Nga chuẩn bị đưa quân áp sát lãnh thổ Mỹ ?
Nếu các cuộc đàm phán an ninh với Washington thất bại, quan chức Nga khẳng định Nga sẽ đưa quân gần lãnh thổ Mỹ khi "chảo lửa" Ukraine nóng lên. Tổng thống Putin cũng cảnh báo, việc triển khai tên lửa của Mỹ ở Ukraine đồng nghĩa với việc thời gian tên lửa phóng tới Moscow chỉ còn 4-5 phút trong trường hợp xảy ra chiến tranh. Do đó, Nga sẽ phải có các biện pháp cứng rắn để đối lại.
"Chúng tôi có đủ các biện pháp quân sự - kỹ thuật buộc Mỹ phải tự lo cho an ninh của mình chứ không phải Ukraine, quốc gia ở quá xa họ. Ví dụ, việc triển khai các căn cứ quân sự ở Mỹ Latinh có thể là một phương án", Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga Yuri Shvytkin nói với hãng tin Nga Gazeta.Ru hôm 18/2.
"Mỹ nên lo sợ điều này, bởi vì căn cứ quân sự (của Nga) sẽ đủ gần để tên lửa của chúng tôi phóng lên. Tôi nghĩ rằng người Mỹ không thực sự muốn tên lửa bay đến New York hoặc Washington", quan chức Nga cảnh báo.
Hồi tháng 1, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov tuyên bố Moscow không loại trừ khả năng có thể điều quân tới Cuba và Venezuela nếu các cuộc đàm phán với phương Tây về Ukraine và an ninh tại châu Âu thất bại và căng thẳng Nga - Mỹ leo thang.
Khi được hỏi liệu Nga có đang cân nhắc việc triển khai tên lửa ở Cuba hay Venezuela hay không, người phát ngôn của Tổng thống Nga, Dmitri Peskov, cho biết: "Rõ ràng, trong bối cảnh hiện nay, Nga đang tìm hiểu các phương án đảm bảo an ninh cho mình".
Đầu tháng này, ông Alexander Khokholikov, Đại sứ Nga tại Nicaragua đồng thời là đặc phái viên của Nga tại Honduras và El Salvador, đã đưa ra nhận định về khả năng đồn trú của các lực lượng ở nước ngoài trong lãnh thổ Nicaragua.
Cuối năm ngoái, Nga đã đưa ra cho Mỹ và NATO một bản đề xuất, trong đó đề nghị Mỹ và NATO đưa ra các cam kết an ninh. Một phần trong các đề xuất đó là yêu cầu Mỹ và đồng minh cam kết không mở rộng hiện diện quân sự về phía đông, không triển khai vũ khí ở các khu vực gần Nga. Moscow hối thúc Mỹ rút binh sĩ và khí tài triển khai ở Trung và Đông Âu cũng như ở các nước Baltic. Moscow cũng đề nghị Mỹ rút vũ khí hạt nhân triển khai trên lãnh thổ các đồng minh ở châu Âu.
Mỹ và NATO đã gửi phản hồi bằng văn bản hồi cuối tháng 1, trong đó từ chối các đề xuất an ninh của Nga. Thay vào đó, họ đưa ra đề xuất về các biện pháp minh bạch thông tin như thị sát các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở Ba Lan và Romania, cũng như các hạ tầng tương tự trên lãnh thổ Nga.
"Chúng tôi có đủ các biện pháp quân sự - kỹ thuật buộc Mỹ phải tự lo cho an ninh của mình chứ không phải Ukraine, quốc gia ở quá xa họ. Ví dụ, việc triển khai các căn cứ quân sự ở Mỹ Latinh có thể là một phương án", Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga Yuri Shvytkin nói với hãng tin Nga Gazeta.Ru hôm 18/2.
"Mỹ nên lo sợ điều này, bởi vì căn cứ quân sự (của Nga) sẽ đủ gần để tên lửa của chúng tôi phóng lên. Tôi nghĩ rằng người Mỹ không thực sự muốn tên lửa bay đến New York hoặc Washington", quan chức Nga cảnh báo.
Hồi tháng 1, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov tuyên bố Moscow không loại trừ khả năng có thể điều quân tới Cuba và Venezuela nếu các cuộc đàm phán với phương Tây về Ukraine và an ninh tại châu Âu thất bại và căng thẳng Nga - Mỹ leo thang.
Khi được hỏi liệu Nga có đang cân nhắc việc triển khai tên lửa ở Cuba hay Venezuela hay không, người phát ngôn của Tổng thống Nga, Dmitri Peskov, cho biết: "Rõ ràng, trong bối cảnh hiện nay, Nga đang tìm hiểu các phương án đảm bảo an ninh cho mình".
Đầu tháng này, ông Alexander Khokholikov, Đại sứ Nga tại Nicaragua đồng thời là đặc phái viên của Nga tại Honduras và El Salvador, đã đưa ra nhận định về khả năng đồn trú của các lực lượng ở nước ngoài trong lãnh thổ Nicaragua.
Đại sứ Khokholikov nói rằng, binh sĩ Nga có thể được điều động đến Nicaragua theo đạo luật đã được áp dụng tại quốc gia Trung Mỹ này.
Nga đã nhiều lần đưa máy bay quân sự tới Venezuela, bao gồm năm 2018 trong bối cảnh tình hình căng thẳng giữa Nga với Ukraine và NATO. Nga và Venezuela được cho là đã nhất trí về nguyên tắc thành lập căn cứ quân sự của Nga trên đảo La Orchila ở Biển Caribe vào thời điểm đó. Ngoài ra, Nga cũng duy trì quan hệ với Cuba.
Tổng thống Vladimir Putin và các quan chức Nga đã nhiều lần bày tỏ lo ngại về việc Mỹ triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa ở Ba Lan và Romania. Những hệ thống này có thể dễ dàng được chuyển đổi để phóng tên lửa hành trình Tomahawk mang đầu đạn hạt nhân vào sâu trong lãnh thổ Nga.
Nga đã nhiều lần đưa máy bay quân sự tới Venezuela, bao gồm năm 2018 trong bối cảnh tình hình căng thẳng giữa Nga với Ukraine và NATO. Nga và Venezuela được cho là đã nhất trí về nguyên tắc thành lập căn cứ quân sự của Nga trên đảo La Orchila ở Biển Caribe vào thời điểm đó. Ngoài ra, Nga cũng duy trì quan hệ với Cuba.
Tổng thống Vladimir Putin và các quan chức Nga đã nhiều lần bày tỏ lo ngại về việc Mỹ triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa ở Ba Lan và Romania. Những hệ thống này có thể dễ dàng được chuyển đổi để phóng tên lửa hành trình Tomahawk mang đầu đạn hạt nhân vào sâu trong lãnh thổ Nga.
Cuối năm ngoái, Nga đã đưa ra cho Mỹ và NATO một bản đề xuất, trong đó đề nghị Mỹ và NATO đưa ra các cam kết an ninh. Một phần trong các đề xuất đó là yêu cầu Mỹ và đồng minh cam kết không mở rộng hiện diện quân sự về phía đông, không triển khai vũ khí ở các khu vực gần Nga. Moscow hối thúc Mỹ rút binh sĩ và khí tài triển khai ở Trung và Đông Âu cũng như ở các nước Baltic. Moscow cũng đề nghị Mỹ rút vũ khí hạt nhân triển khai trên lãnh thổ các đồng minh ở châu Âu.
Mỹ và NATO đã gửi phản hồi bằng văn bản hồi cuối tháng 1, trong đó từ chối các đề xuất an ninh của Nga. Thay vào đó, họ đưa ra đề xuất về các biện pháp minh bạch thông tin như thị sát các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở Ba Lan và Romania, cũng như các hạ tầng tương tự trên lãnh thổ Nga.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét