Thứ Ba, 31 tháng 5, 2022

5 thức và thở bụng trong bài tập "Suối nguồn tươi trẻ"

5 thức và thở bụng trong bài tập "Suối nguồn tươi trẻ"
“Suối nguồn tươi trẻ” là một bài tập yoga đơn giản nhưng có hiệu quả rất tích cực với sức khỏe nên hiện nay đang được rất nhiều người tìm kiếm và tập theo. 


“Suối nguồn tươi trẻ” là một hình thức yoga có nguồn gốc từ Tây Tạng, được cho là đã xuất hiện từ hơn 2.500 năm trước. Các bài tập này được phổ biến bởi Peter Kelder thông qua cuốn sách “Con Mắt Khải Huyền”, được viết vào năm 1939. Trong cuốn sách, “Suối nguồn tươi trẻ” được coi như một bí quyết màu nhiệm đơn giản, giúp cải thiện sức khỏe và sắc đẹp chỉ với 5 động tác, hay gọi theo cách của các Lạt ma Tây Tạng là 5 thức.

Theo Kelder, loạt bài tập này được sử dụng bởi các tu sĩ Tây Tạng để duy trì năng lượng tích cực và có một cơ thể khỏe mạnh. Ông đã mô tả rằng nó sẽ đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe bao gồm giảm cân, tăng cường trí nhớ, cải thiện thể lực, tăng cường cảm giác khỏe mạnh, thậm chí giảm tốc độ của quá trình lão hóa. Chính vì lý do đó, bài tập này mới được đặt tên là “Suối nguồn tươi trẻ”.

Bài viết dưới đây hướng dẫn chi tiết bài tập “Suối nguồn tươi trẻ” gồm 5 thức cực kỳ đơn giản cho bạn có thể tập luyện mọi lúc mọi nơi.

Cấm vận dầu, Nga thiệt đơn, EU thiệt kép

Cấm vận dầu, Nga thiệt đơn, EU thiệt kép
Một số nhà phân tích cho rằng, lệnh cấm mới của EU sẽ ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu dầu thô của Nga nhưng có thể không gây nhiều thiệt hại cho nền kinh tế nước này. Trái lại, một số nước châu Âu sẽ rất dễ bị tổn thương khi mất khả năng tiếp cận nguồn cung dầu của Nga. Các nước EU khác ít phụ thuộc hơn vào dầu của Nga, nhưng giá dầu tăng cao là một trong những nguyên nhân chính gây ra lạm phát ở châu Âu.

Phản ứng trước động thái của EU, Đại diện thường trực của Nga tại các tổ chức quốc tế có trụ sở tại Vienna Mikhail Ulyanov tuyên bố: Nga sẽ tìm đến những khách hàng khác, sau khi vào ngày 30/5 đã được các nhà lãnh đạo của Liên minh châu Âu nhất trí áp đặt lệnh cấm vận đối với hầu hết hoạt động nhập khẩu dầu mỏ của Nga vào khối này như một phần của các biện pháp trừng phạt mới đối với Moscow liên quan đến cuộc xung đột Ukraine.

Thái Lan đề nghị Việt Nam cùng nhau tăng giá gạo

Thái Lan đề nghị Việt Nam cùng nhau tăng giá gạo
Theo như được Bloomberg trích lời của Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-Ocha, yêu cầu về một động thái được cho là đe dọa nâng giá lương thực của người tiêu dùng trên toàn thế giới, sau khi Thái Lan và Việt Nam nên cùng nhau tăng giá gạo để tăng quyền thương lượng của họ trên thị trường toàn cầu.

Người phát ngôn của Thủ tướng Thái Lan, Thanakorn Wangboonkongchana, cho hay một bước đi như vậy sẽ mang lại lợi ích cho hàng triệu nông dân trồng lúa ở hai quốc gia đang phải vật lộn với chi phí tăng cao trong khi giá ngũ cốc vẫn ở mức thấp.

Chính phủ Thái Lan cho hay họ đã lên kế hoạch với Việt Nam để thực hiện chiến lược này. Trong khi phía chính phủ Việt Nam chưa khẳng định việc đã bàn thảo với Thái Lan một kế hoạch như vậy, theo Bangkok Post hôm 30/5.

Sợ Nga, Mỹ từ chối cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

Hehe, Mỹ không cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine là phải. Ủng hộ Ukraine nhưng Mỹ và phương Tây cũng cần phải cảnh giác trước phản ứng của gấu Nga đối với chiến lược hiện tại của mình. Nếu Nga cảm thấy bị khiêu khích quá nhiều và cho rằng phương Tây có thể can thiệp quân sự vào cuộc xung đột, hoặc coi trừng phạt là một phần của chính sách mở rộng ảnh hưởng của Mỹ, thì sẽ có nguy cơ Nga tấn công ngược lại vào chính lãnh thổ Mỹ và phương Tây. Để tránh kịch bản đầy ác mộng này, Mỹ và các đồng minh sẽ đến lúc phải tìm cách đàm phán trực tiếp với Nga, bắt đầu bằng việc thông báo trực tiếp cho Nga rằng mình không có kế hoạch đáp trả quân sự, và các biện pháp trừng phạt hiện nay chỉ là phản ứng đối các hoạt động quân sự của Nga chứ không phải để chống lại chính quyền Moscow. Tiếp đó Mỹ và phương Tây phải công khai đưa ra các điều kiện dỡ bỏ trừng phạt nếu Nga đồng ý dừng chiến dịch quân sự đặc biệt. Mà những điều kiện này phải vừa ý Nga thì Nga mới chấp nhận vì Nga không phải là Việt Nam. Đổi lại, Mỹ và phương Tây cũng phải cam đoan sẽ không bao giờ cho Ukraine vào NATO và nếu Ukraine gia nhập EU thì EU cũng sẽ không bao giờ đóng quân trên lãnh thổ Ukraine... Tấn công Ukraine quả là một nước cờ cao của Putin và dùng Ukraine chống phá Nga quả là nước cờ ngu xuẩn của Biden.
Sợ Nga, Mỹ thẳng thừng từ chối cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine
Phản ứng bất ngờ của Ukraine khi Mỹ thẳng thừng từ chối cung cấp tên lửa có thể tấn công Nga. Ông Alexey Arestovich- Trợ lý của Tổng thống Ukraine đã đe dọa Mỹ bằng một "cơn giận dữ" về việc không cung cấp hệ thống pháo tên lửa tầm xa có thể tấn công Nga.

Hệ thống tên lửa phóng nhiều lần M270 (MLRS). Ảnh lockheedmartin

Một phụ tá của Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết, Kiev sẽ sử dụng đến các "cơn thịnh nộ", nếu Mỹ không cung cấp nhiều bệ phóng tên lửa để chống lại Nga. Phát ngôn của ông Alexey Arestovich đưa ra ngay sau khi có thông tin Tổng thống Mỹ Joe Biden nói rằng Mỹ sẽ không gửi đến Ukraine các tên lửa tầm xa có thể tấn công Nga.

Nga kiểm soát phần lớn thành phố chiến lược Severodonetsk

Thắng lợi vang dội đang dần dần đến với nước Nga. Zelensky lại ước ao được gặp ông Putin, nhưng tôi tin chắc Putin chẳng có lý do gì để gặp Zelensky trong bối cảnh đang đà chiến thắng hiện nay. Chúc mừng nước Nga.
Nga kiểm soát phần lớn thành phố chiến lược Severodonetsk; Zelensky lại ước ao được gặp ông Putin
Serhiy Haidai, thống đốc Luhansk cho biết "Tình hình vô cùng phức tạp - một phần của Sievierodonetsk do người Nga kiểm soát, chúng tôi không thể di chuyển tự do qua thành phố".

Nga kiểm soát phần lớn thành phố chiến lược Severodonetsk. Trận chiến ở phía đông Ukraine: Các lực lượng Nga đang "tập trung vào việc thiết lập quyền kiểm soát đối với thành phố Severodonetsk", Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine cho biết trong bản cập nhật ngày 31/5 khi giao tranh ác liệt vẫn tiếp diễn trong khu vực.

Ukraine vẫn đang kiểm soát một số khu vực của thành phố Sievierodonetsk nhưng việc sơ tán dân thường hiện không thể thực hiện được, người đứng đầu chính quyền thành phố cho biết. Người Nga hiện kiểm soát "khoảng một nửa" theo các báo cáo trên truyền hình quốc gia Ukraine.

Khâm phục Tổ Truyền thông BOT Bờ Đậu

Khâm phục Tổ Truyền thông BOT Bờ Đậu
2000 ngày đêm đấu tranh vì quyền tự do lưu thông trên Quốc lộ 3 - Khâm phục Tổ Truyền thông BOT Bờ Đậu.
Hoan hô Tổ Truyền Thông BOT Bờ Đậu và VTC14 đã đưa tin phân tích làm rõ những sai phạm của BOT Bẩn Bờ Đậu để nhân dân cả nước nhận thức rõ những sai trái, bất hợp pháp và hậu quả đau lòng của cái BOT trái phép này.
BOT Bẩn Bờ Đậu tồn tại đã hơn 5 năm trên tuyến quốc lộ 3 lịch sử dẫn tới nhiều di tích cách mạng nổi tiếng của Đảng và Nhân dân. Mặc dù nó chưa vận hành bất kỳ ngày nào và chưa thu được bất kỳ đồng phí nào của người dân vì bị người dân đồng tâm phản đối, nhưng người ta vẫn không chịu dỡ bỏ. Hàng chục vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng đã xảy ra ở đây vì BOT Bẩn này nằm ở khúc cua khuất tầm nhìn.

Toàn cầu hóa đang dần thay đổi?

Toàn cầu hóa đang dần thay đổi?
Lê Thiên Hương 30/05/2022 (KTSG) – Sau một số chính sách “nước Mỹ trên hết” phản toàn cầu hóa của Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump, thì đại dịch Covid-19 và tiếp theo là cuộc chiến Nga – Ukraine đã và đang làm thay đổi bộ mặt của toàn cầu hóa.

Sự ra đời của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 1995 phản ánh chính xác mong muốn của nhiều quốc gia sau thời chiến tranh lạnh: xây dựng một thế giới trao đổi thương mại tự do, không rào cản hay phân biệt đối xử.

TỪ VỤ KITTEST VIỆT Á, SOI VÀO GỐC VẤN ĐỀ

Kinh tế thị trường định hướng XHCN là vậy. Mọi ngành nghề đều thối nát vì hám danh lợi... Mọi ngành nghề đều có Việt Á; chỉ có điều chúng đã lộ hay chưa lộ thôi. Nhưng có một lĩnh vực đặc thù vẫn được nâng cấp; đó là nhà tù. Ngày trước ở tù chỉ toàn những kẻ thiếu học, thất nghiệp. Ngày nay ở tù toàn những giáo sư tiến sỹ hay thiếu tướng trung tướng, thậm chí có cả thượng tướng. Nguyên nhân rất đơn giản: "Cần nhìn thẳng vào sự thật ở xứ này. Khi cái gì không thể làm được bằng năng lực đều có thể mua được bằng tiền".
TỪ VỤ KITTEST VIỆT Á, SOI VÀO GỐC VẤN ĐỀ
Fb Long Chu Mộng - Khi Bộ Công an khởi tố vụ án Kittest Việt Á, tôi chỉ hình dung, nhiều lắm thì tóm vài nhân vật điển hình. Nay vụ án lan rộng đến hầu hết các tỉnh thành. Cứ đà này, không chừng phải có nhà tù riêng cho vụ án?

Nhiều người hả hê, riêng cá nhân tôi thật sự đau buồn. Không phải cái đau buồn do "tính nhân văn" hay sự đau xót cho nhiều "tinh hoa" bị nướng trong lò. Tôi đau buồn vì có truy quét hết 64 tỉnh thành liên quan đến Việt Á cũng chưa phải là nhổ tận gốc cái mầm cặn bã trong tinh thần của những kẻ đã quen "ăn không chừa thứ gì", theo lời bà Phó chủ tịch Doan.

Hỏi để học, mong các bạn bên Học viện KHXH giải đáp

Hỏi để học, mong các bạn bên Học viện KHXH giải đáp
FB 
Chu Mộng Long - Trong số bạn trí thức của tôi, có nhiều người đang là giáo sư, tiến sỹ tại Học viện khoa học xã hội. Đáng yêu nhất là trên trang họ, họ khoe sách, khoe công trình, khoe hội thảo... khoe đủ thứ để làm rạng danh dòng họ và rạng danh cơ quan. Xem khoảng chục bạn như vậy, đủ thấy nước Việt ta đang là cường quốc khoa học, đứng trên Pháp, Mỹ, Úc một cái đầu.

Tôi lại thật sự khâm phục khi Thanh tra chính phủ công khai cái cơ quan đầu não này đào tạo ra hàng ngàn tiến sĩ trong thời gian ngắn. Và chỉ có thể tin mà không hiểu được, trong một ngày, chỉ cần một đến hai hội đồng mà họ nghiệm thu được khoảng vài mươi đề tài khoa học cấp bộ, cấp nhà nước.

Nga sẽ sớm kết liễu Donbass theo kế hoạch

Nga sẽ sớm kết liễu Donbass theo kế hoạch
1) Tổng thống Zelenskyy: Donbas sẽ sớm gục ngã trước cuộc tấn công 'khắc nghiệt' của người Nga

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy cho biết, khu vực Donbas thuộc miền Đông Ukraine có thể sẽ sớm rơi vào tay các lực lượng Nga. Đây được coi là đánh giá 'khó khăn' nhất của ông.

Trong một bài phát biểu trên video vào cuối tuần qua, ông Zelenskyy cho biết điều kiện ở Donbas đã trở nên “khó khăn không thể diễn tả được” và cho rằng khu vực này có thể sẽ rơi vào tay Nga. Kể từ cuộc cách mạng màu (color revolution) nổ ra năm 2014 ở Kyiv, các lực lượng thân Nga đã kiểm soát các khu vực của Donestk và Lugans. Đồng thời, các cuộc giao tranh lẻ tẻ đã nổ ra trong nhiều năm.

Chuyện bố, mẹ và con trai

Chuyện bố, mẹ và con trai

1) Lần đầu tiên tham gia cuộc họp phụ huynh

Lần đầu tiên mẹ tham dự buổi họp phụ huynh là khi con học lớp 3. Mẹ vội vàng từ chợ đầu mối hải sản, đi họp với quần áo lấm lem, tanh mùi cá, tôm, cua. Mặc dù mẹ đã đạp xe rất nhanh, mình đầy mồ hôi, nhưng vẫn đến muộn.

Mẹ bước đến chỗ ngồi bên con, đối mặt với đôi mắt hơi mỉa mai và xa lánh của các phụ huynh, khiến trong lòng mẹ đầy nỗi xấu hổ và áy náy. Con ngẩng khuôn mặt nhỏ của con lên, lau mồ hôi trên trán mẹ, rồi đưa mẹ chai nước và nói: "Mẹ uống nước đi".

Trong tích tắc, sự quan tâm và không chút xem thường của con đã khiến biết bao phụ huynh phải trầm trồ thán phục hai mẹ con chúng ta.

Nhà tiên tri Nhật báo trước Thế chiến thứ 1, 2 và 3

Nhà tiên tri Nhật báo trước Thế chiến thứ 1, 2 và 3
Nhà tiên tri người Nhật Bản Onisaburo Deguchi từng dự đoán chính xác Thế chiến II. Ông còn cảnh báo Thiên hoàng rằng, trong tương lai không xa, Trái đất sẽ xảy ra nhiều thảm họa như động đất, núi lửa phun trào, Thế chiến III. Thậm chí còn nói rằng sau một sự kiện, Tokyo sẽ có “mưa lửa”; 
thế giới sẽ chỉ còn lại 3% dân số.

1) Dự đoán về trận động đất Kobe năm 1995

Nhật Bản là một đất nước được tạo thành từ những hòn đảo, chủ yếu bao gồm 4 hòn đảo lớn và 6.847 hòn đảo nhỏ. Do nằm ở vị trí giao nhau của nhiều mảng lục địa và đại dương nên từ xưa tới nay nơi đây thường xuyên xảy ra động đất.

Theo lý mà nói, một nơi như vậy sẽ không có lợi cho nền văn minh phát triển. Tuy nhiên, Nhật Bản đã trở thành một trong những quốc gia hiện đại hàng đầu thế giới nhờ sự đồng tâm đáng kinh ngạc của toàn dân tộc. Nhật Bản không chỉ chú trọng phát triển kinh tế mà còn liên tục đầu tư kinh phí để nghiên cứu khoa học động đất, nhằm ngăn chặn trước các rủi ro do nằm trên đới đứt gãy.

Bộ trưởng hay Chăn bò ?

Bộ trưởng hay Chăn bò ?
Chiều hôm qua khoảng 15h30 - 16h, mình đi xe buýt từ Hà Đông về nhà riêng ở khu đô thị Đoàn ngoại giao phường Xuân Tảo Hà Nội. Trời mưa to nhưng mình cảm thấy lượng mưa cũng bình thường như những lần mưa to khác.
Vậy mà đi đến đường Tố Hữu đã thấy nước ngập 40-50 cm. Xe máy và ô tô chết máy hàng loạt. May xe mình là buýt có gầm và máy cực cao nên vẫn di chuyển được, dù phải luồn lách rất vất vả qua đám ô tô và xe máy đỗ phía trước.

Thứ Hai, 30 tháng 5, 2022

Nước Mỹ đang nguy to với tên "Đần Độn"

Nước Mỹ đang nguy to với tên "Đần Độn"
Minh Ngọc - Ngày 25/5, một số chuyên gia cảnh báo trong một chương trình đặc biệt của “Just the News – Not Noise” rằng, mối đe dọa lớn nhất mà người Mỹ phải đối mặt hiện nay là Trung Quốc, tuy nhiên các chính sách của Tổng thống Joe Biden lại đang khuyến khích Bắc Kinh ngày càng lấn tới.

Sau khi Biden nhậm chức, chính quyền của ông đã ngừng “chú ý đến Trung Quốc”, Dân biểu Cộng hòa Greg Steube (tiểu bang Florida) của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện nhận xét. Ông giải thích, Biden hiện đang “khuyến khích” Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) “tiếp tục hành vi xấu xa của họ”.

Theo ông Steube, chính quyền Trump đã thiết lập chính sách thương mại cứng rắn đối với Trung Quốc và coi ĐCSTQ là “mối đe dọa số một đối với sự an toàn và an ninh của người dân Mỹ”. Ông cũng lưu ý, TT Biden đã thay đổi hoàn toàn cách tiếp cận của Mỹ đối với Bắc Kinh.

Lính Ukraine đua nhau tháo chạy tại mặt trận Donbass

Đọc bài này càng hiểu rõ Mỹ và Ukraine đang hết hơi trong cuộc chiến với Nga như thế nào. Lính Ukraine đạn không có, thiết bị liên lạc vô tuyến với tuyến sau cũng không, mỗi người chỉ được ăn một củ khoai tây cầm cự qua ngày; phải ẩn nấp cả ngày trong các chiến hào trong rừng, hoặc dưới các tầng hầm của những ngôi nhà bỏ hoang, không có gì ăn ngoài nước uống và hàng tháng không được tắm. Cha mẹ ơi, liệu có nên tiếp tục nghe theo hai ông tổng thống mê chiến tranh này không nhỉ ? Chắc chắn là đua nhau bỏ chạy rồi.
Lính Ukraine đua nhau buông súng tháo chạy tại mặt trận Donbass
Ngày càng xuất hiện tin tức binh sĩ Ukraine lựa chọn từ chối tuân theo mệnh lệnh của cấp trên, buông súng đầu hàng hoặc rời bỏ hàng ngũ khi lực lượng Nga đang áp đảo lực lượng Ukraine tại chiến trường rộng lớn ở Donbass.

1) Kháng cự trong tuyệt vọng

Trong những gần đây, các khu vực xung quanh hai thành phố Severodonetsk và Lysychansk, bên kia sông Siverskiy Donets đang bị lực lượng Nga pháo kích dữ dội.

ĐỒNG CHÉN

Đa phần người dân VN tin là có một Thế giới Tâm linh (cõi âm) thật, chỉ là âm dương luôn cách biệt, người cõi âm không thể quay lại dương gian. Có rất nhiều hiện tượng chứng tỏ điều đó; chỉ có điều chúng ta chưa có phương tiện để kiểm chứng một cách khoa học. Tôi thì nghi ngờ không tin. Nếu có cõi âm thật và người âm vẫn có thể tiếp xúc với người dương bằng nhiều cách như chúng ta đã biết, thì tức là có vòng luân hồi, chuyển kiếp theo đúng phật giáo dạy. Từ đây suy ra trước kiếp người của mỗi chúng ta, chúng ta đều có một kiếp trước đó. Vậy tại sao chúng ta lại không bao giờ tiếp xúc được với những ông bà, bố mẹ, con cái... của chúng ta ở kiếp trước mặc dù ông bà, bố mẹ, con cái... của chúng ta ở kiếp này vẫn trở lại tiếp xúc với chúng ta ? Tôi chưa từng thấy ai kể về việc này. Có một dạo phong trào ngoại cảm nở rộ ở VN, nhất là sau bài viết của nguyên Phó thủ tướng Trần Phương về chuyện tìm mộ em gái bằng ngoại cảm. Khắp nơi đi tìm mộ bằng ngoại cảm... Nhưng sau đó trò kiếm tiền này đã bị vạch trần là giả dối. Đặc biệt từ khi kỹ thuật kiểm tra quan hệ huyết thống bằng thử ADN xuất hiện thì nó hoàn toàn bị xóa sổ. Trước khi bác Trần Phương viết bài trên, tôi rất kính trọng bác, nhưng từ sau khi đọc được bài tuyên truyền mê tín dị đoan này của bác, tôi không còn coi bác là nhà khoa học nữa. Bài dưới đây của TS Lê Thành Kiên, con trai trưởng của nguyên Tổng bí thư Lê Duẩn, đăng trên trang FB của anh, có tới 148 bình luận và gần như 100% tin Thế giới Tâm linh là có thật. Thế này chẳng trách người dân VN chẳng muốn làm gì, chỉ thích thờ cúng rồi ngồi chờ bổng lộc rơi vào mình. Tôi thì không tin nên ngày đêm lao động vì tin rằng chỉ có lao động mới mang lại bổng lộc cho mình. Tôi đi chùa để vãn cảnh chứ không bao giờ cầu xin; nếu có cầu thì chỉ cầu cho vui, đại loại như cầu các cụ hiển linh chặt hết đầu lũ quan tham, cầu mong cho đất nước quay trở lại con đường phát triển văn minh, tiến bộ của nhân loại... Tôi vẫn thờ cúng bố mẹ, nhưng chỉ để tưởng nhớ công đức của bố mẹ và nhớ lại những năm tháng hạnh phúc được sống cùng bố mẹ. Tôi không thờ ông bà vì mỗi thế hệ chỉ có trách nhiệm với thế hệ sinh ra mình và thế hệ do mình sinh ra.
ĐỒNG CHÉN
Fb KT Le (con trai Tổng bí thư Lê Duẩn)
Lúc trước, tôi cứ mơ hồ về một thế giới “ bên kia”, có hay không có, nếu có thì sẽ là thế nào, có khác nhiều với “ bên này”không?

Thế rồi một lần tham gia vào trò chơi gọi “ đồng chén “ và tôi hiểu được nhiều điều.
“ Đồng chén “ là để một tờ giấy kẻ bảng chữ cái, có hai ô “ có “ và “ không “ cho hồn dễ trả lời, thắp hương khấn gọi hồn người mình muốn nói chuyện, hai người cùng đặt tay vào một chiếc chén, hay đồng xu cũng được, và hồn sẽ giao tiếp bằng cách cho chén ( đồng xu ) chạy qua các chữ trên bảng.

Chính sách cấp tiến đã đẩy người Mỹ vào thảm cảnh

Trong bài này, tác giả phê phán chính quyền Biden đang âm thầm "làm suy yếu quyền sở hữu tư nhân, trao cho chính quyền liên bang quyền chỉ đạo việc sản xuất, và điều phối việc phân phối của cải"; đặc biệt đang học tập phát xít Đức cho phép các doanh nghiệp vẫn thuộc sở hữu tư nhân, nhưng chính quyền sẽ yêu cầu họ phải sản xuất cái gì. Thứ hai, tác giả cũng phê phán chính sách phong tỏa để chống Covid của Mỹ hoàn toàn sai lầm (VN thực tế phong tỏa còn ghê rợn hơn Mỹ), dẫn tới "Kết quả chống dịch thật tồi tệ". Thứ ba, "giá xăng dầu tăng vọt là kết quả đau lòng của việc chính quyền Biden nhiệt tình theo đuổi chương trình nghị sự chống lại nhiên liệu hóa thạch và làm giảm nguồn cung. Sự can thiệp sâu rộng của chính quyền vào hoạt động kinh doanh điện ở California đã dẫn đến tình trạng hạn chế dùng điện định kỳ và việc mất điện gần như đã trở thành thông lệ. Thật là một điều đáng kinh ngạc. Vào những năm 1950, tình trạng mất điện hầu như không được biết đến ở Mỹ". 
Chính sách cấp tiến 2 năm qua đã đẩy người dân Mỹ vào thảm cảnh
Mark Hendrickson • Hai năm đại dịch vừa qua cũng là thời gian người dân Mỹ có cơ hội nhìn ra hậu quả của chính sách cấp tiến tại Mỹ. Sự gia tăng can thiệp của chính quyền vào nền kinh tế khiến người dân phải chịu đựng những biện pháp chống dịch cực đoan, các chính sách giải cứu kinh tế không hiệu quả, tình trạng khan hiếm các mặt hàng cơ bản và mức lạm phát kỷ lục trong 40 năm.

Các chính sách cấp tiến tại Mỹ đang gia tăng sự can thiệp của chính quyền vào nền kinh tế. Trên tờ The Epoch Times, tác giả Mark Hendrickson, một chuyên gia kinh tế Mỹ, đã có bài phân tích về những hậu quả của việc gia tăng can thiệp như vậy.

Tổng thống Biden sẽ phải kết thúc cuộc chiến này ?

Bài này hay. Có mấy ý chính tôi thích: (i) 75% người dân Mỹ lo Mỹ sẽ hết hơi trong cuộc chiến Nga - Ukraine, và sớm muộn Tổng thống Biden sẽ phải kết thúc cuộc chiến này trong xấu hổ và nhục nhã giống như một số cuộc chiến khác của Mỹ; (ii) Châu Á mới là nơi có mối đe dọa thực sự với Mỹ và thế giới; Mỹ cần dành sức đấu với TQ. (iii) Tác giả chỉ rõ Mỹ muốn "tiêu diệt quân đội Nga và tiến hành lật đổ chế độ ở nước này", đây chính là điều tôi thường viết và một số bạn FB không tin. (iv) "Cái giá phải trả trên chiến trường rất đắt" đối với Mỹ nếu liên minh Mỹ - NATO - Ukraine thua Nga. (v) Nga chắc chắn sẽ chiến thắng dù phải trả giá đắt; "hiện nay, toàn bộ bờ biển dọc phía đông của Ukraine đang nằm trong tay Nga, bao gồm cả cảng trọng yếu Mariupol. Và các lực lượng Nga đã sẵn sàng để chiếm thêm lãnh thổ Ukraine sau khi kết thúc giai đoạn 1 (kiểm soát hoàn toàn vùng Donbass)". Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc phòng (DIA) gần đây cũng thừa nhận ngay cả khi có sự hỗ trợ đắc lực từ Mỹ và NATO, tất cả những gì Ukraine có thể hy vọng là một kết quả hoà trong cuộc chiến với Nga. Chính Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy cũng vừa thừa nhận chiến tranh chỉ có thể được giải quyết thông qua "ngoại giao", tức cầu hòa. (vi) Câu kết rất hay: "Như vậy là quá đủ rồi. Chúng ta cần khuyến khích ông Zelenskyy đàm phán, không nên liều lĩnh thúc giục ông ta chiến đấu cho đến khi chỉ còn một binh lính cuối cùng còn sót lại". Hoan hô nước Nga và nhân dân Nga vĩ đại đã vùng lên và chiến thắng, quyết không nằm im chờ ngày bị Mỹ và NATO thịt. Đây có lẽ là cú tát mạnh nhất vào uy tín của Mỹ kể từ đầu thế kỷ 21 đến nay.
Tổng thống Biden sẽ phải kết thúc cuộc chiến này ?
Steven W. Mosher - Theo cuộc thăm dò mới nhất của tờ Quinnipiac, 75% người dân Mỹ lo ngại rằng cuộc chiến Ukraine có thể vượt quá khỏi tầm kiểm soát. Và không ai trong số họ mong muốn một cuộc chiến 'vĩnh cửu', đặc biệt là với một quốc gia đang sở hữu vũ khí hạt nhân. Thay vì đẩy mạnh tài trợ cho cuộc chiến, ông Biden, tốt hơn hết hãy kết thúc cuộc chiến này và sau đó xoay trục sang châu Á. Đó mới là nơi có mối đe dọa thực sự.
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, được cho là đã mắc sai lầm trong cuộc chiến này, có vẻ như đang mở rộng quy mô của cuộc xung đột với Nga.

Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2022

Nước Mỹ và viễn cảnh ‘nạn đói thảm họa’ trên toàn cầu

Nước Mỹ và viễn cảnh ‘nạn đói thảm họa’ trên toàn cầu
Tổng thống Ukraine cảnh báo ‘nạn đói thảm họa’ trên toàn cầu. Ngày 27/5, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cảnh báo đến tháng 7, thế giới có thể đối mặt với thảm họa nạn đói, vượt xa con số 40 triệu người mà Liên Hợp Quốc ước tính trước đó.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cảnh báo đến tháng 7, thế giới sẽ chứng kiến mức độ thực sự của tình trạng mất an ninh lương thực do xung đột Nga - Ukraine gây ra, khi kho lương thực dự trữ của các quốc gia cạn kiệt.

Ông cũng cho rằng ước tính của Liên Hợp Quốc về việc hơn 40 triệu người đang đối mặt với viễn cảnh nạn đói trong năm nay là "khiêm tốn", và một "thảm họa" đang rình rập, theo South China Morning Post.

Giữa bão giá lương thực toàn cầu, TQ chống lạm phát

Bối cảnh quốc tế hiện nay đòi hỏi chính phủ VN phải tăng cường các biện pháp đảm bảo an ninh lương thực thực phẩm, đừng say mê chạy theo tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu. Chính phủ VN nên học tập chính phủ TQ
Giữa bão giá lương thực toàn cầu, Trung Quốc tìm cách ngăn lạm phát
Trung Quốc quyết liệt chống dịch dù nền kinh tế phải trả giá lớn. Nhưng mới đây, giới chức nước này cảnh báo không để việc chống dịch làm mất an ninh lương thực, đẩy giá lên cao.

Theo South China Morning Post, trong 2 ngày liên tiếp, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã cảnh báo các quan chức địa phương không để việc chống dịch làm gián đoạn mùa thu hoạch lúa mì.

Điều này cho thấy mối lo ngại về an ninh lương thực và nguy cơ lạm phát của Trung Quốc trong bối cảnh cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu.

Ukraine có thể bỏ miền đông khi lực lượng Nga tiến lên

Hoan hô Nga sắp hoàn thành "chiến dịch quân sự đặc biệt" một cách xuất sắc và toàn thắng. 150 nghìn lính Nga đánh một nước rộng gấp đôi VN với dân số hơn 40 triệu người được phương Tây ra sức viện trợ... mà đạt được những thành quả như hiện nay là quá xuất sắc. Nếu tập đoàn quân tinh nhuệ của Ukraine không tháo chạy khỏi miền Đông thì chúng sẽ bị tiêu diệt, khi đó chính Mỹ và NATO thiệt nhất vì sẽ mất đi tên lính xung kích chống Nga điên cuồng nhất.
Ukraine có thể bỏ miền đông khi lực lượng Nga tiến lên
Ngày 27/5, Ukraine cho biết lực lượng của họ có thể cần rút khỏi cứ điểm cuối cùng ở Lugansk để tránh quân Nga, khi lực lượng của Mátxcơva đang tấn công mạnh vào miền đông nhằm thay đổi động lực của cuộc chiến suốt 3 tháng qua.

Việc Ukraine rút quân sẽ giúp Nga tiến gần hơn đến mục tiêu kiểm soát hoàn toàn hai tỉnh Lugansk và Donest thuộc vùng Donbass ở miền đông.

Thống đốc Lugansk Serhiy Gaidai nói rằng sau khi bẫy lực lượng Ukraine trong nhiều ngày, quân Nga đã vào Sievierodonetsk – thành phố lớn nhất ở vùng Donbass mà Ukraine vẫn còn giữ được.

Phương Tây 'cãi nhau' vì trừng phạt Nga không hiệu quả

Hehe, bây giờ mà phương Tây đòi Nga phải khôi phục lại đường phân giới nguyên trạng như trước cuộc chiến 24/2 thì quá ảo tưởng. Nga đã hy sinh hàng nghìn hay hàng chục nghìn quân để chiếm được một vùng rộng lớn của Ukraine làm vùng đệm an toàn cho Nga thì không bao giờ Nga từ bỏ, trừ khi chiến tranh thế giới nổ ra và Nga thua trận. Đây là cái giá của việc phương Tây cậy to khỏe ức hiếp nước Nga buộc người Nga phải vùng lên. Nga đã hy sinh xương máu thì nhất định phải đạt được cái gì đó. Ít nhất cũng phải là vùng đệm an ninh và cam kết của phương Tây bảo đảm an toàn, an ninh lâu dài cho Nga.
Phương Tây 'cãi nhau' vì trừng phạt Nga không hiệu quả
Trừng phạt Nga không hiệu quả, phương Tây quay ra tranh cãi. Hiện nay các nước phương Tây đang có nhiều chia rẽ về việc trang bị vũ khí cho Ukraine lẫn các biện pháp trừng phạt Nga. Và rất có thể chính những cuộc tranh cãi này được cho là sẽ đẩy cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine tiếp tục kéo dài.

Mâu thuẫn trước mắt giữa các nước phương Tây tập trung vào vấn đề viện trợ vũ khí. Đức đã cho thấy nước này không sẵn sàng cung cấp vũ khí hạng nặng cho Ukraine thông qua các nước láng giềng, chủ yếu là Ba Lan và Cộng hòa Séc. Ngược lại, Bộ trưởng Ngoại giao Anh Liz Truss cảnh báo phương Tây không nên thoái lui và nhượng bộ, tái khẳng định tính cấp thiết của việc viện trợ vũ khí cho Kiev.

Lãnh đạo Chechnya cảnh báo Ba Lan

Đúng như tôi đã từng bình luận, Nga rất căm giận Ba Lan và sẽ tìm cách tát cho Ba Lan một cái thật đau để Ba Lan phải câm cái miệng chống Nga lại. Nga sẽ không trực tiếp tát Ba Lan mà sẽ dùng lực lượng của các nước cộng hòa mới thành lập ở Donbass để tát Ba Lan. Khi đó nếu NATO can thiệp bảo vệ Ba Lan thì phải ném bom bắn phá chính Donbass của Ukraine chứ không phải Nga. Nga sẽ can thiệp bảo vệ các nước cộng hòa Donbass, và sẵn sàng cung cấp vũ khí hạt nhân cho lực lượng này tấn công Ba Lan khi cần. Chiến tranh thế giới dần dần sẽ xuất hiện nếu phương Tây cứ tiếp tục cuộc chiến chống Nga như hiện nay. Từ lâu tôi luôn luôn dự báo chiến tranh thế giới là không thể tránh khỏi vì lòng tham của người Mỹ và phương Tây không giới hạn. Tôi căm thù thế giới bất công do Mỹ lãnh đạo, một bên là mấy trăm triệu dân phương Tây sống thừa mứa, một bên là 6-7 tỷ dân các nước đang phát triển nghèo đói bị chúng hàng ngày sai khiến, bóc lột.
Lãnh đạo Chechnya cảnh báo Ba Lan
26/05/2022 - (Dân trí) - Lãnh đạo Cộng hòa Chechnya (thuộc Nga) tuyên bố, lực lượng vũ trang của họ sẵn sàng tấn công Ba Lan và nước này nên lấy lại vũ khí đã cấp cho Ukraine.

Nhà lãnh đạo Chechnya Ramzan Kadyrov (Ảnh: Reuters).

Giảng viên đại học: Người 10 triệu, người 200 triệu/tháng

Theo tôi, giáo dục bây giờ cũng hoạt động theo quy luật thị trường rồi, cũng theo quan hệ cung cầu, chứ không còn là giáo dục phi lợi nhuận như ngày xưa. Mỗi giảng viên có giá trị hay không phải do chính các sinh viên đánh giá hay các doanh nghiệp, tổ chức (khách hàng sử dụng sản phẩm đào tạo của họ) đánh giá và từ đó xác định được mức thu nhập tương xứng, chứ không phải cứ dốt nát mà đòi được thu nhập cao. Nếu xác định không giỏi, kiến thức chuyên môn không được xã hội coi trọng thì phải giảng viên cần phải làm thêm công việc khác để tăng thêm thu nhập là bình thường. Sợ nhất là mấy ông thầy không chịu học hỏi, không chịu tìm tòi, bao nhiêu năm vẫn dạy theo lối mòn rồi đòi nhà trường phải trả lương thế này, xã hội phải tôn vinh thế kia thì mãi mãi bản thân họ không khá lên được và ảnh hưởng đến cả nền giáo dục cũng như xã hội. Tôi cho rằng ngày nay các nhà giáo ở cấp đại học cũng đã có thu nhập khá tốt, đảm bảo được cuộc sống bình thường chứ không khó khăn như trước đây.
Giảng viên đại học công lập: Người hơn 10 triệu, người 200 triệu/tháng
Tuỳ trường đại học công tác, bằng cấp, vị trí làm việc mà giảng viên có thu nhập khác nhau. Cùng trình độ có người nhận hơn 10 triệu/tháng, nhưng có người nhận hàng trăm triệu/tháng.

Chia sẻ với VietNamNet, một thạc sĩ công tác ở một trường ĐH thành viên (ĐH Quốc gia TP.HCM), cho hay hiện ở trường ông, mức lương là hệ số nhân với mức lương bản nhà nước quy định. Còn thu nhập thì vô chừng, vì có thu nhập từ nghiên cứu khoa học nhưng năm có, năm không và tiền giảng dạy. Riêng tiền giảng dạy, hiện nhà trường trả 60.000 đồng/tiết.

Thêm danh hiệu Kiến trúc sư Nhân dân, Nhà văn Ưu tú?

Mấy hôm nay thỉnh thoảng đọc tin các vị ĐBQH phát biểu tôi thấy buồn. Đất nước bao nhiều việc cấp bách cần làm, Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhưng Đại biểu Quốc hội toàn họp bàn những việc viển vông trên mây, như thảo luận về sửa đổi toàn diện Luật Thi đua khen thưởng. Sao họ không thảo luận giải quyết thắc mắc của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: "Vì sao ngân sách nhà nước tăng rất cao trong khi nền kinh tế, doanh nghiệp còn rất khó khăn sau đại dịch? Đây là điều cực kỳ bất thường trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng thấp nhất trong nhiều thập kỷ do tác động của COVID-19. Khó khăn của doanh nghiệp là không thể bàn cãi khi nền kinh tế bị phong tỏa", hay chuyện Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ "không hiểu", "khó hiểu" vì lý do gì mà các bộ ngành địa phương không tiêu được tiền ngân sách, không giải ngân được vốn đầu tư công... Kỳ lạ là ĐBQH đang muốn có thêm Kiến trúc sư Nhân dân, Kiến trúc sư Ưu tú và Nhà văn Nhân dân, Nhà văn Ưu tú... Có lẽ rồi trong các kỳ họp tới, thừa thắng xông lên, người ta phong "Nhân dân" và "Ưu tú" cho mọi loại ngành, như giới kinh tế mình thì có Kinh tế gia Nhân dân, Kinh tế gia ưu tú. Buồn nhất là GSTS ĐBQH Trần Hoàng Ngân, đoàn TP.HCM, đề nghị bổ sung hình thức Thư khen của các lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào danh mục các cấp khen thưởng. Ông còn nói "nếu như trong kỳ họp này, tôi được Chủ tịch QH tặng một thư khen thì cũng rất tuyệt vời”. Thật là nhục, là nịnh trắng trợn. Tôi đã từng đưa ông này vào danh sách các "Đại đại Bồi bút trong kinh tế" năm 2012 vì tài phát biểu dựa trên ngôn ngữ kinh tế để nịnh bợ lãnh đạo nhằm kiếm lợi ích riêng của ông này quá tuyệt vời. Tôi nghĩ chẳng ông lãnh đạo nào muốn viết thư khen bừa bãi cả, vì biết đâu kẻ được khen hôm nay sẽ là kẻ phạm tội trong tương lai. Tôi cho rằng Quốc hội không nên mất thì giờ thảo luận sửa đổi những thứ luật kiểu này mà nên dành nhiều thời gian thảo luận và quyết định những vấn đề nóng bỏng của đất nước như quốc phòng an ninh (trong bối cảnh mới), giáo dục, y tế, giao thông (quá thối nát), phục hồi kinh tế (chưa bao giờ tăng trưởng kinh tế thấp như 2 năm qua kể từ khi đất nước đổi mới), giá tăng, thuế cao và đời sống nhân dân ngày càng giảm...
Thêm danh hiệu Kiến trúc sư Nhân dân, Nhà văn Ưu tú?
27/05/2022 (PLO)- Đại biểu Quốc hội kiến nghị có thêm danh hiệu Kiến trúc sư Nhân dân, Kiến trúc sư Ưu tú, Nhà văn Nhân dân, Nhà văn Ưu tú. Quốc hội sáng nay, 27-5, một lần nữa thảo luận về sửa đổi toàn diện Luật Thi đua khen thưởng.

ĐB Trần Thị Thu Đông, đoàn Bạc Liêu. Ảnh: quochoi.vn
Trong vai cơ quan tiếp thu, giải trình, bà Nguyễn Thúy Anh - Chủ nhiệm Uỷ ban Xã hội cho biết, tổng hợp ý kiến ở kỳ họp Quốc hội trước, có một số kiến nghị nghiên cứu mở rộng diện được xét danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú sang lĩnh vực nhiếp ảnh, kiến trúc, văn học...

Cựu lãnh đạo Ukraine nói nguy cơ bị hợp nhất với Ba Lan

Trong số những nước chống Nga, tôi ghét nhất là Anh và Ba Lan (không tính Mỹ là tên đầu sở, chủ mưu), vì đây là 2 tên lính xung kích của Mỹ tích cực hỗ trợ Ukraine. Tôi tin là Ba Lan bề ngoài ủng hộ Ukraine, nhưng trong tâm là mưu đồ cướp lại đất đã mất vào tay Ukraine. Ba Lan và Ukraine là hai quốc gia vừa là láng giềng với chiều dài biên giới chung hơn 530km, vừa có huyết thống của tộc người Slavs cổ, vừa có lịch sử gắn bó lâu dài. Dân số hai nước tương đương nhau (Ba Lan 38 triệu, Ukraine 41 triệu), nhưng lãnh thổ Ba Lan chỉ bằng một nửa Ukraine (Ba Lan 312 nghìn km2, Ukraina 604 nghìn km2). Trước đây, Nga và Ba Lan có nhiều vùng đất mỗi thời điểm thuộc một nước. Để lập lại nguyên trạng trước năm 1919, khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ 2, với lợi thế là nước Đồng minh chiến thắng, Liên Xô đã cắt phần lãnh thổ rất lớn ở phía Tây Ukraine của Ba Lan để sáp nhập vào Ukraine (một thành viên của Liên Xô) vì vùng đất này trước đó thuộc Nga; đồng thời cũng cắt một vùng đất của Đức bù đắp cho Ba Lan. Kết quả, biên giới của Ba Lan được mở rộng thêm về phía tây, đến tận ranh giới Oder-Neisse với Đức, đồng thời biên giới phía đông lùi về ranh giới Curzon, giống như đường biên giới năm 1919 với Liên Xô. Nước Ba Lan mới mất 20% diện tích (77.500 km²). Thành phố Lviv ở phía Tây Ukraine đến năm 1939 vẫn thuộc Ba Lan; người dân Ukraine ở đây nói tiếng Ba Lan rất tốt. Vì thế Ba Lan rất muốn thu hồi lại phần đất này; do đó tôi ủng hộ quan điểm cho rằng Ba Lan giúp người dân Ukraine hiện nay để thu phục lòng dân Ukraine và chờ khi thời cơ thích hợp sẽ cướp lại những vùng đất đã mất, thậm chí mở rộng thêm lãnh thổ nếu thuận lợi. Ukraine tin tưởng và dựa vào Ba Lan là sai lầm.
Nga-Ukraine 28-5: Lính Anh tham chiến ở Kiev đối mặt án tử, cựu lãnh đạo Ukraine nói nguy cơ bị hợp nhất với Ba Lan
28/05/2022 | (PLO)- Cựu Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych cảnh báo Kiev có nguy cơ bị hợp nhất với Ba Lan; Lính đánh thuê Anh tham chiến ở Ukraine có thể đối mặt án tử hình; cựu Tổng thống Ukraine bị cáo buộc phản quốc Petro Poroshenko cố gắng vượt biên rời nước.

Cảnh hoang tàn sau các đợt giao tranh giữa các lực lượng Nga và Ukraine ở Bucha, Ukraine. Ảnh: THE OBSERVER

Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2022

Tổng thống Putin bất ngờ cảm ơn phương Tây

Tổng thống Putin bất ngờ cảm ơn phương Tây
Tổng thống Putin đã gửi lời cảm ơn một số công ty nước ngoài rời Nga, để lại khoảng trống và cơ hội phát triển cho các công ty, doanh nghiệp nội địa.

Hãng tin Reuters (Anh) đưa tin, phát biểu tại phiên họp toàn thể của Diễn đàn Kinh tế Á-Âu hôm 26/5 vừa qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết ông rất vui vì một số công ty nước ngoài rời Nga đã để lại khoảng trống cho các doanh nghiệp sản xuất của Nga thay thế vị trí của họ.

Ông chủ điện Kremlin cũng cảnh báo phương Tây rằng Moskva sẽ tìm cách để có được công nghệ tiên tiến và hàng hóa xa xỉ trước làn sóng cấm vận, cô lập của phương Tây.

Đại án Việt Á: 'Quy mô kinh khủng, còn thế lực nào đằng sau?'

Đại án Việt Á: 'Quy mô kinh khủng, còn thế lực nào đằng sau?'
25 tháng 5 2022 - 
Một luật sư từ Hà Nội nói với BBC rằng đại án Việt Á có "quy mô kinh khủng" và Đảng Cộng sản cần làm rõ có "ông lớn nào" đứng đằng sau các sai phạm. LS Ngô Anh Tuấn dự đoán khi điều tra hết 62 tỉnh thành thì "có thể đại đa số các tỉnh đều dính". Việc làm ăn với Việt Á dường như có barem chung là mua kit xét nghiệm với giá cao rồi sau đó nhận hoa hồng. Theo thông tin ban đầu được báo chí nhà nước công bố tới nay, ông Lâm Văn Tuấn, Giám đốc CDC tỉnh Bắc Giang, và thuộc cấp của mình đã nhận hoa hồng lên tới 44 tỉ đồng từ Công ty Việt Á. Một câu hỏi lớn đặt ra trong quá trình điều tra vụ Việt Á là còn ai đứng sau toàn bộ vụ việc. Luật sư Ngô Anh Tuấn đặt câu hỏi: "Nếu một người rất bình thường thì liệu họ có đủ sức làm một vụ kinh khủng như thế hay không?"

Tiêm vaccine chống Covid-19 cho trẻ em ở Việt Nam

Tổng hợp tình hình cuộc chiến Nga - Ukraine đến nay

Tổng hợp tin dưới đây cho thấy quá đau xót cho Mỹ và phương Tây cũng như Ukraine do chơi đểu nước Nga và bị Nga tát vào mặt. Trong khi Nga mới mất 24,6 tỷ USD cho cuộc chiến thì riêng viện trợ quân sự của chính quyền Joe Biden dành cho Ukraine hiện đã ở mức 53,7 tỷ USD, chưa kể viện trợ của hàng chục nước phương Tây khác. Gói viện trợ này lại là những khoản nợ mà người dân Ukraine sau này sẽ phải oằn lưng hoàn trả; trong khi Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ quyết định chi số tiền đó chứ Ukraine không có thẩm quyền. Điều này có nghĩa là người dân Ukraine chỉ có thể “nhìn thấy” số tiền đó chứ không có thẩm quyền “quyết định” chi tiêu nó thế nào. Đau nữa là chính Mỹ đã biết rất rõ Ukraine đang thua thảm hại nên đích thân Bộ trưởng quốc phòng và Tổng tham mưu trưởng Mỹ phải liên tục gọi điện yêu cầu Nga ngừng bắn. Kinh hoàng nhất là phần lớn quân đội chính quy Ukraine đang tập trung ở Donbass và đang bị quân đội Nga bao vây. Nếu những đội quân này bị thương vong hoặc đầu hàng, thì lực lượng chiến đấu tinh nhuệ của Ukraine sẽ còn lại không đáng là bao và cả nước Ukraine sẽ rơi vào tay Nga. Kết của bài này rất hay: Chính quyền Joe Biden đang muốn kéo dài cuộc xung đột tại Ukraine để làm “suy yếu” nước Nga và làm giàu cho các ông lớn sản xuất vũ khí. Còn chính quyền Tổng thống Zenlesky trông chờ vào sự hỗ trợ vũ khí của Mỹ để tiếp tục chiến đấu với quân xâm lược Nga. Nhưng có một điều chắc chắn không thể phủ nhận: Hai dân tộc Nga và Ukraine có mối quan hệ huynh đệ lâu đời. Ukraine là vùng lân cận của Nga, trong khi cách Mỹ tới hơn 10.000 cây số. Có câu: “Nước xa không cứu được lửa gần”, có lẽ đang đúng với hoàn cảnh của Ukraine lúc này.
Tổng hợp tình hình cuộc chiến Nga - Ukraine đến nay
Chiến sự Ukraine đã bước sang ngày thứ 93. Có một thực tế phũ phàng là Nga đang trên đà kiểm soát toàn bộ vùng Donbass, và đang dần đạt được những mục tiêu đã đề ra. Trong khi ấy, Ukraine đang có những khó khăn nhất định, với binh lực kiệt quệ và đối mặt với nguy cơ trở thành quốc gia không giáp biển. Dù vậy, chiến thắng vẫn không thuộc về một bên nào dù hẳn sẽ có một bên thua cuộc? Vì sao?

Để đạt mục tiêu kiểm soát hoàn toàn vùng Donbass, lực lượng Nga đang phải đối mặt với sự phản kháng và phòng thủ của lực lượng tinh nhuệ nhất trong quân đội Ukraine. 10 lữ đoàn thiện chiến của Ukraine đã được triển khai ở phía Đông đất nước khi cuộc chiến bắt đầu nổ ra vào tháng 2 năm 2022...

Sáng kiến Vành đai Con đường của TQ đang sụp đổ ?

Sáng kiến Vành đai Con đường của Trung Quốc đang sụp đổ ?
Đã bước sang năm thứ 9, Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) đầy tham vọng của Bắc Kinh đang bắt đầu rạn nứt về tài chính, tiến độ và mâu thuẫn chính trị trên khắp toàn cầu. Sáng kiến BRI dường như đang sụp đổ.
Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lần đầu tiên giới thiệu sáng kiến Vành đai - Con đường (BRI), một sáng kiến của Chủ tịch Trung Quốc ông Tập Cận Bình, như một cách để toàn cầu hóa Trung Quốc thông qua việc tạo ra các mạng lưới cơ sở hạ tầng và thương mại sáng tạo có thể kết nối nước này với phần còn lại của thế giới.

'Vàng trộn kim cương': Có trục lợi chênh lệch giá hay không?

'Vàng trộn kim cương': Có trục lợi chênh lệch giá hay không?
FB Thanh Đoàn • Sự im lặng cơ quan quản lý nhà nước về vàng là Ngân hàng Nhà nước với thị trường này đã bị thách thức bởi các đại biểu Quốc hội trước câu hỏi lớn: Có hay không việc trục lợi dựa trên siêu chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế? Vàng Việt Nam vì sao khác biệt với thế giới đến vậy, lẽ nào đã trộn thêm kim cương?

Những ngày qua, thông tin được cử tri quan tâm nhất chính là các câu hỏi của Đại biểu Quốc hội về méo mó giá cả trên thị trường vàng miếng trong nước.

1) Câu hỏi nóng bỏng: Có trục lợi giá vàng hay không?

Đại biểu Quốc hội Đào Hồng Vận (Hưng Yên), Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hưng Yên, đặc biệt quan tới méo mó giá vàng miếng giữa thị trường trong nước và quốc tế. Có thời điểm, giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới tới 20 triệu đồng/lượng; mức chênh lệch giá này lên tới 26 - 30% giá mỗi lượng vàng bán ra trong nước.

Băn khoăn khi thấy bác Huệ "ko hiểu", "khó hiểu" và "lạ thế".

Băn khoăn, lo lắng khi thấy bác Chủ tịch Quốc hội "không hiểu", "khó hiểu" và "lạ thế".
Bác Huệ là giáo sư tiến sĩ kinh tế, lại là đương kim Chủ tịch Quốc hội.
Trên con đường từ cậu học trò nghèo dùng ánh sáng đom đóm thay đèn để học đến chức Chủ tịch Quốc hội hôm nay, bác Huệ đã trải qua rất nhiều chức vụ liên quan đến chi tiêu ngân sách và đầu tư nhà nước như dạy ở Đại học tài chính về kiểm toán kế toán, Phó rồi Tổng kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng Bộ tài chính, Trưởng ban Kinh tế TW, Phó thủ tướng phụ trách tài chính tiền tệ, Bí thư thành ủy Hà Nội...
Vậy mà bác Huệ vừa công khai thú nhận không hiểu vì lý do gì mà các bộ ngành địa phương không tiêu được tiền ngân sách, không giải ngân được vốn đầu tư công... thì tôi rất băn khoăn về trình độ của bác.

Thứ Năm, 26 tháng 5, 2022

Xung đột Ukraine có thể là khởi đầu cho Thế chiến III

Tỷ phú George Soros: xung đột Ukraine có thể là khởi đầu cho Thế chiến III
Phát biểu trước Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ở Davos, Thụy Sĩ hôm 23/5, tỷ phú Soros cho biết, “Cuộc xung đột (tại Ukraine) có thể là sự khởi đầu cho Thế chiến III và nền văn minh của chúng ta có thể sẽ không còn tồn tại”.

Tỷ phú Soros, người bị cáo buộc tài trợ cho các nhóm cánh tả và các chính trị gia trên khắp Hoa Kỳ, cho biết: “Các chế độ đàn áp hiện đang phát triển mạnh mẽ và các xã hội cởi mở đang bị vây hãm".

Hậu quả của việc chỉ ăn toàn rau chứ không ăn cơm

Hậu quả của việc chỉ ăn toàn rau chứ không ăn cơm
Để giảm cân, tôi thường ăn nhiều rau, thậm chí từ 15 năm nay, tôi hầu như không ăn cơm. Nhưng tôi vẫn ăn các chất có tinh bột khác như ngô khoai sắn và bánh mỳ. Do đó, một câu hỏi tự nhiên được đặt ra là: "Nếu chỉ ăn toàn rau mà không ăn cơm, thì điều gì sẽ xảy ra với cơ thể sau một năm, nó có hại cho cơ thể của tôi không?". Để trả lời, tôi đã lên mạng và thấy một bài sau.

Do tỷ lệ mắc bệnh tim mạch ngày càng tăng cao, nhiều người đã bắt đầu quan tâm đến việc làm thế nào để phòng ngừa và bảo vệ sức khỏe, và carbohydrate trở thành yếu tố được nhiều người chú ý.

Carbohydrate là thành phần chính cấu tạo nên tế bào sống và là chất cung cấp năng lượng chính, nhưng nếu tiêu thụ quá nhiều có thể dẫn đến béo phì, rối loạn chuyển hóa carbohydrate, tiết quá nhiều insulin gây ra các bệnh tim mạch.

"Vì sao Lịch sử nên là môn học bắt buộc?"

Tôi thấy GS.TS Sử học Đỗ Thanh Bình trong bài này trả lời linh tinh quá, không khẳng định được tầm quan trọng của môn lịch sử và tại sao phải coi lịch sử là môn học bắt buộc. Thời đi học, tôi rất thích học sử vì tôi quan niệm muốn tiến lên một bước, phải nhìn về phía sau 5-10 bước, đất nước muốn xây dựng kế hoạch phát triển cho 5-10 năm tới thì phải nhìn kinh nghiệm đã trải qua trong 50-100 năm trước. Sau này học các mô hình kinh tế vĩ mô và phân tích dự báo (theo xu thế), tôi càng thấy quan niệm của mình đúng vì đất nước và nền kinh tế phát triển phải theo tiềm năng dài hạn mới có hiệu quả cao nhất. Quá khứ tạo ra hiện tại và cả tương lai. Bất cứ lúc nào chúng ta cố gắng hiểu tại sao một sự kiện gì đó đã xảy ra, chúng ta đều phải bắt đầu từ các yếu tố đã hình thành trước đó, là nguồn gốc của sự kiện đó. Chỉ có cách thông qua nghiên cứu lịch sử chúng ta mới có thể nắm bắt được cách thế giới thay đổi; chỉ qua lịch sử chúng ta mới có thể hiểu được những yếu tố gây ra sự thay đổi; và chỉ qua lịch sử chúng ta mới có thể hiểu những yếu tố của một tổ chức hoặc một xã hội vẫn tồn tại mặc dù môi trường và bản thân nó có những thay đổi to lớn. Đặc biệt, học lịch sử mới hiểu con người luôn luôn cần đến môi trường sống, tức là quê hương, đất nước, nên chúng ta mới có lòng yêu nước và sẵn sàng cống hiến, hy sinh để xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Lịch sử loài người là lịch sử cướp đất đai (môi trường sống) của nhau nên mất nước sẽ trở thành nô lệ. Chính vì học lịch sử nên tôi mới ủng hộ Nga tấn công Ukraine vì Ukraine đã công khai hợp tác với NATO để tìm cách tiêu diệt nước Nga, cướp môi trường sống của nhân dân Nga và biến nước Nga thành nơi cung cấp tài nguyên cho chúng, biến người Nga thành nô lệ hầu hạ cuộc sống phè phỡn của chúng. Tôi rất mong Nga phải làm cho chúng thấy khi muốn cướp môi trường sống của người Nga, chúng sẽ phải trả giá đắt như thế nào. Lịch sử đã cho thấy mỗi khi có những kẻ muốn xâm lược nước Nga thì chúng đều phải trả những cái giá rất đắt. Do đó, nhất thiết phải dạy cho thế hệ trẻ biết lịch sử cha ông đã xây dựng và bảo vệ đất nước như thế nào để họ tiếp tục được truyền thống đó của cha ông. Học lịch sử còn cung cấp cho thế hệ trẻ những hiểu biết luân lý đạo đức và trở thành người công dân tốt.
Giáo sư Sử học phân tích: Vì sao Lịch sử nên là môn học bắt buộc?
Nguyễn Liên (Dân trí) - GS.TS Sử học Đỗ Thanh Bình, trường ĐH Sư phạm Hà Nội: "Không ai bỏ được lịch sử dân tộc, không nước nào bỏ được lịch sử dân tộc. Cho nên theo tôi, Lịch sử nên là môn học bắt buộc".

GS.TS Sử học Đỗ Thanh Bình, trường Đại học Sư phạm Hà Nội (Ảnh: Công Luân).

Nghịch lý cao ốc 30 tầng, đường 10 m ở TP.HCM

Sợ thật, không chỉ ở Sài Gòn mà cả ở Hà Nội, nhà cao tầng đang mọc lên san sát. Khắp nơi xảy ra ách tắc vào các khung giờ cao điểm. Tôi đã từng không hiểu tại sao người ta cố tình phát triển các đô thị ở VN theo cách phản khoa học và phản thực tế thế giới như đã làm trong nửa thế kỷ qua. Ai cũng biết quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng phải đi trước hàng thập kỷ so với phát triển kinh tế và xã hội, nhưng người ta không làm. Ai cũng biết không thể dồn hết dân cư vào nội đô, nhưng người ta không làm. Ai cũng biết không được xây các chung cư cao tầng tràn lan, nhưng người ta không làm... Sai lầm nối tiếp sai lầm đã khẳng định đây là cố tình làm sai vì lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm. Không chỉ một hai thế hệ lãnh đạo là sai mà tất cả các thế hệ lãnh đạo làm sai. Mà họ đều là những cán bộ ưu tú, quyền cao chức trọng của Đảng và Nhà nước. Và vì họ cố tình làm sai nên mọi khuyến nghị của người dân và các nhà khoa học đều vô giá trị trong con mắt của họ. Hàng ngày đi trên đường, chứng kiến các cảnh ách tắc giao thông làm người dân khốn khổ, tôi chỉ có một ý nghĩ trong đầu: Đất nước này không có tương lai nếu tầng lớp lãnh đạo mãi mãi thế này.
Nghịch lý cao ốc 30 tầng, đường 10 m ở TP.HCM
Ý Linh Anh Nhàn - 25/5/2022 Nhiều năm nay nhà cao tầng đua nhau mọc lên nhưng đường không được mở rộng thêm. TP.HCM đang siết chặt việc cấp phép xây dựng nhà cao tầng nhằm giảm cảnh kẹt xe. “Quy hoạch cho phép xây nhà 30 tầng nhưng phải tương ứng với con đường rộng 30 m, chứ không phải là 10 m như hiện tại. Hạ tầng giao thông vì thế mà quá tải”, kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn phân tích.

Mật độ xây dựng chung cư cao tầng dày đặc bên đường Nguyễn Hữu Thọ. Ảnh: Quỳnh Danh.

Chủ tịch nước: Vì sao thu ngân sách tăng cao ?

Hoan hô Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu toàn những câu hay quá, câu nào cũng cực kỳ chính xác: "Vì sao ngân sách nhà nước tăng rất cao trong khi nền kinh tế, doanh nghiệp còn rất khó khăn sau đại dịch? Đây là điều cực kỳ bất thường trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng thấp nhất trong nhiều thập kỷ do tác động của COVID-19. Khó khăn của doanh nghiệp là không thể bàn cãi khi nền kinh tế bị phong tỏa". Chủ tịch nước cho rằng thị trường chứng khoán vừa qua đã “bốc hơi” mạnh vì chúng ta đã điều phối, kiểm soát thế nào đó chưa tốt. Theo tôi, thị trường chứng khoán đã tăng trưởng quá nhanh trong khi hệ thống quản lý cả về thể chế chính sách, tổ chức bộ máy, con người, công nghệ… đều không theo kịp. Hiện nay tiềm lực tài chính, trình độ và năng lực thao túng thị trường của một bộ phận các nhà đầu tư chuyên nghiệp và tổ chức là khá lớn nên họ có thể thao túng thị trường kiếm lời trong khi nhà nước không có những biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn. Vấn đề lớn nhất để lành mạnh hoá thị trường nằm ở khâu thông tin không minh bạch, đặc biệt là thông tin mang tính chất nội gián, làm giá, thổi giá… Tất cả những thông tin đó nếu không kiểm soát được sẽ không chỉ làm thị trường tiếp tục chao đảo mà có thể sẽ gây ra những thiệt hại lớn, thậm chí khủng hoảng cho nền kinh tế. Chủ tịch nước khẳng định "việc triển khai các gói hỗ trợ rõ ràng chậm", “Nếu như gói hỗ trợ không kịp thời sẽ rất khó khăn cho doanh nghiệp và người lao động nghèo, đúng như bài báo đăng trên báo Tuổi Trẻ của đồng chí Nguyễn Thị Lệ là đừng để lạm phát cuốn trôi người nghèo”... Hay nhất là khi kết luận các vấn đề, Chủ tịch nước chỉ rõ: “Những vấn đề trên đang đặt ra cho chúng ta chuyện để chúng ta có sự lo lắng chung, đừng quá lạc quan, đừng chủ quan trong sự phát triển trong bối cảnh kinh tế có nhiều yếu tố phức tạp như hiện nay. Kinh tế có nhiều yếu tố phải được đề cao xử lý chủ động, đan ghép, nhuần nhuyễn chính sách và hiểu biết sâu sắc trong điều hành, quản lý mới thoát khỏi được tình hình phức tạp”. Tôi chưa từng thấy Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu được những câu hay như thế, nhất là câu "đừng quá lạc quan, đừng chủ quan trong sự phát triển". Và  tôi cũng chưa từng thấy Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu được những câu hay như thế thời bác làm Thủ tướng (4/2016-4/2021).
Chủ tịch nước: Vì sao thu ngân sách tăng cao trong khi kinh tế, doanh nghiệp còn rất khó khăn?
25/05/2022 TTO - Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề nghị cần nhìn thực chất: 'Vì sao ngân sách nhà nước tăng rất cao trong khi nền kinh tế, doanh nghiệp còn rất khó khăn sau đại dịch? Đây là điều cực kỳ bất thường trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng thấp'.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dẫn thông tin từ báo Tuổi Trẻ ra sáng 25-5 khi phát biểu tại buổi thảo luận - Ảnh: H.P.

Đường dây nhập siêu xe biếu tặng: Hộ nghèo được tặng siêu xe

Bất thường đường dây nhập siêu xe biếu tặng: Hộ nghèo được tặng siêu xe
24/05/2022 TP - Dịch COVID-19 hoành hành hơn 2 năm qua khiến hàng loạt doanh nghiệp phá sản, khó khăn. Lạ thay, mỗi năm vẫn có khoảng 1 nghìn doanh nghiệp, cá nhân ở Việt Nam được đối tác nước ngoài tặng siêu xe trị giá từ vài tỷ tới hàng chục tỷ đồng. Nhóm PV Tiền Phong đã tìm hiểu câu chuyện này và phát hiện nhiều bất thường trong đường dây nhập siêu xe biếu tặng.

Căn nhà của Phạm Văn Tiến ở Hà Nam được Cty TNHH Truyền thông và Quảng cáo Ecopark đặt địa chỉ đăng ký kinh doanh

Đường dây nhập siêu xe biếu tặng: Siêu xe về đâu?

Bất thường đường dây nhập siêu xe biếu tặng: Siêu xe về đâu?
25/05/2022 TP - Theo điều tra của PV Tiền Phong, có những đối tác nước ngoài mỗi năm hào phóng “tặng” hơn 100 siêu xe cho doanh nghiệp, cá nhân ở Việt Nam. Các đối tác này hầu hết là đại lý, nhà buôn ô tô nổi tiếng, hãng vận tải biển xuyên biên giới. Xe biếu tặng cuối cùng không đi về địa chỉ được cấp phép trước đó mà vào… các showroom ô tô.

Vũ Trọng rao bán G63 AMG ngày 19/7/2021. Nguồn: facebook Vũ Trọng

Thứ Tư, 25 tháng 5, 2022

Nga tấn công tổng lực miền Đông Ukraine

Nga tấn công tổng lực miền Đông Ukraine
Các lực lượng Nga ngày 24/5 tiến hành một cuộc tấn công tổng lực để bao vây quân đội Ukraine tại hai thành phố nằm giữa một con sông ở miền đông Ukraine, một trận chiến có thể quyết định thắng bại cho chiến dịch chủ chốt của Moscow ở phía đông.

Đúng ba tháng sau khi Tổng thống Vladimir Putin đưa quân vào Ukraine, chính quyền ở Kharkiv, thành phố lớn thứ hai của Ukraine, đã cho mở lại tuyến xe điện ngầm. Được biết, hàng nghìn thường dân đã trú ẩn trong nhiều tháng dưới sự bắn phá không ngừng của Nga, theo Reuters.

Động thái này phản ánh thành công quân sự lớn nhất của Ukraine trong những tuần gần đây: đẩy phần lớn lực lượng Nga ra khỏi tầm bắn của pháo binh vào Kharkiv, như họ đã làm tại thủ đô Kyiv hồi tháng Ba.

Nên đánh răng trước hay sau khi ăn sáng?

Khoảng 30 năm nay tôi toàn đánh răng sau khi ăn sáng; đó là học cách làm của các bạn học người Pháp. Tuy nhiên, bài dưới đây lại khuyên chúng ta nên đánh răng ngay sau khi ngủ dậy và trước khi ăn sáng. Vậy theo các bạn, cách làm của tôi đúng hay lời khuyên trong bài này đúng ?
Nên đánh răng trước hay sau khi ăn sáng?
Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ khuyến nghị mọi người nên đánh răng 2 lần một ngày, mỗi lần đẩy đủ 2 phút và nên sử dụng bàn chải lông mịn. Hầu hết mọi người đều chải răng trước khi ngủ, nhưng buổi sáng thì hơi khác một chút.

Đánh răng là bước đầu tiên và cốt yếu trong việc vệ sinh răng miệng. Việc cần làm là cầm bàn chải lên, bôi một ít kem đánh răng và chải. Nhưng để có một hàm răng chắc khỏe, chúng ta cần quan tâm các yếu tố khác nữa.

Nhiều người cho rằng đánh răng sau bữa sáng có thể làm sạch thức ăn, vừa loại bỏ vi khuẩn, mùi hôi và cho hơi thở thơm mát, sạch sẽ trước khi đi làm.

Dồn lực chống Nga, Biden tính phải nhượng bộ Trung Quốc

Hehe. Trump dùng thuế đánh cho Tập méo mặt, từ đó đến nay Tập im hơi lặng tiếng, đến hứa ủng hộ Nga gây chiến ở Ukraine nhưng vì sợ Mỹ nên đành phải chây mặt ì ra không làm. Bây giờ Biden đang buộc phải xem xét dỡ bỏ các loại thuế quan áp đặt với Trung Quốc từ thời Trump vì những khó khăn trong nước bất ngờ nổi lên do các chính sách của Mỹ chống Nga. Vậy là gậy ông  đã đập lưng ông. Hỗn loạn trong nước và chấp nhận nhượng bộ Trung Quốc, Mỹ đang trên đường lao dốc nhanh hơn hơn bao giờ hết. Chính sách của Biden càng ngày càng tệ hại, trong khi Tập sẽ như hổ thêm cánh... Cứ đà này thì việc Trump trở lại Nhà Trắng năm 2024 dường như càng ngày càng chắc chắn.
Dồn lực chống Nga, Biden tính phải nhượng bộ Trung Quốc
Trong chuyến công du tới Nhật Bản và Hàn Quốc, Tổng thống Biden cho biết chính quyền của ông đang xem xét loại bỏ thuế quan từ thời Trump đang được áp đặt lên Trung Quốc. Động thái này có thể khiến Mỹ mất đi đòn bẩy quan trọng trong đàm phán thương mại với Trung Quốc, trong khi sẽ giúp Trung Quốc có được món lợi lớn.

1) Chính quyền Biden xem xét loại bỏ thuế quan ông Trump dùng để đối phó Trung Quốc
Vào ngày 23/05, Tổng thống Joe Biden cho biết chính quyền của ông đang “xem xét” loại bỏ một số thuế quan thương mại thời Trump hiện đang áp đặt lên Trung Quốc, như một biện pháp giúp giảm áp lực từ mức lạm phát kỷ lục ở Mỹ.

GS Võ Đại Lược bàn về chống lạm phát

Bài này không hấp dẫn nhưng tôi cứ lưu vì kính trọng GSTS Lược. Ông là người đã giảng cho chúng tôi nghe nhiều vấn đề về kinh tế thế giới hồi tôi mới bắt đầu đi làm. Lúc đó ông là Viện trưởng Viện kinh tế thế giới, nay đổi thành Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới. Theo tôi được biết, bài viết "Chúng ta sẽ thu được gì khi phá giá mạnh đồng tiền VN ?" của tôi đầu năm 2001 được Thủ tướng Phan Văn Khải đánh giá cao và yêu cầu sao gửi các Bộ trưởng thuộc khối kinh tế để nghiên cứu, đồng thời Ban nghiên cứu của Thủ tướng cũng thảo luận về bài này. Tôi không tham dự nhưng thông tin của anh em tham dự cho biết chỉ có một số ít thành viên đồng ý với quan điểm phá giá mạnh đồng tiền VN của tôi, trong đó có GSTS Lược. Tôi nhớ chiều hôm trước tôi phát biểu ở hội thảo do nhóm "Đánh thức con rồng ngủ quên" và CIEM đồng tổ chức. Ngay sau đó TS Lê Đăng Doanh đề nghị tôi viết thành bài. Và tôi đã hoàn thành bài viết dài hơn 40 trang chỉ trong 1 đêm, 7h30 sáng hôm sau đã đưa cho TS Doanh. TS đã sốc khi thấy tôi hoàn thành nhanh như thế.
GSTS Võ Đại Lược bàn về chống lạm phát 
Ai cũng biết lạm phát là một căn bệnh nguy hiểm với sự phát triển kinh tế. Nhưng cân đối các giải pháp, kiểm soát được lạm phát lại đòi hỏi các nhà lãnh đạo phải có sự cân nhắc, lựa chọn chín chắn. Phục hồi kinh tế trong bối cảnh nguy cơ lạm phát hiện hữu cũng là câu chuyện được quan tâm. Dưới đây là góc nhìn của ông Võ Đại Lược, Thành viên Nhóm tư vấn cho Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười về chống lạm phát, với Dân trí.


Lạm phát cao được ví như một căn bệnh nguy hiểm đối với sự phát triển kinh tế của mọi quốc gia. Có người ví lạm phát như "bóng ma", nỗi sợ của nền kinh tế. Thậm chí có quan điểm cho rằng nó chẳng khác một căn bệnh ung thư. Nhưng tất nhiên, để kiềm chế và kiểm soát được lạm phát, lại có quá nhiều vấn đề nan giải.

Một số mô hình kinh tế báo chí trên thế giới...

Một số mô hình kinh tế báo chí trên thế giới và gợi mở cho hoạt động kinh tế báo chí ở Việt Nam hiện nay
PGS, TS. NGUYỄN THỊ TRƯỜNG GIANG
Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền, ngày 28-04-2022
TCCS - Hoạt động kinh tế báo chí ngày càng đóng vai trò quan trọng khi các cơ quan báo chí phải tự chủ về vấn đề tài chính. Trước tình hình doanh thu ngày càng giảm và chi phí sản xuất, phân phối thông tin ngày càng tăng, các cơ quan báo chí, truyền thông, hãng thông tấn đang tìm những phương thức sáng tạo để tăng doanh thu từ các sản phẩm của mình. Một số cơ quan báo chí, truyền thông trên thế giới đã tận dụng thế mạnh của không gian số để cải tiến nội dung, tạo nguồn thu, duy trì hoạt động và phát triển. Đó là những gợi mở quý cho các hoạt động kinh tế báo chí ở Việt Nam hiện nay.

Kinh tế báo chí là một ngành kinh tế có thể tạo ra lợi nhuận lớn và là ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới. Trong đó, tin tức và các sản phẩm của hoạt động báo chí, truyền thông, dù là in ấn hay trực tuyến đều là hàng hóa, có thể trao đổi, mua bán; đáp ứng nhu cầu về thông tin, chính trị, giáo dục, giải trí... của công chúng. Tuy nhiên, báo chí, truyền thông chỉ trở thành một ngành công nghiệp khi việc sản xuất được diễn ra trên quy mô, dây chuyền lớn, với sự hỗ trợ của công nghệ, kỹ thuật cùng các cơ chế, chính sách và điều tiết từ chính phủ.

Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng tặng Nguyễn Tấn Dũng

Đọc bài này mình thấy hơi lạ. Một là ông Dũng đã nghỉ hưu thì việc trao huy hiệu tuổi đảng phải do đảng ủy nơi ông Dũng sinh hoạt trao mới đúng, chứ sao lại là cơ quan cũ (Chính phủ) trao. Hơn nữa, đây là huy hiệu đảng nên tổ chức trao phải là tổ chức đảng chứ không phải cơ quan hành pháp. Hai là tham dự lễ trao huy hiệu đảng chỉ có Thủ tướng Chính phủ, 1 Phó Thủ tướng Chính phủ và 1 Phó Chủ tịch Quốc hội; hoàn toàn không có đại diện bên Đảng. Vậy là sao ? Ba là, còn nhớ tại Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI năm 2012, "Bộ Chính trị đã thống nhất 100% đề nghị Ban Chấp hành Trung ương xem xét kỷ luật đối với một đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị". Dư luận đều cho rằng đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị đó là ông Nguyễn Tấn Dũng, lúc đó đang giữ chức Thủ tướng Chính phủ và bối cảnh lúc đó là nền kinh tế đang liên tục trải qua 3 cuộc khủng hoảng liên tiếp trong các năm 2008, 2010 và 2011-2012 dưới sự lãnh đạo của ông Dũng; biểu hiện rõ nhất là tỷ lệ tăng trưởng kinh tế suy giảm nghiêm trọng, tỷ lệ lạm phát rất cao, tham nhũng tràn lan cùng những bất ổn chưa từng thấy trong lĩnh vực ngân hàng... Vậy mà trong lễ trao tặng huy hiệu hôm qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính vẫn ca ngợi và tôn vinh ông Dũng hết lời.
Trao Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng tặng nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
24-05-2022 
Chiều 24/5, tại Trụ sở Chính phủ, Đảng bộ Văn phòng Chính phủ trang trọng tổ chức Lễ trao Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Nguyễn Tấn Dũng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thủ tướng Chính phủ. Thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Phạm Minh Chính trao Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Nguyễn Tấn Dũng. 

Tham dự có các đồng chí: Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Lê Văn Thành, Phó Thủ tướng Chính phủ; Nguyễn Khắc Định, Phó Chủ tịch Quốc hội; lãnh đạo một số bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương. Nhân dịp này, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gửi lẵng hoa chúc mừng.

Kissinger: Phải ép Ukraine trao lãnh thổ cho Nga

Henry Alfred Kissinger sinh tháng 5 năm 1923, theo cách tính tuổi của VN thì năm nay ông vừa tròn 100 tuổi. Ông là người đề xuất chính sách "Realpolitik", từ đó đóng vai trò then chốt trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ giai đoạn 1969 - 1977 và trong nhiều năm tiếp theo. Ông đã viết hơn mười cuốn sách về chính trị và quan hệ quốc tế. Nhiều học giả đã xếp Kissinger là Ngoại trưởng Mỹ có tầm ảnh hưởng nhất kể từ năm 1965 đến nay và là một trong vài bộ óc siêu việt của nước Mỹ. Kissinger giành giải Nobel Hòa bình năm 1973 nhờ đàm phán thành công Hiệp định Paris thiết lập lệnh ngừng bắn và rút quân Mỹ khỏi Việt Nam. Đặc biệt, ông đề xuất chính sách "détente" (giảm nhẹ căng thẳng giữa các siêu cường quốc). Chính sách này dẫn đến Hoa Kỳ nới lỏng đáng kể căng thẳng Liên Xô. Ông cũng đóng vai trò chủ chốt trong các cuộc đàm phán năm 1971 với Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai. Các cuộc đàm phán đã kết thúc mở ra mối quan hệ hợp tác giữa Hoa Kỳ và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và sự hình thành một liên kết chiến lược Trung-Mỹ chống Liên Xô. Tôi ủng hộ quan điểm trong bài dưới đây của ông Kissinger về Ukraine. Dù đã trăm tuổi, nhưng ông vẫn rất sáng suốt khi nhìn nhận vị thế địa chính trị Ucraina trong bàn cờ châu Âu cũng như thế giới. Nếu Mỹ và châu Âu thực hiện theo ý kiến này, sẽ tạo cơ sở để châu Âu ổn định trước mắt cũng như lâu dài. Tôi luôn luôn mong một châu Âu thực sự ổn định, Mỹ không chèn ép Nga mà nên tranh thủ sự hợp tác của Nga để tập trung nguồn lực cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc. Mâu thuẫn chủ yếu của thời đại ngày nay là giữa Mỹ và Trung Quốc chứ không phải giữa Mỹ và Nga. Tôi cho rằng nếu Mỹ và phương Tây dồn lực kéo dài chiến tranh ủy nhiệm và tăng cường trừng phạt kinh tế chống Nga thì có thể dẫn đến EU tan rã hoặc ít nhất là khủng hoảng hợp tác một cách hệ thống giữa các nước EU. Tôi không biết Tổng thống Nga và nhân dân Nga đang lo lắng hay cười thầm trước các đòn tấn công của Mỹ và Phương Tây, khả năng cao là họ đang cười thầm. Tôi dự báo Nga sẽ tiếp tục cuộc chiến ở Ukraine, nhưng ở một chừng mực vừa phải để kéo dài thời gian và chờ cuộc khủng hoảng lớn bùng nổ ở Mỹ và Phương Tây. Đó có thể là khủng hoảng kinh tế trầm trọng, khắp nơi thiếu lương thực thực phẩm và năng lượng sưởi ấm. Chia rẽ trong nội bộ EU sẽ trở nên sâu sắc chưa từng có. Tôi không tin người dân EU sẽ chấp nhận đánh đổi cuộc sống giầu có và ổn định hiện nay của họ cho những toan tính lợi ích chính trị và theo Mỹ của những nhà lãnh đạo EU và Ukraina. Đặc biệt, cũng như trong chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai, châu Âu tan nát trong khi Mỹ là kẻ trục lợi, giầu lên rất nhanh. Biểu tình phản chiến EU - Nga và Biểu tình chống Mỹ cuối cùng sẽ phải nổ ra trên khắp EU. 
Cựu ngoại trưởng Mỹ Kissinger: Phải ép Ukraine trao lãnh thổ cho Nga
Anh Tú | 24/05/2022 - Báo Telegraph của Anh vừa đăng bài nêu ý kiến của cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger trong đó kêu gọi phương Tây phải ép Ukraine đàm phán với Nga, chấp nhận trao lãnh thổ cho Nga.
Bài viết đăng trên Telegraph của Anh vào sáng nay (theo giờ VN)

Tổ chức Seagames để làm gì ?

Tổ chức Seagames để làm gì ?
Việt Nam vô địch.
Việt Nam cho cả thế giới ngửi khói.
Việt Nam đặt cả thế giới dưới gót giày...
Thể thao VN tiêu biểu cho thể thao hiện tại và thể thao tương lai của nhân loại.
........
Đây là những câu tôi thường thấy trên báo và trên mạng.

Đọc bảng tổng sắp huy chương Seagames 31 dưới đây thì có vẻ thế thật.
Thái Lan đã từng là đỉnh cao, là tượng đài... của thể thao Đông Nam Á. Vậy mà bị Việt Nam bỏ xa tới 113 huy chương vàng và 22 huy chương bạc. Có lẽ vì thương các nước láng giềng quý mến nên VN cố tình giả thua để nhả lại ít huy chương vàng và bạc cho họ. Chênh lệch ở khu vực Đông Nam Á khủng khiếp như thế thì có khi VN cũng có thể vô địch thế giới thật.

Thứ Hai, 23 tháng 5, 2022

Kỷ nguyên hàng hóa rẻ và dồi dào có thể đã kết thúc

Kỷ nguyên hàng hóa rẻ và dồi dào có thể đã kết thúc
Chánh Tài - Kinh tế Sài Gòn Online (KTSG Online) – Đại dịch Covid-19 và chiến tranh ở Ukraine tiếp tục gây sức ép lên các mối quan hệ thương mại và kinh doanh, thời kỳ hàng hóa dồi dào đó dường như đang bị đảo ngược một phần.Cảng Los Angeles, cảng container bận rộn nhất ở Mỹ, luôn trong tình trạng tắc nghẽn trong suốt năm qua do cơn hỗn loạn của chuỗi cung ứng toàn cầu. Ảnh: AP

Toàn cầu bất ổn, Việt Nam đối diện nhiều khó khăn

Toàn cầu bất ổn, Việt Nam đối diện nhiều khó khăn
TRẦN THỦY 22 Tháng 05, 2022 Áp lực lạm phát cao, năng suất lao động giảm và sự lệch pha trong chính sách kích thích kinh tế là những thách thức và quan ngại đối với tăng trưởng GDP Việt Nam 2022.
 
Kinh tế đang trong quá trình phục hồi nhưng vẫn sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, trở ngại trong năm 2022.

Nga sắp mất vị thế thống trị về năng lượng

Nga sắp mất vị thế thống trị về năng lượng
Một trong những thất bại to lớn của Nga trong cuộc chiến với Ukraine là việc nguồn thu quan trọng từ năng lượng của Nga đang bị đe dọa. Châu Âu đang tích cực tìm kiếm các giải pháp thay thế cho nguồn năng lượng từ Nga, với các nhà cung cấp tiềm năng như Mỹ, Bắc Phi hay Israel.

Thật là một sự bất hạnh to lớn của nước Nga khi nhà lãnh đạo của nước này, ông Vladimir Putin, đã đi quá xa ở Ukraine.

Tin chiến sự Nga - Ukraine ngày 22/5/2022

Mình thấy lực lượng Nga thế là giỏi rồi. Nga chỉ có khoảng 150 nghìn quân tham chiến, trải ra một vùng rộng lớn gần 1/3-1/4 Ukraine, tức là rộng hơn một nửa nước VN. Trong khi đó Ukraine có tới 700 nghìn quân, chưa kể lực lượng bán quân sự (dân quân địa phương) cũng hàng trăm nghìn người. Nga lại là bên tấn công, không quen địa hành... Bình thường lực lượng tấn công phải đông gấp 3-4 lần bên phòng thủ thì mới thắng được.
Tin chiến sự Nga - Ukraine ngày 22/5/2022
1) Tổng thống Ukraine: Tình hình Donbas 'vô cùng khó khăn'
Hôm 21/5, Tổng thống Ukraine cho biết "tình hình ở Donbas vô cùng khó khăn". Tuy nhiên, Kyiv đã bác bỏ lệnh ngừng bắn và không nhượng bộ Moscow. Động thái này đã 'đổ thêm dầu vào lửa', khiến Nga tăng cường tấn công ở khu vực phía đông Donbas và ngừng cung cấp khí đốt cho Phần Lan, theo Reuters.
Lực lượng ly khai do Nga hậu thuẫn đã kiểm soát nhiều vùng lãnh thổ ở Luhansk và tỉnh Donetsk lân cận trong cuộc xâm lược kể từ ngày 24/2. Tuy nhiên, Moscow muốn chiếm phần lãnh thổ cuối cùng do Ukraine nắm giữ ở Donbas, theo Reuters.

Donald Trump sẽ tát cạn Đầm Lầy Washington

Donald Trump sẽ tát cạn Đầm Lầy Washington
Các thành viên Đảng Dân Chủ đang ngày càng tuyệt vọng hơn bởi sau mỗi tuần thì sự trở lại của ông Donald Trump lại càng trở nên chắc chắn hơn. 
Tuy nhiên, nước Mỹ có thể khởi động trở lại vào năm 2028 với những nhà lãnh đạo mới, một Đảng Cộng Hòa thời hậu Trump đã được đào tạo để biết cư xử đúng mực, và một Đảng Dân Chủ được xây dựng lại sau đống đổ nát Ozуmandiaѕ của các ông bà Biden–Sanders–Harris–Schumer–Pelosi.
Đảng Dân Chủ đang làm xáo trộn chuỗi các sự kiện đã đưa chúng ta đến tình thế bế tắc hiện tại: ông Trump đã đụng độ với đoàn thể bao che, thông đồng bè phái của nhóm Obama-Bush-Clinton (the OBushintons) — các mưu đồ trả-tiền-để-chơi của nhà Clinton, những thương vụ bán tầm ảnh hưởng và quyền tiếp cận của nhà Biden, chủ nghĩa tinh anh-phân biệt chủng tộc-chủ nghĩa xã hội ngụy trang nửa vời của nhà Obama, tính đơn điệu mềm yếu và không đủ năng lực của các thành viên Đảng Cộng Hòa gồm các ông Bush–McCain–Romney–McConnell–Ryan.

Mẹ nó, sợ gì. Sát Thái...

Mẹ nó, sợ gì. Sát Thái...
Khẩu hiệu của cổ động viên VN tối nay có lẽ là: Mẹ nó, sợ gì. Sát Thái. Chiến thôi. VN Vô Địch.
Tôi hầu như không bao giờ xem bất kỳ nội dung thi đấu nào của Seagames 21 cũng như của các Seagames trước, kể cả bóng đá.

Thắp hương cổ vũ Seagames

Thắp hương cổ vũ Seagames
Thanh niên VN cổ vũ đội bóng đá U23 quốc gia trong thời đại 4.0 và cách mạng công nghệ & quản lý.
Có thể đem con khỉ ra khỏi rừng nhưng không thể đem rừng ra khỏi đầu con khỉ.

Huân chương ???

Huân chương ???
Mẹ nó !!! Đưa tao để làm gì ? Chúng mày biết rõ là tao không mang theo được mà. Chẳng lẽ để giục tao đi ngay và luôn ? Nhưng tao sợ gì !!!

Nhớ cụ Đồng

Nhớ cụ Đồng
Đây là ảnh cụ Hồ và Thủ tướng Phạm Văn Đồng dự khán trận bóng đá tại sân vận động Hàng Đẫy Hà Nội. Tháp tùng có bác sĩ Trần Văn Lai, đốc lý Hà Nội, ngồi cạnh cụ Hồ. Bác sĩ là người đã đặt lại tên cho các đường phố ở Hà Nội sau khi chúng ta tiếp quản thủ đô (bỏ tên người Pháp, thay bằng tên danh nhân VN).
Nhìn ảnh tôi nhớ tới những kỷ niệm với cụ Đồng. Tôi gặp cụ lần đầu năm 1984 khi đi cùng chú Việt Phương, thư ký hơn 50 năm của cụ.

Tử hình vs 4 năm tù ???

Tử hình vs 4 năm tù ???
Cùng là cộng sản nhưng mà khác nhau khủng khiếp nhỉ. Bảo sao kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 10% mỗi năm và sắp vượt Mỹ làm cả thế giới kinh sợ. Còn VN ra ngõ gặp anh hùng, vào tù cũng gặp anh hùng thì càng ngày càng lụn bại. Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan thì khẳng định và được rất nhiều báo đưa thành tít: VN là đất nước không chịu phát triển.
Cũng thông cảm với các bác cầm chịch ở VN thôi vì công lý ở VN chỉ là thằng hề. Có bác Chủ tịch Quốc hội bảo kỷ luật nghiêm thì lấy đâu ra cán bộ để làm việc. 

ĐIÊN RỒ

Bài viết này thấu tận tim gan khối óc của chúng ta. Rất mong bài viết được lãnh đạo các cấp bộ ngành GD, TG , VHTT& DL, TTTT và đặc biệt các vị lãnh đạo cao hơn ở Bộ CT đọc và suy ngẫm.
ĐIÊN RỒ
FB Nguyễn Thị Minh Trâm - Cũng lâu lắm rồi tôi không quan tâm đến chuyện học của bọn trẻ. Bữa nay ngồi ăn cơm, mọi người trong nhà có dịp tề tựu nên nói chuyện về việc học hành của bọn trẻ con…, tôi giật mình tá hỏa khi thấy các cháu mình học những môn lạ hoắc lạ huơ…
Thật ra, tôi nghỉ hưu đã khá lâu nhưng chính thức rời bục giảng mới chỉ 3 năm. Những đổi thay trong chương trình giáo dục với tôi không lạ nhưng năm học 2021-2022 thì đúng nhiều chuyện lạ.

Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2022

Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi

Mình ngại đọc báo chính thống, vì khi đọc thường rất căng thẳng và bực tức trước những thông tin sai sự thật hay thông tin hành hạ dân... nhiều quá. Bài dưới đây là một ví dụ. Lãnh đạo Đảng và Nhà nước đi đâu cũng khoe thành tích, nhất là tỷ lệ lạm phát gần như bằng 0... Vậy mà khắp nơi dân đều than thở giá cái gì cũng tăng kinh khủng. Thậm chí trong bài "Tài xế công nghệ rơi thảm cảnh, phải bán tháo xe,"chạy làng" thời bão giá" mình vừa đăng, tác giả không ngần ngại đăng ngay trên tít cụm từ "thời bão giá". Bây giờ thì "Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi" ngay trong năm học tới. Chưa hết, người ta còn cho phép "mỗi năm sau tăng khoảng 6-8%". Đặc biệt, trong khi khắp nơi trên thế giới người ta phổ cập hóa trung học cơ sở (cấp 2), tức là cưỡng bức mọi trẻ em phải đi học và được miễn phí, thì ở nước ta vẫn chưa áp dụng việc này. Và do đó các em cũng phải chịu cảnh tăng học phí. Lỹ thuyết và thực tế đã chứng minh rất rõ, chất lượng nguồn lao động tăng lên chủ yếu là từ phổ cập hóa trung học cơ sở, và đây là nhân tố quan trọng hàng đầu để phát triển kinh tế xã hội. Tăng số giáo sư tiến sĩ không có ý nghĩa gì đối với tăng trưởng kinh tế so với hàng chục triệu trẻ em được học cấp 2 tử tế và miễn phí.
Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
20/5/2022, Năm học 2022-2023, học phí THCS dự kiến 50.000-300.000 đồng/tháng, gấp đôi mức 19.000-155.000 đang áp dụng, hầu hết các bậc còn lại có mức tăng tương tự. Theo dự thảo Nghị quyết quy định mức thu học phí với các trường mầm non, phổ thông công lập tại Hà Nội từ năm học 2022-2023 đến năm học 2025-2026, các địa bàn trên thành phố được chia thành bốn vùng.

Học sinh lớp 12, trường THPT Việt Đức, quận Ba Đình, Hà Nội, trở lại trường ngày 6/12/2021 sau hơn nửa năm học trực tuyến. Ảnh: Giang Huy

Nga tuyên bố toàn thắng tại nhà máy thép Azovstal

Đáng chú ý là hôm thứ 17/05, các nhà lập pháp Nga đã đưa ra kế hoạch tuyên bố những người lính Ukraine thuộc tiểu đoàn Azov là "tội phạm phát xít", những người không được tham gia bất kỳ cuộc hoán đổi tù nhân nào của Nga với Ukraine. Thêm nữa, văn phòng Tổng Công tố Nga đã yêu cầu Tòa án tối cao của nước này tuyên bố tiểu đoàn Azov là một "tổ chức khủng bố" để ngăn chặn những người lính thuộc tiểu đoàn Azov được đối xử như những tù nhân chiến tranh thông thường. Tôi ủng hộ việc làm này của Nga.
Nga tuyên bố toàn thắng tại nhà máy thép Azovstal
21/05/22 Binh sĩ Ukraine cuối cùng ra hàng, Nga đã tuyên bố chiến thắng trong trận chiến kéo dài nhiều tháng nhằm xâm chiếm thành phố cảng Mariupol của Ukraine. Những người lính cuối cùng bảo vệ nhà máy thép Azovstal của thành phố hiện đã đầu hàng, các quan chức Moscow cho biết.

Trong nhiều tháng, những binh lính này đã ẩn náu trong khu phức hợp khổng lồ, ngăn cản Nga thiết lập quyền soát hoàn toàn thành phố. Cuộc sơ tán hôm 20/05 đã đánh dấu sự kết thúc của cuộc bao vây hủy diệt nhất trong cuộc chiến tại Ukraine, với việc Mariupol giờ đây trở thành đống đổ nát hoàn toàn.