Chiến tranh giữa Nga và Ukraine sẽ ảnh hưởng gì đến thị trường thế giới?
Trần Thanh Tâm 21/02/2022 (KTSG Online) – Dù mấy ngày trước đây, nước Nga đã có một số tuyên bố rút bớt quân đội gần biên giới với Ukraine, nguy cơ chiến tranh giữa họ và nước láng giềng vẫn chưa hề giảm bớt, thậm chí còn tăng lên hàng ngày theo truyền thông phương Tây.Dù muốn dù không, một cuộc chiến giữa hai nước sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến nhiều thị trường trên toàn cầu. Dưới đây là một số kịch bản có thể xảy ra với thị trường thế giới nếu chiến tranh giữa Nga và Ukraine diễn ra, theo một bài viết do hãng thông tấn Reuters vừa đăng tải(1).
Các kênh trú ẩn tài sản
Phản ứng thường thấy của các nhà đầu tư khi thị trường phải hứng chịu một biến cố có độ rủi ro cao là vội vã tìm lại các kênh trái phiếu, thường được xem là loại tài sản an toàn nhất. Lần này cũng vậy, điều vừa nói đã xảy ra thậm chí ngay trước khi nguy cơ cuộc chiến Nga-Ukraine làm giá dầu tăng, kéo theo lạm phát tăng vọt.
Lạm phát đang ở mức cao kỷ lục trong nhiều thập niên trong khi việc lãi suất ngân hàng ở Mỹ tăng lên chỉ là vấn đề thời gian khiến các thị trường trái phiếu khởi đầu một năm mới khá chệch choạc với lãi suất 10 năm trái phiếu kho bạc Mỹ vẫn ở quanh mức 2% và lợi suất trái phiếu Đức bật lên khỏi mức 0% lần đầu tiên kể từ năm 2019. Tuy nhiên, cuộc chiến giữa Nga và Ukraine có thể sẽ thay đổi tình hình này.
Trên thị trường ngoại hối, hối suất giữa đồng euro – franc Thụy Sĩ là chỉ số tiêu biểu nhất cho các mối rủi ro địa chính trị trong khu vực đồng euro. Đồng tiền Thụy Sĩ đã từ lâu được các nhà đầu tư chọn là một kênh trú ẩn an toàn khi có biến cố. Hối suất này đã đạt mức cao nhất vào cuối tháng giêng năm nay kể từ tháng 5-2015. Trong khi đó, vàng – cũng là một nơi trú ẩn an toàn một khi thị trường nổi cơn dông bão – đã đạt mức cao nhất trong vòng 13 tháng qua.
Xung đột Nga-Ukraine và tình hình thị trường năm 2022
(Nguồn: Reuters)
Thị trường ngũ cốc và lúa mì
Bất kỳ gián đoạn nào ngăn cản dòng chảy của ngũ cốc từ khu vực biển Bắc sẽ đều có ảnh hưởng đáng kể đến giá cả. Tình hình như vậy cũng sẽ châm thêm dầu vào cơn hỏa hoạn lạm phát giá thực phẩm trong bối cảnh sức mua là mối lo khắp thế giới theo sau các chấn thương kinh tế do đại dịch Covid-19 gây ra.
Bốn nhà xuất khẩu ngũ cốc hàng đầu – gồm Ukraine, Nga, Kazakhstan và Romania – vốn gửi các loại hàng hóa này ra nước ngoài từ các cảng trên biển Bắc sẽ phải nhìn việc kinh doanh của họ gián đoạn nếu có chiến tranh hay cấm vận.
Ukraine được dự báo sẽ là nhà xuất khẩu bắp lớn thứ ba trên thế giới trong niên vụ 2021/2022 và là nhà xuất khẩu lúa mì lớn thứ tư. Trong khi đó, nước Nga là nhà xuất khẩu lúa mì số một thế giới.
Giá lúa mì trên thế giới, chỉ số giá của FAO cao nhất nhiều thập niên
Thị trường ngũ cốc và lúa mì
Bất kỳ gián đoạn nào ngăn cản dòng chảy của ngũ cốc từ khu vực biển Bắc sẽ đều có ảnh hưởng đáng kể đến giá cả. Tình hình như vậy cũng sẽ châm thêm dầu vào cơn hỏa hoạn lạm phát giá thực phẩm trong bối cảnh sức mua là mối lo khắp thế giới theo sau các chấn thương kinh tế do đại dịch Covid-19 gây ra.
Bốn nhà xuất khẩu ngũ cốc hàng đầu – gồm Ukraine, Nga, Kazakhstan và Romania – vốn gửi các loại hàng hóa này ra nước ngoài từ các cảng trên biển Bắc sẽ phải nhìn việc kinh doanh của họ gián đoạn nếu có chiến tranh hay cấm vận.
Ukraine được dự báo sẽ là nhà xuất khẩu bắp lớn thứ ba trên thế giới trong niên vụ 2021/2022 và là nhà xuất khẩu lúa mì lớn thứ tư. Trong khi đó, nước Nga là nhà xuất khẩu lúa mì số một thế giới.
Giá lúa mì trên thế giới, chỉ số giá của FAO cao nhất nhiều thập niên
(Nguồn: Refinitiv Datastream/Karin Strohecker)
Khí đốt và dầu thô
Thị trường năng lượng sẽ rất dễ bị tổn thương nếu chiến tranh nổ ra. Nga cung cấp khoảng 35% nhu cầu khí tự nhiên cho Tây Âu, phần lớn nhờ các đường ống xuyên qua lãnh thổ Ba Lan và Belarus theo dự án đường ống dẫn Nord Stream 1 đến Đức, và lãnh thổ Ukraine đến các nước khác.
Trong năm 2020, khối lượng khí đốt do Nga cung cấp cho Tây Âu giảm xuống so với trước đó vì phong tỏa ảnh hưởng lớn đến nhu cầu. Năm ngoái, nguồn cung cấp này vẫn chưa phục hồi hoàn toàn dù nhu cầu đã tăng vọt. Do đó, giá cả đã leo lên mức kỷ lục.
Trong trường hợp Nga tấn công Ukraine, nước Đức đã tuyên bố họ sẽ dừng dự án Nord Stream 2. Đường ống này sẽ làm tăng lượng khí đốt từ Nga nhưng cũng làm tăng sự phụ thuộc của các quốc gia Tây Âu vào Nga.
Các nhà phân tích cho rằng khí tự nhiên từ Nga thông qua Urkaine và Belarus sẽ giảm xuống đáng kể nếu cuộc chiến xảy ra, và giá cả có thể sẽ lập lại kịch bản cao tương tự như trong quí 4 năm ngoái.
Trong khi đó, thị trường dầu thô cũng có thể bị ảnh hưởng nếu nguồn cung giảm xuống hay gián đoạn. Ukraine giúp chuyển dầu từ Nga cho Skovakia, Hungary và Cộng hòa Séc. Năm 2021, Ukraine là nơi trung chuyển 11,9 triệu tấn dầu Nga, thấp hơn mức 12,3 triệu tấn năm 2020.
Theo ngân hàng đầu tư Mỹ JPMorgan, cuộc xung đột Nga-Ukraine có thể làm giá dầu tăng dựng đứng. Nếu giá dầu vọt lên mức 150 đô la Mỹ một thùng, tổng sản phẩm quốc nội (GPD) toàn cầu sẽ giảm 0,9% vào quí 1 năm nay so với cùng kỳ, trong khi lạm phát toàn cầu sẽ tăng hơn gấp đôi lên mức 7,2%.
Rủi ro cho các công ty
Các công ty niêm yết của phương Tây cũng sẽ chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực nếu nước Nga động binh, cho dù đối với các công ty năng lượng, thiệt hại doanh thu – nếu có – sẽ được bù đắp nhờ giá dầu tăng.
Hãng dầu Anh BP đang sở hữu 19,75% cổ phần của Rosneft, công ty năng lượng có trụ sở ở Moscow, Nga, chiếm đến một phần ba sản lượng của công ty này. BP cũng có cổ phần trong một số liên doanh khai thác dầu lớn nhất nước Nga.
Trong khi đó, hãng Shell chiếm 27,5% cổ phần của Sakhalin 2, nhà máy khí tự nhiên đầu tiên của nước Nga hiện đang sản xuất một phần ba lượng khí xuất khẩu từ Nga. Đồng thời, Shell cũng có chân trong các liên doanh cùng kinh doanh với công ty năng lượng quốc doanh khổng lồ Gazprom của Nga.
Còn hãng dầu Mỹ Exxon lại dự phần trong một công ty con, dự án dầu khí Sakhalin-1, trong đó ONGS, một công ty quốc doanh của Ấn Độ, cũng có cổ phần. Công ty Equinor của Na Uy cũng đang hoạt động tại Nga.
Nếu xét về lĩnh vực tài chính, nguy cơ chủ yếu nằm ở Tây Âu. Khoảng 39% lợi nhuận ròng của ngân hàng Raiffeisen thuộc Áo đến từ công ty con của họ đóng tại Nga; trong khi con số của công ty OTP và UniCredit thuộc Hungary là 7%. Ngoài ra, tỷ lệ này của Societe Generale đóng tại Paris, Pháp, và ING từ Hà Lan, lần lượt là 6% và thấp hơn 1%.
Nếu xét về rủi ro nợ với nước Nga, các ngân hàng Pháp và Áo là những chủ nợ lớn nhất với lần lượt 24,2 tỉ và 17,2 tỉ đô la Mỹ. Theo sau là các nhà băng Mỹ với 16 tỉ đô la, Nhật với 9,6 tỉ và Đức với 8,8 tỉ.
Các ngành khác cũng khó tránh rủi ro. Hãng xe hơi Pháp Renault thu 8% lợi nhuận trước lãi vay và thuế của họ từ Nga, trong khi tập đoàn bán lẻ Đức Metro AG có 93 cửa hàng tại Nga góp 10% doanh số và 17% lợi nhuận của họ. Hãng bia Đan Mạch Carlsberg lại sở hữu Baltika, công ty bia nội địa lớn nhất chiếm 40% thị phần nước Nga.
Trái phiếu và tiền tệ
Từ nhiều tháng nay, trái phiếu của Nga và Ukraine đã sụt giảm so với trái phiếu của các quốc gia khác, bởi nhà đầu tư tránh rủi ro khi căng thẳng giữa Washington cùng các đồng minh với Nga gia tăng. Do đó, trái phiếu của cả hai sẽ phải hứng chịu thêm thiệt hại nếu chiến sự nổ ra.
Thị trường trái phiếu Ukraine chủ yếu là các khoản chuyến đổi của các nhà đầu tư trên thị trường mới nổi, trong khi thứ hạng của Nga trên các thị trường vốn đã liên tục sụt giảm trong mấy năm gần đây vì cấm vận và xung đột địa chính trị. Vì thể, phần nào đó tình hình chiến sự có thể không làm tệ hơn nguy cơ tác động xấu ở các kênh này.
Tuy nhiên, tiền tệ của cả Nga và Ukraine cũng đã chịu tổn thất từ trước khi đồng hryvnia của Ukraine rớt xuống đáy trong bảng xếp hạng tiền tệ cho các thị trường mới nổi, và đồng rúp của Nga đứng ở vị trí thứ năm từ dưới lên.
Khí đốt và dầu thô
Thị trường năng lượng sẽ rất dễ bị tổn thương nếu chiến tranh nổ ra. Nga cung cấp khoảng 35% nhu cầu khí tự nhiên cho Tây Âu, phần lớn nhờ các đường ống xuyên qua lãnh thổ Ba Lan và Belarus theo dự án đường ống dẫn Nord Stream 1 đến Đức, và lãnh thổ Ukraine đến các nước khác.
Trong năm 2020, khối lượng khí đốt do Nga cung cấp cho Tây Âu giảm xuống so với trước đó vì phong tỏa ảnh hưởng lớn đến nhu cầu. Năm ngoái, nguồn cung cấp này vẫn chưa phục hồi hoàn toàn dù nhu cầu đã tăng vọt. Do đó, giá cả đã leo lên mức kỷ lục.
Trong trường hợp Nga tấn công Ukraine, nước Đức đã tuyên bố họ sẽ dừng dự án Nord Stream 2. Đường ống này sẽ làm tăng lượng khí đốt từ Nga nhưng cũng làm tăng sự phụ thuộc của các quốc gia Tây Âu vào Nga.
Các nhà phân tích cho rằng khí tự nhiên từ Nga thông qua Urkaine và Belarus sẽ giảm xuống đáng kể nếu cuộc chiến xảy ra, và giá cả có thể sẽ lập lại kịch bản cao tương tự như trong quí 4 năm ngoái.
Trong khi đó, thị trường dầu thô cũng có thể bị ảnh hưởng nếu nguồn cung giảm xuống hay gián đoạn. Ukraine giúp chuyển dầu từ Nga cho Skovakia, Hungary và Cộng hòa Séc. Năm 2021, Ukraine là nơi trung chuyển 11,9 triệu tấn dầu Nga, thấp hơn mức 12,3 triệu tấn năm 2020.
Theo ngân hàng đầu tư Mỹ JPMorgan, cuộc xung đột Nga-Ukraine có thể làm giá dầu tăng dựng đứng. Nếu giá dầu vọt lên mức 150 đô la Mỹ một thùng, tổng sản phẩm quốc nội (GPD) toàn cầu sẽ giảm 0,9% vào quí 1 năm nay so với cùng kỳ, trong khi lạm phát toàn cầu sẽ tăng hơn gấp đôi lên mức 7,2%.
Rủi ro cho các công ty
Các công ty niêm yết của phương Tây cũng sẽ chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực nếu nước Nga động binh, cho dù đối với các công ty năng lượng, thiệt hại doanh thu – nếu có – sẽ được bù đắp nhờ giá dầu tăng.
Hãng dầu Anh BP đang sở hữu 19,75% cổ phần của Rosneft, công ty năng lượng có trụ sở ở Moscow, Nga, chiếm đến một phần ba sản lượng của công ty này. BP cũng có cổ phần trong một số liên doanh khai thác dầu lớn nhất nước Nga.
Trong khi đó, hãng Shell chiếm 27,5% cổ phần của Sakhalin 2, nhà máy khí tự nhiên đầu tiên của nước Nga hiện đang sản xuất một phần ba lượng khí xuất khẩu từ Nga. Đồng thời, Shell cũng có chân trong các liên doanh cùng kinh doanh với công ty năng lượng quốc doanh khổng lồ Gazprom của Nga.
Còn hãng dầu Mỹ Exxon lại dự phần trong một công ty con, dự án dầu khí Sakhalin-1, trong đó ONGS, một công ty quốc doanh của Ấn Độ, cũng có cổ phần. Công ty Equinor của Na Uy cũng đang hoạt động tại Nga.
Nếu xét về lĩnh vực tài chính, nguy cơ chủ yếu nằm ở Tây Âu. Khoảng 39% lợi nhuận ròng của ngân hàng Raiffeisen thuộc Áo đến từ công ty con của họ đóng tại Nga; trong khi con số của công ty OTP và UniCredit thuộc Hungary là 7%. Ngoài ra, tỷ lệ này của Societe Generale đóng tại Paris, Pháp, và ING từ Hà Lan, lần lượt là 6% và thấp hơn 1%.
Nếu xét về rủi ro nợ với nước Nga, các ngân hàng Pháp và Áo là những chủ nợ lớn nhất với lần lượt 24,2 tỉ và 17,2 tỉ đô la Mỹ. Theo sau là các nhà băng Mỹ với 16 tỉ đô la, Nhật với 9,6 tỉ và Đức với 8,8 tỉ.
Các ngành khác cũng khó tránh rủi ro. Hãng xe hơi Pháp Renault thu 8% lợi nhuận trước lãi vay và thuế của họ từ Nga, trong khi tập đoàn bán lẻ Đức Metro AG có 93 cửa hàng tại Nga góp 10% doanh số và 17% lợi nhuận của họ. Hãng bia Đan Mạch Carlsberg lại sở hữu Baltika, công ty bia nội địa lớn nhất chiếm 40% thị phần nước Nga.
Trái phiếu và tiền tệ
Từ nhiều tháng nay, trái phiếu của Nga và Ukraine đã sụt giảm so với trái phiếu của các quốc gia khác, bởi nhà đầu tư tránh rủi ro khi căng thẳng giữa Washington cùng các đồng minh với Nga gia tăng. Do đó, trái phiếu của cả hai sẽ phải hứng chịu thêm thiệt hại nếu chiến sự nổ ra.
Thị trường trái phiếu Ukraine chủ yếu là các khoản chuyến đổi của các nhà đầu tư trên thị trường mới nổi, trong khi thứ hạng của Nga trên các thị trường vốn đã liên tục sụt giảm trong mấy năm gần đây vì cấm vận và xung đột địa chính trị. Vì thể, phần nào đó tình hình chiến sự có thể không làm tệ hơn nguy cơ tác động xấu ở các kênh này.
Tuy nhiên, tiền tệ của cả Nga và Ukraine cũng đã chịu tổn thất từ trước khi đồng hryvnia của Ukraine rớt xuống đáy trong bảng xếp hạng tiền tệ cho các thị trường mới nổi, và đồng rúp của Nga đứng ở vị trí thứ năm từ dưới lên.
————-
(1)https://www.reuters.com/markets/europe/how-russia-ukraine-conflict-might-hit-global-markets-2022-02-19/
https://thesaigontimes.vn/chien-tranh-giua-nga-va-ukraine-se-anh-huong-gi-den-thi-truong-the-gioi/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét