Thủ tướng: 'Rất tự hào về người Việt ở Mỹ'
Đọc bài dưới đây mình thấy có 2 điểm mới. Một là Thủ tướng khẳng định “Thành công của người Việt Nam tại Mỹ cũng là thành công của đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước”; không biết người Việt Nam tại Mỹ có nhận thấy như thế không ? Hai là “Liệu chúng ta có thể đề nghị phía Mỹ xem có thể công nhận người Việt ở Mỹ là cộng đồng dân tộc thiểu số không ?”. Thủ tướng phát biểu với kiều bào ở Mỹ
Tra trên mạng, mình thấy dân tộc là từ để chỉ cộng đồng những người có chung nền văn hóa, ngôn ngữ, nguồn gốc, lịch sử. Sắc tộc hay còn được gọi là tộc người, là nhóm xã hội ít người hơn dân tộc, và cũng được phân loại dựa trên nhiều nét chung như di sản văn hóa, nguồn gốc, lịch sử, ngôn ngữ hoặc phương ngữ. Dân tộc là hình thái phát triển cao nhất của tộc người, chỉ xuất hiện từ khi có chủ nghĩa tư bản (hình thái của sắc tộc trong xã hội nguyên thuỷ là bộ lạc, trong xã hội phong kiến là bộ tộc). Dân tộc đặc trưng bởi tính cộng đồng bền vững, chặt chẽ và phát triển hơn trên các lĩnh vực kinh tế, ngôn ngữ, lãnh thổ, các đặc điểm về văn hoá và ý thức tự giác so với sắc tộc.
Ở nước ta, theo định nghĩa tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định 05/2011/NĐ-CP về công tác dân tộc, “dân tộc thiểu số” là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. “Dân tộc đa số” là dân tộc có số dân chiếm trên 50% tổng dân số của cả nước. Theo điều tra dân số quốc gia, đó là dân tộc Kinh với 85,7% dân số cả nước. Các dân tộc khác đều là dân tộc thiểu số. Ở nước ngoài, một số dân tộc thiểu số có quá ít người thì được gọi là sắc tộc.
Khi được công nhận là cộng đồng dân tộc thiểu số, tiếng nói của người Việt sẽ có trọng lượng hơn và người Việt sẽ được hưởng các quyền quy định trong luật pháp quốc tế dễ dàng hơn, ví dụ như:
a) Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người của Liên hợp quốc (UDHR) năm 1948: “Mọi người sinh ra đều được hưởng tất cả các quyền và tự do không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội” (Điều 2)
b) Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) năm 1966: “Tại những nước có nhiều nhóm dân tộc thiểu số, tôn giáo và ngôn ngữ cùng chung sống, thì những cá nhân thuộc các dân tộc, tôn giáo, ngôn ngữ và các thiểu số đó, cùng với những thành viên khác của cộng đồng mình, không thể bị tước bỏ quyền được thụ hưởng nền văn hóa riêng, quyền được thể hiện và thực hành tôn giáo riêng hoặc quyền được sử dụng tiếng nói riêng của họ” (Điều 3).
c) Hiến chương Liên hợp quốc (Khoản 2 Điều 1): “Phát triển quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền và dân tộc tự quyết”. Quyền dân tộc tự quyết ở đây thuộc về nhân dân theo nghĩa là tất cả dân cư thường xuyên sinh sống trên lãnh thổ của một quốc gia nhất định - chủ thể luật quốc tế.
d) Tuyên bố năm 1970 của Liên hợp quốc về các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế đã khẳng định “việc thiết lập một nhà nước độc lập có chủ quyền hay tự do gia nhập vào nhà nước độc lập khác hoặc liên kết với quốc gia đó cũng như việc thiết lập bất cứ chế độ chính trị nào do nhân dân tự do quyết định là các hình thức thể hiện quyền dân tộc tự quyết”. Nguyên tắc dân tộc tự quyết bao hàm các nội dung sau: (i) Được thành lập quốc gia độc lập hay cùng với các dân tộc khác thành lập quốc gia liên bang (hoặc đơn nhất) trên cơ sở tự nguyện; (ii) Tự lựa chọn cho mình chế độ chính trị, kinh tế xã hội; (iii) Tự giải quyết các vấn đề đối nội không có sự can thiệp từ bên ngoài; (iv) Quyền các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc tiến hành đấu tranh, kể cả đấu tranh vũ trang để giành độc lập và nhận sự giúp đỡ và ủng hộ từ bên ngoài, kể cả giúp đỡ về quân sự; (v) Tự lựa chọn con đường phát triển phù hợp với truyền thống, lịch sử văn hóa, tín ngưỡng, điều kiện địa lý. Tất cả các quyền nêu trên của mỗi dân tộc đều được các dân tộc và các quốc gia khác tôn trọng.
Ở nước ta, theo định nghĩa tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định 05/2011/NĐ-CP về công tác dân tộc, “dân tộc thiểu số” là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. “Dân tộc đa số” là dân tộc có số dân chiếm trên 50% tổng dân số của cả nước. Theo điều tra dân số quốc gia, đó là dân tộc Kinh với 85,7% dân số cả nước. Các dân tộc khác đều là dân tộc thiểu số. Ở nước ngoài, một số dân tộc thiểu số có quá ít người thì được gọi là sắc tộc.
Khi được công nhận là cộng đồng dân tộc thiểu số, tiếng nói của người Việt sẽ có trọng lượng hơn và người Việt sẽ được hưởng các quyền quy định trong luật pháp quốc tế dễ dàng hơn, ví dụ như:
a) Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người của Liên hợp quốc (UDHR) năm 1948: “Mọi người sinh ra đều được hưởng tất cả các quyền và tự do không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội” (Điều 2)
b) Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) năm 1966: “Tại những nước có nhiều nhóm dân tộc thiểu số, tôn giáo và ngôn ngữ cùng chung sống, thì những cá nhân thuộc các dân tộc, tôn giáo, ngôn ngữ và các thiểu số đó, cùng với những thành viên khác của cộng đồng mình, không thể bị tước bỏ quyền được thụ hưởng nền văn hóa riêng, quyền được thể hiện và thực hành tôn giáo riêng hoặc quyền được sử dụng tiếng nói riêng của họ” (Điều 3).
c) Hiến chương Liên hợp quốc (Khoản 2 Điều 1): “Phát triển quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền và dân tộc tự quyết”. Quyền dân tộc tự quyết ở đây thuộc về nhân dân theo nghĩa là tất cả dân cư thường xuyên sinh sống trên lãnh thổ của một quốc gia nhất định - chủ thể luật quốc tế.
d) Tuyên bố năm 1970 của Liên hợp quốc về các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế đã khẳng định “việc thiết lập một nhà nước độc lập có chủ quyền hay tự do gia nhập vào nhà nước độc lập khác hoặc liên kết với quốc gia đó cũng như việc thiết lập bất cứ chế độ chính trị nào do nhân dân tự do quyết định là các hình thức thể hiện quyền dân tộc tự quyết”. Nguyên tắc dân tộc tự quyết bao hàm các nội dung sau: (i) Được thành lập quốc gia độc lập hay cùng với các dân tộc khác thành lập quốc gia liên bang (hoặc đơn nhất) trên cơ sở tự nguyện; (ii) Tự lựa chọn cho mình chế độ chính trị, kinh tế xã hội; (iii) Tự giải quyết các vấn đề đối nội không có sự can thiệp từ bên ngoài; (iv) Quyền các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc tiến hành đấu tranh, kể cả đấu tranh vũ trang để giành độc lập và nhận sự giúp đỡ và ủng hộ từ bên ngoài, kể cả giúp đỡ về quân sự; (v) Tự lựa chọn con đường phát triển phù hợp với truyền thống, lịch sử văn hóa, tín ngưỡng, điều kiện địa lý. Tất cả các quyền nêu trên của mỗi dân tộc đều được các dân tộc và các quốc gia khác tôn trọng.
Dưới đây là bài báo:
Thủ tướng: 'Rất tự hào về người Việt ở Mỹ'
Chí Hiếu 14/05/2022 Thủ tướng cho biết rất tự hào về những đóng góp của cộng đồng người Việt ở Mỹ, bởi đây là cộng đồng mạnh, có nhiều đóng góp cho quê hương lẫn nước sở tại.
Tối 14.5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Mỹ và cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại thủ đô Washington D.C.
Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Nguyễn Quốc Dũng cho hay, 70 người tới dự cuộc gặp với Thủ tướng hôm nay là những “niềm tự hào của người Việt ở Mỹ” bởi toàn là những giáo sư, doanh nhân thành đạt, có đóng góp lớn cho cả Việt Nam trong hỗ trợ trang thiết bị y tế phòng chống dịch Covid-19, lũ lụt cũng như đóng góp trong xã hội Mỹ.
Chia sẻ với Thủ tướng và đoàn công tác, đại diện các giới trong cộng đồng người Việt ở Mỹ đã nêu nhiều kiến nghị thiết thực nhằm đóng góp nhiều hơn cho quê hương.
Ông Trần Hùng, Giám đốc Tập đoàn Trần Group - chuyên kinh doanh khách sạn, nêu 4 kiến nghị. Một là Chính phủ tạo thuận lợi hơn trong thu hút kiều hối. Hai là có chính sách ưu đãi lâu dài cho các dự án vừa và nhỏ của Việt kiều về nước.
Ba là đề xuất Chính phủ tổ chức thường xuyên các chương trình thăm quê, kết nối thế hệ trẻ khắp thế giới. Cùng với đó, cần có cơ quan thường trực để xử lý các vướng mắc trong các dự án đầu tư của Việt kiều về quê hương.
Trong khi đó, bà Sandy Đặng, cựu Giám đốc điều hành Quỹ Giáo dục Việt Nam của Mỹ, thì cho rằng, Việt Nam không chỉ cần khoa học công nghệ mà còn cần phát triển các ngành mới như khởi nghiệp, tâm lý học, quản trị công cộng.
“Nhiều GS Việt kiều muốn đóng góp, thúc đẩy giáo dục đại học và mong được tạo cơ hội hợp tác với các đại học ở Việt Nam để nghiên cứu xây dựng chương trình cải cách giảng dạy, nhất là giảng dạy online”, bà Sandy Đặng chia sẻ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, theo thống kê, hiện nay có khoảng 5,3 triệu người Việt Nam ở nước ngoài thì riêng tại Mỹ là đông nhất với 2,2 triệu người và đa dạng, phong phú về ngành nghề, dân tộc. Đặc biệt, đội ngũ trí thức, doanh nhân rất đông đảo, nhiều người tham gia, đóng góp trong chính quyền và văn hóa của Mỹ.
Thủ tướng đánh giá cao tinh thần vượt khó, chuyển trạng thái, thích ứng với các điều kiện khó khăn của bà con để khẳng định giá trị con người Việt Nam tại Mỹ cũng như những đóng góp cho đất nước trong lúc khó khăn, chống dịch.
“Đây là những người rất đáng tự hào, không chỉ riêng cho người Việt Nam ở Mỹ mà cho văn hoá Việt Nam”, Thủ tướng nói.
Thủ tướng: 'Rất tự hào về người Việt ở Mỹ'
Chí Hiếu 14/05/2022 Thủ tướng cho biết rất tự hào về những đóng góp của cộng đồng người Việt ở Mỹ, bởi đây là cộng đồng mạnh, có nhiều đóng góp cho quê hương lẫn nước sở tại.
Tối 14.5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Mỹ và cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại thủ đô Washington D.C.
Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Nguyễn Quốc Dũng cho hay, 70 người tới dự cuộc gặp với Thủ tướng hôm nay là những “niềm tự hào của người Việt ở Mỹ” bởi toàn là những giáo sư, doanh nhân thành đạt, có đóng góp lớn cho cả Việt Nam trong hỗ trợ trang thiết bị y tế phòng chống dịch Covid-19, lũ lụt cũng như đóng góp trong xã hội Mỹ.
Chia sẻ với Thủ tướng và đoàn công tác, đại diện các giới trong cộng đồng người Việt ở Mỹ đã nêu nhiều kiến nghị thiết thực nhằm đóng góp nhiều hơn cho quê hương.
Ông Trần Hùng, Giám đốc Tập đoàn Trần Group - chuyên kinh doanh khách sạn, nêu 4 kiến nghị. Một là Chính phủ tạo thuận lợi hơn trong thu hút kiều hối. Hai là có chính sách ưu đãi lâu dài cho các dự án vừa và nhỏ của Việt kiều về nước.
Ba là đề xuất Chính phủ tổ chức thường xuyên các chương trình thăm quê, kết nối thế hệ trẻ khắp thế giới. Cùng với đó, cần có cơ quan thường trực để xử lý các vướng mắc trong các dự án đầu tư của Việt kiều về quê hương.
Trong khi đó, bà Sandy Đặng, cựu Giám đốc điều hành Quỹ Giáo dục Việt Nam của Mỹ, thì cho rằng, Việt Nam không chỉ cần khoa học công nghệ mà còn cần phát triển các ngành mới như khởi nghiệp, tâm lý học, quản trị công cộng.
“Nhiều GS Việt kiều muốn đóng góp, thúc đẩy giáo dục đại học và mong được tạo cơ hội hợp tác với các đại học ở Việt Nam để nghiên cứu xây dựng chương trình cải cách giảng dạy, nhất là giảng dạy online”, bà Sandy Đặng chia sẻ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, theo thống kê, hiện nay có khoảng 5,3 triệu người Việt Nam ở nước ngoài thì riêng tại Mỹ là đông nhất với 2,2 triệu người và đa dạng, phong phú về ngành nghề, dân tộc. Đặc biệt, đội ngũ trí thức, doanh nhân rất đông đảo, nhiều người tham gia, đóng góp trong chính quyền và văn hóa của Mỹ.
Thủ tướng đánh giá cao tinh thần vượt khó, chuyển trạng thái, thích ứng với các điều kiện khó khăn của bà con để khẳng định giá trị con người Việt Nam tại Mỹ cũng như những đóng góp cho đất nước trong lúc khó khăn, chống dịch.
“Đây là những người rất đáng tự hào, không chỉ riêng cho người Việt Nam ở Mỹ mà cho văn hoá Việt Nam”, Thủ tướng nói.
Thúc đẩy Mỹ công nhận người Việt tại Mỹ là dân tộc thiểu số
Nói về quan hệ hai nước, Thủ tướng cho hay, ngay khi giành độc lập, trong Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chia sẻ giá trị chung mà Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của Mỹ nhắc đến.
Thủ tướng động viên các cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ
Trải qua nhiều thăng trầm, sau 27 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao, hai bên đã vượt qua được những khác biệt và đạt được những nguyên tắc nền tảng cho quan hệ hai nước, như đã được khẳng định trong Tuyên bố về Tầm nhìn chung Việt Nam - Mỹ khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức Mỹ vào năm 2015, trong đó nhấn mạnh tôn trọng “thể chế chính trị, độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau". Mỹ ủng hộ Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, độc lập.
Thủ tướng cho biết, Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN - Mỹ vừa thành công tốt đẹp, thể hiện mối quan hệ giữa hai bên ngày càng hiệu quả; đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của các bên; phù hợp với xu thế hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới.
Thủ tướng mong muốn, cộng đồng người Việt Nam tại Mỹ phát huy vai trò là cầu nối trong quan hệ hai nước; tham gia đóng góp thực hiện các thỏa thuận giữa hai nước; đóng góp vào phát triển của cả Việt Nam và Mỹ.
“Thành công của người Việt Nam tại Mỹ cũng là thành công của đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước; đồng thời, góp phần quảng bá hình ảnh, đất nước, con người Việt Nam, giá trị Việt Nam”, Thủ tướng nói.
Thủ tướng giao trách nhiệm cho Đại sứ quán thúc đẩy, tạo điều kiện cho cộng đồng người Việt với tinh thần tốt nhất có thể, phát triển nhanh nhất có thể.
“Liệu chúng ta có thể đề nghị phía Mỹ xem có thể công nhận người Việt ở Mỹ là cộng đồng dân tộc thiểu số không, như đã làm được ở Cộng hoà Séc? Tất nhiên điều này còn phụ thuộc vào quan điểm từng nước, nhưng cái gì tốt nhất cho bà con thì chúng ta phải làm, tạo ra tiền lệ, miễn là phù hợp lợi ích hai nước, không ảnh hưởng xấu đến ai”, Thủ tướng nói.
https://thanhnien.vn/thu-tuong-rat-tu-hao-ve-nguoi-viet-o-my-post1458634.html
Thủ tướng cho biết, Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN - Mỹ vừa thành công tốt đẹp, thể hiện mối quan hệ giữa hai bên ngày càng hiệu quả; đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của các bên; phù hợp với xu thế hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới.
Thủ tướng mong muốn, cộng đồng người Việt Nam tại Mỹ phát huy vai trò là cầu nối trong quan hệ hai nước; tham gia đóng góp thực hiện các thỏa thuận giữa hai nước; đóng góp vào phát triển của cả Việt Nam và Mỹ.
“Thành công của người Việt Nam tại Mỹ cũng là thành công của đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước; đồng thời, góp phần quảng bá hình ảnh, đất nước, con người Việt Nam, giá trị Việt Nam”, Thủ tướng nói.
Thủ tướng giao trách nhiệm cho Đại sứ quán thúc đẩy, tạo điều kiện cho cộng đồng người Việt với tinh thần tốt nhất có thể, phát triển nhanh nhất có thể.
“Liệu chúng ta có thể đề nghị phía Mỹ xem có thể công nhận người Việt ở Mỹ là cộng đồng dân tộc thiểu số không, như đã làm được ở Cộng hoà Séc? Tất nhiên điều này còn phụ thuộc vào quan điểm từng nước, nhưng cái gì tốt nhất cho bà con thì chúng ta phải làm, tạo ra tiền lệ, miễn là phù hợp lợi ích hai nước, không ảnh hưởng xấu đến ai”, Thủ tướng nói.
https://thanhnien.vn/thu-tuong-rat-tu-hao-ve-nguoi-viet-o-my-post1458634.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét