Hậu quả khủng khiếp nếu Mỹ và Nga sử dụng vũ khí hạt nhân
Điều gì sẽ xảy ra nếu chiến tranh hạt nhân giữa Nga và phương Tây bùng nổ? Có thể nói như thế này, biến đổi khí hậu không phải là mối đe dọa duy nhất do con người gây ra có thể hủy diệt nhân loại, một cuộc chiến tranh hạt nhân cũng sẽ đem lại hậu quả tương tự.Mối đe dọa chiến tranh hạt nhân hiện nay dường như gần hơn so với bất cứ thời điểm nào trong hàng chục năm qua. Bản tin của các nhà khoa học nguyên tử đã cập nhật Đồng hồ Ngày tận thế chỉ còn 100 giây trước nửa đêm. Đây là mốc thời gian cận kề với ngày tận thế nhất kể từ khi đồng hồ ra mắt năm 1947. Đồng hồ càng tiến gần đến mốc 0h bao nhiêu thì nguy cơ nhân loại đối diện với ngày tận thế thật sự càng lớn bấy nhiêu.
Tổng thống Mỹ Joe Biden gần đây đưa ra nhiều tuyên bố cho thấy cuộc xung đột tiềm ẩn liên quan đến Ukraine có thể đưa cả Nga và phương Tây vào một cuộc chiến tranh thông thường.
Một số người lo ngại, một cuộc chiến tranh thông thường có thể sẽ bao gồm cả vũ khí hạt nhân. Đây là viễn cảnh đã từng ám ảnh nhân loại thời kỳ đầu của Chiến tranh Lạnh. Các chính trị gia được đánh giá là quá cởi mở với ý tưởng về chiến tranh hạt nhân đều phải trả giá cho quan quan điểm cứng rắn của họ trong các cuộc bỏ phiếu.
1) Thảm họa tàn khốc
Các bộ phim điện ảnh từ “Dr. Strangelove” đến “The Day After” đã mô tả một thế giới không thể sống được, chứa đầy bức xạ gây chết người và thiếu các nhu yếu phẩm như đồ ăn và nước uống. Khi các cơ sở hạ tầng xung quanh chúng ta sụp đổ, mọi người sẽ phải cướp bóc và dùng đến các giải pháp bạo lực khác để tồn tại. Sự suy giảm các giá trị của nền văn minh có thể cảm nhận được ở thời kỳ đầu của đại dịch Covid-19 sẽ chẳng là gì so với tình trạng vô chính phủ và sự tàn phá sau chiến tranh hạt nhân.
Nhiều thập kỷ chung sống với vũ khí hạt nhân đã đem lại cho thế giới một lượng lớn kiến thức về hậu quả của một cuộc chiến tranh hạt nhân đối với hành tinh và nhân loại. Cho dù chỉ một cuộc chiến tranh hạt nhân “nhỏ” nổ ra, hàng chục triệu người cũng sẽ chết sau những vụ nổ đầu tiên. “Mùa đông hạt nhân” sẽ khiến mùa màng trên khắp hành tinh bị phá hủy và hàng tỷ người rơi vào nạn đói.
Ở Bắc bán cầu, sẽ có sự suy giảm tầng ozone nghiêm trọng do khói hạt nhân gây ra, khiến các sinh vật bị phơi nhiễm nhiều hơn với các tia cực tím có hại. Mặc dù mọi thứ ở Nam bán cầu sẽ không tồi tệ tới vậy, nhưng ngay cả những quốc gia có vị trí tốt như Australia cũng sẽ phải đối mặt với những tác động từ một cuộc chiến tranh hạt nhân nhỏ ở Bắc bán cầu bởi tính liên kết với cộng đồng toàn cầu.
2) Căng thẳng Ukraine khó dẫn tới chiến tranh hạt nhân
“Một cuộc tấn công hạt nhân lẫn nhau giữa 2 cường quốc như Nga và Mỹ không chỉ khiến hàng triệu người thiệt mạng, khiến các khu vực rộng lớn bị nhiễm phóng xạ mà còn tiềm tàng có tác động lâu dài đối với khí hậu”, ông Hans M. Kristensen, Giám đốc Dự án thông tin hạt nhân, nhà nghiên cứu cấp cao tại SIPRI và Hiệp hội các nhà khoa học Mỹ, cho biết.
Dù vậy, ông Kristensen không cho rằng cuộc xung đột Ukraine hiện nay có thể dẫn tới một cuộc chiến tranh hạt nhân.
Nhiều chuyên gia khác cũng có nhận định tương tự.
“Thứ nhất, có rất ít khả năng điều đó xảy ra nếu không có một số tính toán sai lầm lớn, tai nạn hoặc leo thang xung đột ở đó”, Geoff Wilson, giám đốc chính trị của Hội đồng Vì một thế giới đáng sống, một tổ chức phi lợi nhuận vận động loại bỏ vũ khí hạt nhân khỏi kho vũ khí của Mỹ, trao đổi với Salon qua email.
Theo ông Wilson, Ukraine không phải là thành viên NATO, do đó, Mỹ không có cam kết sử dụng quân sự nếu chủ quyền Ukraine bị xâm phạm. Dù các nhà hoạch định chính sách Mỹ có thể cung cấp viện trợ cho Ukraine, trừng phạt Nga, Washington khó có khả năng liều lĩnh với một cuộc chiến mở.
3) Khả năng chiến tranh hạt nhân vẫn luôn tồn tại
Các cường quốc hạt nhân trên thế giới (ngoài Mỹ và Nga, còn có Trung Quốc, Ấn Độ, Israel, Pháp, Triều Tiên, Pakistan và Anh) vẫn có kho vũ khí khổng lồ. Nước Mỹ thời Tổng thống Donald Trump đã phát triển các loại vũ khí mới như đầu đạn hạt nhân hiệu suất thấp W76-2. Khả năng xảy ra chiến tranh hạt nhân vẫn luôn tồn tại, dù có thể không xảy ra trong kịch căng thẳng Ukraine hiện nay.
“Việc Mỹ bắt đầu phát triển trở lại những loại vũ khí này là điều điên rồ và nó gửi một thông điệp rất tồi tệ đến phần còn lại của thế giới khi chúng ta đang thúc đẩy các quốc gia chấm dứt phổ biến vũ khí hạt nhân, giảm quy mô và phạm vi các kho vũ khí hạt nhân lâu nay. Quan trọng hơn, điều đó gửi một tín hiệu nguy hiểm đến các đối thủ rằng Mỹ coi vũ khí hạt nhân chiến thuật rất quan trọng và họ sẽ làm điều tương tự”, ông Wilson cho biết.
Ông cũng cho rằng nếu một cuộc chiến tranh thông thường có sử dụng vũ khí hạt nhân thực sự bùng nổ, điều đó sẽ kết thúc rất thảm khốc.
“Các nhà nghiên cứu ước tính rằng một “cuộc chiến tranh hạt nhân khu vực”, ví dụ khoảng vài trăm vũ khí hạt nhân hiệu suất thấp mà Ấn Độ và Pakistan sử dụng nhằm vào đối phương có thể khiến hàng tỷ người trên thế giới thiệt mạng, do những tác động của nó đối với sản xuất lương thực”, ông Wilson cho biết.
4) Giải pháp nào có thể ngăn chặn chiến tranh hạt nhân?
Kể từ sau khi Mỹ thả quả bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản năm 1945, các trí thức trong nhiều ngành khác nhau đã ủng hộ một cơ chế quốc tế nhằm ngăn chặn một vụ thảm sát hạt nhân tiềm tàng.
Ông Andreas Bummel, người đồng sáng lập và Giám đốc chiến dịch quốc tế cho Hội đồng Nghị viện Liên Hợp Quốc và Tổ chức Dân chủ Không biên giới, cũng đưa ra lập luận tương tự, nhấn mạnh rằng không có chính sách quốc gia nào có thể loại bỏ hoàn toàn mối đe dọa hạt nhân.
“Cách duy nhất là thể chế hóa và và cấu trúc hóa bằng cách tạo ra một hệ thống quốc tế về an ninh tập thể, không chỉ dựa trên việc loại bỏ hoàn toàn vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD) mà cả giải trừ vũ khí thông thường, thiết lập năng lực của Liên Hợp Quốc để can thiệp nhanh chóng”, ông Bummel nêu quan điểm.
Ông Kristensen cũng nêu một số giải pháp để ngăn chặn chiến tranh hạt nhân.
“Các thỏa thuận kiểm soát vũ khí nhằm giảm số lượng và vai trò của vũ khí hạt nhân.Các thỏa thuận quản lý khủng hoảng nhằm giảm nguy cơ hiểu lầm và phản ứng thái quá. Đồng thời, cần phải có những thay đổi trong chính sách quốc gia để các bên kiềm chế hành động quá khích. Tất cả những điều này đòi hỏi phải có ý chí chính trị muốn thay đổi”, ông Kristensen trao đổi với Salon./.
Tổng thống Mỹ Joe Biden gần đây đưa ra nhiều tuyên bố cho thấy cuộc xung đột tiềm ẩn liên quan đến Ukraine có thể đưa cả Nga và phương Tây vào một cuộc chiến tranh thông thường.
Một số người lo ngại, một cuộc chiến tranh thông thường có thể sẽ bao gồm cả vũ khí hạt nhân. Đây là viễn cảnh đã từng ám ảnh nhân loại thời kỳ đầu của Chiến tranh Lạnh. Các chính trị gia được đánh giá là quá cởi mở với ý tưởng về chiến tranh hạt nhân đều phải trả giá cho quan quan điểm cứng rắn của họ trong các cuộc bỏ phiếu.
1) Thảm họa tàn khốc
Các bộ phim điện ảnh từ “Dr. Strangelove” đến “The Day After” đã mô tả một thế giới không thể sống được, chứa đầy bức xạ gây chết người và thiếu các nhu yếu phẩm như đồ ăn và nước uống. Khi các cơ sở hạ tầng xung quanh chúng ta sụp đổ, mọi người sẽ phải cướp bóc và dùng đến các giải pháp bạo lực khác để tồn tại. Sự suy giảm các giá trị của nền văn minh có thể cảm nhận được ở thời kỳ đầu của đại dịch Covid-19 sẽ chẳng là gì so với tình trạng vô chính phủ và sự tàn phá sau chiến tranh hạt nhân.
Nhiều thập kỷ chung sống với vũ khí hạt nhân đã đem lại cho thế giới một lượng lớn kiến thức về hậu quả của một cuộc chiến tranh hạt nhân đối với hành tinh và nhân loại. Cho dù chỉ một cuộc chiến tranh hạt nhân “nhỏ” nổ ra, hàng chục triệu người cũng sẽ chết sau những vụ nổ đầu tiên. “Mùa đông hạt nhân” sẽ khiến mùa màng trên khắp hành tinh bị phá hủy và hàng tỷ người rơi vào nạn đói.
Ở Bắc bán cầu, sẽ có sự suy giảm tầng ozone nghiêm trọng do khói hạt nhân gây ra, khiến các sinh vật bị phơi nhiễm nhiều hơn với các tia cực tím có hại. Mặc dù mọi thứ ở Nam bán cầu sẽ không tồi tệ tới vậy, nhưng ngay cả những quốc gia có vị trí tốt như Australia cũng sẽ phải đối mặt với những tác động từ một cuộc chiến tranh hạt nhân nhỏ ở Bắc bán cầu bởi tính liên kết với cộng đồng toàn cầu.
2) Căng thẳng Ukraine khó dẫn tới chiến tranh hạt nhân
“Một cuộc tấn công hạt nhân lẫn nhau giữa 2 cường quốc như Nga và Mỹ không chỉ khiến hàng triệu người thiệt mạng, khiến các khu vực rộng lớn bị nhiễm phóng xạ mà còn tiềm tàng có tác động lâu dài đối với khí hậu”, ông Hans M. Kristensen, Giám đốc Dự án thông tin hạt nhân, nhà nghiên cứu cấp cao tại SIPRI và Hiệp hội các nhà khoa học Mỹ, cho biết.
Dù vậy, ông Kristensen không cho rằng cuộc xung đột Ukraine hiện nay có thể dẫn tới một cuộc chiến tranh hạt nhân.
Nhiều chuyên gia khác cũng có nhận định tương tự.
“Thứ nhất, có rất ít khả năng điều đó xảy ra nếu không có một số tính toán sai lầm lớn, tai nạn hoặc leo thang xung đột ở đó”, Geoff Wilson, giám đốc chính trị của Hội đồng Vì một thế giới đáng sống, một tổ chức phi lợi nhuận vận động loại bỏ vũ khí hạt nhân khỏi kho vũ khí của Mỹ, trao đổi với Salon qua email.
Theo ông Wilson, Ukraine không phải là thành viên NATO, do đó, Mỹ không có cam kết sử dụng quân sự nếu chủ quyền Ukraine bị xâm phạm. Dù các nhà hoạch định chính sách Mỹ có thể cung cấp viện trợ cho Ukraine, trừng phạt Nga, Washington khó có khả năng liều lĩnh với một cuộc chiến mở.
3) Khả năng chiến tranh hạt nhân vẫn luôn tồn tại
Các cường quốc hạt nhân trên thế giới (ngoài Mỹ và Nga, còn có Trung Quốc, Ấn Độ, Israel, Pháp, Triều Tiên, Pakistan và Anh) vẫn có kho vũ khí khổng lồ. Nước Mỹ thời Tổng thống Donald Trump đã phát triển các loại vũ khí mới như đầu đạn hạt nhân hiệu suất thấp W76-2. Khả năng xảy ra chiến tranh hạt nhân vẫn luôn tồn tại, dù có thể không xảy ra trong kịch căng thẳng Ukraine hiện nay.
“Việc Mỹ bắt đầu phát triển trở lại những loại vũ khí này là điều điên rồ và nó gửi một thông điệp rất tồi tệ đến phần còn lại của thế giới khi chúng ta đang thúc đẩy các quốc gia chấm dứt phổ biến vũ khí hạt nhân, giảm quy mô và phạm vi các kho vũ khí hạt nhân lâu nay. Quan trọng hơn, điều đó gửi một tín hiệu nguy hiểm đến các đối thủ rằng Mỹ coi vũ khí hạt nhân chiến thuật rất quan trọng và họ sẽ làm điều tương tự”, ông Wilson cho biết.
Ông cũng cho rằng nếu một cuộc chiến tranh thông thường có sử dụng vũ khí hạt nhân thực sự bùng nổ, điều đó sẽ kết thúc rất thảm khốc.
“Các nhà nghiên cứu ước tính rằng một “cuộc chiến tranh hạt nhân khu vực”, ví dụ khoảng vài trăm vũ khí hạt nhân hiệu suất thấp mà Ấn Độ và Pakistan sử dụng nhằm vào đối phương có thể khiến hàng tỷ người trên thế giới thiệt mạng, do những tác động của nó đối với sản xuất lương thực”, ông Wilson cho biết.
4) Giải pháp nào có thể ngăn chặn chiến tranh hạt nhân?
Kể từ sau khi Mỹ thả quả bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản năm 1945, các trí thức trong nhiều ngành khác nhau đã ủng hộ một cơ chế quốc tế nhằm ngăn chặn một vụ thảm sát hạt nhân tiềm tàng.
Ông Andreas Bummel, người đồng sáng lập và Giám đốc chiến dịch quốc tế cho Hội đồng Nghị viện Liên Hợp Quốc và Tổ chức Dân chủ Không biên giới, cũng đưa ra lập luận tương tự, nhấn mạnh rằng không có chính sách quốc gia nào có thể loại bỏ hoàn toàn mối đe dọa hạt nhân.
“Cách duy nhất là thể chế hóa và và cấu trúc hóa bằng cách tạo ra một hệ thống quốc tế về an ninh tập thể, không chỉ dựa trên việc loại bỏ hoàn toàn vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD) mà cả giải trừ vũ khí thông thường, thiết lập năng lực của Liên Hợp Quốc để can thiệp nhanh chóng”, ông Bummel nêu quan điểm.
Ông Kristensen cũng nêu một số giải pháp để ngăn chặn chiến tranh hạt nhân.
“Các thỏa thuận kiểm soát vũ khí nhằm giảm số lượng và vai trò của vũ khí hạt nhân.Các thỏa thuận quản lý khủng hoảng nhằm giảm nguy cơ hiểu lầm và phản ứng thái quá. Đồng thời, cần phải có những thay đổi trong chính sách quốc gia để các bên kiềm chế hành động quá khích. Tất cả những điều này đòi hỏi phải có ý chí chính trị muốn thay đổi”, ông Kristensen trao đổi với Salon./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét