Tổng thống Biden sẽ phải kết thúc cuộc chiến này ?
Steven W. Mosher - Theo cuộc thăm dò mới nhất của tờ Quinnipiac, 75% người dân Mỹ lo ngại rằng cuộc chiến Ukraine có thể vượt quá khỏi tầm kiểm soát. Và không ai trong số họ mong muốn một cuộc chiến 'vĩnh cửu', đặc biệt là với một quốc gia đang sở hữu vũ khí hạt nhân. Thay vì đẩy mạnh tài trợ cho cuộc chiến, ông Biden, tốt hơn hết hãy kết thúc cuộc chiến này và sau đó xoay trục sang châu Á. Đó mới là nơi có mối đe dọa thực sự.Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, được cho là đã mắc sai lầm trong cuộc chiến này, có vẻ như đang mở rộng quy mô của cuộc xung đột với Nga.
Ông Biden không những không thể ngăn chặn được cuộc xâm lược, mà chính quyền của ông có lẽ đã kích động cuộc chiến này leo thang hơn nữa. Cuộc hội thoại liều lĩnh về việc mở rộng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) - kết nạp Ukraine làm thành viên, đồng thời không trang bị cho quốc gia đó các phương tiện để tự vệ - có thể đã tác động đến quyết định của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Ông Putin có được khuyến khích để tấn công Ukraine 'nhờ vào' sự sụp đổ của Afghanistan? Sự kém cỏi của chính quyền ông Biden và Lầu Năm Góc bộc lộ rõ khi các công dân, đồng minh của Mỹ và hàng tỷ USD trang thiết bị quân sự rơi vào tay Taliban. Nếu một phần nhỏ trong số này được chuyển đến Ukraine trước đó, có lẽ ông Putin sẽ suy nghĩ lại về cuộc xâm lược.
Tất nhiên, việc suy ngẫm lại những thất bại trong quá khứ của chính quyền ông Biden sẽ không thể khiến Ukraine - hoặc chúng ta - thoát khỏi tình trạng bế tắc như hiện tại.
Câu hỏi đặt ra là chúng ta sẽ bắt đầu từ đâu đây?
Có vài đáp án cho câu hỏi đó từ vị tổng thống rất đáng báo động và thẳng thắn của chúng ta. Ông Biden đã kêu gọi lật đổ ông Putin, đe dọa trả đũa việc sử dụng vũ khí hóa học (thực tế không tồn tại) và nói với quân đội Mỹ rằng họ đang tiến vào vùng chiến sự. Người dân chúng ta có thực sự muốn một cuộc chiến 'vĩnh cửu' dưới thời vị tổng tư lệnh này không?
Tuy nhiên, ngay cả các quan chức chính quyền, những người nắm toàn quyền chỉ huy cũng muốn sử dụng Ukraine như một bên ủy nhiệm để tiêu diệt quân đội Nga và tiến hành lật đổ chế độ ở nước này. Ví dụ, Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin vào tháng trước đã tuyên bố rằng chính quyền Hoa Kỳ muốn “thấy Nga suy yếu đến mức không thể làm những điều mà họ đã làm khi xâm lược Ukraine”.
Làm thế nào chúng ta xác định được rằng Nga đã suy yếu đến mức có thể kết thúc cuộc tàn sát? Khi tất cả những gì còn sót lại là kho vũ khí hạt nhân chăng?
Chúng tôi nghe thấy rất nhiều cuộc nói chuyện từ Tập đoàn Chiến tranh Washington rằng, cuộc xung đột sẽ còn kéo dài cho đến khi toàn bộ lãnh thổ do Nga nắm giữ đều thuộc về Ukraine, chứ không chỉ là những lợi ích gần đây mà Kyiv đạt được ở Donbass. Như vậy, mục tiêu này sẽ bao gồm hai nước cộng hòa ly khai ở Donbass và Crimea, vốn nằm trong tay Nga từ năm 2014.
Những người này muốn một chiến thắng về mặt quân sự chứ không phải một cuộc thương lượng trong hoà bình. Hoa Kỳ sẵn sàng trang bị cho Ukraine những thứ vũ khí tối tân nhất. Ví như ông John Bolton, người từng có thời gian ngắn giữ chức cố vấn an ninh quốc gia dưới thời Tổng thống Donald Trump. Ông ủng hộ chiến lược leo thang, lập luận rằng chúng ta không chỉ nên gửi MIG của Ba Lan đến Kyiv, mà còn cả F-15 và F-16 của Mỹ.
ảnh Một máy bay chiến đấu F-16 do Mỹ sản xuất có vũ trang cất cánh từ đường cao tốc ở Pingtung, miền nam Đài Loan, trong cuộc tập trận Han Kuang hàng năm vào ngày 15/9/2021. (Sam Yeh/Getty Images)
Ông giải thích: “Sẽ là một đòn đau đối với sự tín nhiệm của Hoa Kỳ trên phạm vi toàn cầu khi Ukraine phải đánh bại một siêu cường để rồi sẽ phải cho đi những gì đã giành được trên bàn đàm phán. Cái giá phải trả trên chiến trường rất đắt".
Gạt qua một bên về sự tín nhiệm toàn cầu của Hoa Kỳ, vốn đã tan nát vì sự rút lui đáng xấu hổ của chúng ta khỏi Afghanistan, điều này thật ảo tưởng. Ukraine đã không tiến sát đến mục tiêu "hạ gục một siêu cường". Thay vào đó, với tình thế hiện nay, toàn bộ bờ biển dọc phía đông của đất nước đang nằm trong tay Nga, bao gồm cả cảng trọng yếu Mariupol. Và các lực lượng Nga đã sẵn sàng để chiếm thêm lãnh thổ Ukraine sau khi kết thúc giai đoạn 1 (kiểm soát hoàn toàn vùng Donbass).
Ông giải thích: “Sẽ là một đòn đau đối với sự tín nhiệm của Hoa Kỳ trên phạm vi toàn cầu khi Ukraine phải đánh bại một siêu cường để rồi sẽ phải cho đi những gì đã giành được trên bàn đàm phán. Cái giá phải trả trên chiến trường rất đắt".
Gạt qua một bên về sự tín nhiệm toàn cầu của Hoa Kỳ, vốn đã tan nát vì sự rút lui đáng xấu hổ của chúng ta khỏi Afghanistan, điều này thật ảo tưởng. Ukraine đã không tiến sát đến mục tiêu "hạ gục một siêu cường". Thay vào đó, với tình thế hiện nay, toàn bộ bờ biển dọc phía đông của đất nước đang nằm trong tay Nga, bao gồm cả cảng trọng yếu Mariupol. Và các lực lượng Nga đã sẵn sàng để chiếm thêm lãnh thổ Ukraine sau khi kết thúc giai đoạn 1 (kiểm soát hoàn toàn vùng Donbass).
Chắc chắn, những chiến thắng này đã khiến quân xâm lược Nga phải trả giá đắt, nhưng đó là những chiến thắng chứ không phải thất bại.
Tất cả mọi người, kể cả các cơ quan tình báo Hoa Kỳ, đều nghĩ rằng Nga sẽ kiểm soát Ukraine nội trong những ngày đầu của cuộc xâm lược. Tất cả chúng ta đã ăn mừng vì điều đó đã không xảy ra, tôi cũng không ngoại lệ.
Ukraine có lẽ sẽ không thua trong cuộc chiến này, nhưng cũng không thể chiến thắng trước một nước Nga rộng lớn hơn với dân cư đông đúc hơn. Ngay cả Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc phòng (Defense Intelligence Agency - DIA) gần đây cũng thừa nhận rằng, ngay cả khi có sự hỗ trợ đắc lực từ Mỹ và NATO, tất cả những gì Ukraine có thể hy vọng là một kết quả hoà trong cuộc chiến với Nga.
Khi được hỏi liệu Ukraine có thể giành chiến thắng hay không, Trung tướng Scott Berrier, người đứng đầu cơ quan này trả lời: “Đó là một dự đoán khó khăn. Tôi nghĩ với tình hình như hiện tại, cả hai bên sẽ rơi vào thế bế tắc kéo dài. Nói cách khác, người Nga tiếp tục làm những gì họ đang làm, và chúng tôi tiếp tục làm những gì chúng tôi cần làm cho người Ukraine”.
“Bế tắc kéo dài” là một định nghĩa khá hay về một cuộc chiến 'vĩnh cửu'.
Sau Iraq và Afghanistan, người dân Mỹ đã nếm trải quá đủ về một cuộc chiến muôn thuở. Rõ ràng, người dân Ukraine cũng không muốn trở thành một phần của bên nào cả. Vào ngày 22/5, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy thừa nhận rằng chiến tranh chỉ có thể được giải quyết thông qua "ngoại giao".
Như vậy là quá đủ rồi. Chúng ta cần khuyến khích ông Zelenskyy đàm phán, không nên liều lĩnh thúc giục ông ta chiến đấu cho đến khi chỉ còn một binh lính cuối cùng còn sót lại.
Ông Biden, hãy kết thúc cuộc chiến này.
Và sau đó xoay trục sang châu Á. Đó mới là nơi có mối đe dọa thực sự.
Tác giả Steven W. Mosher là chủ tịch của Viện Nghiên cứu Dân số và là tác giả của cuốn sách “Bùng nổ châu Á: Tại sao giấc mơ của Trung Quốc lại là mối đe dọa mới đối với trật tự thế giới”. Từng là thành viên của Quỹ Khoa học Quốc gia, ông đã nghiên cứu sinh học con người tại Đại học Stanford. Ông có bằng cấp cao về Hải dương học Sinh học, Nghiên cứu Đông Á và Nhân học Văn hóa. Năm 1979, ông là một trong những nhà quan sát hàng đầu về Trung Quốc, được Tổ chức Khoa học Quốc gia chọn là nhà khoa học xã hội Mỹ đầu tiên nghiên cứu thực địa ở Trung Quốc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét