Thứ Bảy, 22 tháng 10, 2011

Việt Nam cần phải tỉnh táo lại – Con hổ châu Á này đang khốn khổ vì lạm phát và tham nhũng.

 Việt Nam cần phải tỉnh táo lại – Con hổ châu Á này đang khốn khổ vì lạm phát và tham nhũng.

Geoffrey CainGlobal Post
Lê Quốc Tuấn chuyển ngữ
-
(HỒ CHÍ MINH, Việt Nam) – Bốn năm trước, tương lai Việt Nam sáng sủa hơn. Các chủ đầu tư và các nhà kinh tế tuyên bố rằng thị trường mới nổi của 86 triệu người sẽ phát triển thành một “con hổ châu Á”, sẽ là quốc gia kế tiếp đạt được mức thu nhập trung bình bằng cách thu hút đầu tư từ nước ngoài.
Các công ty từng tìm kiếm lao động từ Trung Quốc đã đa dạng hóa vào Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, chú ý đến lực lượng lao động trẻ và rẻ tiền.
Và các công ty đa quốc gia như Intel và Samsung dẫn đầu cuộc cá cược khi họ xây dựng các nhà máy trị giá 1 tỷ Mỹ Kim và 670 triệu Mỹ kim ở trong nước.
Bây giờ, nền kinh tế đang quá nóng. Vẫn còn một khoảng cách xa đến sự sụp đổ thực sự. Tuy nhiên, nền kinh tế đá Việt Nam đã cho thấy dấu hiệu của các loại khó khăn từng gây nên phong trào Chiếm giữ (Occuppy) hiện nay trên toàn thế giới. Liệu sắp tới, mọi người sẽ chiếm lấy các đường phố của Hà Nội không ?
Các quan chức chính phủ đang tiến hành các biện pháp nhỏ mang tính thẩm mỹ để cắt giảm lạm phát và thâm hụt ngân sách.
Vào tháng Chín, lạm phát đạt mức 22% trong năm năm, mài mòn sức hút về lao động giá rẻ của Việt Nam đối với các nước Đông Nam Á như Malaysia và Campuchia.

Nếu các viên chức chính phủ còn nghiêm túc trong việc phục hồi niềm lạc quan đang chết dần, trước hết là họ cần phải kiểm soát sự thiếu thận trọng và bí mật của các công ty quốc doanh, những con vật quan liêu kếch xù đang phá hoại khả năng cạnh tranh của đất nước.
Những kẻ vạm vỡ này, được gọi chính thức là doanh nghiệp nhà nước (DNNN), trong quá trình hoạt động của mình đã đưa đẩy đến mức lạm phát cao nhất Á châu, làm cạn kiệt các đối thủ tư nhân, cạnh tranh sản xuất hơn.
Tại Việt Nam, các doanh nghiệp quốc doanh là trụ cột của nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa và điền thổ riêng tây của các cán bộ cộng sản ưu tú.
Hầu hết là lãng phí, tiêu thụ đến gần nửa số vốn mới có thể sản xuất tương đương với 1/4 GDP của nước này.
Gốc rễ của suy giảm của họ đã nảy mầm khi, từ năm 2007 đến 2010, các tập đoàn đã lợi dụng 100 tỷ USD mở rộng trong các cổ phiếu tín dụng trong nước để cho phép họ đầu tư không lợi nhuận vào các lãnh vực không chuyên môn, Edmund Malesky, một nhà kinh tế tại ĐH California tại San Diego lập luận.
Tín dụng rẻ, tạo ra một nhu cầu quá mức vượt quá sản xuất công nghiệp, khiến dẫn đến việc nâng giá ngay theo sau tình trạng giá cả thực phẩm và xăng dầu tăng cao trên toàn cầu.
Các chính trị gia bênh vực với các doanh nghiệp này, che chở họ khỏi những khó khăn của thị trường.
Trong một bằng chứng nổi tiếng nhất, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã từng tuyên bố Vinashin, một công ty đóng tàu có đặc quyền chính trị, như một mô hình để đưa Hà Nội đi vào nền kinh tế thế giới.
Sau đó, vào tháng 12 năm 2010, công ty này không trả nổi khoản vay trị giá 600 triệu USD từng được Credit Suisse dàn xếp.
Công ty đã tích lũy đến 4,4 tỷ USD nợ trong khi lạc lõng chuyển hướng kinh doanh ra bên ngoài chuyên môn của mình, như quản lý khách sạn và xe máy cùng các hoạt động khác.
Một tài liệu từ chính phủ cho vấn đề của Vinashin là do “thiếu năng lực”.
Bốn tháng trước khi không trả được nợ, nhà chức trách đã bắt giữ cựu chủ tịch của nhóm, ông Phạm Thanh Bình, về những cáo buộc rằng ông đã sửa chữa sổ sách của công ty.
Tháng trước, chín người giám đốc điều hành của Vinashin đã chính thức bị buộc tội vi phạm các quy định của chính phủ, gây thiệt hại cho nhà nước 43 triệu.
Viện dẫn lý do gần phá sản này, Moody hạ điểm xếp hạng tín dụng của Việt Nam, một động thái làm gia tăng chi phí vay mượn trên thị trường quốc tế.
Hiện nay, cả công ty này và các khách hàng nhà nước quen thuộc vẫn không giao thiệp với các chủ nợ, và cũng không cho biết rõ ràng là khi nào hoặc họ có trả được nợ hay không.
Các chủ nợ không có khả năng để hành xử pháp lý tại hệ thống tòa án yếu kém của Việt Nam, đặc biệt là trong một đất nước mà họ cần thiện chí của các nhà chính trị để bảo đảm cho các giao dịch trong tương lai.
“Những doanh nghiệp quốc doanh này rất mạnh mẽ, và họ thường xuyên giao tiếp với các nhà lãnh đạo hàng đầu,” kinh tế gia Malesky cho biết.
Vì sự thiếu minh bạch trong giao dịch từ những công ty này, các nhà phân tích lo ngại rằng những sụp đổ tương tự có thể sẽ nổ ra.
Thay vì di chuyển để hạn chế sự thái quá của các công ty, giới lãnh đạo lại tập trung vào việc tái cơ cấu, vốn chỉ tạo nên các trầy xước trên bề mặt của vấn đề. Họ giới thiệu một gói tăng lãi suất cho vay và kiềm chế tăng trưởng tín dụng.
Thế hệ trẻ em trong chiến tranh Việt Nam: phát triển chậm và kém may mắn
Nếu các nhà hoạch định chính sách muốn thúc đẩy đổi mới và tăng trưởng, ngoài việc cùng giảm tăng trưởng và tín dụng họ cần hướng nguồn vốn từ các công ty quốc doanh khổng lồ đến các công ty tư nhân cạnh tranh hơn.
Chiến lược này đã có hiệu quả ở Trung Quốc, nơi doanh nghiệp quốc doanh không còn hoàn toàn phụ thuộc vào chính phủ về tín dụng.
Việt Nam đã có luật lệ theo đúng các tiêu chuẩn quốc tế và hợp lý hóa việc thành lập các đối thủ cạnh tranh tư nhân để cho phép cho một số cải cách.
Vào cuối năm 2008, gần 5.000 doanh nghiệp quốc doanh đã được tổ chức lại, trong đó 3.400 được cổ phần hoá, một lối giải thích đưọc sử dụng để chỉ việc cho phép tư nhân được mua cổ phần.
Nhưng nhà cầm quyền đã thi hành pháp luật trong một phương cách lạc hậu và không thích hợp, ông Denny Cowger, luật sư thương mại tại Duane Morris, một công ty luật Hoa Kỳ với các văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội cho biết.
Ví dụ như, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đã ban hành một chỉ thị yêu cầu những công ty lớn phải thực hiện cổ phần hóa trong tháng 7 năm 2010, nhưng nhiều công ty đã không tôn trọng hạn định ấy.
Tuy nhiên, nhà lãnh đạo đã gửi một thông điệp rõ rệt đến Vinashin sau vụ không trả được nợ của họ, rằng bất chấp hậu quả chính trị, nhà nước sẽ không trả các khoản vay trị giá 600 triệu USD của công ty này, một điều ngược lại với chính sách trước đó của chính phủ. Các thông điệp này, về bản chất, là lời cảnh báo các doanh nghiệp quốc doanh khác rằng họ phải chịu trách nhiệm, mặc dù điều đó vẫn có nghĩa là chính phủ sẽ không trả nợ các khoản vay tiền ở châu Âu mà họ từng hỗ trợ.
Bằng cách thúc đẩy những cải tiến trong tính minh bạch và tinh thần trách nhiệm, Hà Nội có thể tiếp nối theo bước chân của các cường quốc như Trung Quốc và Hàn Quốc, hoặc có thể bị rơi vào giới hạn của đường mòn thu nhập trung bình ở Philippine và Malaysia.
Cho đến nay, các nhà lãnh đạo đã thành công trong việc tạo được nền kinh doanh ở Việt Nam trở nên không ngoan hơn, báo hiệu cho các nhà đầu tư rằng họ đang nghiêm túc về lộ trình đầu tiên.
Nhưng năm nay, họ sẽ cần phải tăng tốc độ cải cách doanh nghiệp quốc doanh để ngăn chặn các cơn lạm phát trong tương lai và ổn định được nền kinh tế.
Một số chính trị gia có thể sẽ cần phải hy sinh quyền lực cá nhân của mình trong quá trình này, nhưng chỉ một thị trường mở và sáng tạo, thay vì một loại phong kiến, mới làm cho đất nước của họ phát triển và thịnh vượng hơn.
Nguồn: Global Post

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét