Thứ Năm, 24 tháng 2, 2022

Tự do báo chí và thông tin ở Nga

Tự do báo chí và thông tin ở Nga 
Nga có rất nhiều đảng phái chính trị và báo chí chính thống ở Nga thường xuyên đăng tin phản đối chính phủ và Tổng thống. Tờ Moscow Times (Thời báo Matxcơva) hôm nay 24/02 đăng tin "Dư luận Nga phản đối 'cuộc chiến của Putin' ở Ukraine", trong đó dẫn ra trường hợp hơn 100 nhà báo Nga vừa cùng ký tên, cùng các văn nghệ sĩ và dân biểu của 150 đô thị trên toàn Nga, kiến nghị chống chiến tranh ở Ukraine, và lên án hành động của Tổng thống Putin ở Ukraine, và kêu gọi người Nga đứng lên phản đối chiến tranh.

Nhà báo Maria Ressa (trái) và Dmitry Muratov - Ảnh: REUTERS
Tờ báo và trang web Kommersant (Thương mại) và phóng viên Elena Chernenko đã thu thập chữ ký của trên 100 nhà báo từ các kênh RBC, Novaya Gazeta, Dozhd, Ekho Moskvy, Snob và The Bell. Trong số những nhân vật nổi tiếng ký tên phản đối Putin có Tổng biên tập báo Novaya Gazeta, ông Dmitry Muratov. 

Đáng chú ý ông Dmitry Muratov là người vừa được phương Tây trao giải thưởng Nobel Hòa bình 2021. Kể từ khi thành lập vào năm 1993, Novaya Gazeta dưới sự lãnh đạo của ông đã xuất bản các bài báo phê phán các vấn đề từ tham nhũng, bạo lực của cảnh sát, bắt giữ trái pháp luật, gian lận bầu cử, việc sử dụng các lực lượng quân sự Nga ở cả trong và ngoài nước Nga.

Mấy ngày nay, ông đã thẳng thắn và công khai lên án hành động của Tổng thống Putin ở Ukraine, đồng thời kêu gọi người Nga sẵn sàng xuống đường biểu tình phản đối chiến tranh.

"Nút bấm cho kho vũ khí hạt nhân bị Tổng tư lệnh của chúng nghịch trong tay dễ như việc xoay chơi chiếc chìa khóa của một xe hơi sang trọng. Bước tiếp theo là gì, có phải là sẽ bắn tên lửa hạt nhân?" ông Muratov đặt ra câu hỏi.

Tôi rất ngạc nhiên thấy một nhà báo đối lập Nga được trao giải thưởng Nobel Hòa bình vì những bài phản đối chính quyền Nga, nhưng lại được chính quyền Nga hoan nghênh.

Phát biểu trên Hãng tin Tass, ông Muratov dành tặng giải thưởng cho tờ báo của ông - Novaya Gazeta. Ngay sau khi giải thưởng được công bố, Điện Kremlin đã lên tiếng chúc mừng nhà báo Nga.

"Chúng tôi chúc mừng ông Dmitry Muratov, ông ấy đã luôn làm việc theo lý tưởng của mình, tôn trọng ý tưởng của mình. Ông ấy tài năng và dũng cảm" - người phát ngôn Dmitry Peskov của Tổng thống Nga Vladimir Putin nói.

Điều này trả lời cho câu hỏi ở Nga có tự do thông tin không và tự do thông tin ở Nga có bằng ở đất nước Việt Nam tuyệt vời của chúng ta không ?

Dưới đây là bài về 
ông Muratov đăng trên trang báo Tuổi trẻ ngày 09/10/2021.

Nobel hòa bình: Một thế giới 'không có sự thật' là một thế giới không có niềm tin

09/10/2021 TTO - Hai nhà báo Maria Ressa (Philippines) và Dmitry Muratov (Nga) được trao giải Nobel hòa bình 2021 vì nỗ lực đấu tranh cho tự do ngôn luận, được đánh giá là điều kiện tiên quyết cho nền dân chủ và hòa bình lâu dài.

Trong một cuộc chiến vì sự thật, tôi nghĩ rằng giải thưởng này cho thấy Ủy ban trao giải Nobel hòa bình đã nhận ra rằng một thế giới "không có sự thật" là một thế giới không có niềm tin. Bà MARIA RESSA (nhà sáng lập báo Rappler)

"Tôi tin rằng việc trao giải Nobel hòa bình cho hai nhà báo can đảm và xuất chúng này giúp định nghĩa như thế nào là nhà báo đích thực" - bà Berrit Reiss-Andersen, chủ tịch Ủy ban Nobel Na Uy (đơn vị trao giải Nobel hòa bình), chia sẻ tại buổi thông báo giải thưởng ở Oslo ngày 8-10.

Giúp ngăn chiến tranh, xung đột

Giải thích về quyết định trao giải năm nay, bà Reiss-Andersen cho rằng tự do ngôn luận và tự do báo chí là tiền đề giúp ngăn chiến tranh, xung đột.

"Không có tự do ngôn luận và tự do báo chí sẽ khó thúc đẩy được tình hữu nghị giữa các quốc gia, giải trừ quân bị và một trật tự thế giới tốt đẹp hơn trong thời đại của chúng ta. Đó là sự bảo vệ tốt nhất mà một xã hội có thể dựng lên để chống lại chiến tranh và xung đột" - bà Berrit Reiss-Andersen nói thêm.

Theo Ủy ban Nobel Na Uy, bà Maria Ressa đã dùng báo chí để vạch trần lạm dụng quyền lực và sử dụng bạo lực ở Philippines. Năm 2012, sau hai thập niên làm phóng viên thường trú của Đài CNN, bà Ressa làm đồng sáng lập báo Rappler.

Tờ báo này đẩy mạnh hoạt động báo chí điều tra, tập trung điều tra nhắm vào chiến dịch chống ma túy gây tranh cãi của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte.

Bà Ressa và báo Rappler cũng được tôn vinh khi thể hiện cách mà phương tiện truyền thông xã hội đang bị sử dụng để lan truyền tin tức giả mạo, quấy rối đối thủ và thao túng các cuộc thảo luận của công chúng.

Trong khi đó, ông Dmitry Muratov là tổng biên tập của tờ báo độc lập Novaya Gazeta. Kể từ khi thành lập vào năm 1993, Novaya Gazeta đã xuất bản các bài báo phê phán các vấn đề từ tham nhũng, bạo lực của cảnh sát, bắt giữ trái pháp luật, gian lận bầu cử, việc sử dụng các lực lượng quân sự Nga ở cả trong và ngoài nước Nga.

Bà Ressa và ông Muratov không phải là những nhà báo đầu tiên được trao giải Nobel hòa bình. Nhà báo người Ý Ernesto Teodoro Moneta thắng giải Nobel 1907 khi tác nghiệp về các cuộc họp hòa bình liên quan một thỏa thuận giữa Pháp và Ý.

Vào năm 1935, nhà báo Carl von Ossietzky (Đức) cũng được vinh danh sau khi tiết lộ Đức bí mật xây dựng lại lực lượng vũ trang sau Thế chiến 1, vi phạm hòa ước Versaille.

"Tiếp tục làm báo có trách nhiệm"

Phát biểu trên Hãng tin Tass, ông Muratov dành tặng giải thưởng cho tờ báo của ông - Novaya Gazeta. Ngay sau khi giải thưởng được công bố, Điện Kremlin đã lên tiếng chúc mừng nhà báo Nga.

"Chúng tôi chúc mừng ông Dmitry Muratov, ông ấy đã luôn làm việc theo lý tưởng của mình, tôn trọng ý tưởng của mình. Ông ấy tài năng và dũng cảm" - người phát ngôn Dmitry Peskov của Tổng thống Nga Vladimir Putin nói.

Báo Guardian dẫn lời nữ nhà báo Maria Ressa chia sẻ rằng bà cảm thấy "sốc" khi được trao giải Nobel và nhấn mạnh "giải thưởng này không thuộc về tôi mà là về Rappler". Bà Ressa cho biết Rappler đã đấu tranh cho sự thật từ năm 2016.

"Khi chúng ta sống ở thế giới mà người ta còn tranh cãi về các sự thật, khi các kênh phân phối tin tức lớn nhất thế giới ưu tiên lan truyền chương trình truyền hình trực tiếp nhuốm màu giận dữ và thù ghét, và lan truyền nó nhanh hơn và xa hơn các sự thật, thì lúc đó báo chí (không còn trở thành báo chí nữa) mà trở thành một phong trào xã hội" - bà Ressa chia sẻ.

Bà Reiss-Andersen cho biết Ủy ban Nobel Na Uy hy vọng giải thưởng năm nay dành cho hai nhà báo Philippines và Nga sẽ khẳng định tầm quan trọng của báo chí không chỉ ở những nơi đang có xung đột, chiến tranh mà trên khắp thế giới.

Ông Dan Smith - giám đốc Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm - cũng cho biết giải thưởng có thể giúp tạo nguồn cảm hứng cho một thế hệ nhà báo mới trong tương lai.

https://tuoitre.vn/nobel-hoa-binh-mot-the-gioi-khong-co-su-that-la-mot-the-gioi-khong-co-niem-tin-20211008234204405.htm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét