Vì sao Tổng thống Putin quyết định tấn công Ukraine lúc này?
Duy Anh - Chiến dịch quân sự của Moscow tại Ukraine là va chạm đầu tiên trong trật tự thế giới mới nơi Nga và Trung Quốc bắt tay thách thức vị trí lãnh đạo của Mỹ. Hơn 50 năm trước, Washington cũng từng đối mặt liên minh của Bắc Kinh và Moscow, nhưng tình thế hiện nay đã khác. Nga giờ là nhà cung cấp khí đốt quan trọng cho các đồng minh của Mỹ ở châu Âu, trong khi Trung Quốc không còn là đất nước nghèo đói kiệt quệ bởi chiến tranh mà đã trở thành nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới, theo Wall Street Journal.Mỹ lưỡng đầu thọ địch
Tung ra lực lượng khổng lồ bao vây Ukraine, Tổng thống Vladimir Putin yêu cầu phương Tây viết lại dàn xếp cấu trúc an ninh châu Âu vốn đã tồn tại từ sau Chiến tranh Lạnh. Điện Kremlin muốn chứng tỏ Nga có đủ khả năng hành động bất chấp sự phản đối và cả trừng phạt kinh tế của phương Tây.
Nga đã luân chuyển các đơn vị đóng tại biên giới với Trung Quốc tới Đông Âu, động thái cho thấy sự an tâm của Moscow vào mối quan hệ với Bắc Kinh.
Trật tự mới đang hình thành khiến Mỹ cùng lúc đối mặt hai đối thủ tại hai khu vực địa lý khác nhau, nơi Washington đều có những đồng minh thân cận và lợi ích kinh tế, chính trị sâu sắc.
Giờ là lúc chính quyền Tổng thống Biden phải quyết định phân bổ các ưu tiên, nguồn lực quốc phòng ra sao, liệu có triển khai thêm quân đồn trú ở châu Âu hay đa dạng hóa nguồn cung năng lượng để giúp các đồng minh châu Âu giảm phụ thuộc vào Moscow.
Michele Flournoy, cựu quan chức Lầu Năm Góc dưới thời cựu Tổng thống Obama, cho biết trong khoảng thời gian dài, Washington không đánh giá đúng về nguy cơ Nga có thể phát động chiến tranh toàn diện chống lại một quốc gia có chủ quyền ở châu Âu.
"Chúng ta thấy dù Bắc Kinh không thực sự thích cách làm của Putin, họ vẫn sẵn sàng bắt tay nhau để chống lại phương Tây. Điều này sẽ còn lặp lại trong tương lai", bà Flournoy nói.
Không quá khi nói tình thế éo le của Mỹ hiện này bắt nguồn một phần từ hành động của Washington sau Chiến tranh Lạnh. Là siêu cường duy nhất còn lại, Mỹ thúc đẩy các giá trị tự do dân chủ khắp thế giới, mở rộng NATO sang Đông Âu, kết nạp nhiều thành viên từng thuộc khối Warsaw và các các nước Liên Xô cũ.
NATO mở rộng đáp ứng nguyện vọng của nhiều nước Đông Âu muốn thoát khỏi ảnh hưởng của Nga như Ba Lan, Romania hay ba nước Baltic. Nhưng đồng thời, động thái này chọc giận ông Putin.
Điện Kremlin coi quan hệ với phương Tây là cuộc cạnh tranh một mất một còn, quyết tái lập sự thống lĩnh của Nga như kỷ nguyên Chiến tranh Lạnh, mở rộng ảnh hưởng của Moscow đối với các nước lân bang.
Trong khi đó, giới lãnh đạo Trung Quốc coi các cuộc cách mạng màu ở các nước Liên Xô cũ là âm mưu do Mỹ đạo diễn, có thể ngày nào đó xảy ra ở nước mình.
Nga đã luân chuyển các đơn vị đóng tại biên giới với Trung Quốc tới Đông Âu, động thái cho thấy sự an tâm của Moscow vào mối quan hệ với Bắc Kinh.
Trật tự mới đang hình thành khiến Mỹ cùng lúc đối mặt hai đối thủ tại hai khu vực địa lý khác nhau, nơi Washington đều có những đồng minh thân cận và lợi ích kinh tế, chính trị sâu sắc.
Giờ là lúc chính quyền Tổng thống Biden phải quyết định phân bổ các ưu tiên, nguồn lực quốc phòng ra sao, liệu có triển khai thêm quân đồn trú ở châu Âu hay đa dạng hóa nguồn cung năng lượng để giúp các đồng minh châu Âu giảm phụ thuộc vào Moscow.
Michele Flournoy, cựu quan chức Lầu Năm Góc dưới thời cựu Tổng thống Obama, cho biết trong khoảng thời gian dài, Washington không đánh giá đúng về nguy cơ Nga có thể phát động chiến tranh toàn diện chống lại một quốc gia có chủ quyền ở châu Âu.
"Chúng ta thấy dù Bắc Kinh không thực sự thích cách làm của Putin, họ vẫn sẵn sàng bắt tay nhau để chống lại phương Tây. Điều này sẽ còn lặp lại trong tương lai", bà Flournoy nói.
Không quá khi nói tình thế éo le của Mỹ hiện này bắt nguồn một phần từ hành động của Washington sau Chiến tranh Lạnh. Là siêu cường duy nhất còn lại, Mỹ thúc đẩy các giá trị tự do dân chủ khắp thế giới, mở rộng NATO sang Đông Âu, kết nạp nhiều thành viên từng thuộc khối Warsaw và các các nước Liên Xô cũ.
NATO mở rộng đáp ứng nguyện vọng của nhiều nước Đông Âu muốn thoát khỏi ảnh hưởng của Nga như Ba Lan, Romania hay ba nước Baltic. Nhưng đồng thời, động thái này chọc giận ông Putin.
Điện Kremlin coi quan hệ với phương Tây là cuộc cạnh tranh một mất một còn, quyết tái lập sự thống lĩnh của Nga như kỷ nguyên Chiến tranh Lạnh, mở rộng ảnh hưởng của Moscow đối với các nước lân bang.
Trong khi đó, giới lãnh đạo Trung Quốc coi các cuộc cách mạng màu ở các nước Liên Xô cũ là âm mưu do Mỹ đạo diễn, có thể ngày nào đó xảy ra ở nước mình.
Đâu là ưu tiên của Mỹ?
Từ năm 2015, Lầu Năm Góc đã dự báo về nguy cơ cạnh tranh nước lớn với Trung Quốc, chuyển dần trọng tâm từ cuộc chiến chống khủng bố sang cuộc đối đầu với các đối thủ là Bắc Kinh và Moscow.
Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đánh giá Nga là mối đe dọa ít nguy hiểm hơn trong dài hạn, còn Trung Quốc là "thách thức ngày càng cấp bách".
Đánh giá trên cũng phản ánh các ưu tiên về an ninh của Tổng thống Biden. Sau khi nắm quyền, ông Biden ưu tiên nguồn lực cho đại dịch, phục hồi kinh tế và các vấn đề nội trị, hứa hẹn chính sách đối ngoại phục vụ lợi ích của tầng lớp trung lưu sau hai cuộc chiến tranh trường kỳ, tốn kém ở Iraq và Afghanistan.
Xử lý tốt quan hệ với Nga sẽ giúp Washington có cơ hội tập trung nguồn lực quân sự, kinh tế, công nghệ vào cuộc cạnh tranh với Trung Quốc.
Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin thăm căn cứ quân đội Mỹ ở Ba Lan hôm 18/2. Ảnh: AFP.
Từ cách tiếp cận này, ông Biden tham dự hội nghị thượng đỉnh tháng 6/2021 nhằm xây dựng một mối quan hệ ổn định và dễ đoán với Nga, gia hạn thêm 5 năm hiệp định hạn chế các vũ khí hạt nhân tầm trung New START.
Nhưng những diễn biến qua là đủ để thấy Tổng thống Putin đã lợi dụng thiện chí của Washington để thúc đẩy các mục tiêu chiến lược ở Belarus và Ukraine.
Mỹ giờ đối mặt cùng lúc hai thách thức, một là cuộc khủng hoảng an ninh tại Đông Âu do Nga châm ngòi, hai là cuộc đối đầu với Trung Quốc trong tương lai.
"Mỹ có nguy cơ bị áp đảo nếu quân đội buộc phải căng mình chiến đấu cùng lúc trên hai mặt trận", Lầu Năm Góc nhận định trong một báo cáo năm 2018.
Cuộc khủng hoảng Ukraine đã buộc Mỹ triển khai thêm quân tới Đông Âu, có khả năng Washington sẽ phải xem xét lại mức chi ngân sách quốc phòng hay thậm chí quy mô quân đội.
Kỷ nguyên thu gọn quy mô lực lượng hạt nhân có khả năng sẽ chấm dứt trong bối cảnh giới chức quân sự cho rằng cần kho vũ khí hạt nhân đủ lớn để đồng thời răn đe Trung Quốc và Nga.
Cầu viện các đồng minh
Phải đối phó đồng thời Trung Quốc và Nga sẽ buộc chính quyền ông Biden dựa nhiều hơn vào các liên minh quốc tế từng giúp Washington giành được quyền lực toàn cầu như hiện nay.
Khi Tổng thống Putin và Chủ tịch Tập Cận Bình tổ chức cuộc gặp ở Bắc Kinh đầu tháng 2, hai bên đưa ra tuyên bố chung chỉ trích các liên minh có sự tham gia của Mỹ như NATO, AUKUS, cho rằng những tổ chức này đe dọa lợi ích của các nước khác.
Trung Quốc đang khẩn trương tăng cường sức mạnh quốc phòng, quân sự hóa các đảo, đá chiếm đóng trái phép ở Biển Đông, đồng thời mở rộng mạng lưới căn cứ ở nhiều khu vực trên thế giới. Mỹ đã phải gây sức ép ngăn Guinea Xích đạo cho phép Trung Quốc đặt căn cứ đầu tiên bên bờ Đại Tây Dương.
"Mỹ sẽ phải làm quen với thực tế tác chiến đồng thời trên nhiều chiến trường, không chỉ thuần về quân sự", Eliot Cohen, chuyên gia sử học quân sự tại tổ chức tư vấn chính sách CSIS, nhận định.
Lầu Năm Góc đã trì hoãn công bố chiến lược quốc phòng và đánh giá các lực lượng hạt nhân nhằm cân nhắc kế hoạch, phương án răn đe hai cường quốc đối thủ.
Lúc này, đang có cuộc tranh luận giữa các chuyên gia quốc phòng Mỹ liệu Washington có nên san sẻ nguồn lực tương đương để đồng thời đối phó Nga và Trung Quốc, hay nên tập trung nhiều hơn cho châu Á - Thái Bình Dương.
Ngoài khía cạnh quân sự, cuộc đối đầu với Nga cũng có thể làm trầm trọng thêm rạn nứt kinh tế toàn cầu. Trung Quốc và Mỹ đều đang tranh giành chuỗi cung ứng cho các công nghệ thiết yếu.
Nếu phương Tây tăng cường trừng phạt Nga, Moscow nhiều khả năng phụ thuộc hơn nữa vào Bắc Kinh.
Phó tổng thống Kamala Harris dự hội nghị an ninh ở Munich. Ảnh: AFP.
Cuộc khủng hoảng Ukraine đã làm chao đảo NATO. Tổng thư ký Jens Stoltenberg cho biết liên minh cần định hình lại bản thân để thích nghi với một thực tại mới của an ninh châu Âu.
Trong hội nghị an ninh Munich cuối tuần qua, Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris và các lãnh đạo NATO nhất trí Mỹ và châu Âu cần đoàn kết trước những hành động của Nga.
Trong ngắn hạn, giới chức NATO cho biết sẽ triển khai thêm các đơn vi tác chiến tới Đông Nam châu Âu, củng cố các lực lượng đang đóng quân ở Ba Lan, Baltic.
Thăm dò dư luận mới đây cho thấy đa phần người dân EU coi cuộc khủng hoảng ở Ukraine là mối đe dọa cho an ninh của châu Âu. Một số quan chức châu Âu lo sợ sự đoàn kết hiện nay của khối có thể lung lay trong tương lai khi phải thảo luận những vấn đề gai góc như tăng chi tiêu quốc phòng.
NATO dự kiến thông qua tài liệu "khái niệm chiến lược" mới tại hội nghị thượng đỉnh tổ chức vào tháng 6 tới ở Madrid. Tài liệu này sẽ định hình những nguyên tắc hành động ứng phó các thách thức an ninh trong thập kỷ tới.
Các chuyên gia, cựu quan chức kêu gọi các thành viên NATO ở châu Âu và Canada tăng mức đóng góp, bảo đảm đáp ứng tối thiểu 50% yêu cầu về trang thiết bị của khối cho đến năm 2030, như thế Mỹ có thể dành nguồn lực đối phó Trung Quốc.
"Tất cả thành viên lúc này đoàn kết và lên án những gì Nga làm. Nhưng khi nói đến những cam kết dài hạn nhằm củng cố khả năng phòng thủ của NATO, khối có thể sẽ bị chia rẽ", Alexander Vershbow, cựu đại sứ Mỹ tại NATO, nhận định
https://zingnews.vn/vi-sao-tong-thong-putin-quyet-dinh-tan-cong-ukraine-luc-nay-post1298338.html
Phó tổng thống Kamala Harris dự hội nghị an ninh ở Munich. Ảnh: AFP.
Cuộc khủng hoảng Ukraine đã làm chao đảo NATO. Tổng thư ký Jens Stoltenberg cho biết liên minh cần định hình lại bản thân để thích nghi với một thực tại mới của an ninh châu Âu.
Trong hội nghị an ninh Munich cuối tuần qua, Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris và các lãnh đạo NATO nhất trí Mỹ và châu Âu cần đoàn kết trước những hành động của Nga.
Trong ngắn hạn, giới chức NATO cho biết sẽ triển khai thêm các đơn vi tác chiến tới Đông Nam châu Âu, củng cố các lực lượng đang đóng quân ở Ba Lan, Baltic.
Thăm dò dư luận mới đây cho thấy đa phần người dân EU coi cuộc khủng hoảng ở Ukraine là mối đe dọa cho an ninh của châu Âu. Một số quan chức châu Âu lo sợ sự đoàn kết hiện nay của khối có thể lung lay trong tương lai khi phải thảo luận những vấn đề gai góc như tăng chi tiêu quốc phòng.
NATO dự kiến thông qua tài liệu "khái niệm chiến lược" mới tại hội nghị thượng đỉnh tổ chức vào tháng 6 tới ở Madrid. Tài liệu này sẽ định hình những nguyên tắc hành động ứng phó các thách thức an ninh trong thập kỷ tới.
Các chuyên gia, cựu quan chức kêu gọi các thành viên NATO ở châu Âu và Canada tăng mức đóng góp, bảo đảm đáp ứng tối thiểu 50% yêu cầu về trang thiết bị của khối cho đến năm 2030, như thế Mỹ có thể dành nguồn lực đối phó Trung Quốc.
"Tất cả thành viên lúc này đoàn kết và lên án những gì Nga làm. Nhưng khi nói đến những cam kết dài hạn nhằm củng cố khả năng phòng thủ của NATO, khối có thể sẽ bị chia rẽ", Alexander Vershbow, cựu đại sứ Mỹ tại NATO, nhận định
https://zingnews.vn/vi-sao-tong-thong-putin-quyet-dinh-tan-cong-ukraine-luc-nay-post1298338.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét