Thứ Hai, 31 tháng 10, 2011

Trung Quốc diễu võ giương oai

Trung Quốc diễu võ giương oai

Xã luận trên tờ The Washington Times (26/10/2011)

Phạm Nguyên Trường dịch
Nước Mỹ đã phải trả giá cho việc để một kẻ lèo lá như H. Kissinger đi đêm với ngài Mao của nước Tàu từ năm 72 thế kỷ trước, những tưởng làm thế là lôi kéo đồng minh chống lại với Liên Xô, có ai ngờ anh khổng lồ chân đất sét Liên Xô không cần đến động thái đi đêm kia vẫn cứ sụp đổ đúng theo quy luật, trong khi đó hành động đi đêm của ông “Kis Già Giơ” ngỡ là đắc sách lại chính là tự mình chắp thêm vây cho con sói hung ác ở phương Đông để nó ngóc đầu dậy, có thời gian mài nanh dũa vuốt, và rút kinh nghiệm từ bài học Liên Xô để trở thành một đế chế bề ngoài vẫn khoác áo cộng sản mà bên trong thì mưu toan chống lại cả loài người.
Bây giờ đây các ngài chiến lược gia xứ cờ hoa mới mở mắt ra liệu có muộn hay không? Dẫu sao muộn còn hơn không, nếu bài trả lời phỏng vấn của bà Ngoại trưởng Hillary Clinton mà BVN đăng hôm qua vẫn còn chứa đựng những lời xã giao bay bướm thì bài xã luận này mới thực đi thẳng vào những mục tiêu cốt lõi trong cái gọi là “chiến lược trở lại Thái Bình Dương” của Hoa Kỳ.
Bauxite Việt Nam

Nếu sức mạnh là đồng tiền có giá nhất trong quan hệ quốc tế thì Trung Quốc đang tích cực lèn đầy két sắt của họ. Trong mấy năm gần đây, các lãnh tụ cộng sản Trung Quốc đã thực hiện được những thành tựu to lớn trong lĩnh vực quốc phòng, như được thể hiện trong sự gia tăng ngân sách hàng năm trong lĩnh vực này – từ năm 1997 đến năm 2003 ngân sách quốc phòng đã tăng lên hai lần.
So với năm 2010, ngân sách quốc phòng của nước này trong năm 2011 đã tăng thêm 13%. Điều này làm cho Trung Quốc là nước có ngân sách quốc phòng lớn thứ hai thế giới – chính thức đánh giá là khoảng 900 tỷ Mỹ kim. Nhưng các khoản chi không chính thức trong Bộ quốc phòng làm cho con số này gia tăng thêm khoảng 150 tỷ Mỹ kim nữa. Trung Quốc nhìn thấy những cơ hội tốt trong hệ thống quốc tế và cho rằng điều đó sẽ giúp họ theo đuổi sức mạnh, làm thiệt hại cho các nước lân bang. Sự kiện là cho đến nay Trung Quốc vẫn chưa giành được bá quyền trong khu vực cũng không cho phép chúng ta được lầm lẫn trong khi đánh giá ý định của họ.

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam và Nhật Bản

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam và Nhật Bản

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda ký Tuyên bố chung.



 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda ký Tuyên bố chung. Ảnh: TTXVN

Nhận lời mời của Ngài Yoshihiko Noda, Thủ tướng Nhật Bản, Ngài Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thăm chính thức Nhật Bản từ ngày 30/10 đến ngày 2/11/2011. Đây là chuyến thăm Nhật Bản đầu tiên của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sau khi được bầu lại là Thủ tướng Việt Nam tại kỳ họp Quốc hội khóa XIII tháng 7/2011.

Trong chuyến thăm này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến Nhật hoàng và hội đàm cấp cao với Thủ tướng Yoshihiko Noda, gặp các lãnh đạo Quốc hội Nhật Bản. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đi thăm thành phố Sendai, và thành phố Natori, tỉnh Miyagi.

ĐBQH Dương Trung Quốc nói về “Kích cầu niềm tin”

ĐBQH Dương Trung Quốc nói về “Kích cầu niềm tin”

31/10/2011 13:52
Không ồn ào theo kiểu “gây sốc” song những phát biểu của ông đã nghe rồi, đọc lại vẫn thú vị. Một phần, ở sự thể hiện, và quan trọng hơn là ở sự phát hiện.

 
Đại biểu Dương Trung Quốc (phải) trao đổi với Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang bên hành lang kỳ họp Quốc hội thứ hai – Ảnh: Hải Hà 

Khi Quốc hội khóa 13 đang sôi nổi thảo luận các báo cáo, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội do Chính phủ trình, ông vẫn tiếp tục băn khoăn vì chưa nhìn thấy sự đầu tư đúng mức đối với vấn đề văn hóa, xã hội và đời sống. Điều mà đã từng được ông nhìn nhận như là hạn chế trong điều hành của Chính phủ.
Tại kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa 12, khi thảo luận về báo cáo tổng kết nhiệm kỳ của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, ông đã nói: “Khi chúng ta gặp khủng hoảng về kinh tế, chúng ta có thể đầu tư để kích cầu về kinh tế, nhưng tôi chưa thấy Chính phủ kích cầu về niềm tin, về đời sống xã hội, văn hóa. Tôi cho đó là điều đáng suy nghĩ nhất cho nhiệm kỳ tiếp theo”.
Đến kỳ họp này, phát biểu của ông trước diễn đàn Quốc hội vẫn thể hiện tâm tư về câu chuyện này.
Xin chào nhà sử học Dương Trung Quốc. Báo cáo đầu tiên của Chính phủ nhiệm kỳ mới trình Quốc hội đã “đậm đà” về văn hóa, xã hội như ông mong đợi chưa ạ?
Có lẽ Chính phủ cũng phải tập trung quá nhiều vào việc ứng phó kinh tế, điều đó chúng ta phải có sự chia sẻ.
Nhưng cái quan trọng nhất là niềm tin của dân, nếu người dân có tin thì vẫn tin một cách rất cảm tính, cơ sở để người dân có niềm tin thực sự chưa nhiều. Tôi có cảm giác hình như Chính phủ chưa chia sẻ nhiều với dân, chưa làm tốt việc tranh thủ ý kiến của dân.

Có thể mất 1 triệu tấn lúa nhập từ Campuchia

Có thể mất 1 triệu tấn lúa nhập từ Campuchia

SGTT.VN - Cùng với Thái Lan, Campuchia đang gánh chịu đợt lũ lụt tồi tệ nhất trong vòng nhiều thập kỷ. Lũ lụt xảy ra từ tháng 7.2011 đến nay, theo ước tính của bộ Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản Campuchia, hơn 330.000 ha lúa đã bị ngập, trong đó hơn 100.000 ha bị thiệt hại hoàn toàn. Mất mát lớn này có thể ảnh hưởng chỉ tiêu dôi ra 3 triệu tấn gạo trong năm nay của nước này. Hầu hết diện tích lúa giáp ranh với các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Long An, trong đó có cả phần diện tích của người dân Việt Nam sang thuê đất trồng bị mất trắng.
Lũ lụt tại Campuchia khiến Việt Nam mất 1 triệu tấn lúa từ Campuchia bán sang các tỉnh Đồng Tháp, Long An, An Giang.
Nhiều năm trở lại đây, giữa Việt Nam và Campuchia đã thiết lập chính sách ưu đãi thuế xuất nhập khẩu lúa gạo ở một số địa phương giáp ranh hai nước nhằm khuyến khích người dân mua bán qua lại. Lượng gạo nằm trong diện ưu đãi thuế suất 0% mỗi năm từ Campuchia sang Việt Nam trung bình khoảng 100.000 tấn. Tuy nhiên, do lúa sản xuất ở Campuchia sử dụng dòng giống lúa thơm, thời gian sinh trưởng từ 6 tháng trở lên, chất lượng khá tốt nên cả thương lái, doanh nghiệp xuất khẩu đều có nhu cầu mua, nên số thực nhập lớn hơn. Ngoài việc mua trực tiếp lúa của nông dân Campuchia, mấy năm gần đây còn có một lượng lớn lúa được người dân Việt Nam sang thuê đất trồng chuyển về. Theo hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), trong vòng ba - bốn năm trở lại đây, trung bình mỗi năm có khoảng 800 ngàn đến 1 triệu tấn lúa từ Campuchia bán sang Việt Nam qua các tỉnh Đồng Tháp, Long An, An Giang.
Vụ lúa sản xuất chính của Campuchia thu hoạch vào thời điểm cuối tháng 12 đầu quý 1 năm sau. Giai đoạn này, ở Việt Nam cơ bản thu hoạch xong lúa mùa, và đang giáp hạt với vụ đông xuân, nguồn cung lúa gạo không còn nhiều nên việc có thêm lượng lúa nhập khẩu từ Campuchia bổ sung đáng kể cho nhu cầu xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Ông Huỳnh Minh Huệ, tổng thư ký VFA, thừa nhận năm nay nhiều khả năng Việt Nam sẽ mất lượng lúa hàng hoá đáng kể nhập khẩu từ Campuchia.

Chủ nghĩa dân tộc của người Trung Hoa và những mặt trái của nó

The National Interest, số tháng 10-11/2011 

Chủ nghĩa dân tộc của người Trung Hoa
và những mặt trái của nó
Robert S. Ross


 

Chưa bao giờ kể từ chiến tranh lạnh đến nay mà quan hệ Mỹ-Trung tồi hơn lúc này. Vâng, trong quá khứ đã từng có những xung đột lẻ tẻ về vấn đề Đài Loan, căng thẳng quanh vụ Mỹ ném bom trúng Đại sứ quán Trung Quốc ở Belgrade (Nam Tư), hay vụ máy bay phản lực chiến đấu Trung Quốc va chạm với máy bay trinh sát của Mỹ trên vùng trời Biển Đông (nguyên văn: biển Hoa Nam). Nhưng sự xuống cấp gần đây trong quan hệ hai nước phản ánh một khuynh hướng dài hạn tiềm tàng, với nguy cơ xung đột mở rộng và kéo dài là rất cao. Cũng phức tạp không kém là việc căng thẳng gia tăng như thế không chỉ không cần thiết mà sẽ còn rất tốn kém cho Mỹ.

Từ đầu năm 2009, Trung Quốc đã phạm một loạt sai lầm về ngoại giao, gây ra một sự chỉ trích gần như toàn cầu nhằm vào chính sách ngoại giao của họ. Danh sách các sai lầm rất dài:

- Tháng 3-2009, hải quân Trung Quốc va chạm với tàu trinh sát Impeccable của Mỹ đang hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc trên Biển Đông;

- Tại Hội nghị Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu ở Copenhagen, tháng 12-2009, Bắc Kinh phản đối quyết liệt việc đàm phán, gây ra những xích mích về ngoại giao giữa họ với châu Âu và với Mỹ;

- Tháng 1-2010, với thái độ cứng rắn, Bắc Kinh phản đối quyết định bán vũ khí cho Đài Loan của Mỹ. Họ đe dọa sẽ thiết lập lệnh trừng phạt lên các công ty Mỹ có hợp tác về quốc phòng với Đài Bắc;

- Tháng 3-2010, Bắc Kinh xử lý không tốt vụ Bắc Triều Tiên đánh chìm tàu hải quân Hàn Quốc Cheonan, gây ra một làn sóng phẫn nộ ở Hàn Quốc đối với Trung Quốc;

Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2011

Kinh tế khó khăn, đại biểu - doanh nhân nói gì?

Kinh tế khó khăn, đại biểu - doanh nhân nói gì?

  NGUYỄN LÊ


picture 
Đại biểu Mai Hữu Tín, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm 
Tổng giám đốc công ty cổ phần đầu tư U&I tại diễn đàn QH.

 
Không phải doanh nghiệp sắp phá sản là kinh doanh kém hiệu quả, nếu không có giải pháp tích cực hơn thì phần lớn các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ không còn tồn tại…

Dẫu được tô đậm trong bức tranh chung của nền kinh tế, song khó khăn của doanh nghiệp nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung được chính người trong cuộc là các doanh nhân “mổ xẻ” vẫn có sức thu hút riêng tại các phiên thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội và ngân sách của Quốc hội cuối tuần qua.

Điều này, còn bởi một kỳ vọng, rằng phát biểu của các doanh nhân, đồng thời là đại biểu Quốc hội, chắc hẳn không chỉ dừng lại ở những giải pháp tháo gỡ khó khăn riêng cho các doanh nghiệp.

VnEconomy giới thiệu ý kiến của một số vị đại biểu – doanh nhân tại nghị trường.

Cải cách Trung Quốc: 30 năm sóng gió

Chà, anh Thiên vẫn chịu khó quá:

Cải cách Trung Quốc: 30 năm sóng gió



Thắng lợi của cải cách ở Trung Quốc chủ yếu được đo lường bằng việc vượt qua sóng gió, vượt qua những bi kịch cá nhân của những nhà doanh nghiệp tiên phong để thúc đẩy cải cách tiến lên chứ không chủ yếu là những con số đẹp về đầu tư và tăng trưởng.
Năm 2008, Thế vận hội Olympic được tổ chức tại Bắc Kinh. Việc Trung Quốc được chọn làm địa điểm tổ chức sự kiện thể thao lớn bậc nhất thế giới này vào đúng năm 2008 có lẽ là không tình cờ. Không đơn thuần là kết quả của một quá trình đua tranh và bầu chọn thông thường giữa các quốc gia, sự lựa chọn này mang dấu ấn lịch sử - không chỉ cho hoạt động thể thao thế giới - mà chủ yếu là cho Trung Quốc, khẳng định thành tựu phát triển và vị thế của quốc gia này trong nỗ lực vươn lên để "tiến cùng thời đại".
Sự "tình cờ" Olympic Bắc Kinh 2008 được giải thích bằng một lý do đơn giản, nhưng mang đậm phong cách Trung Hoa: năm 2008 cũng chính là năm Trung Quốc kỷ niệm 30 năm cải cách - mở cửa, kỷ niệm ngày khởi xướng công cuộc đã làm thay đổi vận mệnh quốc gia có 1,3 tỷ dân và xoay chuyển cả cục diện thế giới. Trong 30 năm đó, Trung Quốc đã làm được nhiều điều kỳ diệu, không chỉ đối với lịch sử của nước mình. Trên nhiều phương diện, đó là 30 năm Trung Quốc làm được những điều "chưa từng có trong lịch sử thế giới".
Cuốn sách Ba mươi năm sóng gió, của tác giả Ngô Hiểu Ba - chính là viết về chặng đường lịch sử đó.  Xuyên qua hơn một nghìn trang viết, nội dung cuốn sách này chứa đựng nhiều điểm đặc sắc, làm cho nó khác với nhiều cuốn sách khác viết về 30 năm cải cách của Trung Quốc.

Chuyện giàu nghèo – chưa có lối ra

Chuyện giàu nghèo – chưa có lối ra
Nguyễn Vạn Phú


Biểu tình phản kháng luôn luôn là cách thức để lôi kéo sự chú ý của công chúng vào một vấn đề gì đó và tìm kiếm sự ủng hộ cho những giải pháp đưa ra. Phong trào “Chiếm lấy phố Wall” làm được điều thứ nhất nhưng thất bại ở điều thứ hai.
Đến nay ai cũng biết “Chiếm phố Wall” là một cách nói, một cách hành động để biểu lộ sự bất mãn sâu sắc tình trạng phân hóa giàu nghèo, giữa 1% dân số giàu nhất và 99% số người còn lại. Theo nhà kinh tế đoạt giải Nobel Joseph Stiglitz trong một bài báo mang tựa đề “Của 1%, Do 1%, Vì 1%”, một phần trăm dân số giàu nhất nước Mỹ đang sở hữu đến 40% tài sản nước này. Tệ hại hơn, người giàu ngày càng giàu hơn và dĩ nhiên khi tổng thu nhập quốc dân thay đổi không đáng kể thì người nghèo buộc phải càng nghèo đi. Năm 1980, 1% người giàu nhất chiếm 9% có tổng thu nhập nước Mỹ thì đến năm 2006, họ chiếm gần đến 19%.
Phong trào “Chiếm phố Wall” lan ra khắp thế giới, chứng tỏ chuyện phân hóa giàu nghèo không chỉ giới hạn vào nước Mỹ và sự bất mãn của người dân không chỉ tập trung vào phố Wall.
Sự phẫn nộ của người dân có lẽ bùng phát từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu từ năm 2008, lúc hàng ngàn tỷ tiền đóng thuế của người dân được tung ra để cứu lấy hệ thống ngân hàng và các tập đoàn tài chính. Những tưởng sau đó, kinh tế phục hồi, mọi chuyện đâu vào đó nhưng nước Mỹ và nhiều nước khác vẫn đang đối diện nạn thất nghiệp cao ngất, kinh tế vẫn đình trệ và giới ngân hàng vẫn tự thưởng cho mình hàng chục triệu đô-la mỗi người. Thử hỏi không ai không bất mãn trước tình thế đó.
Nhưng vấn đề là làm gì để giải quyết nạn bất bình đẳng trong thu nhập thì không ai có thể đưa ra câu trả lời hoàn hảo. Lấy ví dụ chuyện trả thu nhập cho giới đứng đầu các tập đoàn tài chính. Chính các khoản lương thưởng cao ngất cho một số ít người đứng đầu là động lực thúc đẩy sự hoạt động với hiệu quả cao nhất của các tập đoàn này, là thanh nam châm thu hút người tài vào khu vực này và là củ cà rốt đòi hỏi mọi người ganh đua nhau làm việc tận lực với hy vọng ngày nào đó họ sẽ đến đích, bỏ túi được những khoản thưởng hậu hĩ. Nếu bỏ cơ chế trả lương thưởng cao trong nền kinh tế thị trường, chúng ta xóa đi một động lực rất lớn và trong bối cảnh kinh tế ngày càng tệ hại, không ai dám và không ai muốn làm chuyện đó cả.

Kinh nghiệm sống lâu

Bài này nói về bác Mạnh, nhưng tôi không quan tâm lắm mà chỉ chú ý tới chi tiết
bác Đào kể về kinh nghiệm sống lâu của các cụ (vì ai chẳng muốn sống lâu).

Kinh nghiệm sống lâu
CUỐI TUẦN ĐÀM ĐẠO CHUYỆN “ RĂNG CHẮC,
CẶC CỨNG ” VỚI ÔNG NÔNG ĐỨC MẠNH
Hai Xe Ôm.
Hai Xe Ôm tôi nhà gần Hồ Tây, do vậy nên có cái thú sáng, chiều thường bát bộ một vài đoạn xung qunh hồ để hít thở không khí trong lành, bồi dưỡng sức để ngày còn đủ sức kiếm vài cuốc xe kiếm tiền nuôi vợ con...
Cũng do hay la cà ven hồ nên có điều kiện quen khá nhiều các cụ thường hay ra đây tập dưỡng sinh. Hai Xe Ôm quen biết cỡ trên mươi cụ, cụ thấp nhất ngoài 80, rất nhiều cụ suýt soát 90 nhưng vẫn còn khá phong độ, tráng kiện. Những lần hầu chuyện, hỏi han ngõ hầu mong được các cụ truyền cho bí quyết dưỡng sinh, các cụ đều thổ lộ là cần phải duy trì cái khoản kia đều đều...

                4 cụ ngồi đây đều xấp xỉ 90...

Số là các cụ này, theo các buổi giao ban hàng ngày các cụ cho biết: Mỗi tuần các cụ đều duy trì “giao ban “ đều đặn với các cụ bà chí ít 1 lần; phần lớn các cụ tìm đến để tâm giao với các bà xồn xồn từ 40 tới 70...
Mỗi cụ có một kiểu giao ban riêng; mình hỏi chuyện một cụ năm nay đã 88 tuổi, cụ cho biết: Cụ bà đã quy tiên từ lâu, hiện cụ đã tìm được một cụ bà khác để giao lưu; cụ bà này năm nay ngoài 70, chồng mất đã 20 nên đang cô đơn, do đó nên nên hai cụ tìm đến để vui hưởng tuổi già, kéo dài tuổi xuân cho nhau...

NHỮNG BẤT CẬP TRONG VIỆN TRỢ QUỐC TẾ ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC “PHÁ SẢN”?

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

NHỮNG BẤT CẬP TRONG VIỆN TRỢ QUỐC TẾ
ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC “PHÁ SẢN”?

Tài liệu Tham khảo đặc biệt
Thứ sáu, ngày 28/10/2011
(Tạp chí Politique étrangère)
Nếu một số nước đang trỗi dậy ở phương Nam bắt đầu cạnh tranh ưu thế kinh tế, tài chính, tri thức và quân sự với các nước phát triển, thì ở phía bên kia địa cầu vẫn còn khoảng 5 chục quốc gia đang tụt lại đằng sau, từ bỏ quá trình toàn cầu hoá hoặc chưa bao giờ nghĩ đến việc hội nhập. Các nước có nền kinh tế đình đốn đang đối diện với nguy cơ chao đảo trong các vòng xoáy lụn bại, tối thiểu có thể dẫn đến các khủng hoảng chính trị, xã hội nghiêm trọng hoặc tồi tệ nhất là nội chiến. Nguy cơ này sẽ lớn hơn nhiều nếu chồng chất thêm các nhân tố rủi ro đặc thù, và kinh nghiệm cho thấy thực tế có tồn tại một hiệu ứng dây chuyền đối với các nước lân cận. Như một hệ quả, các nước này sẽ đe doạ ổn định ở khu vực mà cộng đồng quốc tế không thể không lo ngại. Tuy nhiên, trên danh nghĩa đảm nhận vai trò ngày càng tích cực đưa các nước này thoát khỏi vết xe đổ, cộng đồng quốc tế đã tỏ ra vụng về và kém hiệu quả trong các nỗ lực can thiệp, mà trường hợp điển hình là với thảm hoạ của Ápganixtan. Từ ví dụ này có thể nghi ngờ phương pháp làm việc, khuôn khổ khái niệm và triết lý tổng thể hướng đạo việc xử lý các vấn đề là rất thiêế tương xứng. Ngoài ra, chính hành động của cộng đồng quốc tế cũng tiếp tục là một phanà của vấn đề và vì vậy, các phương thức hành động, cũng như khuôn khổ khái niệm, cần phải được xem lại một cách căn bản.
Thất bại kinh tế và sức ép dân số: hỗn hợp gây bất ổn
Các nước xảy chân trên đường phát triển thường có sự đa dạng rất lớn về địa lý, văn hóa, đặc tính cộng đồng và thất bại trong việc hội nhập quá trình toàn cầu hoá. Ngoài ra còn chung một đặc điểm là có lực lượng dân số mạnh mẽ. Hầu hết các nước đều bắt đầu thời kỳ quá độ về dân số nhưng sức ỳ lớn và thời kỳ này có thể kéo dài đến ba chục năm. Vì vậy, nếu kinh tế gặp trắc trở, đó sẽ là thời kỳ của mọi mối nguy hiểm. Tại các thành phố, giới trẻ không có việc làm; các vùng ngoại vi tập trung hàng loạt khu ổ chuột với những điều kiện sống tồi tệ. Tại các vùng nông thôn, diện tích trồng trọt không tương xứng với dân số; nếu nông nghiệp không được hiện đại hoá như tình trạng phổ biến hiện nay, sự xuống cấp của các hệ sinh thái sẽ dẫn đến khủng hoảng theo kiểu Thuyết Manthus (thuyết dân số), như nhận định đối với khu vực phía bắc sa mạc Sahara hoặc một số thung lũng ở Ápganixtan. Cuối cùng, các nước này sẽ gặp vô vàn khó khăn trong việc đảm nhận các trách nhiệm của một nhà nước. An ninh, tư pháp, giáo dục, chăm sóc y tế cơ bản vì thế sẽ không được bảo đảm, và kết quả các nước này sẽ bị đẩy vào một hoàn cảnh rất bất ổn, bấp bênh.

NỤ CƯỜI !

NỤ CƯỜI !

Lãng ma:
"Nụ cười" mà hở hang quá, cũng bị nhốt như chơi. Ước gì được ban cho lá bùa cấm nhỉ. Hi hi, cấm: chị em mặc quần dài cuối tuần đi (ra ngoài) đường. Và cấm đàn ông cười hô hố, dù đi bộ hay đi xe hơi, dù đi chơi hay đi họp.

Người đẹp Đàm Thục Anh thuyết minh nụ cười

A. Cuộc đời có thể thiếu những nụ cười? 365 ngày bước đi trên mặt đất, “có bước trong như gương, có bước trắng như tuyết, có bước đen như huỵệt, có bước mọc đầy hoa, có bước hoá thành xác chết” (Nguyễn Minh Khiêm). Chớp mắt đã ngút ngàn dâu bể… Cái còn đọng lại, hút cháy trong nhau chẳng là nụ cười đó sao? 
Các nhà nghiên cứu lâu nay vẫn đẩy đưa, à ơi cho rằng cười là một cơ chế được điều khiển từ não bộ, nụ cười là công việc của 13 cơ bắp và 112 nét nhăn trên toàn mặt, có tác dụng với cơ thể giống như việc tập thể dục từ bên trong. Thậm chí, có người còn đưa ra năm tiêu chí đánh giá vẻ đẹp nụ cười theo các yếu tố: Đường cười, cung cười, đường cong môi trên, quan hệ giữa răng trước hàm trên với môi dưới, mức độ răng lộ khi cười. Người ta ước tính trẻ con cười khoảng 400 lần mỗi ngày trong khi người lớn chỉ có 20 lần.
KỲ DIỆU THAY NỤ CƯỜI, ĐÁNG YÊU THAY NỤ CƯỜI.  

Các cụ VN nhà ta đã đi trước cả khoa học bằng cách răn dạy con cháu: “Cười bằng mười thang thuốc bổ”. Ngạn ngữ TQ có câu: 'Ai không có nụ cười đừng nên buôn bán bất cứ cái gì'. Phương Tây cũng khẳng định: Cười là thuộc tính của con người và chỉ có con người mới biết cười… Chương trình Như chưa hề có cuộc chia ly trên sóng truyền hình lâu nay làm day dứt và cảm động được nhiều người vì những nụ cười chan hoà nước mắt cha con, anh em sau vài chục năm ly tán mới gặp lại nhau.
Trong hội nghị gặp gỡ những người Việt xa quê mới đây, món đặc sản vẫn những cú siết tay chặt chẽ, nồng ấm và tươi rói nụ cười tin tưởng.

(2) SÁT THỦ ĐẦU MƯNG MỦ






(1) SÁT THỦ ĐẦU MƯNG MỦ

SÁT THỦ ĐẦU MƯNG MỦ
 
Văn chương + gửi đến bạn đọc "1/2" cuốn "sát thủ đầu mưng mủ" trước, để bà con đánh giá. Theo thiển ý của vanchuong +, thì "sát thủ" bị thu hồi khả năng lớn là do 1 số bức tranh minh họa có liên quan, nhấp nhứng đến "bộ đội phải chơi trội" và cảnh sát "lạnh lùng như con thạch sùng", thế mới "đau sờ cau", không biết có "chuẩn không cần chỉnh" không? Nếu trật , thì thật "dốt như con tốt".
Sau vụ nầy, không biết có bác nào còn nhảy vô mần từ điển tuổi Teen không? Mún cười mà mếu quá.
Tưởng cứ thu... thì nó không hồi được, nào ngờ sách sốt xình xịch, phố Đinh Lễ căng cằng cặc vì các em tóc vàng hỏi mua đầu "sát thủ mưng mủ".
Lại nghĩ đến lão Dị nhân Văn Thùy, mới khoét mỏ như vầy:

Giờ thì hả 1 khúc lòng
Ngỡ em bóp méo lại phồng tôi lên
(Trách người ở đẩu đầu đâu)

Mời nghía qua:

http://www.diendan.org/thay-tren-mang-moi/111ay-toan-bo-cuon-sat-thu-111au-mang-mu-vua-bi-thu-hoi/sat-thu-dau-mung-mu.pdf




“SÁT THỦ ĐẦU MƯNG MỦ” – KHÔNG THỂ GIAM GIỮ MÃI TIẾNG CƯỜI

Bìa sách STĐMM

Vì có lệnh thu hối cuốn tranh biếm, minh họa cho những câu thành ngữ thời đại Internet có tên là “SÁT THỦ ĐẦU MƯNG MỦ”, nên tôi vội lên mạng tìm xem. Khi tìm được “cuốn sách” trên mạng, tôi xem ngấu nghiến mà quên là sách đang bị cấm. Xem xong, xem lại, vẫn thấy thích. Đúng như câu kết dưới lời giới thiệu: ”Ăn chơi quên mưa rơi”. 
Vâng, “Ăn chơi quên mưa rơi” là tinh thần của kẻ ham chơi. Nguyễn Công Trứ hay tôi cũng vậy thôi, đã dám chơi thì phải xả thân. Đó là cái ý tích cực của câu thành ngữ mới ấy. Còn khi ngẫm kỹ, ta còn thấy phảng phất chút ý nghĩa phê phán của nó với những kẻ quá thái “ăn chơi”.
Có thể nói, những câu thành ngữ mới trong cuốn sách tranh này là những câu Slogan thường gặp trên các trang blog cá nhân của thế hệ trẻ. Bởi đã Slogan thì nó phải ngắn gọn, và thể hiện một quan niệm nghiêm túc nhưng với giong vui đùa và ngộ nghĩnh. Nếu những người lớn tuổi quen với việc vào mạng hay tham gia các diễn đàn mạng, thì sự khó chịu ban đầu sẽ dần biến mất, nhường chỗ cho một tình cảm dễ thương chia sẻ.
Trong thời đại “ăn xổi ở thì” của kinh tế thị trường chộp giật, bao chuyện “cười ra nước mắt” vô cùng đau xót, thì việc “sản xuất” truyện cười là vô cùng cần thiết. Đây cũng là sự bức xúc của giới văn học nghệ thuật trước “nhu cầu cười” tha thiết của công chúng. Chả thế mà ngành sân khấu phải tổ chức cả một liên hoan toàn quốc về Hài Kịch. Nhiều tờ báo mở hoặc muốn mở cuộc thi viết truyện cười. Có độc giả trên mạng thách các nhà văn viết truyện cười… Vậy thì việc họa sĩ Thành Phong và Công ty Nhã Nam làm một cuốn sách biếm họa từ những câu thành ngữ mới (nxb Mỹ Thuật cấp phép) là việc làm đáng hoan nghênh.
Thế sao Cục xuất bản lại ra lệnh thu hồi, ra lệnh cấm?

Cấm chơi golf và không gian của xã hội dân sự

Cấm chơi golf và không gian của xã hội dân sự

Phan Thế Hải
 

Ngày cuối tuần, cùng với hội Golfriends đi Ninh Bình chinh phục 18 hố ở Yên Thắng. Chủ đề chính sau những cú đánh là chuyện Bộ trưởng Giao thông vận tải Đinh La Thăng cấm chơi golf. Quanh chủ đề này, có người khen, có người chê, có người đồng tình, có người phản đối.
Với tôi, với một Bộ trưởng, người đại diện cho Chính phủ quản lý lĩnh vực mà anh được giao thì mọi văn bản của anh đưa ra là tiếng nói của cơ quan hành pháp ở lĩnh vực mà anh được phân công. Đã là cơ quan hành pháp thì điều đáng quan tâm là tính hợp pháp của lệnh cấm. Với cơ quan hành pháp, tính hợp pháp là ưu tiên số một rồi mới tính đền chuyện hợp lý hay không.
Còn chuyện chơi golf là xa xỉ trong khi kinh tế đất nước còn khó khăn, chơi golf không có phù hợp hay không với thu nhập của công chức lại là chuyện không nằm trong phạm vi pháp quyền.
Về phương diện hành pháp, có thể thấy quyết định cấm chơi golf của Bộ trưởng có ít nhất ba sự nhầm lẫn sau đây:
Pháp luật không thò bàn tay vào mọi ngõ ngách của đời sống

Để giấc mơ Mỹ thành hiện thực American Dream - có việc làm và có nhà riêng


Để giấc mơ Mỹ thành hiện thực
American Dream - có việc làm và có nhà riêng



Thị trường việc làm của Mỹ ảnh hưởng trực tiếp tới thị trường địa ốc

Barack Obama khi tranh cử tổng thống năm 2008 đưa ra khẩu hiệu: “We are the Change” và được cử tri tín nhiệm. Nhưng từ ngày nhận chức, các chính sách do ông đề xuất đã không đem lại nhiều thay đổi cho nước Mỹ trong gần ba năm qua.
Quan trọng nhất là phát triển kinh tế, tạo công việc. Tuy mức thất nghiệp có giảm xuống 9.1% từ cao điểm hơn 10% trên toàn quốc Hoa Kỳ, nhưng số người không có việc vẫn còn nhiều và kinh tế chưa thoát khỏi suy thoái.
Thị trường điạ ốc là cản trở lớn nhất làm kinh tế trì trệ. Lúc này nhiều người Mỹ không còn khả năng mua nhà, dù giá giảm và phân lời vay tiền ngân hàng đã xuống thấp hơn bao giờ hết.
Giá nhà nhiều nơi như ở Pontiac bang Michigan hay Homestead bang Florida đã giảm gần 50% so với năm 2009, trong khi giá trên toàn nước Mỹ giảm một phần ba kể từ khi bong bóng địa ốc vỡ 5 năm trước đây.
Hiện nay phân lời cũng đã xuống dưới 4% cho khoản nợ 30 năm, thấp hơn nữa cho nợ 15 năm hay 10 năm nhưng điều kiện vay khó hơn.

"Lúc này nhiều người Mỹ không còn khả năng mua nhà, dù giá giảm và phân lời vay tiền ngân hàng đã xuống thấp hơn bao giờ hết"
Trước hết là phải có việc làm với mức lương bằng 3 lần với số tiền sẽ trả hàng tháng cho nợ nhà, cần có tiền trả trước ít nhất là 20% giá bán và giấy thuế chứng minh thu nhập ba năm qua.

Tái 3: Tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước: phải tạo lập một thể chế theo nguyên tắc thị trường

Tái 3:
Tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước:
phải tạo lập một thể chế theo nguyên tắc thị trường
 
Rất khó tiếp cận với “bộ sậu” ban chỉ đạo xây dựng đề án tái cấu trúc DN nhà nước, vừa được Bộ Tài chính thành lập hôm 7/10. Thông tin thu về sau cú điện thoại trao đổi với vị Trưởng ban, cũng là Thứ trưởng Bộ Tài chính, chỉ là: “Mới chỉ có quyết định thôi”.
Khởi động tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước
 
Đến cuối năm 2010 vẫn còn hơn 1.200 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước.
 
Sau những hân hoan về hành động mau lẹ của Bộ Tài chính hưởng ứng chủ trương lớn tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước, một trong 3 khâu đột phá trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011-2015, con đường phía trước dường như vẫn mông lung.

Những quan điểm phản biện gần đây lưu ý đến những giải pháp nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước không được thực thi đúng như lộ trình đã vạch sẵn. Thậm chí, có ý kiến nêu đây là vấn đề không dễ để một bộ có thể “đương đầu”, nhất là với sự trì trệ lâu nay trong chuyển đổi cơ cấu của khu vực doanh nghiệp này.

Tái 2: Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng: Không còn chờ tự nguyện

Tái 2:
Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng: 
Không còn chờ tự nguyện
 
Hải Lý
(TBKTSG) - Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng đã được xác định là nhiệm vụ cấp bách cùng với hai lĩnh vực cần tái cấu trúc khác là đầu tư công và doanh nghiệp nhà nước. Vấn đề bây giờ là tái cấu trúc hệ thống ngân hàng như thế nào?
Đầu tháng 9-2011 sau hội nghị toàn quốc của ngành ngân hàng triển khai giảm lãi suất, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã họp riêng với sáu tổ chức tín dụng có vấn đề về thanh khoản. Tuần trước, khi “cơn sốt” lãi suất liên ngân hàng bùng phát, NHNN lại một lần nữa làm việc với từng ngân hàng nói trên. Chủ trương được thông báo rõ: bây giờ ngân hàng nào không trụ vững thanh khoản sẽ phải chịu các biện pháp chế tài và sáp nhập theo lộ trình. NHNN tạo điều kiện cho mọi sự sáp nhập, mua bán tự nguyện, nhưng điều đó không có nghĩa thời gian tự nguyện kéo dài mãi.
“Trông mặt mà bắt hình dong”
Sự khác nhau cơ bản của việc tăng lãi suất tiền đồng liên ngân hàng vừa qua so với những năm trước là lần này phần lớn các ngân hàng không thiếu tiền. Những lần trước lãi suất “nhảy” như thế là hàng loạt ngân hàng ngưng cho vay, ngưng giải ngân, quan sát biến động. Nay thì không, hoạt động tín dụng vẫn diễn ra bình thường. Nhiều ngân hàng đang thừa tiền đồng, nhưng không mang lên thị trường liên ngân hàng cho vay. Lý do, người vay là những tổ chức tín dụng đang thiếu thanh khoản, không có khả năng trả. Mà chủ trương xử lý các tổ chức tín dụng này giới ngân hàng giờ đã rõ, nên họ chẳng dại gì dính vào. Đại diện một ngân hàng chuyên kinh doanh tiền đồng liên ngân hàng nói lãi suất 30%, chứ 40% thậm chí 50%/năm mà người vay như thế, cũng không ham. “Trông mặt mà bắt hình dong”! Thế mới có chuyện trong lúc “nước sôi” ở một góc thị trường tiền tệ, BIDV và một số ngân hàng khác vẫn tuyên bố giảm lãi suất cho vay với những khách hàng tốt.

Tái 1: Tái cơ cấu đầu tư công: Chấm dứt nghịch lý tăng lượng, giảm chất

Tái 1:
Tái cơ cấu đầu tư công:
Chấm dứt nghịch lý tăng lượng, giảm chất

Kinh tế khó khăn, lạm phát tăng cao đòi hỏi thắt chặt thu chi khiến yêu cầu về quản lý hiệu quả đầu tư công được dư luận quan tâm hiện nay.
Theo Viện Chiến lược và Phát triển (Bộ KHĐT), đã đến lúc cần tiến hành tái cơ cấu đầu tư công, nhất là trong bối cảnh hàng loạt dự án kiến nghị tăng về lượng song chất lượng thì vẫn giậm chân tại chỗ.

Nhiều kiến nghị tăng cơ cấu đầu tư công cho lĩnh vực y tế, giáo dục. Ảnh: D.H
Nhiều kiến nghị tăng cơ cấu đầu tư công cho lĩnh vực y tế, giáo dục. Ảnh: D.H

Tỉ lệ đầu tư công vẫn... trên trời

Báo cáo mới nhất của Bộ KHĐT cho thấy, hiện tỉ lệ đầu tư của VN đã tăng lên 40% GDP nhưng hiệu quả đầu tư rất thấp. Nhiều dự án nằm trong danh mục được phép triển khai trong giai đoạn 5 năm tới đã có số vốn dự kiến vượt nhiều lần. Riêng 6 tháng đầu năm nay đã có thêm hơn 6.700 dự án sử dụng 30% vốn nhà nước được khởi công – tăng gần 1.000 dự án so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, số dự án hoàn tất và đưa vào khai thác chỉ dừng ở con số 4.700.
Còn theo Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư thực hiện từ ngân sách nhà nước trong 9 tháng đầu năm 2011 là hơn 131.000 tỉ đồng - tăng gần 24% so với cùng kỳ năm trước. Chưa dừng lại tại đó, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư còn vừa trình Chính phủ danh mục dự án đầu tư công năm 2012 với tổng vốn lên đến 300 tỉ USD.

Đầu tư dàn trải, trong khi tình trạng dự án chậm tiến độ vẫn diễn ra phổ biến. Tỉ lệ chậm tiến độ các dự án đầu tư công nửa đầu năm nay chiếm hơn 11% - vượt hẳn so với tỉ lệ 9,7% của năm 2010. Chưa kể bất hợp lý trong cơ cấu phân bố vốn đầu tư như tập trung đến 80% vốn vào các ngành kinh tế, trong khi y tế, giáo dục chỉ chiếm 20%. Theo Viện Kinh tế VN, đầu tư công đang ngày càng bất hợp lý cả về lượng lẫn chất và so với các nước thì tỉ lệ đầu tư công nước ta quá cao. Nếu không có lộ trình cắt giảm cụ thể, tập trung hoàn thiện dự án trọng điểm thay vì thêm mới thì không ít hệ lụy tiêu cực sẽ đến như lạm phát dai dẳng, rủi ro nợ công, thâm hụt thương mại... Theo đó nên tính đến phương án cắt giảm đầu tư ngân sách từ trên 40% GDP xuống 35%.

Hiệp định Xuyên Thái Bình Dương : Một vòng đai vây quanh Trung Quốc ?


Hiệp định Xuyên Thái Bình Dương :
Một vòng đai vây quanh Trung Quốc ? 



Hiệp định Xuyên Thái bình dương hay là Trans-Pacific Partnership (DR)
Hiệp định Xuyên Thái bình dương hay là Trans-Pacific Partnership (DR)

Trọng Nghĩa
Nhân dịp Hội nghị Thượng đỉnh APEC tổ chức trong hai ngày 12/11 và 13/11/2011, Hoa Kỳ sẽ thúc đẩy một số quốc gia xúc tiến việc đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương, hay Trans-Pacific Partnership (TPP).


Tháng 11 này có hai hội nghị đáng chú ý. Thứ nhất là Hội nghi Thượng đỉnh APEC vào hai ngày 12-13 tại Hawaii, tập hợp lãnh đạo 21 nền kinh tế. Một tuần sau, ngày 19 tại Bali (Indonesia) sẽ là Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á gồm 18 nước, năm nay lần đầu tiên có sự tham dự của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama. Nhân Hội nghị Thượng đỉnh APEC, Mỹ sẽ thúc đẩy một số quốc gia xúc tiến việc đàm phán Hiệp định Trans-Pacific Partnership, gọi tắt là TPP. 

RFI có cuộc trao đổi với chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa tại Hoa Kỳ về nội dung và những mục tiêu chìm nổi của sáng kiến TPP. Trước hết anh Nghĩa nhắc lại xuất xứ của Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương.
  Nguyễn Xuân Nghĩa : - Ban đầu, và bên lề Thượng đỉnh APEC tại Mexico vào năm 2002, có ba quốc gia ở ba góc Thái bình dương có sáng kiến thành lập một liên minh kinh tế liên Thái Bình Dương, đó là xứ Chile ở Nam Mỹ, xứ New Zealand hay Tân Tây Lan tại cực Nam biển Thái bình và Singapore ở Đông Nam Á. Sáng kiến ấy được xứ Brunei hưởng ứng và bốn nước đã có năm kỳ họp để tiến tới một khối hiệp thương kinh tế tự do. Mục đích cụ thể là từng bước và cho đến năm 2016 này là tháo gỡ hết mọi rào cản về thuế quan giữa các hội viên. Bốn nước tiên phong mở đường gọi là nhóm P-4 cũng cho biết là sẵn sàng đón nhận các hội viên mới. 
RFI: Thế thì Hoa Kỳ tham dự vào sáng kiến này từ khi nào? 
Nguyễn Xuân Nghĩa : - Với sức nặng của mình, Hoa Kỳ can dự vào hồ sơ nào, dù chỉ về kinh tế chẳng hạn, thì hồ sơ ấy cũng trở thành chiến lược! 

Việt Nam bác bỏ đề nghị của Mỹ về doanh nghiệp nhà nước trong Hiệp định xuyên Thái Bình Dương

Việt Nam bác bỏ đề nghị của Mỹ về doanh nghiệp
nhà nước trong Hiệp định xuyên Thái Bình Dương

 Lãnh đạo các nước trong Hiệp định TPP gặp nhau bên lề Diễn đàn APEC 15/11/2010 (AFP)

Lãnh đạo các nước trong Hiệp định TPP gặp nhau bên lề Diễn đàn APEC 15/11/2010 (AFP)

Trọng Nghĩa: Quyết định này đã được đại diện Việt Nam đưa ra hôm qua (28/10/2011), trong khuôn khổ vòng đàm phán của 9 nước ven bờ Thái Bình Dương nhằm thành lập vùng tự do mậu dịch Trans-Pacific Partnership, tên tắt là TPP. Tham gia vòng đàm phán TPP có các nước Chi Lê, Peru, Hoa Kỳ ở châu Mỹ, Singapore, Malaysia, Brunei và Việt Nam ở châu Á, và Úc, New Zeland ở châu Đại Dương.

Các cuộc thương thuyết đã được mở ra từ đầu tuần tại Lima, thủ đô Peru, nhằm hoàn chỉnh đề án thành lập khu vực tự do thương mại này, để trình lên lãnh đạo các nước nhân Hội nghị Thượng đỉnh APEC tại Hawaii vào trung tuần tháng 11. Tại Lima, phái đoàn Mỹ đã cho lưu hành các đề nghị của họ, trong đó có yêu cầu thiết lập các quy tắc mới đối với các công ty xí nghiệp quốc doanh. 
Theo Washington, loại doanh nghiệp này thường hay được nhà nước sở tại bảo hộ và trợ cấp, gây nên tình trạng thiếu công bằng trong cạnh tranh. Tuy nhiên, theo nhiều nhà quan sát, dụng tâm chính của Mỹ là quy định trước một khung luật lệ chặt chẽ đối với các công ty quốc doanh ở bên trong khối TPP, dự phòng trường hợp Trung Quốc cũng muốn gia nhập khối này trong tương lai. Đây là vấn đề cần phải lưu ý vì lẽ Trung Quốc có đến 20.000 doanh nghiệp nhà nước rất to lớn, có khả năng đè bẹp các đối thủ cạnh tranh khác trong khối. 

Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2011

Anh Dũng Cảm và anh Hèn

Đọc lại truyện cũ cách đây 10 năm:

Truyện ngắn Thái Bá Tân

Anh Dũng Cảm và anh Hèn

Ông Sêkhốp có một truyện ngắn thôi nhưng khá độc đáo, là "Anh Béo và anh Gầy". Câu chuyện đang viết đây, vốn bị hoãn nhiều lần chỉ vì không tìm được một cái tên vừa ý, tôi bắt chước ông, tạm gọi là "Anh Dũng Cảm và anh Hèn".

Xin được bắt đầu bằng Dũng Cảm.

Ở huyện ngoại thành Hà Nội nọ có một người nổi tiếng dũng cảm, không phải chuyện chiến trường hoặc săn bắt cướp, dù cả hai việc này anh từng trải qua và chắc không là thằng hèn. Dũng cảm ở đây với nghĩa đấu tranh chống những điều chướng tai gai mắt, cái bây giờ được gọi là "hiện tượng tiêu cực", và rất tiếc đang đầy rẫy khắp nơi, đến mức nhiều người khác cũng dũng cảm như anh đâm nản mà thôi. Nhưng anh thì không, cương quyết không. Anh đã qua cái tuổi ba mươi lăm, to con, khỏe mạnh, từng là lính đặc công nên nghe đồn giỏi võ lắm. Tiếc là trong cuộc chiến này anh không được phép phát huy sở trường đó.

Hóa ra ở đời làm người tử tế và dũng cảm thật khó. Cái giá phải trả cho sự dũng cảm ấy cũng không nhỏ. Từ chiến trường trở về với đủ loại huân huy chương, giấy khen và bằng dũng sĩ, anh được người ta hồ hởi chào đón rồi bố trí một chân trong chính quyền địa phương, phù hợp với công trạng. Nhưng rồi dần dần, cũng chính "người ta" ấy đã khéo léo gạt anh ra ngoài, trù dập anh một cách tinh tế, khiến anh biết đấy mà không bắt bẻ vào đâu được. Cuối cùng anh chỉ còn là một tay lực điền cày sâu cuốc bẫm như bao người khác, để nuôi cô vợ hay đau ốm và ba đứa con còn nhỏ. Tất cả chỉ vì anh không giống các cán bộ khác - quá thẳng thắn, quá thật thà, quá yêu công lý và cũng vì quá dũng cảm.

Làm ruộng là một sở trường nữa của anh, vì anh vốn từ đồng ruộng mà lớn lên rồi ra trận. Anh tháo vát, biết lo toan, lại chịu khó nên nói chung cuộc sống không đến nỗi. Anh chẳng có gì để phàn nàn. Cái làm anh khó chịu là những chuyện bất công xung quanh, "những việc đâu đâu" như vợ anh nói. Mặc dù không phải lúc nào chúng cũng liên quan đến anh, nhưng hễ thấy là anh cứ lao vào "đấu tranh", theo kiểu "đâu có giặc là ta cứ đi" của ngày trước. Mà anh đấu tranh mạnh mẽ, trực diện, không chút khoan nhượng, đôi lúc thiếu mất sự tế nhị cần thiết. Nhiều khi anh làm quá, không chỉ không mang lại hiệu quả mà còn bị hiểu lầm, bị coi là hâm gàn và không hiểu thời cuộc. Một kiểu Ðông Kisốt mà người ta thấy vừa đáng yêu vừa tội nghiệp.

Một hôm, vợ anh lên cơn hen nặng, phải đi bệnh viện cấp cứu. Việc này năm nào cũng xẩy ra, ít thì một, nhiều có khi ba bốn lần, nên anh có chút kinh nghiệm và biết phải làm gì.

Vị ngon của 40 món ăn Việt qua góc nhìn của CNN

Tin này đã lưu song chưa có đủ
danh sách 40 món, nay thì có đủ:

Vị ngon của 40 món ăn Việt qua góc nhìn của CNN

Phở, chả cá Hà Nội, bánh xèo, cao lầu... vừa được hãng thông tấn CNN giới thiệu trong 40 món ngon của Việt Nam. Đánh giá đây là nghệ thuật ẩm thực giản dị, không cầu kỳ nhưng hấp dẫn, CNN ưu ái giữ nguyên tên gọi Việt. 

Phở Việt, gỏi cuốn vào top 50 món ngon thế giới/

Ăn ngon với các loại gỏi cuốn 3 miền

12 món bánh dân dã hút khách chốn Sài thành

Theo CNN, ẩm thực Việt Nam chân chất giản dị, không cầu kỳ phức tạp, song cũng chính nhờ đặc điểm này mà được bạn bè quốc tế đánh giá cao. Món Việt đa phần được chế biến từ nguyên liệu xanh, tươi sống, nêm nếm gia vị hài hòa. Và điều quan trọng là thực khách có thể dễ dàng tìm được các món này ở một nhà hàng sang trọng hay chỉ một quán cóc ven đường.
Sau đây là danh sách 40 món ngon Việt được CNN ưu ái bình phẩm và giữ nguyên tên tiếng Việt:
1. Phở 21. Cà tím kho tộ
2. Chả cá 22. Bột chiên
3. Bánh xèo 23. Bún đậu mắm tôm
4. Cao lầu 24. Bánh gối
5. Rau muống 25. Cơm sườn nướng
6. Nem rán (chả giò) 26. Cháo
7. Gỏi cuốn 27. Bò lúc lắc
8. Bún bò Huế 28. Hạt dẻ nóng
9. Bánh khọt 29. Bánh ướt thịt nướng
10. Gà tần 30. Bún chả
11. Nộm hoa chuối 31. Bánh mỳ
12. Bún bò Nam bộ 32. Lẩu
13. Hoa quả dầm 33. Bánh bao
14. Phở cuốn 34. Cơm rang (chiên)
15. Gà nướng 35. Bò bít tết
16. Phở xào 36. Cơm chay
17. Cà phê trứng 37. Chè
18. Bò lá lốt 38. Mỳ xào bò
19. Xôi 39. Đậu phụ xốt cà chua
20. Bánh cuốn 40. Canh bún
Thi Ngoan