở Kiev. Ảnh: Reuters.

Tại sao Nga không hề lo ngại các đòn trừng phạt của phương Tây ?

Tại sao Nga không hề lo ngại các đòn trừng phạt của phương Tây ?
Tổng thống Nga và dàn lãnh đạo Nga không hề lo ngại trước các đòn trừng phạt của phương Tây khi tiến quân vào Ukraine. Sự tự tin của ông Putin được xây dựng chắc chắn dựa trên những tin tức tốt lành: Kinh tế, quân sự và một quốc gia.

Sự tự tin của ông Putin
Mỹ sẵn sàng tung ra một loạt các biện pháp trừng phạt chống lại Nga nếu nước này leo thang xung đột ở Ukraine, bao gồm từ chối các tổ chức tài chính và công ty chủ chốt của Nga tiếp cận với các giao dịch bằng đồng USD trên thị trường toàn cầu đối với thương mại, xuất khẩu năng lượng và tài chính.

Chiến tranh Nga - Ukraina: Nhiều câu hỏi đang được đặt ra

Chiến tranh Nga - Ukraina: Nhiều câu hỏi đang được đặt ra
Không ai muốn chiến tranh xảy ra, nhưng 
Chiến tranh Nga - Ukraina đã nổ ra lúc 5h sáng nay theo giờ Nga. Rõ ràng Nga đã chuẩn bị cho hành động này từ khá lâu, thậm chí đã huy động tới 190.000 quân và hàng nghìn phương tiện chiến tranh khủng bao vây biên giới Ukraina. Không mấy ai ngờ Nga dám nổ súng tấn công vì hoàn toàn chưa thấy lý do chính đáng; tuy nhiên thực tế đau xót đã diễn ra. Hàng chục người đã chết, cả xã hội Ukraina và khắp nơi trên thế giới, tình trạng hỗn loạn đang bùng phát; giá xăng vọt lên trên 100 USD/thùng trong khi tất cả các thị trường chứng khoán đều đỏ rực.
Rất nhiều câu hỏi đang được đặt ra mà chưa có câu trả lời chính xác. Trước sau gì chiến tranh Nga - Ukraina cũng sẽ xảy ra. Người dân thường như chúng ta có thể không biết sự chuẩn bị của Nga, nhưng chắc chắn lãnh đạo Mỹ và châu Âu phải biết rõ, không biết thì trình độ và năng lực của họ quá thấp kém, không xứng đáng làm lãnh đạo quốc gia. 

Ukraine nói "Nga trút mưa tên lửa hành trình"

Ukraine nói "Nga trút mưa tên lửa hành trình"
24-02-2022 - (NLĐO) - Mỹ và NATO vẫn giữ lập trường không gửi quân đội tới Ukraine. Thay vào đó, NATO tìm cách ngăn cuộc chiến lan sang các nước láng giềng như Ba Lan và vùng Baltic - Estonia, Latvia, Lithuania.

Các vụ tấn công xảy ra trên khắp Ukraine. Ảnh: Daily Mail
Reuters ngày 24-2 dẫn lời cố vấn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết ít nhất 40 binh sĩ Ukraine và 10 dân thường đã thiệt mạng trong các cuộc pháo kích của quân đội Nga. Sân bay Boryspil ở thủ đô Kiev được cho là bị tấn công

Ai ủng hộ Nga đưa quân vào Donbass và Ukraine ?

Hehe, trang BBC này đưa tin "Hôm thứ Ba, ông Donald Trump, cựu Tổng thống Hoa Kỳ, trả lời Trump Clay Travis và Buck Sexton tại tư dinh ở Floriday, khen Putin "có động tác thiên tài (genius) khi đưa quân vào Donbass". "Năm 2018: hai nhà lãnh đạo Nga và Hoa Kỳ có thảo luận. Điều này khiến quan điểm của ông Trump khác hẳn cách nhìn của đương kim tổng thống Joe Biden, người nói quân Nga là "lực lượng xâm lăng". Trump cũng khẳng định nếu ông tiếp tục làm Tổng thống thì sẽ không có những căng thẳng và việc Nga đưa quân vào Donbass hiện nay.
Ai ủng hộ Nga đưa quân vào Donbass và Ukraine ?
Syria, Nicaragua, Cuba và Venezuela ủng hộ Nga về chiến dịch ở Donbass còn TQ thì sao? 23 tháng 2 2022 - Ông Putin chủ trì phiên họp đặc biệt của Hội đồng An ninh Quốc gia Nga hôm 21/02 trong cảnh mà có ý kiến nói là "trình diễn, thể hiện quyền lực" Sắc lệnh của Tổng thống Nga Vladimir Putin công nhận 'độc lập' cho hai 'cộng hòa nhân dân' Donetsk và Luhansk chỉ mới nhận được sự ủng hộ của Syria, Cuba, Nicaragua và Venezuela, bốn nước thành viên LHQ. 
Lời ủng hộ tương tự cũng đến từ ba thực thể tương tự như 'CHND Donetsk và CHND Luhansk', là Nam Ossetia, Abkhazia và Nagorno-Karabach. Tuy thế, ba thực thể này cũng là sản phẩm của Nga, và chỉ được Moscow công nhận sau các cuộc chiến thời hậu Liên Xô, mà không có tư cách thành viên LHQ hay các tổ chức quốc tế khác.

Vì sao TT Putin quyết định tấn công Ukraine lúc này?

Vì sao Tổng thống Putin quyết định tấn công Ukraine lúc này?
Duy Anh - Chiến dịch quân sự của Moscow tại Ukraine là va chạm đầu tiên trong trật tự thế giới mới nơi Nga và Trung Quốc bắt tay thách thức vị trí lãnh đạo của Mỹ. Hơn 50 năm trước, Washington cũng từng đối mặt liên minh của Bắc Kinh và Moscow, nhưng tình thế hiện nay đã khác. Nga giờ là nhà cung cấp khí đốt quan trọng cho các đồng minh của Mỹ ở châu Âu, trong khi Trung Quốc không còn là đất nước nghèo đói kiệt quệ bởi chiến tranh mà đã trở thành nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới, theo Wall Street Journal.

Tổng thống Putin và Chủ tịch Tập Cận Bình gặp nhau ở Bắc Kinh. Ảnh: AFP.

Lý do ông Putin mở chiến dịch quân sự ở Ukraine

Tôi vừa giảng bài xong, mở mạng thì thấy bất ngờ thật. Tôi nghĩ nếu tình hình cứ diễn ra theo xu hướng này (Ukraine càng ngày càng chạy theo phương Tây) thì trước sau gì Nga cũng tấn công Ukraine, nhưng tôi không nghĩ là cuộc tấn công đã diễn ra vào chính lúc này, khi việc Ukraine gia nhập NATO còn chưa thực sự được NATO bàn đến và lực lượng và vũ khí phương Tây chưa được đưa nhiều vào Ukraine. Hành động xâm lược vũ trang công khai của Putin vào Ukraine rất đáng lên án nếu tình hình đúng là chưa đến mức Nga phải vội vã hành động. Tôi không rõ Putin đã nắm được những thông tin gì quan trọng có ảnh hưởng cực kỳ nguy hiểm tới an ninh của nước Nga mà phải vội vã như thế. Tôi đoán là Putin phân tích thấy Biden, để lấy lòng các nhà tài phiệt và dân Mỹ đang mất niềm tin vào ông ta, sẽ càng ngày càng cứng rắn hơn với Putin và nước Nga, kéo theo tâm lý chống và không sợ Nga tăng lên ở nhiều nước, nhất là những nước Đông Âu, càng gây bất lợi cho Nga. Vì vậy, Putin cho rằng có đàm phán mãi với phương Tây thì cũng không có gì thay đổi và do đó cần phải hành động ngay bây giờ để chặn đứng các xu thế bất lợi này lại. Hành động quân sự của Nga để cảnh cáo Mỹ và các nước Đông Âu chớ có đùa với lửa. Thế giới vừa chính thức bước sang một bước ngoặt lịch sử; khả năng nổ ra Đại chiến thế giới lần thứ 3 trở nên lớn hơn bao giờ hết, dù chắc không xảy ra, Trung Quốc sẽ đứng ngoài cuộc... Vì chưa nắm rõ các thông tin nên tôi sẽ đứng trung lập để quan sát các diễn biến hiện tại và sắp tới.
Lý do ông Putin mở chiến dịch quân sự ở Ukraie
Nga đang có nhiều đòn bẩy lợi thế trước phương Tây và một chiến dịch can thiệp quân sự được cho là sẽ mang Kiev trở lại vòng ảnh hưởng của Moskva. Sau nhiều tuần tập trung quân gần biên giới Ukraine và đấu tranh ngoại giao với phương Tây, Tổng thống Nga Vladimir Putin sáng nay tuyên bố mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở miền đông Ukraine. Kiev đã ban bố tình trạng khẩn cấp và nhiều tiếng nổ đã xuất hiện. Bộ Quốc phòng Nga sau đó tuyên bố tấn công các mục tiêu quân sự của Ukraine và phủ nhận dùng pháo binh tấn công thành phố của nước này.

Tổng thống Vladimir Putin chủ trì cuộc họp với các thành viên Hội đồng An ninh Nga tại Moskva, ngày 21/2. Ảnh: Reuters.

TOÀN VĂN PHÁT BIỂU CỦA PUTIN ngày 22-02-2022

TOÀN VĂN PHÁT BIỂU CỦA PUTIN ngày 22-02-2022 TRƯỚC DÂN NGA
Thưa các công dân nước Nga, thưa các bạn,
Bài phát biểu của tôi liên quan đến các sự kiện ở Ukraine và tại sao điều này lại quan trọng đối với chúng tôi, đối với Nga. Tất nhiên, thông điệp của tôi cũng được gửi đến đồng bào của chúng tôi ở Ukraine.

Vấn đề là rất nghiêm trọng và cần được thảo luận sâu.
Tình hình ở Donbass đã đến giai đoạn nguy cấp, cấp bách. Tôi nói chuyện trực tiếp với bạn hôm nay không chỉ để giải thích những gì đang xảy ra mà còn để thông báo về các quyết định đang được thực hiện cũng như các bước tiếp theo tiềm năng.

NATO CHƠI VỚI LỬA NÊN BỊ BỎNG

Tôi hoàn toàn đồng tình với bài viết dưới đây. Cám ơn anh Hòa đã gửi tới. Bài này đăng hôm 30/01/2022 và nó cho thấy GS John Mearsheimer đã phân tích và dự báo hoàn toàn chính xác. Rất tiếc những dự báo điên rồ của GS vừa được công bố thì thực tế đau lòng đã xảy ra chỉ sau 2 tuần chứ không phải 2 năm hay 20 năm. Thế giới đang bước vào một giai đoạn không lối thoát. Các nỗ lực ngoại giao nhằm xoa dịu xung đột cho đến nay không thành công. Matxcơva muốn đối thoại với Washington nhưng Washington không khác gì người điếc. Thay vào đó, cả hai bên đều diễu võ dương oai: Vladimir Putin tiếp tục đưa thiết bị chiến tranh đến biên giới Ukraine, thậm chí công nhận sự độc lập của hai nước cộng hòa tự xưng và trực tiếp đem quân vào lãnh thổ Ukraine; còn NATO phản ứng bằng cách tái bố trí quân đội và tăng cường gửi vũ khí tới các quốc gia thành viên ở phía đông... Tôi đồng ý với GS nếu có bất cứ điều gì mà Mỹ và các đồng minh cần làm, là hãy làm tất cả để xoa dịu cuộc khủng hoảng này hơn là đổ thêm dầu vào lửa.
NATO CHƠI VỚI LỬA NÊN BỊ BỎNG
NATO CHƠI VỚI LỬA NÊN BỊ BỎNG. Đó là nhận định của John Mearsheimer- một trong những nhà lý luận chính trị đương đại có ảnh hưởng nhất. Cuốn sách “The Tragedy of Great Power Politics” của ông xuất bản năm 2001 đang được đưa vào chương trình giảng dạy ở nhiều trường đại học trên thế giới. Ông hiện là Giáo sư Chính trị Quốc tế tại Đại học Chicago. Ông từng là sĩ quan trong Lực lượng Không quân Hoa Kỳ trước khi theo nghiệp đèn sách. 
Xung đột Ukraine đang leo thang một cách nguy hiểm. Chuyên gia John Mearsheimer nói rằng nguyên nhân chủ yếu là do phương Tây đã hiểu sai lợi ích của Nga. Trả lời phỏng vấn, nhà khoa học chính trị này nói về những gì Putin thực sự muốn và làm thế nào để nhanh chóng xoa dịu tình hình. 

Lập trường của Tổng thống Putin về Biển Đông

Tôi rất muốn đăng một bài của ai đó viết phê phán mạnh mẽ việc Nga công nhận sự độc lập và tiến quân vào vùng Donbass của Ukraine khi Mỹ và NATO chưa kết nạp Ukraine vào NATO và chưa có những hành động mạnh mẽ có khả năng đe dọa an ninh của Nga. Rất tiếc trên mạng bài phê phán thì nhiều, nhưng không hay và không sâu sắc nên tôi không đăng. Tôi cho rằng trước sau gì cũng có chiến tranh thế giới thứ 3, còn nó bắt đầu ở đâu thì chưa rõ, dù chắc chắn sẽ chỉ từ châu Âu và châu Á (Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Iran, Israel, Triều Tiên... đều là những ngòi nổ) nên việc Nga xâm chiếm Ukraine rồi cũng sẽ xảy ra, nhưng không phải hôm nay. Một số bình luận trên trang này cho rằng Putin và Nga ủng hộ quan điểm của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Tôi thì cho rằng thực chất Putin và Nga đứng trung lập vì Nga cần cả TQ lẫn VN. Nga chỉ ủng hộ TQ cách xử lý tranh chấp Biển Đông là “không có sự can thiệp từ bên ngoài”, để các nước trong nội bộ tự thu xếp, vì khi bên ngoài can thiệp thì bao giờ họ cũng tìm cách thu xếp có lợi cho họ. Điều này không có nghĩa là các nước yếu thì thua TQ hoàn toàn. Thực tế đa số các nước đều dùng cơ chế này để giải quyết xung đột, quốc tế chỉ quan sát, đưa tin và chứng nhận. Ví dụ đàm phán Paris giữa Mỹ và VN để lập lại hòa bình ở VN kéo dài tới 6 năm (1968-1973) chỉ có các bên liên quan dù Mỹ là nước khổng lồ lúc đó; và kết cục là phía VN thắng vì Mỹ phải rút hết quân nhưng quân Bắc Việt vẫn ở lại miền Nam VN. Để tìm hiểu quan điểm của Putin về Biển Đông, tôi vào mạng, thấy ngay bài dưới đây, nên tôi đăng cho các bạn tham khảo.
Lập trường của Tổng thống Putin về Biển Đông
Hoàng Đình - 16/10/2021 Phát biểu ở phiên họp toàn thể tại khuôn khổ sự kiện Tuần lễ Năng lượng Nga mới đây, Tổng thống Vladimir Putin đã nêu quan điểm về vấn đề Biển Đông. Theo Hãng tin TASS, Tổng thống Putin đã đánh giá rằng Trung Quốc là một nền kinh tế hùng mạnh và có thể thực hiện các mục tiêu của mình mà không cần sử dụng vũ lực.

Ông Putin và ông Tập Cận Bình trong một hội nghị
Quan điểm của Moscow
“Theo suy nghĩ của tôi, Trung Quốc không cần sử dụng vũ lực. Trung Quốc là một nền kinh tế khổng lồ hùng mạnh và Trung Quốc đã nổi lên là nền kinh tế hàng đầu thế giới về sức mua tương đương, vượt qua Mỹ”, TASS dẫn lời ông Putin nhận xét và đánh giá: “Không thấy khả năng Trung Quốc đại lục sẽ sử dụng vũ lực để giải quyết tình hình với Đài Loan”.

Matxcơva đối thoại với Washington như với người điếc

Matxcơva đối thoại với Washington như với người điếc
'Ngoại giao của Matxcơva với Washington luôn là cuộc đối thoại với người điếc: "Matxcơva đề xuất, còn Washington phớt lờ". Theo quan điểm của McGregor, các nước châu Âu đặc biệt là Đức sẽ rất vui mừng nếu Tổng thống Mỹ thể hiện sự mềm dẻo về chính trị trong hành động như vậy, tuy nhiên chừng nào điều này chưa diễn ra, chính phương Tây vẫn phải ở vị thế bất tiện không thoải mái.

Cựu cố vấn của Bộ trưởng Quốc phòng thời chính quyền Trump, Đại tá về hưu Douglas McGregor tin rằng. Ê-kip của Biden có khả năng giải quyết xung đột phát sinh trong ba bước. Đó là thông báo của The American Conservative.

'Sẽ là vô nghĩa nếu (Nga) tiếp tục cuộc trò chuyện của những người điếc, trong đó đại diện Mỹ phớt lờ vấn đề Ukraina gia nhập NATO. Thay vào đó, Tổng thống Mỹ cần triệu tập Đại sứ Nga và đề xuất ba điểm'.

Thứ Tư, 23 tháng 2, 2022

Tại sao Việt Nam luôn luôn ủng hộ Putin và Nga ?

Tại sao Việt Nam luôn luôn ủng hộ Putin và Nga ?
Quan hệ thân thiết, ủng hộ và giúp đỡ chí tình, chí nghĩa của Liên Xô trước kia và Liên bang Nga ngày nay đối với VN. Để hiểu tại sao Việt Nam luôn luôn ủng hộ Putin và Nga, chúng ta phải nhìn lại nhiều năm lịch sử trước kia. Đáp ứng tuyên bố của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về việc sẵn sàng kiến lập quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới, ngày 30/1/1950, Liên Xô là một trong những nước đầu tiên công nhận và chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. 
Theo các thế hệ lãnh đạo VN, ngày này đã đi vào lịch sử quan hệ song phương Việt Nam - Liên Xô, là một dấu mốc quan trọng, đặt nền móng cho tình hữu nghị bền chặt giữa hai dân tộc và quan hệ hợp tác sâu rộng và toàn diện giữa hai quốc gia.

Ngài Thẩm Phán

Ngài Thẩm Phán
Khi Charlie Hastell qua đời, ông để lại một người vợ và chín đứa con. Họ sống trong một căn nhà có bốn phòng trên mảnh đất nhỏ. John là con trai trưởng. Anh đã 16 tuổi, và cao to so với lứa tuổi của mình.
Sau khi người cha mất, mẹ John bảo anh phải đảm đương, gánh vác việc gia đình. Vì thế John ra cánh đồng bắp phía sau căn nhà nhỏ. Ở đó còn rất ít bắp và đầy những cỏ dại. Gia đình anh cần bắp và bắp cần chỗ để lớn. John cúi xuống và bắt đầu nhổ cỏ. Tối hôm đó, khi John dùng bữa ăn nhẹ, anh nói với mẹ rằng anh đã dọn sạch một nửa mảnh ruộng. Bà rất ngạc nhiên và lập tức đi ra ngoài nhìn xem những gì anh đã làm. Trong khi nhìn mảnh ruộng, bà nhớ ra lúc trước chồng mình đã có lần bán bắp cho vị thẩm phán Done. Bà cũng nhớ là họ chưa lấy tiền số bắp đó. Bà bảo John đi ngay đến nhà ngài thẩm phán để lấy số tiền đó.

Ukraine 'xuống thang' vì những cảnh báo đáng sợ từ Nga

"Thứ nhất sợ kẻ anh hùng; thứ nhì sợ kẻ cố cùng liều thân". Đại đế Nga có thể là anh hùng nhưng cũng có thể là kẻ cố cùng liều thân. Do đó, đối đầu trực tiếp với ông ta vẫn là điều nên tránh.
Ukraine 'xuống thang' vì những cảnh báo đáng sợ từ Nga
Tổng thống Nga Putin phát biểu 'nóng', yêu cầu Ukraine ngay lập tức ngừng mọi hành động thù địch ở Donbass và cảnh báo rằng nếu không, chính quyền Kiev sẽ phải chịu trách nhiệm toàn bộ và hoàn toàn về khả năng tiếp tục xảy ra đổ máu trong khu vực.

Phát biểu trên truyền hình Nga ngay trước khi công nhận nền độc lập của Cộng hòa Nhân dân Lugansk (LPR) và Donetsk (DPR) tự xưng hôm 21/2, ông chủ Điện Kremlin cũng gửi lời cảnh báo đến Mỹ, NATO rằng trong trường hợp phương Tây không đưa ra những câu trả lời mang tính xây dựng đối với các đề xuất về đảm bảo an ninh của Nga, Moscow sẽ có toàn quyền "thực hiện các biện pháp trả đũa". 

Bài phát biểu dài 55 phút của Tổng thống Putin có một số điểm chính như sau.

Các nước láng giềng lo lắng, Putin nói gì?

Các nước láng giềng lo lắng, Putin nói gì?
Tổng thống Nga Putin trấn an các nước láng giềng. Ông Putin nói tôn trọng chủ quyền các nước cộng hòa từng thuộc Liên Xô, nhấn mạnh Ukraine là "trường hợp ngoại lệ do ảnh hưởng từ nước ngoài".

"Nga ủng hộ chủ quyền của các nước cộng hòa thuộc Liên Xô trước đây. Tình hình tại Ukraine hiện nay là ngoại lệ, bởi nó liên quan tới ảnh hưởng từ nước ngoài với quốc gia này", Tổng thống Nga Vladimir Putin nói trong cuộc hội đàm với người đồng cấp Azerbaijan Ilham Aliyev ở thủ đô Moskva hôm nay.

Ông chủ Điện Kremlin cũng khẳng định Moskva không có kế hoạch giành lại các phần lãnh thổ từ thời đế quốc Nga. "Chúng tôi dự đoán sẽ có những nhận định rằng Nga định khôi phục đường biên giới thời phong kiến. Điều này hoàn toàn không phản ánh sự thật", Tổng thống Putin cho hay.

Mỹ điều vũ khí tinh nhuệ đến sát Nga

Mỹ điều vũ khí tinh nhuệ đến sát Nga
Việc Nga công nhận các vùng ly khai Ukraine dấy nên mối lo ngại cho phương Tây. Mỹ lập tức triển khai tiêm kích F-35 và 32 trực thăng Apache đến Ba Lan cùng các nước vùng Baltic.

Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm qua thông báo đợt tái phân bố lực lượng tại châu Âu, trong đó thêm hàng loạt đơn vị được triển khai đến sườn đông NATO. "Tôi đã phê duyệt đợt điều chuyển lực lượng và trang bị của Mỹ, vốn đã đóng quân tại châu Âu, nhằm tăng cường sức mạnh cho các đồng minh ở vùng Baltic gồm Estonia, Latvia và Litva", ông cho hay.

Bộ Quốc phòng Mỹ sau đó thông báo chi tiết về đợt chuyển quân, trong đó 800 binh sĩ thuộc một tiểu đoàn bộ binh sẽ cơ động từ Italy đến vùng Baltic, trong khi 8 tiêm kích tàng hình F-35 sẽ di chuyển từ Đức đến "hàng loạt vị trí tác chiến dọc sườn đông NATO".

Học hàm: Khi CNXH vẫn là loại hàng dễ mua rẻ, bán mắc!

Chuyện học hàm: Khi CNXH vẫn là loại hàng dễ mua rẻ, bán mắc!
21/02/2022 Trân Văn - Cứ suy nghĩ kỹ về cung cách hành xử, cả cung cách hành xử trong học thuật lẫn sinh hoạt của những người như ông Thuấn, ông Tuấn sẽ thấy, giáo điều không phải thuộc tính, đó là chủ động lựa chọn để có thể “ăn trên, ngồi chốc"...

Nhiều cơ quan truyền thông trong hệ thống truyền thông chính thức vừa đồng loạt loan báo, Phó Giáo sư – Tiến sĩ (PGS TS) Nguyễn Minh Tuấn đã chính thức xin Hội đồng Giáo sư liên ngành Chính trị học - Triết học - Xã hội học xóa tên trong Danh sách ứng cử viên mà hội đồng này sẽ xem xét để đề nghị Hội đồng Giáo sư Nhà nước trao học hàm... Giáo sư năm nay (1).

F0 khỏi bệnh có thể gặp hơn 200 triệu chứng hậu Covid-19

F0 khỏi bệnh có thể gặp hơn 200 triệu chứng hậu Covid-19
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, khoảng 10-15% trường hợp có triệu chứng hậu Covid-19 diễn biến thành bệnh nặng và 5% là nghiêm trọng.
Vào tháng 10/2021, Tổ chức Y tế Thế giới đã khảo sát các bệnh nhân, nhà nghiên cứu, chuyên gia y tế, nhân viên của mình để đi đến định nghĩa chính thức về tình trạng nhiều người vẫn gặp phải các triệu chứng Covid-19 dù đã khỏi bệnh.

Ukraine: Tập được gì và mất gì khi hậu thuẫn cho Putin ?

Khủng hoảng Ukraine của Trung Quốc: Tập được gì và mất gì khi hậu thuẫn cho Putin ?
Jude Blanchette và Bonny Lin - Cuộc khủng hoảng Ukraine chủ yếu là sự bế tắc giữa Nga và phương Tây, nhưng bên cạnh đó, một đối thủ khác đang lúng túng: Trung Quốc. Bắc Kinh đã cố gắng đi đúng hướng với Ukraine. Mặt khác, họ đứng về phía Nga, đổ lỗi cho sự mở rộng của NATO gây ra cuộc khủng hoảng và cáo buộc rằng những dự đoán của Hoa Kỳ về một cuộc xâm lược sắp xảy ra đang làm trầm trọng thêm cuộc chiến. Mặt khác, đặc biệt là khi nguy cơ xung đột quân sự ngày càng gia tăng, nước này đã kêu gọi ngoại giao hơn chiến tranh.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Moscow, tháng 2 năm 2022

Lại chuyện F0

Lại chuyện F0
Tối hôm nay 22/2, Việt Nam ghi nhận thêm 55.879 ca mắc mới COVID-19 tại 62 tỉnh, thành phố trong ngày. Hà Nội lần đầu tiên có đến gần 6.900 ca / ngày. Trong ngày có thêm 77 ca tử vong.

Đó là những số liệu công bố chính thức, Số liệu thật tất nhiên cao hơn nhiều. Một số tỉnh thành khác lân cận cũng ko chịu kém cạnh, gần 1.500-2.000 ca/ngày.

TIỀN KIẾP... THỜI SỐT ĐẤT

TIỀN KIẾP... THỜI SỐT ĐẤT
“Đất đang sốt hầm hập, anh cũng phải bán thôi, kiếm một khoản tiền, mua một căn chung cư sống đến già. Con cái chúng lớn rồi, tự lo”.
Nàng nghe mà như có một đốm lửa rơi vào lòng: “Đất ở đâu giờ cũng sốt, bán chỗ sốt này để mua chỗ sốt khác làm chi anh, chưa kể chung cư chật chội, tù túng lắm so với bây giờ có vườn, có ao chả hơn à, lại còn có...”.
Nàng định viết tiếp là “lại còn có cây mai” nhưng thôi, vì Hải sẽ chẳng để ý, nếu có thì lại cho là nàng phù phiếm. Hải là con người thực tế. Thực tế tới phũ phàng. Ví như hết tiền tiêu, Hải có thể thẳng tưng gọi điện cho nàng: “Em bắn cho anh vài triệu được không, dạo này nhiều việc quá”.

Thứ Ba, 22 tháng 2, 2022

Trích tự truyện của ca sĩ Ái Vân

Trích tự truyện của ca sĩ Ái Vân
Ái Vân (sinh ngày 30 tháng 10 năm 1954 tại Hà Nội, Việt Nam) là một ca sĩ thuộc dòng nhạc nhẹ và dân ca được nhiều người biết đến trong thập niên 1970 và 1980 tại Việt Nam qua các bài hát như Triệu bông hồng, Trăng chiều hay Bài ca xây dựng. Ái Vân sinh trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật ở phố Huế, Hà Nội. Mẹ là nghệ sĩ Ái Liên, bố là Hà Quang Định, chủ hãng Việt Film (Hãng phim tư nhân đầu tiên tại Việt Nam). Cô là người con thứ 12 trong số 14 người con. Từ năm 1990 Ái Vân bắt đầu ở lại Đức và sau đó sang Hoa Kỳ sinh sống và biểu diễn. Hiện tại Ái Vân cùng chồng vẫn đang cư ngụ tại California, Hoa Kỳ. Năm 2016, Ái Vân cho phát hành cuốn tự truyện mang tên "Để Gió Cuốn Đi". Dưới đây là một số trích đoạn trong tự truyện của cô.

"Sau ngày đó, miền Bắc mọi thứ được đưa vào công hữu. Ba không còn là công tử Hà Thành, không còn là ông bán xe hơi túi tiền rủng rẻng, không còn là ông chủ đại diện hãng xe đạp Dura Mercier tiền vào như nước, rồi ông chủ hãng Vietfilm làm phim một vốn bốn lời cũng không nốt. Ba nói “Tất cả cứ thế mà không. Chả hiểu vì sao.”

Biden chuẩn bị ký "một núi" trừng phạt Nga

Biden chuẩn bị ký "một núi" trừng phạt Nga
Công ty tư vấn Teneo đã đưa ra ba kịch bản có thể xảy ra đối với xung đột Nga-Ukraine leo thang vài ngày trước. Các nhà phân tích cho rằng suất cao nhất là hoạt động quân sự dọc theo chiến tuyến Donbass tiếp tục leo thang, nhưng không thể loại trừ một cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine. Teneo đã đưa ra ba kịch bản trong tình huống hiện tại, với các xác suất sau:

Kịch bản số 1:
Các nỗ lực ngoại giao nhằm giảm leo thang tình hình ở Ukraine vẫn tiếp tục. Tuy nhiên, cơ hội đạt được một thỏa thuận có ý nghĩa trong ngắn hạn vẫn rất thấp - các chuyên gia cho rằng cơ hội đạt được là 10%.

Kịch bản số 2:
Moscow đang tăng cường sức ép lên Ukraine và phương Tây, leo thang đáng kể các hoạt động quân sự dọc chiến tuyến Donbass và tham gia vào các hoạt động gây bất ổn khác. Theo các nhà phân tích của Teneo, khả năng xảy ra điều này là cao nhất: 65%.

Putin: Mỹ muốn kề dao vào cổ họng Nga

Putin: Mỹ muốn kề dao vào cổ họng Nga
Những vũ khí tấn công mặt đất của Mỹ. Nếu được triển khai ở Ukraina sẽ có thể bắn trúng các hạng mục của Nga trên khắp châu Âu, cũng như phía sau dãy Ural. Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết.

Theo ông, sau khi Mỹ phá vỡ hiệp ước về tên lửa tầm trung và tầm ngắn, Lầu Năm Góc đã công khai phát triển một loạt các phương tiện tấn công triển khai trên mặt đất, trong đó có tên lửa đạn đạo có khả năng tiếp cận mục tiêu ở khoảng cách lên tới 5,5 nghìn km.

Nếu những hệ thống như vậy được triển khai ở Ukraina, chúng có thể bắn trúng các hạng mục trên khắp lãnh thổ châu Âu của Nga, cũng như phía sau dãy núi Ural.

Ủng hộ Nga và Putin ở Việt Nam - Họ là ai?

Ủng hộ Nga và Putin ở Việt Nam - Họ là ai?
Tổng thống Nga Putin đang đẩy quan hệ Nga - Ukraine đến bên miệng hố chiến tranh với lí do buộc Mỹ, Phương Tây, và NATO phải đảm bảo an ninh cho nước Nga bằng những những cam kết: NATO không được kết nạp Ukraine làm thành viên Khối quân sự này, NATO không được tăng cường trang bị vũ khí và đặt tên lửa hạt nhân tại các nước Trung và Đông Âu...

1) Cuồng Nga và Putin

Lạ là Chiến tranh Nga - Ukraine chưa xảy ra trên chiến trường, nhưng lại đang diễn ra khá ác liệt trên truyền thông và mạng xã hội Việt Nam. Nhóm ủng hộ Nga và Putin ở Việt Nam mà nòng cốt là một bộ phận cựu du học sinh Liên Xô, cùng một số dư luận viên cuồng tín ở Việt Nam đang hô hào quân đội Nga tiến chiếm Ukraine, một nước Cộng hòa hơn 30 năm trước còn là anh em trong đại gia đình Liên bang Xô viết. Một số kẻ còn hung hãn, đòi "làm cỏ" thủ đô Kiev của Ukraine.

Phương Tây bình luận về quan hệ Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nga

Phương Tây bình luận về quan hệ Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nga
Báo Mỹ The NW Times vừa đăng bài bình luận về quan hệ tam giác Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nga, dưới đây là bản dịch qua Google. Trung Quốc và Nga không thống nhất bởi ý thức hệ, và họ đang ở trong một cuộc hôn nhân thuận tiện mà Nga cần nhiều hơn thế. Trong khi ông Tập đánh giá cao sự thách thức của ông Putin đối với Hoa Kỳ, ông không muốn sự bất ổn kinh tế do một cuộc chiến tranh ở châu Âu sẽ mang lại. Theo truyền thống, Trung Quốc cũng khẳng định tôn trọng chủ quyền của mọi quốc gia, như ông Vương Nghị đã nói rõ hôm thứ Bảy vừa qua.

Có những giới hạn đối với những gì Trung Quốc sẽ làm để giúp ông Putin nếu ông ấy xâm lược Ukraine. Sau khi Washington áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga, các công ty Trung Quốc có thể mua thêm dầu và khí đốt từ Nga và giúp lấp đầy một số lỗ hổng công nghệ, nhưng các ngân hàng quốc doanh lớn của Trung Quốc có thể sẽ hạn chế vi phạm công khai các lệnh trừng phạt vì sợ bị đóng cửa trên toàn cầu.

Quan hệ ràng buộc Trung - Nga và lo ngại của Mỹ và Châu Âu

Quan hệ ràng buộc Trung - Nga và lo ngại của Mỹ và Châu Âu
Chính quyền Biden có kế hoạch xây dựng các liên minh toàn cầu để chống lại hiệp ước giữa Vladimir V. Putin và Tập Cận Bình. Chính sách này được mô tả như một kiểu Chiến tranh Lạnh mới.
WASHINGTON - Khi Vương Nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, kêu gọi đàm phán vào thứ Bảy để giải quyết cuộc khủng hoảng ở châu Âu, ông nói rằng chủ quyền của Ukraine cần được "tôn trọng và bảo vệ" - nhưng cũng đứng về phía Nga khi nói rằng sự mở rộng của NATO đang gây bất ổn cho lục địa này và bản thân nước Nga.

Phương Tây khiến Ukraine thiệt hại hàng tỷ USD

Phương Tây khiến Ukraine thiệt hại hàng tỷ USD
Tổng thống Ukraine vừa liều lĩnh tuyên chiến với Nga?
Cảnh báo Nga động binh, phương Tây khiến Ukraine thiệt hại hàng tỷ USD. Hôm 21/2, quan chức Ukraine thừa nhận những thông tin từ phương Tây về khả năng Nga động binh đã khiến nước này thiệt hại 2-3 tỷ USD mỗi tháng.

"Chúng tôi nhận thấy các khoản lỗ không thể thu hồi lên đến 2-3 tỷ USD mỗi tháng. Đây là những khoản đầu tư bị đình trệ, lạm phát gia tăng, thiệt hại trong lĩnh vực du lịch và giảm di chuyển bằng đường hàng không", Phó chánh văn phòng của Tổng thống Ukraine Rostislav Shurma cho biết hôm 21/2.

Shurma cáo buộc những tuyên bố từ phương Tây rằng Nga có thể động binh với Ukraine đã gây ra tâm lý hoang mang, khiến nền kinh tế nước này ảnh hưởng nghiêm trọng.

Hậu quả khủng khiếp nếu Mỹ và Nga sử dụng vũ khí hạt nhân

Hậu quả khủng khiếp nếu Mỹ và Nga sử dụng vũ khí hạt nhân 
Điều gì sẽ xảy ra nếu chiến tranh hạt nhân giữa Nga và phương Tây bùng nổ? Có thể nói như thế này, biến đổi khí hậu không phải là mối đe dọa duy nhất do con người gây ra có thể hủy diệt nhân loại, một cuộc chiến tranh hạt nhân cũng sẽ đem lại hậu quả tương tự.

Mối đe dọa chiến tranh hạt nhân hiện nay dường như gần hơn so với bất cứ thời điểm nào trong hàng chục năm qua. Bản tin của các nhà khoa học nguyên tử đã cập nhật Đồng hồ Ngày tận thế chỉ còn 100 giây trước nửa đêm. Đây là mốc thời gian cận kề với ngày tận thế nhất kể từ khi đồng hồ ra mắt năm 1947. Đồng hồ càng tiến gần đến mốc 0h bao nhiêu thì nguy cơ nhân loại đối diện với ngày tận thế thật sự càng lớn bấy nhiêu.

Tổng thống Mỹ Joe Biden gần đây đưa ra nhiều tuyên bố cho thấy cuộc xung đột tiềm ẩn liên quan đến Ukraine có thể đưa cả Nga và phương Tây vào một cuộc chiến tranh thông thường.

Nga tuyên bố có thể đặt căn cứ quân sự ở Donbass

Hôm nay mình dạy học cả ngày, bây giờ mới mở mạng xem thấy tình hình Ukraine nóng thật. Nga đã chính thức công nhận độc lập của hai nước cộng hòa tự xưng Donetsk và Luhansk ở miền Đông Ukraine. Điều này mình đã dự đoán từ lâu, nếu tình hình Ukraine không có chuyển biến tích cực, nếu Ukraine cứ dựa vào phương Tây để chống Nga thì trước sau gì Putin cũng công nhận các vùng ly khai của Ukraine. Nga hiện giờ đã bị đẩy vào chỗ không quyết tử thì không thể tồn tại nên bắt buộc phải làm như vậy. Đằng nào Nga cũng đã bị phương Tây ép đến cùng cực rồi, có bị trừng phạt nhiều hơn cũng thế thôi. Mình tin rằng khả năng Mockba tấn đông Kiev rất thấp, nhưng cũng không thể loại trừ nếu Mỹ và phương Tây cứ tiếp tục leo thang chơi đểu Nga, nhất là mở rộng NATO sang phía Nga và mang vũ khí vào các nước mới gia nhập NATO này. Vấn đề bây giờ là liệu Nga có kích động được người dân Ukraine lật đổ chính quyền hiện tại và thành lập một chính quyền thân Nga hay không mà thôi. Thương cho người dân Ukraine có những người lãnh đạo không biết mình biết người. Sống cạnh thằng hàng xóm hung dữ và có thực lực mà cứ dựa vào người khác để chơi đểu nó thì khi bị nó đánh cho đau đành phải chịu đựng; pháp luật không bảo vệ được người yếu thế đâu. Nga đã đặt được căn cứ quân sự ở Ukraine (Donbass) thì con đường vào NATO của Ukraine đã hoàn toàn bị chặn đứng theo điều lệ của NATO.
Nga tuyên bố có thể đặt căn cứ quân sự ở Donbass
Nga có thể đặt căn cứ quân sự tại vùng này - theo thỏa thuận mới được tiết lộ. Dựa trên thỏa thuận được ký kết bởi Tổng thống Vladimir Putin ngày 21/2 với lãnh đạo hai nước cộng hòa tự xưng Donest (DPR) và Luhansk (LPR) ở miền Đông Ukraine, Nga đã giành được quyền xây dựng căn cứ quân sự tại khu vực này.

Nga và lãnh đạo của DPR cùng LPR dự kiến ký kết thỏa thuận độc lập về hợp tác quân sự và bảo vệ biên giới. Nội dung này nằm trong dự thảo luật Hạ viện Nga dự kiến xem xét ngày 23/2.

Tuyên bố của chủ Blog toithichdoc.blogspot.com

Tuyên bố của chủ Blog toithichdoc.blogspot.com (FB Lê Việt Đức):
Hoan hô và nhất trí với Diễn đàn Toàn cầu Boston
Hoan hô Diễn đàn Toàn cầu Boston và cá nhân anh Nguyễn Anh Tuấn, nguyên Tổng biên tập VNnet, nay là Đồng sáng lập và Giám đốc Diễn đàn Toàn cầu Boston. Tôi tin tưởng Diễn đàn này có quan điểm vô tư nhất và chính xác nhất vì những người chủ chốt của Diễn đàn đều là những nguyên thủ quốc gia và chính trị gia cao cấp đã nghỉ hưu nên họ có cách nhìn khách quan hơn so với những người lãnh đạo đương chức. 
Tôi hoàn toàn tán thành cả 3 điểm trong Tuyên bố của Diễn đàn: 
(i) "Ucraina cam kết không gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và không chấp nhận đặt các loại vũ khí quân sự tấn công trên đất của mình". Đây là điều cực kỳ quan trọng, có tính chất quyết định đối với an ninh và hòa bình ở châu Âu và thế giới; 

Thứ Hai, 21 tháng 2, 2022

Tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Ukraine giảm mạnh

Tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Ukraine giảm mạnh
Tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Ukraine giảm mạnh vì để xảy ra khủng hoảng với Nga, bất lực trước tham nhũng và xung đột. Theo một cuộc thăm dò hồi tháng 1 của Viện Xã hội học Quốc tế Kyiv, chỉ 30% người dân nước này muốn Tổng thống đương nhiệm Zelenskyy tranh cử nhiệm kỳ thứ hai và thậm chí ít hơn - chỉ 23% cử tri - sẽ bỏ phiếu cho ông. Người Ukraine có vẻ như đã hoàn toàn thất vọng vì Tổng thống mà họ đặt nhiều kỳ vọng đã không thể xử lý được tình trạng tham nhũng trong khi đẩy cuộc khủng hoảng với Nga lên mức tồi tệ nhất.

Một người mới gia nhập sân chơi chính trị, gần như không có khả năng tranh cử tổng thống, ông Volodymyr Zelenskyy đã bất ngờ có chiến thắng 'long trời lở đất' trong cuộc bầu cử năm 2019. Thời điểm đó, ông Volodymyr Zelenskyy đã chiến thắng nhờ lời thề trịnh trọng và mạnh mẽ rằng ông sẽ giải quyết triệt để xung đột giữa chính quyền Ukraine với các phiến quân do Nga hậu thuẫn ở phía đông cũng như mạnh tay với tham nhũng.

Khi Fed lờ đi cung tiền: Kinh tế thế giới gặp khủng hoảng

Tôi đồng ý với bài viết này. Từ năm 1995, Mỹ chuyển hướng từ điều hành chính sách tiền tệ dựa trên kiểm soát cung tiền tệ sang dựa trên kiểm soát lãi suất. Cơ sở lý luận của chính sách tiền tệ mới là kết hợp của 3 đường. Thứ nhất là đường chính sách tiền tệ MP (Monetary Policy): r=R(i). Thứ hai là đường IS (cân bằng Investmen-Saving): YG = -b(r - rN). Thứ ba là đường Phillips có tính đến kỳ vọng: πt = πet + ṽYGtKết quả là hệ thống tài chính luôn luôn biến động; tỷ lệ lạm phát có xu hướng tăng lên. Đỉnh điểm là cuộc khủng hoảng cho vay dưới chuẩn 2000-2008 làm nền kinh tế Mỹ và các nước phương Tây rơi vào cuộc đại khủng hoảng chưa từng xảy ra từ đại khủng hoảng 1929-1933. Cuộc đại khủng hoảng lần này kéo dài từ năm 2008 đến năm 2013 và đến nay hậu quả vẫn chưa được giải quyết xong. Tỷ lệ lạm phát càng ngày càng tăng cao đến mức cao chưa từng thấy kể từ năm 1982. Rất mong chính phủ các nước quay lại chính sách tiền tệ của thuyết trọng tiền (monetarism) của Milton Friedman dựa trên tăng trưởng cung tiền tệ ổn định để kiểm soát lạm phát.
Khi Fed lờ đi tầm quan trọng của cung tiền: Kinh tế thế giới gặp khủng hoảng
GS Robert J. Genetski - Bỏ qua yếu tố cung tiền và sử dụng lãi suất làm định hướng chủ yếu cho các chính sách là sai lầm lớn nhất mà Fed mắc phải, theo ông Robert Genetski - một nhà kinh tế học, nhà tư vấn tài chính, giảng viên, nhà báo và diễn giả.
Năm 1977, tôi đã viết cuốn sách “Giành chiến thắng bằng tiền (Winning With Money)” cùng với Beryl W. Sprinkel, qua đó giải thích mối quan hệ giữa cung tiền (money supply) và giá cổ phiếu. Nghiên cứu của chúng tôi xác nhận rằng, trong khi cần 6-9 tháng để những thay đổi trong cung tiền gây tác động lên nền kinh tế, thì độ trễ sẽ ngắn hơn nhiều đối với tác động lên giá cổ phiếu. Hiểu được mối quan hệ này giữa tiền và giá cổ phiếu là điều cần thiết để đầu tư vào cổ phiếu.

CHỊ SUI

CHỊ SUI
Đêm nằm đưa võng, nhớ chị sui,
Mò đến giường chị sao tối thui,
Đưa tay móm thử sao êm quá,
Cái "bốp" lên đầu: tui là tui!
Chưa tới sáu mươi mà tôi hên quá, có tới những hai chị Sui nhỏ tuổi hơn tôi nhiều. Còn hên hơn nữa là cả hai anh Sui đều đã đi bán muối mấy năm nay rồi, để lại hai chị phòng không chích bóng; ngó thấy muốn ứa nước mắt, thiệt tội nghiệp vô cùng.
Có những lúc phởn chí, tôi ngâm lên bài thơ Chị Sui, giọng ngâm trầm ấm rỉ rả trong canh vắng:

Zelensky bất ngờ làm toàn bộ phương Tây choáng váng

Zelensky bất ngờ tung "cú đấm" làm toàn bộ phương Tây choáng váng
Tổng thống Ukraine Zelensky vừa có hành động khiến phương Tây phải kinh ngạc, thậm chí choáng váng. Các nhà lãnh đạo phương Tây đã vô cùng ngạc nhiên trước chuyến đi của Tổng thống Ukraine Zelensky tới Munich vào thời điểm tình hình ở Donbass đang trở nên trầm trọng hơn. Hơn nữa Zelensky còn ngang nhiên gửi 'tối hậu thư' cho cả Mỹ và EU.

Phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich ngày 19/2, ông Zelensky đã cảnh báo 
cả Mỹ và EU rằng Ukraine có thể từ bỏ cam kết đã thực hiện hàng thập kỷ qua về việc trở thành quốc gia phi hạt nhân, đồng thời đảo ngược quyết định từ bỏ vũ khí nguyên tử sau khi Liên Xô sụp đổ.

Nga thắng ở Ukraine sẽ là cú sốc hạ gục các siêu cường

Nga thắng ở Ukraine sẽ là cú sốc đấm vào mặt các siêu cường
Mấy hôm nay đọc các bình luận trên trang FB này, tôi thấy có một vài bạn bình luận Mỹ và NATO không bao giờ muốn cướp bất kỳ 1 cm2 đất đai nào của Nga, cũng không bao giờ muốn làm tan rã nước Nga. Thậm chí các bạn khẳng định NATO không có lợi ích, về mặt chính trị hoặc quân sự, trong việc tham gia vào bất cứ cuộc chiến nào có Nga vì có thể dẫn đến thảm họa hạt nhân. Có bạn còn bảo Liên Xô không bị ai lật đổ mà tự sụp đổ, điều đã thấy rõ qua thất bại của cuộc đảo chính năm 1991 vì đó là sự lựa chọn của dân Nga...

1) Cứng rắn với phương Tây quyết định sự toàn vẹn của nước Nga

Tôi đã bình luận trả lời không bao giờ tôi tin Mỹ và NATO từ bỏ mục tiêu làm tan rã nước Nga và chiếm đoạt tài nguyên nước Nga dưới các hình thức khác nhau. Về hình thức, đúng là Liên Xô không bị nước nào tấn công rồi làm tan rã, mà Liên Xô tự sụp đổ. Nhưng về bản chất là Liên Xô đã thua sau gần nửa thế kỷ sống trong chiến tranh lạnh. Học thuyết quân sự của Liên Xô là chung sống hòa bình; học thuyết quân sự của phương Tây là chạy đua vũ trang với số đông áp đảo để làm Liên Xô kiệt quệ. Liên Xô không còn con đường nào khác ngoài chạy đua vũ trang theo.

Chiến tranh Nga-Ukraine ảnh hưởng gì đến thị trường thế giới?

Chiến tranh giữa Nga và Ukraine sẽ ảnh hưởng gì đến thị trường thế giới?
Trần Thanh Tâm 21/02/2022 (KTSG Online) – Dù mấy ngày trước đây, nước Nga đã có một số tuyên bố rút bớt quân đội gần biên giới với Ukraine, nguy cơ chiến tranh giữa họ và nước láng giềng vẫn chưa hề giảm bớt, thậm chí còn tăng lên hàng ngày theo truyền thông phương Tây.

Dù muốn dù không, một cuộc chiến giữa hai nước sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến nhiều thị trường trên toàn cầu. Dưới đây là một số kịch bản có thể xảy ra với thị trường thế giới nếu chiến tranh giữa Nga và Ukraine diễn ra, theo một bài viết do hãng thông tấn Reuters vừa đăng tải(1).

Sông của ấp nào thì chỉ dân của ấp đó được bắt cá

Tuyệt vời, chỉ có ở Việt Nam thời nay. Không chỉ ở Cà Mau mà ở một số nơi khác cũng có tình trạng địa phương cát cứ thế này. Năm 2022 rồi mà nhiều nơi còn muốn ngăn sông cấm chợ, ban hành các quy ước do người dân đề xuất đại diện chính quyền chấp nhận; thậm chí có cả những UBND huyện hay xã cũng dám tự mình ban hành các quyết định loại này như UBND huyện Trần Văn Thời... Đáng buồn là trong bảng ghi rõ “Trích nội quy trong Quy ước được UBND huyện (Trần Văn Thời) ban hành tại Quyết định số 5681/QĐ, ngày 1-10-2019”, nhưng khi phóng viên hỏi chủ tịch huyện thì Chủ tịch UBND huyện bảo chưa nắm thông tin Quy ước trên dù chuyện xảy ra đã nhiều thang; và ông "hứa" sẽ kiểm tra và rà soát lại trả lời phóng viên sau. Nếu cái trò cát cứ địa phương này được thừa nhận thì khác gì mỗi địa phương tự biến mình thành vùng đất tự trị, chia cắt với cả nước. Thủ tướng đang ở đâu mà không lên tiếng hè.
Sông của ấp nào thì chỉ dân của ấp đó được bắt cá
TRẦN VŨ 19/2/2022 - (PLO)- Quy ước dân trong ấp mới được đánh bắt cá trên sông của ấp được viết trên tấm biển lớn, dựng ở các đầu kênh từng ấp. Trao đổi với PV, ông Đinh Tấn Lạc, Phó chủ tịch xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau xác nhận: Toàn bộ các ấp trong xã thực hiện quy ước dân ấp nào mới được bắt cá dưới sông ở ấp đó. Dân nơi khác đến đánh bắt cá sông của ấp sẽ bị lập biên bản và xử lý theo quy ước của ấp.

Bảng Quy ước cấm dân ấp khác vào sông
 ấp Vườn Tre đánh bắt cá. Ảnh: TRẦN VŨ.
Việc thực hiện Quy ước này thực hiện từ cuối năm 2021. Khi đó, tất cả các ấp trong xã đều lập một tấm biển lớn ghi rõ nội dung quy ước.