Thứ Năm, 12 tháng 5, 2022

Châu Âu đi tìm Kế hoạch Marshall cho Ukraine

Hehe, không biết Mỹ và châu Âu định biến Ukraine thành tủ kính trưng bày người mẫu Ukraine cho cả thế giới xem và học theo hay muốn biến Ukraine thành con nợ nghìn tỷ USD để tịch thu tài nguyên nước này ? Tôi thường bình luận Mỹ và đồng minh thường chọn ra vài nước nhỏ thân mình và quan trọng với mình để đầu tư, giúp đỡ họ phát triển, từ đó khoe với thế giới và bảo cứ ngoan ngoãn theo Mỹ và châu Âu thì sẽ được giầu sang như thế. Những nước này là Singapore, Tây Berlin, Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kong, Israel. Ít nước thôi và các nước này nhỏ thôi để Mỹ và đồng minh ít tốn kém. Ukraine (cạnh Nga) có vị trí chiến lược giống như Hàn Quốc (cạnh Trung Quốc) nên biết đâu sẽ được Mỹ và đồng minh giúp ? Tuy nhiên, nói là giúp, nhưng Ukraine (cũng như Hàn Quốc) sẽ phải vay tiền của Mỹ và đồng minh. Hàn Quốc đã từng nhận viện trợ và vay khoảng 100 tỷ đô la (thời giá hiện nay) dù các chính phủ Hàn Quốc đều thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng (tiết kiệm) tối đa. Ukraine chắc sẽ phải gấp 5-10 lần. Đổi lại, cũng như với Hàn Quốc, Mỹ sẽ có quyền ảnh hưởng lớn tới những quyết định liên quan đến công việc quản lý, vận hành nền kinh tế Ukraine, cũng như những chính sách quốc phòng, an ninh và chính trị của Ukraine nhằm vừa bảo đảm, duy trì nền an ninh và ổn định ở đây và vừa có lợi nhất cho Mỹ. Sợ rằng Ukraine sẽ bị chia cắt Đông - Tây như Triều Tiên bị chia cắt thành Bắc - Nam. Mặt khác, giữa Hàn Quốc và Ukraine cũng có sự khác biệt rất lớn. Trong khi các thế hệ lãnh đạo Hàn Quốc có tinh thần ái quốc rất cao, tất cả vì sự phát triển của đất nước (Tổng thống Park Chung Hee tuyên bố "Tôi sẽ đem bắn bất cứ kẻ nào ăn cắp của công dù chỉ 1 đồng"), thì các thế hệ lãnh đạo Ukraine toàn là đám tham nhũng. Do đó, nguy cơ rất lớn là Ukraine sẽ được vay nợ cực nhiều nhưng sẽ không phát triển được bao nhiêu mà sẽ trở thành con nợ nghìn tỷ USD để Mỹ và đồng minh xúm vào bóc lột hết sạch tài nguyên.
Châu Âu đi tìm Kế hoạch Marshall cho Ukraine
Đức nói Ukraine sẽ chịu hậu quả chiến sự trong 100 năm. Thủ tướng Scholz cảnh báo vật liệu nổ sót lại sau chiến sự tại các thành phố có thể khiến Ukraine phải hứng chịu hậu quả trong 100 năm tới. "Những người sống ở Đức biết rằng các quả bom từ thời Thế chiến II vẫn thường xuyên được tìm thấy. Ukraine nên chuẩn bị đối mặt với hậu quả chiến sự trong vòng 100 năm. Đó là lý do chúng ta phải cùng phối hợp tái thiết", Thủ tướng Đức Olaf Scholz nói với các phóng viên hôm qua.

Một khu nhà bị phá hủy do chiến sự tại Irpin, ngoại ô thủ đô Kiev của Ukraine, trong ảnh chụp hôm 7/5. Ảnh: Reuters.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cuối tháng trước cho hay tổng thiệt hại từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự là khoảng 600 tỷ USD và cần gấp rút chuẩn bị kế hoạch tái thiết Ukraine.

Ông nhận định nhiệm vụ chính là đưa cuộc sống quay lại bình thường cho toàn bộ vùng lãnh thổ nơi lực lượng Nga từng kiểm soát và những nơi hứng oanh tạc. Tổng thống Ukraine nói Anh, Đan Mạch, Nhật Bản, Italy và một số quốc gia khác đồng ý giúp khôi phục các vùng bị ảnh hưởng.

"Nhiệm vụ chính của dự án là xây dựng lại toàn bộ đất nước cùng với châu Âu và thế giới. Thiết lập quan hệ đối tác với mỗi thành phố và quốc gia", Tổng thống Ukraine nói.

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel tuần trước cho rằng Liên minh châu Âu (EU) nên tịch thu và bán tài sản của Nga mà họ đã thu giữ, sau đó sử dụng số tiền thu được để tái thiết Ukraine. Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng đưa ra ý tưởng tương tự.

Đầu tháng trước, EU cho biết đã phong tỏa 30 tỷ euro (32 tỷ USD) tài sản liên quan các cá nhân Nga và Belarus trong danh sách đen.

Châu Âu đi tìm Kế hoạch Marshall cho Ukraine

Theo như số tiền có thể lên tới hàng nghìn tỷ USD cho các quan chức hàng đầu châu Âu ủng hộ kế hoạch tái thiết Ukraine, tương tự như kế hoạch Marshall của Mỹ giành cho châu Âu sau Thế chiến 2.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz ngày 11/5 cho rằng, hậu quả chiến sự ở Ukraine có thể kéo dài 100 năm. Ông cảnh báo Ukraine có thể phải đối mặt bom, mìn, vật liệu nổ rải rác trên khắp đất nước, hậu quả từ chiến dịch quân sự do Nga phát động, kéo dài trong 100 năm. Các nước đồng minh cần giúp đỡ Ukraine tái thiết đất nước sau chiến sự.

“Những ai sống ở Đức đều biết những quả bom từ Thế chiến 2 giờ vẫn thường được tìm thấy. Ukraine nên chuẩn bị cho cuộc chiến với hậu quả của chiến sự hiện nay trong 100 năm tới. Đây là lý do chúng ta sẽ phải làm việc cùng nhau để tái thiết Ukraine’, Thủ tướng Scholz nhấn mạnh.




Cơ sở hạ tầng nhà máy thép Azovstal ở thành phố Mariupol của Ukraine bị phá hủy nặng nề. Ảnh: Reuters
Ông Werner Hoyer, Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) cũng ủng hộ kế hoạch hỗ trợ Ukraine tái thiết đất nước, nhưng cho rằng, châu Âu không nên bị bỏ lại một mình gánh vác “hóa đơn khổng lồ” với số tiền có thể lên tới hàng nghìn tỷ USD.

Sau Thế chiến 2, Mỹ đã cung cấp cho Tây Âu số tiền lên tới 200 tỷ USD (theo giá trị ngày nay) trong 4 năm theo chương trình có tên là Kế hoạch Marshall . Ông Hoyer cho rằng Ukraine cũng cần một chương trình tương tự. Chi phí cho việc tái thiết Ukraine đã được thảo luận trong các cuộc họp gần đây tại Liên Hợp Quốc, Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới.

Gói hỗ trợ nghìn tỷ?

“Việc khôi phục, tái thiết Ukraine sẽ tốn những gì? Con số cụ thể hiện vẫn chưa rõ, nhưng rõ ràng là chúng ta sẽ không nói về con số hàng triệu mà là hàng nghìn tỷ”, ông Hoyer cho biết.

Tuyên bố của ông Hoyer cũng cho thấy Liên minh châu Âu (EU) đang tìm cách sử dụng sức mạnh quốc tế của EIB - ngân hàng thường cấp vốn cho các dự án cơ sở hạ tầng, để đối phó với những tác động kinh tế chưa từng thấy do cuộc chiến ở Ukraine gây ra.

“Việc đảm bảo có thể chuyển những khoản hỗ trợ này cho Ukraine sẽ là một thách thức lớn. Các nhà lãnh đạo chính trị phải quyết định càng sớm càng tốt. Nhưng tôi nghĩ rằng chúng ta cần một cấu trúc thực sự hướng đến quan điểm toàn cầu chứ không chỉ những người đóng thuế ở Liên minh châu Âu”, ông Hoyer nói.

Cuộc chiến ở Ukraine đang phá hủy cơ sở hạ tầng, làm gián đoạn hoạt động kinh tế thông thường và khiến khoảng 11 triệu người mất nhà ở. Giới tình báo Mỹ dự đoán đây là một cuộc xung đột kéo dài.

Kinh tế Ukraine dự kiến suy thoái 45% trong năm nay, Bộ trưởng Tài chính Ukraine Serhiy Marchenko cho biết ngày 11/5.

“Người dân Ukraine đang phải trả cái giá quá lớn và cái giá này không thể đánh giá hết được”, ông Marchenko nói.

Ngân hàng Trung ương Ukraine ước tính 1/3 số công ty tại nước này đã phải dừng hoạt động sản xuất, trong khi Liên Hợp Quốc ước tính gần 6 triệu người, chiếm khoảng 13% dân số, đã tới các nước khác để tránh xung đột.

Tổ chức Nghiên cứu chính sách kinh tế ước tính chi phí tổng thể để tái thiết Ukraine hiện đã ở mức 500-600 tỷ euro (528-633 tỷ USD), gấp hơn 3 lần sản lượng kinh tế hàng năm của nước này giai đoạn trước chiến tranh.

Ông Hoyer dự báo con số này sẽ gia tăng nhanh chóng.

Châu Âu sẽ hỗ trợ Ukraine như thế nào?

Theo ông Hoyer cho biết, một phần quan trọng trong kế hoạch giúp Ukraine tái thiết đất nước là để các ngân hàng lớn được nhà nước tài trợ của phương Tây “bảo lãnh” chính phủ Ukraine sau khi chiến tranh kết thúc.

Làm như vậy có thể giúp Kiev tiếp cận trở lại với các thị trường tài chính toàn cầu, tương tự như Iraq đã làm sau Chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ 2, và cũng giúp tăng tốc quá trình tái thiết.

“Nếu chúng ta muốn thu hút cộng đồng các nhà đầu tư đem tiền của họ cho chúng ta, chúng ta cần trao lại cho họ sự đảm bảo”, ông Hoyer đề cập tới việc tránh thiệt hại nặng nề cho các nhà đầu tư.

Nhiều quỹ đầu tư toàn cầu do tư nhân điều hành đã cung cấp khoản vay cho chính phủ và các công ty của Ukraine từ năm 2015. Các quỹ này cho biết, họ hiểu rằng chắc chắn Ukraine sẽ cần các khoản vay khác.

“Tôi cho rằng sẽ phải có một cuộc thảo luận với người Ukraine về việc làm thế nào để nguồn tiền đến từ phương Tây được chi tiêu tốt nhất”, ông Sailesh Lad của Giám đốc Công ty Đầu tư AXA cho biết.

Ông Hoyer cho biết, EIB hiện đã chuẩn bị một số khoản hỗ trợ tài chính cho Ukraine, và cũng sẵn sàng chi khoản hỗ trợ khác trị giá 1,5 tỷ euro nếu được Ủy ban châu Âu chấp thuận.

Dù vậy, ông Hoyer cho rằng, “vấn đề không chắc chắn” đối với cả Ukraine và các nhà đầu tư là liệu Nga có bị đẩy lùi một cách dứt khoát hay vẫn bị kẹt trong một loạt các cuộc xung đột đóng băng như ở Crimea.

Theo ông Hoyer, viện trợ quốc tế có thể được sử dụng để cấp tiền cho cơ sở hạ tầng đường sắt vận chuyển lúa mì thu hoạch từ năm 2021. Hiện khối lượng lúa mì ước tính trị giá khoảng 8 tỷ euro vẫn đang bị kẹt ở Ukraine.

“Một phần của vấn đề là Ukraine đang ở trên vựa lúa mì mà không thể chuyển nó thành tiền. Điều này cần phải được giải quyết”, ông Hoyer nói.

Ông cũng nói rằng một số khoản viện trợ tài chính có thể được gửi đi trước xung đột kết thúc, ví dụ như để sửa chữa các cây cầu ở những khu vực an toàn hơn ở Ukraine./.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét