Thứ Ba, 31 tháng 5, 2022

Sợ Nga, Mỹ từ chối cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

Hehe, Mỹ không cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine là phải. Ủng hộ Ukraine nhưng Mỹ và phương Tây cũng cần phải cảnh giác trước phản ứng của gấu Nga đối với chiến lược hiện tại của mình. Nếu Nga cảm thấy bị khiêu khích quá nhiều và cho rằng phương Tây có thể can thiệp quân sự vào cuộc xung đột, hoặc coi trừng phạt là một phần của chính sách mở rộng ảnh hưởng của Mỹ, thì sẽ có nguy cơ Nga tấn công ngược lại vào chính lãnh thổ Mỹ và phương Tây. Để tránh kịch bản đầy ác mộng này, Mỹ và các đồng minh sẽ đến lúc phải tìm cách đàm phán trực tiếp với Nga, bắt đầu bằng việc thông báo trực tiếp cho Nga rằng mình không có kế hoạch đáp trả quân sự, và các biện pháp trừng phạt hiện nay chỉ là phản ứng đối các hoạt động quân sự của Nga chứ không phải để chống lại chính quyền Moscow. Tiếp đó Mỹ và phương Tây phải công khai đưa ra các điều kiện dỡ bỏ trừng phạt nếu Nga đồng ý dừng chiến dịch quân sự đặc biệt. Mà những điều kiện này phải vừa ý Nga thì Nga mới chấp nhận vì Nga không phải là Việt Nam. Đổi lại, Mỹ và phương Tây cũng phải cam đoan sẽ không bao giờ cho Ukraine vào NATO và nếu Ukraine gia nhập EU thì EU cũng sẽ không bao giờ đóng quân trên lãnh thổ Ukraine... Tấn công Ukraine quả là một nước cờ cao của Putin và dùng Ukraine chống phá Nga quả là nước cờ ngu xuẩn của Biden.
Sợ Nga, Mỹ thẳng thừng từ chối cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine
Phản ứng bất ngờ của Ukraine khi Mỹ thẳng thừng từ chối cung cấp tên lửa có thể tấn công Nga. Ông Alexey Arestovich- Trợ lý của Tổng thống Ukraine đã đe dọa Mỹ bằng một "cơn giận dữ" về việc không cung cấp hệ thống pháo tên lửa tầm xa có thể tấn công Nga.

Hệ thống tên lửa phóng nhiều lần M270 (MLRS). Ảnh lockheedmartin

Một phụ tá của Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết, Kiev sẽ sử dụng đến các "cơn thịnh nộ", nếu Mỹ không cung cấp nhiều bệ phóng tên lửa để chống lại Nga. Phát ngôn của ông Alexey Arestovich đưa ra ngay sau khi có thông tin Tổng thống Mỹ Joe Biden nói rằng Mỹ sẽ không gửi đến Ukraine các tên lửa tầm xa có thể tấn công Nga.

Ông Alexey Arestovich nói rằng: "Nếu họ (Mỹ) không làm vậy (cung cấp hệ thống tên lửa tầm xa), chúng tôi sẽ có một cơn thịnh nộ".

Mỹ dự kiến sẽ chuyển giao hai loại hệ thống tên lửa cho Ukraine bao gồm: Hệ thống tên lửa phóng nhiều lần M270 (MLRS) và Hệ thống tên lửa cơ động cao M142 (HIMARS). Cả hai đều có thể phóng tên lửa đạn đạo chiến thuật với tầm bắn lên tới 300km, nhưng loại đạn hợp lý hơn dành cho chúng là tên lửa tầm ngắn hơn có thể bắn trong xà lan.

Trước đó ngày 30/5, ông Biden cho biết Mỹ "sẽ không gửi đến Ukraine các hệ thống tên lửa có thể tấn công vào Nga". Mặc dù ông Biden không nói rõ, nhưng nhiều người, bao gồm cả Arestovich, tin rằng ông Biden đang đề cập đến đạn dược, không phải bệ phóng.

Ông nói: "70 km là quá đủ đối với chúng tôi, khi đề cập đến tầm bắn của các loại đạn nhỏ hơn".

Các báo cáo truyền thông cho biết các quan chức Mỹ đã miễn cưỡng cung cấp các tên lửa tầm xa hơn có thể được sử dụng để tấn công các mục tiêu ở Nga do lo ngại rằng Moscow sẽ coi đây là một sự leo thang lớn. Nga đã quy trách nhiệm cho các lực lượng Ukraine về một số sự cố xuyên biên giới khiến dân thường bị thương và gây thiệt hại bên trong lãnh thổ nước Nga.

Sau những vụ việc này xảy ra, Ukraine chưa từng phủ nhận nhưng cũng không thừa nhận trách nhiệm của họ.

Ukraine có nhiều bệ phóng tên lửa do Liên Xô sản xuất trong kho vũ khí nhưng tuyên bố rằng hệ thống của Mỹ sẽ mang lại lợi thế cho nước này trên chiến trường. Quân đội Ukraine đã rút lui ở phía đông trong tháng này, nhường lại lãnh thổ được các nước cộng hòa do Nga hậu thuẫn ở khu vực Donbass. Kiev cũng phải chịu một thất bại ở Mariupol, nơi hơn 2.000 binh sĩ đã đầu hàng lực lượng Nga sau nhiều tuần bị phong tỏa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét