Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2022

Israel từ bỏ USD để tích lũy nhân dân tệ CNY

Tôi đồng ý là trong vài thập kỷ tới vẫn chưa có đồng tiền nào có thể thay thế đồng USD trong giao dịch toàn cầu. Nguyên nhân là vì Mỹ là siêu cường kinh tế và quân sự mạnh nhất thế giới, đồng thời Mỹ có vị trí địa chính trị an toàn không nước nào có. Mỹ giáp biển Thái Bình Dương ở phía tây, Đại Tây Dương ở phía đông, Canada ở phía bắc và México ở phía nam. Vị trí địa lý như thế đảm bảo không nước nào có thể tấn công xâm chiếm được Mỹ, do đó sở hữu tài sản Mỹ (trong đó có đồng USD) là an toàn nhất. Ngược lại, ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới, nguy cơ chiến tranh vẫn hiện hữu. Dĩ nhiên chiến tranh nổ ra ở đâu, đồng tiền ở đó sẽ mất giá, vì chính phủ ở đó chắc chắn phải phát hành tiền phục vụ chiến tranh. Vì vậy, mỗi khi thế giới có bất ổn, người dân luôn luôn tìm về đồng đô la Mỹ để trú ẩn. Nghĩ đến đô la Mỹ, lại buồn cho đồng tiền VN. Chứng kiến giai đoạn nền kinh tế chúng ta bùng nổ theo hướng tự do hóa kinh tế và phát triển kinh tế thị trường thời kỳ 1990 - 1996 (thời Tổng bí thư Đỗ Mười), năm 1994 tôi đã viết bài trên tạp chí Nghiên cứu kinh tế dự đoán đến năm 2000 đồng tiền VN có thể chuyển đổi quốc tế được đối với tài khoản vãng lai (tức là người dân được phép tự do đổi VNĐ sang các đồng tiền khác và ngược lại để thực hiện các giao dịch mua bán hàng hóa và dịch vụ, tương tự như đồng Bạt Thái hay Ringgit Malaisia). Tiếc thay dự báo đó đã hoàn toàn phá sản. Kể từ cuối năm 1996, Nhà nước VN đột nhiên đảo ngược chính sách tự do hóa kinh tế và phát triển kinh tế thị trường, thiết lập lại chế độ quản lý mệnh lệnh hành chính, kiểm soát giá cả và tỷ giá, tăng cường sở hữu nhà nước và vai trò của doanh nghiệp nhà nước, khẳng định kinh tế nhà nước là chủ đạo, trong đó doanh nghiệp nhà nước là nòng cốt... Kết quả không những nền kinh tế mất hết động lực phát triển, trở nên ỳ ạch trong suốt 25 năm nay (1997-2022), mà đến nay VNĐ vẫn không thể trở thành đồng tiền chuyển đổi quốc tế được. Thậm chí VNĐ càng ngày càng mất uy tín trên trường quốc tế. Có thể nói VNĐ thường xuyên là một trong 3 đồng tiền có giá trị thấp nhất trên thế giới (23.000 đồng mới đổi được 1 USD). Đến giờ thì tôi hoàn toàn không thấy tương lai tốt đẹp gì của đồng tiền này, mặc dù tương lai của đất nước thì dường như rất sáng (hehe) và đã được Thủ tướng chỉ rõ trong bài phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế Hoa Kỳ hôm 11/5 vừa qua: "Đến năm 2025: Là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; Đến năm 2030: Là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; Đến năm 2045: Trở thành nước phát triển, thu nhập cao".
Israel từ bỏ USD để tích lũy nhân dân tệ CNY
12/05/22 - Động thái bổ sung đồng nhân dân tệ vào dự trữ ngoại hối của Israel đã được truyền thông nhà nước Trung Quốc chỉ ra như là ví dụ cho hoạt động bài trừ đô la Mỹ và việc vị thế của đồng nhân dân tệ được nâng cao trên thế giới. Tuy nhiên, tỷ trọng của đồng nhân dân tệ trong dự trữ ngoại hối của Israel và các nước vẫn ở mức nhỏ, dù đồng tiền này đang được làm mạnh bằng việc liên kết với dầu mỏ.
Đồng USD trong thời gian dài đã được công nhận là đồng tiền dự trữ định danh hàng đầu của thế giới (tiền định danh là đồng tiền không được đảm bảo bởi hàng hóa có giá trị như vàng hoặc bạc mà được đảm bảo bởi chính quyền phát hành). Nhưng những khó khăn gần đây do đại dịch, chiến tranh, các lệnh trừng phạt kinh tế, dự trữ lương thực ngày càng cạn kiệt và sự thiếu hụt năng lượng đã thúc đẩy một số quốc gia đẩy nhanh việc đa dạng hóa các đồng tiền mà họ nắm giữ. Xu hướng mới nổi này được gọi là xu hướng bài trừ đồng USD.

Israel bổ sung thêm đồng CNY vào dự trữ ngoại hối

Các kênh truyền thông chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang đề cao xu hướng này, chỉ ra việc Ngân hàng Israel (Ngân hàng Trung ương của Israel) gần đây đã tích trữ đồng CNY (đồng nhân dân tệ) của Trung Quốc trong một động thái nhằm tăng cường dự trữ ngoại hối của nước này. Tuy vậy, nếu xét kỹ hơn, động thái này không hẳn thể hiện sự ủng hộ Trung Quốc.

Đồng CNY của Trung Quốc hiện chiếm một tỷ lệ nhỏ trong dự trữ ngoại hối của một số quốc gia. Hiện tại không có một đồng tiền nào có thể thay thế hoàn toàn đồng USD trong vai trò là đồng tiền hàng đầu thế giới.

Dự trữ ngoại tệ của Israel chủ yếu là USD, EUR và GBP (đồng bảng Anh). Ngoài đồng CNY, Israel sẽ sớm bổ sung thêm JPY (đồng yên Nhật) và CAD (đồng đô la Canada) và AUD (đồng đô la Úc).

Bloomberg đưa tin vào ngày 20/04 rằng đây là lần điều chỉnh dự trữ ngoại hối lớn nhất của Israel trong hơn một thập kỷ. Các thông tin từ ủy ban tiền tệ của Ngân hàng Israel và các cuộc thảo luận của họ vào năm 2021 cho thấy điều gì đã thúc đẩy động thái điều chỉnh.

Bài báo chỉ ra thành phần cấu thành dự trữ ngoại hối của Israel đã biến động như thế nào. Chẳng hạn: tỷ trọng của USD trong dự trữ ngoại hối của Israel giảm từ 66,5% xuống 61% và đồng EUR giảm từ 30% xuống 20%. Bài báo cũng lưu ý rằng tỷ lệ GBP đã tăng lên 5%. Trong dự trữ ngoại hối mới của Israel, đồng JPY chiếm 5% trong khi CAD và AUD mỗi loại chiếm 3,5%. Đồng CNY của Trung Quốc chiếm tỷ trọng thấp nhất, chỉ 2%.


Truyền thông nhà nước Trung Quốc cho rằng đồng CNY đang dần thay thế đồng USD

Mặc dù đồng CNY chiếm tỷ trọng thấp nhất trong dự trữ ngoại tệ của Israel, nhưng các phương tiện truyền thông chính thức của Trung Quốc lại tuyên truyền theo chiều hướng khác.

Vào ngày 24/04, công ty dịch vụ internet Sohu của Trung Quốc đã đăng một bài từ Defense Times, tờ báo quốc phòng duy nhất của ĐCSTQ. Bài đăng cho biết Israel đang "từ bỏ USD để tích lũy đồng CNY".

Bài đăng cho biết lý do là vì vị thế của đồng USD trên trường quốc tế đang bị thách thức khi đồng CNY dầu mỏ đang ngày càng phổ biến. “Đồng CNY dầu mỏ” chỉ việc Bắc Kinh đã đàm phán với Ảrập Xêút để sử dụng đồng CNY khi Trung Quốc mua dầu từ vương quốc này, theo như Alpha Southeast Asia đưa tin vào ngày 15/03.

Ngoài ra, bài báo trên đây của Defense Times chỉ ra việc cuộc chiến Nga - Ukraine đã khiến nhiều nước “đẩy nhanh quá trình bài trừ USD và chuyển sự chú ý sang đồng CNY".

Tuy nhiên, bài báo cũng so sánh việc bài trừ USD với việc bóp kem đánh răng, chỉ ra rằng quá trình này cần được “đẩy mạnh từng chút một”. Bài báo thừa nhận một cách thận trọng: "Chúng ta không thể cho rằng đồng CNY đã đạt được vị thế tốt" bởi vì tình hình có thể thay đổi trong tương lai.

Không đồng tiền nào có thể thay thế đồng USD trong hiện tại

Albert Song, một nhà nghiên cứu và chuyên gia tài chính của tổ chức tư vấn Tianjun cũng chia sẻ quan điểm thận trọng đối với đồng CNY. Dựa trên 27 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính của Trung Quốc, ông Song nói với Epoch Times vào ngày 25/04: "Hiện tại, có vẻ không có đồng tiền nào có thể thay thế đồng USD trong giao dịch toàn cầu".

Khi được hỏi về việc Israel lần đầu tiên bổ sung đồng CNY vào kho dự trữ, ông Song nói: “Tất cả các quốc gia đều dự trữ nhiều loại ngoại tệ và đồng CNY vẫn chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong dự trữ ngoại hối của các nước. Hiện tại, tỷ trọng tài sản niêm yết bằng USD trên toàn thế giới là rất cao. Chẳng hạn: tài sản bằng USD chiếm khoảng 2/3 dự trữ ngoại hối chính thức của Trung Quốc”.

Ông Song cũng nói, “Mặc dù ĐCSTQ tuyên bố rằng đồng CNY đang ở trên con đường quốc tế hóa, nhưng tỷ trọng thanh toán quốc tế của đồng tiền này trong những năm qua chỉ là 3,2%. Điều này là do đồng CNY đang bị kiểm soát, không được tự do chuyển đổi và có mức tín nhiệm thấp”.

ĐCSTQ cố gắng làm mạnh đồng CNY bằng dầu mỏ

Ông Song tin rằng ĐCSTQ đang cố gắng quốc tế hóa đồng CNY bằng cách liên kết đồng tiền này với dầu mỏ.

Ông nói, “ĐCSTQ muốn liên kết đồng CNY với việc định giá và giao dịch của một số tài sản, cố gắng làm cho đồng tiền này được nhiều quốc gia chấp nhận hơn. Đây thực ra là một mối đe dọa, và trong quá trình đảo ngược toàn cầu hóa, các quốc gia được tin rằng sẽ chống lại động thái của ĐCSTQ”.

Vào tháng 03/2018, hợp đồng dầu thô tương lai đã được niêm yết giao dịch trên Sàn giao dịch Kỳ hạn Thượng Hải. Khi điều này được công bố, Thời báo Chứng khoán Trung Quốc đã đưa tin rằng việc ra mắt “phiên bản hợp đồng dầu thô tương lai của Trung Quốc” có ý nghĩa quan trọng hơn dự kiến.

Điều khiến sự kiện này trở nên quan trọng đã được thể hiện trong một báo cáo khác vào tháng 1 năm đó của Trung tâm Tin tức Dầu khí Quốc gia của Trung Quốc. Báo cáo chỉ ra rằng có một khác biệt lớn giữa hợp đồng dầu thô tương lai của Trung Quốc và hợp đồng dầu thô tương lai West Texas Intermediate (WTI) được niêm yết trên Sàn giao dịch Hàng hóa New York (NYMEX) và hợp đồng dầu thô tương lai Brent được niêm yết trên Sàn giao dịch Dầu khí Quốc tế Luân Đôn (IPE).

China’s State Media Claims De-Dollarization Improves RMB’s International Status

By Kathleen Li

May 9, 2022 The U.S. dollar has long been recognized as the leading global reserve/fiat currency. But recent hardships posed by the pandemic, war, economic sanctions, dwindling food reserves, and energy shortages have motivated some countries to accelerate the diversification of their currencies.

This emerging trend is referred to as de-dollarization.

Official media of the Chinese Communist Party (CCP) have encouraged this approach, pointing to how the Bank of Israel recently adopted China’s yuan or RMB currency in a move it hopes will enhance its foreign exchange reserves, although on closer look, the move isn’t necessarily a vote of confidence for China.

China’s RMB already accounts for a small percentage of some countries’ foreign exchange reserves. But there is not one specific currency that has fully replaced the U.S. dollar as the leading global currency.

Israel’s foreign currencies have relied primarily on the U.S. dollar, euro, and pound. But in addition to the RMB, Israel will soon be adding the yen and the Canadian and Australian dollars.

Bloomberg reported on April 20 that this was the largest adjustment to Israel’s foreign reserves in more than a decade. Insight into what motivated the adjustment was provided by the Bank of Israel’s Monetary Committee and their discussions in 2021.

The report referenced how the composition of Israel’s foreign exchange reserves had fluctuated. For example, the U.S. dollar’s share of Israel’s foreign exchange reserves fell from 66.5 to 61 percent and the euro fell from 30 to 20 percent. The report also noted the British pound share rose to 5 percent. As for Israel’s new reserves currencies, the yen represented 5 percent while the Canadian and Australian dollars each represented 3.5 percent. China’s RMB represented the lowest share at only 2 percent.

Although the RMB accounted for the lowest share of Israel’s foreign currency reserves, the Chinese official media would like you to believe otherwise.

On April 24, Chinese internet services company Sohu published a post from the Defense Times, the CCP’s only defense-focused newspaper. The post claimed that Israel was “dumping the U.S. dollar for the RMB.”

The reason, said the post, was that the U.S. dollar’s status on the international stage was being challenged as the market share of the oil RMB expands. The “oil RMB” refers to Beijing negotiating with Saudi Arabia to use the RMB for its oil purchases from the kingdom, which was reported on March 15 by Alpha Southeast Asia.

Also, the previously mentioned Defense Times article claimed how the Russia-Ukraine war had caused multiple countries to “accelerate the process of de-dollarization and turn their attention to the RMB.”

However, it also compared de-dollarizing to squeezing toothpaste, suggesting the process needs to be “pushed forward little by little.” The article cautiously admitted, “We can’t think the RMB is already in a strong position” because the wind may change in the future.

A similar caution about the RMB was shared by Albert Song, a researcher and financial expert with the think tank Tianjun. Based on his 27 years of experience in China’s financial sector, Song told the Epoch Times on April 25, “Right now, no currency seems to be able to replace the U.S. dollar as the global currency.”

When asked about Israel’s addition of the RMB currency for the first time, Song said, “All countries use multiple foreign currencies and RMB still accounts for a small percentage of foreign exchange reserves. At present, the proportion of U.S. dollar-denominated assets in global assets is very high. For example, U.S. dollar assets account for about two-thirds of China’s official foreign exchange reserves.”

Song also said, “The important point is that the sovereign currency of a country is recognized by more countries. Although the CCP claims the RMB is on the road to internationalization, its share of international payments over the years has only been 3.2 percent. This is because the RMB is controlled, not freely convertible, and it has poor credit.”

Song believes the CCP is attempting to internationalize the RMB by linking it to oil.

He says, “The CCP wants to use some assets to bind the RMB for valuation or settlement, trying to make it acceptable to more countries. This is actually a threat, and it is believed that in the process of reverse globalization, countries will reject the CCP’s behavior.”

In March of 2018, crude oil futures were listed for trading by the Shanghai Futures Exchange. When this was announced, the China Securities Times reported that the launch of the “Chinese version of crude oil futures” was more significant than expected.

What made this announcement significant was another report in January that year by China’s National Petroleum News Center. It stated there was a big gap between China’s crude oil futures and the light, low-sulfur crude oil known as the West Texas Intermediate (WTI) futures contract listed by the New York Mercantile Exchange (NYMEX), and the Brent futures contract listed by the London International Petroleum Exchange (IPE).

Currently, warehouse delivery of China’s crude oil futures is limited to its domestic market only. Delivery is a futures term. It refers to the settlement of funds between an investor and a brokerage firm but can also be interpreted as the delivery of goods and payment of money to close a transaction.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét