Thứ Năm, 19 tháng 5, 2022

Cảnh báo Mỹ có nguy cơ phá sản vì Ukraina

Cảnh báo Mỹ có nguy cơ phá sản vì Ukraina
Elon Musk: Chính quyền Biden phải khống chế lạm phát, nếu không nước Mỹ sẽ trở thành Venezuela

Tỷ phú công nghệ Elon Musk hồi đầu tuần cảnh báo rằng Mỹ phải nghiêm túc thực thi các biện pháp hiệu quả để giải quyết lạm phát, nếu không sẽ có kết cục giống như nước xã hội chủ nghĩa Venezuela.

Ông Musk nói trong một hội nghị trực tuyến rằng chính phủ Mỹ đã in quá nhiều tiền trong những năm gần đây.

“Ý tôi là, nguyên nhân không thể chối cãi của lạm phát là chính phủ đã in ra một lượng tiền khổng lồ, nhiều hơn số tiền mà họ có”, Elon Musk nói khi ngụ ý đến các gói kích thích cứu trợ COVID-19 trị giá hàng nghìn tỷ USD đã được thông qua trong vài năm gần đây.

Lạm phát tháng 4 tại Mỹ đã tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước. Con số này thấp hơn một chút so với mức tăng đột biến 8,5% vào tháng 3, nhưng vẫn gần mức cao nhất trong 40 năm.

“Vì vậy, nó giống như chính phủ không thể … phát hành séc vượt quá doanh thu mà không gây ra lạm phát, bạn biết đấy, tốc độ lưu chuyển của tiền [trong nền kinh tế] không thay đổi”, CEO Tesla cho biết. “Nếu chính phủ liên bang viết séc, chúng không bao giờ bị trả lại. Vì vậy, điều đó tạo ra nhiều đô-la hơn. Và nếu có nhiều đô-la hơn được tạo ra, sẽ có nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn trên toàn nền kinh tế, khi đó bạn sẽ có lạm phát; và một lần nữa, tốc độ lưu chuyển của tiền không đổi”.

Nếu các chính phủ có thể “phát hành một lượng tiền lớn và việc thâm hụt [của ngân sách liên bang] không phải là vấn đề, thì tại sao chúng ta không làm cho thâm hụt lớn hơn 100 lần”, ông Musk đặt câu hỏi. “Câu trả lời là bạn không thể vì về cơ bản, điều đó sẽ biến đồng đô-la thành thứ vô giá trị”.

Elon Musk nói: “Nhiều quốc gia đã thử nghiệm điều này nhiều lần. Bạn thấy Venezuela chưa? Giống như những người nghèo, những người nghèo ở Venezuela, bạn biết đấy, đã bị chính phủ của họ điều hành một cách thô bạo".

Năm 2018, lạm phát ở Venezuela - quốc gia sở hữu trữ lượng dầu và khí đốt khổng lồ - đã​​ tăng hơn 65.000% trong bối cảnh suy thoái kinh tế bao gồm giá dầu giảm mạnh và các biện pháp kiểm soát giá của chính phủ. Chế độ của ông Nicolas Maduro đã in rất nhiều tiền, từ đó dẫn đến phá giá đồng tiền của Venezuela, khiến giá cả tăng chóng mặt.

Trong hội nghị trực tuyến, ông Musk cũng nói rằng chính quyền Biden “dường như không làm được gì nhiều” và đặt câu hỏi ai là người thực sự chịu trách nhiệm. Elon Musk nói: “Tổng thống thực sự là người mà điều khiển máy nhắc chữ. Con đường dẫn đến sức mạnh là con đường dẫn đến máy nhắc chữ”.

“Chính quyền Trump, bỏ Trump sang một bên, có rất nhiều người trong chính quyền ấy đã hoàn thành công việc một cách hiệu quả”, ông Musk nhận xét.

Nhận xét của Elon Musk về Tòa Bạch Ốc được đưa ra khi Jeff Bezos, cũng là một trong những người giàu nhất thế giới, cũng bắt đầu có nhiều bình luận về các chính sách kinh tế của chính quyền Biden. Trong một loạt bài đăng trên Twitter, ông chủ của Amazon cho biết chi tiêu liên bang tăng nhanh là lý do khiến lạm phát tại Mỹ ở mức cao như hiện nay.

“Hãy nhớ rằng chính phủ đã cố gắng hết sức để thêm 3,5 NGHÌN TỶ USD nữa vào chi tiêu liên bang”, ông Bezos viết hôm thứ 2 (16/05). “Họ đã thất bại, nhưng nếu họ thành công, lạm phát thậm chí còn cao hơn hiện nay, trong khi lạm phát hiện tại đã ở mức cao nhất trong 40 năm”.

Cảnh báo Mỹ có nguy cơ phá sản vì Ukraina

Việc viện trợ không được kiểm soát cho Ukraina có thể dẫn đến sự phá sản về tài chính của Mỹ.

Trước đó, chính trị gia này không tán thành dự luật được trình lên Quốc hội và chặn cuộc bỏ phiếu theo hình thức rút gọn về việc phân bổ 40 tỷ USD cho Kiev.

Thay vào đó đề xuất sửa đổi luật nhằm thắt chặt việc giám sát chi tiêu ngân sách cấp cho Ukraina.

Không có kết cục gì tốt đẹp

"Chúng ta không thể khiến quốc gia của mình phá sản bằng cách tham gia vào một cuộc xung đột nữa ở nước ngoài. Với khoản nợ quốc gia tương đương 120% GDP, nạn lạm phát không kiềm chế nổi chưa từng thấy kể từ những năm 1980 và tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng nghiêm trọng, trước tiên Hoa Kỳ phải làm cho nền kinh tế của chính mình trở nên bền vững, rồi sau đó mới có thể giúp đỡ các nước khác”.

Vị nghị sĩ Đảng Cộng hòa lưu ý rằng sau đại dịch coronavirus, lạm phát ở Hoa Kỳ đã chạm mốc cao nhất trong 40 năm qua. Cụ thể, giá xăng tăng gần gấp đôi so với năm ngoái, giá năng lượng tăng 32%, thực phẩm tăng 9%, còn giá tiền để người dân Mỹ bình thường mua một chiếc ô tô đã qua sử dụng hiện đắt hơn một phần ba.

Theo ông Paul, tình trạng này là do việc "chi tiêu thiếu suy nghĩ" của chính phủ Mỹ, hiện đang có nguy cơ làm cho nợ quốc gia của Mỹ trở thành gánh nặng quá sức.

"Tôi đã nhiều lần nhấn mạnh rằng mối đe dọa chính đối với an ninh quốc gia là nợ công. Chỉ trong hai năm gần đây, Hoa Kỳ đã vay nhiều tiền hơn bao giờ hết", - nghị sĩ nhấn mạnh.

Trong khi đó, kinh phí của Mỹ cấp cho Ukraina, nếu luật về khoản viện trợ mới cho Kiev được thông qua, tổng cộng là 60 tỷ USD kể từ năm 2014, nhiều gấp gần 10 lần so với ngân sách hàng năm của Washington tài trợ cho việc nghiên cứu bệnh ung thư.

"Nếu đặt lợi ích của các dân tộc khác lên trên lợi ích của chính dân tộc mình, thì sẽ không có kết cục gì tốt đẹp. Chúng ta không chỉ có nguy cơ phải đối mặt với sự phá sản về tài chính, mà còn có thể vô tình mạo hiểm vướng vào chiến tranh với một cường quốc khác".



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét