Tỷ phú George Soros: xung đột Ukraine có thể là khởi đầu cho Thế chiến III
Phát biểu trước Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ở Davos, Thụy Sĩ hôm 23/5, tỷ phú Soros cho biết, “Cuộc xung đột (tại Ukraine) có thể là sự khởi đầu cho Thế chiến III và nền văn minh của chúng ta có thể sẽ không còn tồn tại”.Tỷ phú Soros, người bị cáo buộc tài trợ cho các nhóm cánh tả và các chính trị gia trên khắp Hoa Kỳ, cho biết: “Các chế độ đàn áp hiện đang phát triển mạnh mẽ và các xã hội cởi mở đang bị vây hãm".
1) Tỷ phú Soros: 'Nền văn minh có thể không còn tồn tại'
Ông Soros nói thêm rằng "ngay cả khi cuộc giao tranh kết thúc, thì cuối cùng, mọi thứ cũng sẽ không quay lại như thời điểm ban đầu". Ông cũng chỉ trích các chính sách “Zero COVID” của ĐCS Trung Quốc và cho rằng nó có “hậu quả tai hại, đẩy nền kinh tế Trung Quốc rơi vào tình trạng rơi tự do kể từ tháng 3/2022”.
Ông tiếp tục: “Sắp xảy ra cuộc khủng hoảng bất động sản, thiệt hại sẽ rất lớn và nó sẽ tác động đến nền kinh tế toàn cầu. Với sự gián đoạn của chuỗi cung ứng, lạm phát toàn cầu có khả năng biến thành suy thoái toàn cầu”.Nhà đầu tư và nhà từ thiện người Mỹ gốc Hungary George Soros phát biểu trước cuộc họp thường niên của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos vào ngày 24/5/2022. (Ảnh: Fabrice Coffrini/Getty Images)
“Các vấn đề khác liên quan đến toàn nhân loại như: chống dịch, chiến tranh hạt nhân, duy trì các thể chế toàn cầu, đều phải lùi bước trước cuộc chiến này. Đó là lý do tại sao tôi nói rằng nền văn minh có thể sẽ không còn tồn tại", ông Soros tuyên bố.
Các quan chức cho biết trong bối cảnh cuộc chiến tiếp tục leo thang, các lực lượng Nga hôm thứ Tư (25/5) đã tấn công các khu vực ở vùng Donbass của Ukraine.
"Toàn bộ sức mạnh còn sót lại của quân đội Nga hiện đang tập trung vào khu vực này", Tổng thống Volodymyr Zelenskyy cho biết trong một bài phát biểu.
Ông Soros nói rằng, cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine có thể đã bắt đầu Thế chiến III. Do đó, phương Tây và Ukraine phải nhanh chóng chiến thắng Nga để bảo vệ cho nền văn minh tự do.
Nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin trước đó cho biết, Hoa Kỳ đang sử dụng Ukraine để đe dọa Nga thông qua việc mở rộng liên minh NATO. Do đó, Moscow phải bảo vệ những người nói tiếng Nga ở các khu vực phía đông Ukraine, tránh khỏi bị đàn áp.
Ukraine và các đồng minh phương Tây bác bỏ những tuyên bố này, cáo buộc chúng là cái cớ vô căn cứ để thúc đẩy cuộc xâm lược. Vì Ukraine không được xem xét để trở thành thành viên NATO, và không đủ điều kiện trở thành thành viên chính thức của tổ chức này. Vì thực tế là nước này không kiểm soát các vùng lãnh thổ cực đông của mình ở Donbas và Crimea.
Những bình luận của ông Soros đã khẳng định lập trường rằng, Nga phải chịu một thất bại thảm hại để không thể tiếp tục chinh phạt Ukraine thêm nữa.
“Cách tốt nhất và có lẽ cũng là duy nhất để bảo vệ nền văn minh của chúng ta là đánh bại Nga nhanh nhất có thể. Đó là điểm mấu chốt", ông Soros nói.
2) Các xã hội 'Mở' và 'Đóng' trong Thế chiến Mới
Các bình luận này lặp lại các tuyên bố tương tự mà ông Soros đã đưa ra hồi tháng 3/2022. Lần này, ông coi mối quan hệ đối tác ngày càng sâu sắc giữa Nga và Trung Quốc chống lại phương Tây như một cuộc chiến giữa 'chủ nghĩa độc tài và dân chủ mở'. Ông Soros nhận định rằng, thế giới đang bị kẹt trong cuộc chiến giữa “xã hội mở” dân chủ và “xã hội đóng” độc tài.
Ông nói: “Các chế độ đàn áp đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ và các xã hội mở đang bị bao vây. Ngày nay, Trung Quốc và Nga là mối đe dọa lớn nhất đối với xã hội mở”.
Các bình luận của ông Soros tập trung vào mối quan hệ đối tác giữa Điện Kremlin và ĐCS Trung Quốc đã phát triển kể từ tháng 2, vào thời điểm ông Putin và nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình công bố một thỏa thuận “không có giới hạn” giữa hai quốc gia.Tổng thống Nga Putin và Bí thư ĐCSTQ Tập Cận Bình đã tham dự lễ ký kết sau cuộc họp tại Điện Kremlin ở Moscow vào ngày 5/6/2019. ( Ảnh MAXIM SHIPENKOV / AFP qua Getty)
Kể từ thời điểm đó, ĐCS Trung Quốc đã bị quốc tế không ngừng lên án, vì nước này từ chối lên án cuộc chiến ở Ukraine, cũng như từ chối chấp nhận việc áp đặt các biện pháp trừng phạt tài chính đa phương chống lại Nga là chính đáng. ĐCS Trung Quốc cũng không coi cuộc chiến ở Ukraine là một “cuộc xâm lược” và kiểm duyệt rất nhiều những luận điểm tiêu cực về Nga tại Trung Quốc đại lục.
Cũng có nhiều báo cáo cho rằng, Trung Quốc đã tiến hành một cuộc tấn công mạng nhắm vào Ukraine một ngày trước khi Nga xâm lược. Đồng thời, Bắc Kinh cũng đang xem xét gửi viện trợ quân sự cho Nga.
Vì vậy, các nhà lãnh đạo tình báo Hoa Kỳ bày tỏ tin tưởng rằng quan hệ đối tác giữa Điện Kremlin và ĐCS Trung Quốc sẽ chỉ sâu sắc hơn trong thập kỷ tới.
3) Một cuộc chiến tranh mới?
Để đạt được mục tiêu đó, ông Soros tin rằng Tổng thống Nga Putin sẽ sớm nỗ lực đàm phán về một lệnh ngừng bắn, bất chấp tuyên bố trước đó rằng “hoạt động quân sự đặc biệt” của Điện Kremlin đang diễn ra theo đúng kế hoạch.
Tuy nhiên, ông Soros cũng nhận định rằng phương Tây nên từ chối một nền hòa bình kiểu như vậy.
Ông nói: “Lệnh ngừng bắn là không thể đạt được vì ông ấy [Putin] không đáng tin. Ông Putin càng yếu đi thì sẽ càng trở nên khó đoán hơn”.
Các bình luận của ông Soros đi ngược lại với các động thái của chính quyền Tổng thống Biden. Rõ ràng, Lầu Năm Góc đang tìm kiếm các cách để giúp Nga kết thúc chiến tranh một cách nhanh chóng mà không gây nguy cơ leo thang hoặc đổ máu và chết chóc thêm nữa.
Để đạt được mục tiêu đó, ông Soros tin rằng Tổng thống Nga Putin sẽ sớm nỗ lực đàm phán về một lệnh ngừng bắn, bất chấp tuyên bố trước đó rằng “hoạt động quân sự đặc biệt” của Điện Kremlin đang diễn ra theo đúng kế hoạch.
Tuy nhiên, ông Soros cũng nhận định rằng phương Tây nên từ chối một nền hòa bình kiểu như vậy.
Ông nói: “Lệnh ngừng bắn là không thể đạt được vì ông ấy [Putin] không đáng tin. Ông Putin càng yếu đi thì sẽ càng trở nên khó đoán hơn”.
Các bình luận của ông Soros đi ngược lại với các động thái của chính quyền Tổng thống Biden. Rõ ràng, Lầu Năm Góc đang tìm kiếm các cách để giúp Nga kết thúc chiến tranh một cách nhanh chóng mà không gây nguy cơ leo thang hoặc đổ máu và chết chóc thêm nữa.
Khói đen và ngọn lửa bùng lên sau một cuộc không kích ở thành phố Lviv, miền tây Ukraine, vào ngày 26/3/2022. (Ảnh: Ronaldo Schemidt/Getty Images)
Cựu Ngoại trưởng Henry Kissinger bày tỏ sự ủng hộ đối với một động thái như vậy vào đầu tuần này trong bài phát biểu tại Davos.
Ông Henry Kissinger cho rằng, Ukraine nên nhượng lại vùng lãnh thổ đã mất ở phía đông cho Nga để kết thúc nhanh chóng cuộc chiến. Theo ông Kissinger, nếu phương Tây muốn đánh bại Nga bằng mọi giá hoặc hạ gục Nga, thì ông Putin sẽ có nhiều khả năng tham gia vào các hành động cực đoan hoặc liều lĩnh khác, chẳng hạn như sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật.
Ông nói, “Việc đàm phán cần bắt đầu trong 2 tháng tới trước khi nó tạo ra những biến chuyển và căng thẳng không dễ để vượt qua. Lý tưởng là đường phân tuyến nên quay trở lại nguyên trạng như trước”, ông Kissinger phát biểu, ý nói đến việc khôi phục biên giới Ukraine như trước khi cuộc chiến bắt đầu vào tháng 2. “Theo đuổi cuộc chiến ngoài mốc đó sẽ không mang lại tự do cho Ukraine mà là một cuộc chiến tranh mới chống lại Nga”.
Cựu Ngoại trưởng Henry Kissinger bày tỏ sự ủng hộ đối với một động thái như vậy vào đầu tuần này trong bài phát biểu tại Davos.
Ông Henry Kissinger cho rằng, Ukraine nên nhượng lại vùng lãnh thổ đã mất ở phía đông cho Nga để kết thúc nhanh chóng cuộc chiến. Theo ông Kissinger, nếu phương Tây muốn đánh bại Nga bằng mọi giá hoặc hạ gục Nga, thì ông Putin sẽ có nhiều khả năng tham gia vào các hành động cực đoan hoặc liều lĩnh khác, chẳng hạn như sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật.
Ông nói, “Việc đàm phán cần bắt đầu trong 2 tháng tới trước khi nó tạo ra những biến chuyển và căng thẳng không dễ để vượt qua. Lý tưởng là đường phân tuyến nên quay trở lại nguyên trạng như trước”, ông Kissinger phát biểu, ý nói đến việc khôi phục biên giới Ukraine như trước khi cuộc chiến bắt đầu vào tháng 2. “Theo đuổi cuộc chiến ngoài mốc đó sẽ không mang lại tự do cho Ukraine mà là một cuộc chiến tranh mới chống lại Nga”.
4) Sự trỗi dậy của Liên minh Nga-Trung?
Nhận định gây tranh cãi của tỷ phú George Soros cùng cựu Ngoại trưởng Henry Kissinger đã minh chứng rằng, biện pháp ngăn chặn sự trỗi dậy của liên minh Nga-Trung có thể sẽ khiến Hoa Kỳ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng an ninh chưa từng thấy.
Trọng tâm của vấn đề là: phương Tây có thể ngăn chặn viễn cảnh đó như thế nào. Một số người, chẳng hạn như ông Soros, khẳng định lập trường rằng đánh bại Nga là chìa khóa. Những người khác, chẳng hạn như ông Kissinger, nhận định rằng những nỗ lực hiện tại của phương Tây nhằm loại bỏ hoàn toàn Nga khỏi trật tự quốc tế sẽ chỉ đẩy nước này vào vòng tay rộng mở của Trung Quốc.
Về phía mình, ông Soros cho rằng vấn đề không phức tạp. Ông nói: “Hai nhà độc tài, Tổng thống Nga Putin và Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình, [đang] gắn bó với nhau trong một liên minh”. Tuy nhiên, ông Soros khẳng định rằng, rồi cả hai “nhất định sẽ thất bại”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét