Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2011

Bún 'mắng', cháo 'chửi'... vẫn đắt khách

Người nước ngoài nói du lịch VN là du lịch mạo hiểm vì ra khỏi sân bay là đã phải tham gia giao thông... Giờ lại có cái khó: Muốn vừa ăn vừa bị nghe chửi mà cũng chưa chắc đã được. Lại thế này nữa: càng chửi tiếng lành càng đồn xa, khách ngày càng đến đông hơn.
Bún 'mắng', cháo 'chửi'... vẫn đắt khách

Bún 'mắng', cháo 'chửi', phở xếp hàng, bia hơi tem phiếu có vẻ không lạ lẫm với nhiều người sống ở Hà Nội. Khách hàng vẫn đến ăn nườm nượp, còn chủ nhân của nó vẫn làm ăn phát đạt...
Miếng ăn, miếng chửi

Ngồi quán bún ở 57 ngõ Ngô Sỹ Liên, nghe chủ quán mắng khách té tát vì những chuyện chẳng đâu vào đâu, tôi bỗng co rúm người lại, chỉnh đốn mọi hành vi, lời ăn tiếng nói để… không bị chửi mắng. Trưa nắng như thiêu đốt vậy mà quán vẫn chật cứng người. Bát bún ba chục nghìn mà có tới gần chục miếng thịt chân giò to tướng, rất đầy đặn.
“Cháu đã bảo đừng chan nước béo rồi mà!”- Cô bé ngồi cách tôi một bàn kêu lên như than phiền. “Nước dùng béo hay gầy về nhà mà ăn, đây chỉ có thế thôi. Không ăn thì biến cho rộng chỗ!”. Bà chủ quán vừa xóc bún vừa liếc xéo ra mắng khách. Ánh mắt và lời nói như những mũi tên bay phần phật về phía cô gái, làm tôi cũng rát mặt như bị ném cát. Cô bé ngồi cạnh tôi bị mắng nhưng không dám cãi, chỉ lẩm bẩm: “Ăn uống mất tiền mà cứ như đi ăn xin”. 

Cân bằng giữa sự nghiệp và gia đình

Cân bằng giữa sự nghiệp và gia đình

(Dân trí) - Có thể xem gia đình, sự nghiệp giống như hai đường thẳng chéo nhau nhưng không phải ai cũng nhanh chóng tìm ra điểm chung đó. Tại sao phải đánh đổi “một mất một còn” trong khi chúng ta hoàn toàn có thể dung hòa hai yếu tố này theo những cách sau.


Tại sao phải đánh đổi “một mất một còn” trong khi chúng ta hoàn toàn có thể dung hòa hai yếu tố (ảnh minh họa: Internet)

Chuyên gia Dahanashee chia sẻ: “Trong cuộc sống hiện đại, hầu hết mọi người đều chạy theo tiếng gọi của danh vọng bởi họ cho rằng đó là hạnh phúc đích thực. Sau nhiều ngày rong duổi trên con đường sự nghiệp họ mới bất chợt nhận ra hạt giống nuôi dưỡng hạnh phúc không ở đâu xa xôi mà ở ngay trong ngôi nhà thân thương là những người thân yêu. Nói như vậy không mang nghĩa phủ nhận tầm quan trọng của sự nghiệp, nhưng điều đáng nói là sự nghiệp, gia đình là hai yếu tố cốt lõi của cuộc sống. Tại sao phải đánh đổi “một mất một còn” trong khi chúng ta hoàn toàn có thể dung hòa hai yếu tố này theo những cách sau”.

Chống lạm phát bằng chính sách tỷ giá: Một công cụ mạnh cần được phát huy hiệu quả hơn

Xem lại 1 bài viết đầu năm 2008:
Chống lạm phát bằng chính sách tỷ giá: 
Một công cụ mạnh cần được phát huy hiệu quả hơn

Lạm phát năm 2007 vượt mức hơn 12%/năm, chỉ số giá tiêu dùng chỉ trong 2 tháng đầu năm đã phi mã tới hơn 6% so với cuối năm ngoái. Kiểm soát lạm phát hiện nay là một trong những mục tiêu cấp bách hàng đầu của Chính phủ Việt Nam. Khống chế được lạm phát cao sẽ giúp ổn định Kinh tế - Xã hội và tạo nền tảng cho tăng trưởng bền vững. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vẫn đang lúng túng đối phó và chưa tìm ra lời giải với bài toán lượng lớn vốn nước ngoài khi lạm phát leo thang trong chế độ tỷ giá neo. Thời gian vừa qua do sức ép của lạm phát NHNN tiến hành thắt chặt chính sách tiền tệ, các Ngân Hàng Thương Mại (NHTM) thiếu thanh khoản, nguy cơ khủng hoảng thanh khoản xảy ra, NHNN xoa dịu thị trường bằng cách bơm lại tiền vào nền kinh tế nhưng lạm phát lại bùng nổ cao hơn...
Với biến động của nền kinh tế thế giới thời gian gần đây, tác giả cho rằng chính sách chống lạm pháp hiện nay là chưa đánh trúng nguyên nhân gốc rễ và cần thay đổi. Ngoài một số nguyên nhân nội tại như thiên tai, đầu tư tràn lan một số công trình công không hiệu quả, nguyên nhân chính gây lạm phát cao tại Việt Nam do bất cập trong định hướng chính sách đối ứng, cụ thể là chính sách tỷ giá, đối với những cú sốc ngoại lai. Định hướng chính sách tỷ giá không phù hợp so với biến động của kinh tế thế giới dẫn đến kết quả là: 1. Lượng cung tiền tăng đột biến, 2. Chi phí cho sản xuất trong nước tăng cao. Đây là hai nguyên nhân chủ yếu dẫn tới lạm phát cao tại Việt Nam.

Sự thật về mô hình phát triển của Trung Quốc

Sự thật về mô hình phát triển của Trung Quốc

Văn Ngọc
Trong khi dư luận quần chúng, cùng các kênh thông tin và truyền thông ở phương Tây lại không ngớt lời ca ngợi những cái hay, cái giỏi của đất nước này về mọi mặt thì hai tác giả Pierre Cohen và Luc Richard xuất thân là nhà báo và nhà văn đã từng sống ở Trung Quốc và biết tiếng quan thoại, hiểu biết rộng về kinh tế, với cặp mắt quan sát sắc sảo của mình, họ đã đi vào từng ngóc ngách của đời sống xã hội Trung Quốc để tìm hiểu một thực tế vô cùng tế nhị và phức tạp để viết một cuốn «La Chine sera-t-elle notre cauchemar?» (Ed. Mille et Une Nuit – Paris 2005, tái bản 5-2008) đầy ắp thông tin và dày công phân tích nhằm chỉ ra những khuyết tật trong mô hình phát triển hiện nay của Trung Quốc.

Người ta có thể nghĩ rằng, trước hết hai tác giả này muốn nói lên một sự thật, một thực tế, mà trong nhiều năm ở phương Tây, báo chí, cùng các cơ quan truyền thông và một số người có chức quyền vẫn cố tình che giấu, hoặc tô hồng, vì dẫu sao, người ta cũng cần cái thị trường khổng lồ này trong một nền kinh tế toàn cầu hoá.
Cũng có thể, do một bản năng tự nhiên, hay một tinh thần dân tộc chủ nghĩa nào đó, các tác giả muốn vạch ra những yếu kém của mô hình phát triển kinh tế và xã hội của Trung Quốc, để cảnh báo các xã hội phương Tây. Cũng có thể, họ còn có một tầm nhìn rộng hơn nữa, một tầm nhìn có tính chất chiến lược, ở qui mô toàn cầu. Nhưng cũng có thể, đó chỉ là do một sự thôi thúc nội tâm có tính chất đạo lý, vì sự thật, vì hạnh phúc của con người, và tương lai chung của cả loài người?
Tác phẩm được viết như một thiên phóng sự, một nhân chứng. Nó không chỉ nêu lên những hoàn cảnh cụ thể, có thật, nói lên những điều mà những con số thống kê không thể nói lên hết được, mà còn truyền được tới người đọc một dòng suy nghĩ, một nỗi lo âu, một lời cảnh báo.

Thứ Hai, 25 tháng 7, 2011

DT


Chợ Tây giữa Thủ đô

Chợ Tây giữa Thủ đô
 
Trong lòng Thủ đô Hà Nội, lâu nay đã hiện hữu một cái chợ, họp duy nhất một phiên trong tuần, vào thứ bảy. Chợ mở lúc 9h30 phút sáng và kết thúc vào 12h30, trên địa bàn quận Tây Hồ, thu hút khá nhiều khách Tây sống ở Hà Nội và các vùng phụ cận, nhất là ở các phường: Quảng Bá, Quảng An, Nhật Tân, Nghi Tàm…
Đây có lẽ cũng là chợ duy nhất của Thủ đô mà khách đến không mất phí gửi xe. Phương tiện của khách đến, được thành viên trong chợ chỉ dẫn chỗ đỗ, để rất gọn gàng. Cũng chẳng lo chuyện trộm cắp, nếu là ô tô chỉ cần đóng cửa, xe máy thì thêm động tác khóa cổ, còn xe đạp thì… cứ việc để đấy.

Chủ Nhật, 24 tháng 7, 2011

Trung Quốc muốn gì?

Bản dịch của viet-studies:
Trung Quốc muốn gì?
(phỏng dịch bài "What does China Want?"
Wilson Quarterly, Mùa thu 2005)

Ross Terrill 
Đại học Harvard, Mỹ
 
Khi Trung Quốc lần đầu tiên làm Mỹ tò mò vào cuối thế kỷ 18, chúng ta muốn trà và lụa của họ. Các nhà truyền giáo Mỹ và các thương nhân đến Quảng Châu và các cảng khác chẳng bận tâm nghĩ xem Trung Quốc có thể muốn gì ở chúng ta - chỉ là phúc âm Kitô giáo, đồ tiêu dùng lặt vặt và thuốc lá, dường như họ cho là như vậy. Trong nhiều năm kể từ khi ấy đến nay, người Mỹ ít có dịp để cân nhắc lại câu hỏi này. Khuôn mẫu lịch sử là nước Mỹ ảnh hưởng đến Trung Quốc, và động lực không ngang bằng đó đạt đến cao điểm trong liên minh với chính phủ Quốc Dân Đảng khập khễnh của Tưởng Giới Thạch chống các cường quốc phát xít trong Thế Chiến thứ II. Trong những năm 1940, người ta nghĩ rằng ước vọng Trung Quốc chỉ đơn giản là hồi phục từ ách chiếm đóng của Nhật, nghèo đói, mất đoàn kết, và tham nhũng.

Đau xót nhục nhã biết bao

Blog này không muốn đăng những tin chính trị mặc dù đây là quan tâm hàng đầu của người quản lý Blog vì biết rằng không đổi mới chính trị thì đất nước không thể phát triển (đây cũng là điều cố GS VS Đào Thế Tuấn (vừa mất năm 2010) nhiều lần nói với người quản lý Blog từ đầu những năm 80 để giải thích vì sao GS không tập trung nhiều vào chuyên môn nông nghiệp mà dành nhiều thời gian cho nghiên cứu, tư vấn chính sách kinh tế vĩ mô và quản lý). Tuy nhiên có những bức xúc nặng nề về văn hóa hơn là chính trị, cần lưu lại để nhớ. Đây là một ví dụ:

Đau xót nhục nhã biết bao

Phạm Xuân Nguyên
(Đăng lại từ blog Quê Choa)

Cách đây vài tháng mình đã có bài “Ai đục bỏ lòng yêu nước” kể chuyện Tấm bia kỷ niệm chiến thắng tại đầu cầu Khánh Khê (Lạng Sơn)  đã bị đục bỏ mấy chữ “Trung Quốc xâm lược“. Chuyện này do Mr. Do kể lại và đã gây sốc rất nhiêu người. Cứ tưởng đây là chuyện hi hữu, có một không hai. Không ngờ tại đền thơ vua Quang Trung trên núi Dũng Quyết ở thành phố Vinh (Nghệ An), tấm bia khắc thơ Hồ Chủ tịch đã bị đục bỏ chỉ vì lời yêu nước chống Tàu của Bác. Tệ hại hơn, tấm bia khắc công trạng của vua Quang Trung cũng bị đục bỏ, vì đó là công trạng chống Tàu. Thật kinh khủng khiếp.
Kể từ 30/6 blog mình không đăng bài người ngoài. Bài viết của Phạm Xuân Nguyên là một ngoại lệ, một ngoại lệ vô cùng cần thiết.

Thứ Bảy, 23 tháng 7, 2011

Đại dịch PGS-TS-BS

Đại dịch PGS-TS-BS

Nhật ký của ngọc
Entry này có một tựa đề hơi bí hiểm. Nhưng những ai làm trong nghề y đều biết đó là viết tắt của Phó giáo sư – Tiến sĩ – Bác sĩ. Chỉ có ở nước Nam. Chỉ có ở nước Nam dưới thời XHCN. Nó là biểu hiện của căn bệnh mới phát sinh trong ngành y. Đó là bệnh hám danh. Bệnh hám danh đang làm tan nát hệ thống y khoa và đang biến hóa thành một đại dịch nguy hiểm cho người bệnh.
Có mấy ai còn nhớ đến thầy Phạm Biểu Tâm, thầy Trần Ngọc Ninh? Thầy Phạm Biểu Tâm có sống lại bây giờ không thể là hiệu trưởng trường y. Thầy Trần Ngọc Ninh có ở Việt Nam giờ này cũng không bao giờ thành khoa trưởng, chứ nói gì đến chức danh giáo sư. Cả hai thầy đều không có bằng tiến sĩ. Cái bằng tiến sĩ ngày nay ở đất nước này là một cái bùa hộ mệnh. Nó cũng là cái vé xe cho những chuyến xe đò thăng quan tiến chức. Nó là cái boarding pass cho những phi vụ làm trưởng khoa, làm hiệu trưởng trường y. Đó là luật chơi mới do những người cách mạng đặt ra. Người cách mạng không nhất thiết phải là người trong y giới, cũng chẳng cần làm khoa học. Nhưng họ có giá trị hơn nhà khoa học. Bài giảng của người cách mạng có giá hơn bài giảng của giáo sư tiến sĩ. Ở đất nước này, chính trị thống lĩnh tất cả. Làm cách mạng là làm chính trị. Bởi vậy, người cách mạng chẳng cần phải có tấm bằng bác sĩ để đặt ra luật chơi mới cho ngành y. Họ đang hủy hoại nền y học.

Tinh thần độc lập và tính tự lập của người Mỹ

Người Việt hải ngoại:

Tinh thần độc lập và tính tự lập của người Mỹ

Bùi Văn Phú
Năm nay Lễ Độc lập mừng nước Mỹ 235 tuổi rơi vào ngày thứ Hai nên là cơ hội cho những cuộc vui kéo dài suốt một cuối tuần đầu tháng Bảy mùa hè. Chúng tôi cùng vài gia đình thân quen hôm thì đến với thiên nhiên, hôm lai rai nhậu ở nhà, cũng hot dog, burger, thêm BBQ gà ngũ vị hương, đu đủ bò khô, sò ốc. Ăn nhậu trong ngày, tối coi bắn pháo bông là truyền thống mừng Lễ Độc lập 4-7 của Mỹ.
Chúng tôi là những người tị nạn, di dân như bao triệu người khác đã chọn nơi này để lập nghiệp. Có người đến Mỹ ngay sau tháng 4.1975, có người mới chân ướt chân ráo. Người vượt biển Đông, người vượt sông Mekong, người bay thẳng từ Sài Gòn đến San Francisco. Gặp nhau câu chuyện thường xoay quanh hành trình đến Mỹ, những khó khăn hội nhập trong giai đoạn đầu rồi đến việc học hành, sinh hoạt của các con.
Lúc mới đến Mỹ ai cũng cực khổ làm đủ thứ việc từ lao công, bồi bàn, bỏ báo đến lựa rác, hái trái cây để mưu sinh, mua sữa, tã cho con còn thơ dại. Dần rồi ổn định cuộc sống với một công việc thích hợp, làm lâu dài, đóng thuế, trả nợ nhà, nợ xe cùng lúc con cái vào đời, vào đại học.

Việt Nam quê hương ngạo nghễ

Việt Nam quê hương ngạo nghễ 

Video demonstrations against Chinese invasion of Spratly and Paracel Islands



Trật tự nào cho tương lai châu Á?

Trật tự nào cho tương lai châu Á?

Ba mươi năm qua, Chính phủ Trung Quốc đã thách thức các dự đoán và làm những gì cần thiết để duy trì mức tăng trưởng cao. Sẽ là ngây thơ khi cho rằng họ không thể làm như vậy thêm 30 năm nữa.
Đi nhầm đường
Một số người có thể nói đây là vấn đề của các thế hệ sau, vì các thay đổi có thể đe dọa chấm dứt trật tự hiện nay của châu Á đang diễn ra chậm đến mức chúng sẽ không có tác động gì trong nhiều năm tới. Đúng là thời điểm mà GDP của Trung Quốc và của Ấn Độ sau đó, sẽ vượt qua Mỹ vẫn còn phải vài thập kỷ nữa, nhưng các thay đổi tương quan quyền lực bắt đầu biến đổi các trật tự khu vực, không cần chờ tới thời điểm trên mà là ngay khi người ta nhìn thấy nó. Và thời điểm này đã được nhìn thấy ở châu Á: trật tự hậu chiến tranh Việt Nam dựa trên sự đảm bảo kép của Mỹ cho Trung Quốc và Nhật Bản đã sụp đổ, và một trật tự phản ánh hệ thống cân bằng quyền lực đã bắt đầu nổi lên.
Ngày nay, Mỹ coi Trung Quốc là một đối tác cạnh tranh chiến lược. Gần như ngay sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc, người ta đã nhận ra rằng vào một lúc nào đó trong tương lai, Trung Quốc có thể thách thức vị trí bá chủ của Mỹ ở châu Á, nhưng cho tới mãi gần đây Mỹ mới lờ mờ cảm thấy điều này và thừa nhận rằng thách thức này đang diễn ra.

Thứ Tư, 20 tháng 7, 2011

Trao kỷ niệm chương tặng Đại sứ Lào tại Việt Nam

Chúc mừng chị Sounthone Sayachak. Tiếc là bản tin TTXVN không đưa ảnh chị. Mà có lẽ TTXVN cũng đăng không đúng tên chị, tôi có sửa lại 1 chút.

Trao kỷ niệm chương tặng Đại sứ Lào tại Việt Nam


Ngày 20/7, tại Hà Nội, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Vũ Xuân Hồng đã trao Kỷ niệm chương "Vì Hòa bình hữu nghị giữa các dân tộc," tặng Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tại Việt Nam Sounthone Sayachak nhân dịp Đại sứ kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam.

Chủ tịch Vũ Xuân Hồng phát biểu nhấn mạnh, phần thưởng này tôn vinh những cống hiến tích cực không mệt mỏi của Đại sứ trong việc thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam và Lào.

Công hàm 1958 với chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam

Công hàm 1958 với chủ quyền 
Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam
Gần đây Trung Quốc luôn rêu rao cái gọi là họ có chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việc Trung Quốc diễn giải nội dung công hàm ngày 14-9-1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng như là một chứng cứ cho thấy Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là hết sức phiến diện và xuyên tạc nội dung, ý nghĩa của bản công hàm đó, hoàn toàn xa lạ với nền tảng pháp lý của Việt Nam cũng như luật pháp quốc tế, bất chấp thực tế khách quan của bối cảnh lịch sử đương thời. Có thể nói, giải thích xuyên tạc công hàm 1958 là một trong chuỗi những hành động có tính toán nhằm tạo cớ, từng bước hợp thức hóa yêu sách chủ quyền phi lý của họ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Ngắm Sài Gòn từ đài quan sát cao 180 mét

Ngắm Sài Gòn từ đài quan sát cao 180 mét

Nhiều người nước ngoài và cư dân sống tại TP HCM đang háo hức đến thăm Đài quan sát “Saigon SkyDeck” trên tầng 49 của tòa tháp Bitexco Financial Tower để ngắm thành phố từ trên cao.

Mở cửa từ 9h30 đến 21h30 mỗi ngày, Saigon SkyDeck cao 178m, đang được nhiều du khách chọn làm nơi tham quan và ngắm TP HCM bằng ống nhòm.
Ngắm nhìn TP HCM từ độ cao gần 180m. Ảnh: Vũ Lê.
Bà Lucy (65 tuổi), đến từ New Zealand nói với VnExpress.net: "Tôi đã đến đây hai lần và rất ấn tượng với khung cảnh TP HCM nhìn từ trên cao. Có thể tôi sẽ còn quay lại đài quan sát này cùng với bạn bè trong những lần sau". 

Ai đang giữ vàng nhiều nhất thế giới?

Ai đang giữ vàng nhiều nhất thế giới?
 
picture
Giá vàng đã tăng 12,3% từ đầu năm tới nay - Ảnh: CNBC.
▪  HỒNG NGỌC
Giá vàng giao ngay trên thị trường quốc tế đêm 18/7 đã vượt lên 1.608,5 USD/oz, cao nhất từ trước tới nay. Một loạt yếu tố bất ổn về kinh tế như nợ công châu Âu, trần nợ của Mỹ đang hỗ trợ tốt cho thị trường vàng. Theo hãng tin CNBC, các ngân hàng trung ương, định chế tài chính quốc tế và chính phủ các nước được cho là đang nắm 16,5% tổng lượng vàng của thế giới, vào khoảng 30.160 tấn. Việc giá vàng sôi sục trở lại sau nhiều ngày yên ắng, dự kiến sẽ làm thay đổi "trọng lượng" của các tổ chức, định chế này trong danh sách những nơi nắm giữ vàng nhiều nhất thế giới. Dưới đây là 15 quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức tài chính nắm giữ lượng vàng nhiều nhất thế giới, theo công bố của hãng tin CNBC trên cơ sở báo cáo tháng 7/2011 của Hội đồng Vàng Thế giới.

Chủ Nhật, 17 tháng 7, 2011

Local Debt Problems Highlight Weak Links in China’s Economic Model

Willy Lam - Ngày 20110715
Local Debt Problems Highlight Weak Links
in China’s Economic Model

Thêm một bài về những món nợ giấu kín của Trung Quốc. Xin trân trọng giới thiệu bài viết mới nhất của tác giả Willy Lam về các khoản nợ của chính quyền địa phương Trung Quốc và vai trò của các "lãnh chúa"... đỏ.


The Jamestown Foundation
Publication: China Brief Volume: 11 Issue: 13, July 15, 2011 04:32 PM Age: 1 hrs
The Chinese Communist Party (CCP) leadership’s apparent failure to rein in reckless borrowing by local administrations has raised serious questions about the efficacy of the country’s stimulus package-and the viability of its vaunted economic model. Last month, the National Audit Administration (NAA) disclosed that regional governments had run up debts totaling 10.72 trillion yuan ($1.65 trillion). Independent credit agencies have reckoned that the actual figure is around 14 trillion yuan ($2.15 trillion), or 35% of the country’s GDP (Bloomberg, July 5; Voice of America News, July 5). These horrendous debts show the party-state apparatus may be losing control over the regions’ finances. More significant is the fact that 33 years after Deng Xiaoping kicked off the era of reform, the country is still dependent on old-style state investments to boost GDP growth rates. The recent data points seem to indicate that efforts by the Hu Jintao-Wen Jiabao team to focus on consumer spending and technological innovation as new engines of growth-which is the leitmotif of the 12th Five Year Plan (12FYP) of 2011 to 2015-face formidable challenges ahead.

Vài sai lầm trong quá khứ

Vài sai lầm trong quá khứ

Người ta thống kê, trong thế kỷ 20 có rất nhiều sai lầm tầm…nhân loại. Có sai lầm dẫn đến chiến tranh thế giới, có sai lầm đưa đến chiến tranh ý thức hệ.
Nhầm lẫn của lãnh đạo mất cả quốc gia, mất phe XHCN, ngớ ngẩn về chính sách nông nghiệp mà giết hàng chục triệu người và đưa đất nước bên bờ thảm họa.
Sai lầm của các nước lớn
Hòa ước Versailles năm 1919 chấm dứt Thế chiến 1 (1914-1918) giữa Đức và phe Đồng minh do Pháp, Mỹ và Anh thắng trận soạn ra. Đức phải trả lại cho Pháp miền Alsace-Lorraine, một mảnh đất cho Bỉ, một mảnh tương tự ở Schleswig cho Đan Mạch, trả lại một số mảnh đất cho Ba Lan.
Hòa ước Versalles. Ảnh: Wiki

Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2011

Xếp hạng tiềm năng quân sự của các nước trên thế giới 2011

Xếp hạng tiềm năng quân sự
của các nước trên thế giới 2011
Trung Quốc sẽ đuổi kịp và vượt Hoa Kỳ về tiềm năng quân sự

Тренировка резервистов армии Китая
Photo Reuters

Tác giả: Polina Spelova


Kichbu post on thứ sau, 15.07.2011

Về tiềm lực quân sự, Nga hiện chiếm vị trí thứ hai trên thế giới, bảng xếp hạng của GlobalFirePower cho thấy. Tại vị trí thứ nhất – Hoa Kỳ, và vị trí thứ ba – Trung Quốc. Các chuyên gia nói rằng ngay bây giờ có thể mạnh dạn xếp Trung Quốc vào vị trí tứ hai, và thời điểm đó không xa vôi sau các ngọn núi khi Trung Quốc đứng vào hàng thủ lĩnh.

Bảng xếp loại tiềm năng quân sự của các nước trên thế giới của GlobalFirePower  (GFP) được cập nhật, theo đó Nga chiếm vị trí thứ hai, Hoa Kỳ - thứ nhất, và Trung Quốc – thứ ba. Ngoài ra, trong bảng xếp hạng năm 2011 có các nước mới – Ethiopia, Thụy Sỹ, Bỉ, Yemen, Yordan, Algeria, Qatar, Bồ Đào Nha, Phần Lan, Malaysia và Singapore. Trong danh sách xếp hạng chỉ bao gồm 55 nước trên thế giới. (Không có Việt Nam- Xem tại đây-Kichbu).

Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2011

Chỉ Hà Nội mới có: Ẩm thực chửi

Tài liệu cũ:

Chỉ Hà Nội mới có: Ẩm thực chửi


Văn Quang

Ô hô, ai tai! Văn minh Thủ đô
"Thời đồ đá có lối giao tiếp của đồ đá, thời đồ đồng có lối giao tiếp của đồ đồng, thời đồ đểu có lối giao tiếp của đồ đểu".

clip_image001
(Bà chủ quán bún ngan trên phố Trần Hưng Đạo, tay bán, miệng leo lẻo mắng người làm.)

Còn đang sống ở Việt Nam, tôi đã nghe nói nhiều đến nền văn minh, văn hóa của Thủ đô Hà Nội. Thành phố đang mở rộng để phình ra to nhất nước, đang ráo riết “quy hoạch” để đẹp nhất nước, xứng đáng là trung tâm văn hóa - chính trị, kinh tế lớn nhất nước và ôm giấc mơ lớn nhất cả Đông Nam Á này.

Nhưng rồi qua bao nhiêu năm, kể từ khi khôn lớn, rời bỏ miền Bắc ra đi, tôi rất ít khi trở lại Hà Nội. Có một hai lần đi qua, ghé vào thủ đô như một trạm dừng chân trong ngôi phố cổ rồi lại thản nhiên trở lại Sài Gòn. Không có dịp đi sâu ở lâu để "khám phá" nền văn minh Hà Nội, chưa được thưởng thức "ẩm thực" tinh tế nổi tiếng Hà Nội, chưa có thì giờ dạo chơi ngắm lại những danh lam thắng cảnh xưa. Chỉ có một buổi sáng ngồi trong nhà thủy tạ ăn sáng, ngắm mặt nước Hồ Gươm xanh biếc sau dàn liễu rủ.Hơn thế, từ xa xưa Hà Nội vốn nổi tiếng là mảnh đất “kinh kỳ ngàn năm văn hiến”, người Hà Nội thanh lịch dịu dàng. Chẳng thế mà trăm năm trước, người Hà Nội vẫn tự hào với câu :”Chẳng thơm cũng thể hoa nhài. Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An".

Chết dưới tay Trung quốc (phần 4)

Chết dưới tay Trung quốc


Chương 5: Cái chết đến từ thao túng tiền tệ: Hổ thu mình, rồng công phá 
Công nhân Mỹ có thể cạnh tranh hiệu quả từng đồng đô-la một với công nhân Trung Quốc. Họ chỉ không thể cạnh tranh khi tỉ giá đô-la với đồng tệ bị thao túng.
 
Eric Lotke, Chiến dịch vì tương lai Mỹ
Nếu tiền là căn nguyên của mọi xấu xa, thì sự thao túng của Trung Quốc trên đồng nhân dân tệ là gốc rễ sâu xa của mọi lệch lạc trong quan hệ thương mại Mỹ-Trung. Trong hơn một thập kỷ, thâm hụt mậu dịch kinh niên của Mỹ với Trung Quốc đã làm chậm đáng kể tỉ lệ tăng trưởng kinh tế và đột kích vào tỉ lệ thất nghiệp My. Nhưng chúng ta sẽ không thể để Trung Quốc tiếp tục hút cạn sinh lực của kinh tế Mỹ dưới nanh vuốt của thao túng tiền tệ. Trung Quốc thao túng tiền tệ bằng cách cố tình “neo” nhân dân tệ với đô-la Mỹ ở một tỉ giá sâu dưới giá trị thật. Để hiểu tại sao điều này lại phá hoại kinh tế Mỹ, điều cốt yếu cần hiểu là kinh tế bất kỳ quốc gia nào cũng đều chỉ phụ thuỗc vào 4 yếu tố: mức tiêu dùng, mức đầu tư kinh doanh, chi tiêu chính phủ và “cán cân xuất nhập khẩu”.  
Động lực tăng trưởng sau cùng – cán cân xuất nhập khẩu – là quan trọng nhất khi bàn về thao túng tiền tệ, vì nó đo lường sự chênh lệch khi đem tổng doanh số chúng ta xuất khẩu ra thế giới trừ đi doanh số nhập khẩu. Nhận xét đặc biệt dưới đây nhấn mạnh vai trò quan yếu của cán cân xuất nhập khẩu lên nền kinh tế: khi nước Mỹ lâm vào thâm hụt mãn tính với Trung Quốc, một số phần trăm tăng trưởng kinh tế đã bị bào mòn đi. Tỉ lệ tăng trưởng bị chậm đi này đến lượt nó lại kéo giảm số công ăn việc làm được tạo ra.
Dĩ nhiên, khi kinh tế Mỹ chịu đựng mức tăng trưởng kém và thất nghiệp cao thì ở đầu bên kia, Trung Quốc là người hưởng lợi. Con rồng bùng nổ, trong khi nước Mỹ suy thoái.

Chết dưới tay Trung quốc (phần 3)

Chết dưới tay Trung quốc
 
Chương 7: Con rồng “thuộc địa hóa” gây ra cái chết của thế giới 
 

Thâu tóm mọi nguồn tài nguyên – Thao túng thị trường khắp thế giới
 “Muốn đánh bại kẻ thù, trước tiên phải làm hắn ta mất cảnh giác; muốn thâu tóm ai đó, trước hết hãy đề nghị giúp đỡ họ” - Tôn Tử
“Trong một chuyển động vĩ đại nhất của con người mà thế giới từng chứng kiến, Trung Quốc đang bí mật tích cực làm chuyển đổi toàn bộ lục địa đen Phi Châu thành thuộc địa mới của họ. Đây là sự lặp lại các chiến tích thuộc địa hóa hay chính sách thực dân của các đế chế phương Tây trong thế kỷ 18 và 19 nhưng với một qui mô to lớn và kế hoạch rõ ràng hơn rất nhiều, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc tin rằng Phi Châu có thể trở thành một nhà nước vệ tinh của mình và giúp giải quyết các vấn đề nội tại của Trung Quốc như nạn “nhân mãn” với dân số quá đông và tài nguyên thiên nhiên luôn thiếu hụt chỉ với một cú đánh ngoạn mục” – Daily Mail Online

Chết dưới tay Trung quốc (phần 2)

Chết dưới tay Trung quốc
Chương 3: Chết bởi đống đồng nát Trung Quốc: Bóp nghẹt trẻ em của chúng ta từ trong giường nôi của chúng
 Amber Donnals đang ngồi trên hiên nhà mình bỗng nghe một tiếng nổ, kế theo sau là những tiếng hét. Cô quay nhìn con trai mình, Bryan, 6 tuổi, đang chạy về phía cô, quần áo trên người đang cháy, và ngọn lửa đang phun ra từ phía sau của ngôi nhà di động của Donnalse. Anh ta đang lái chiếc xe ATV mới được làm từ Trung Quốc… thì bất ngờ nó tăng tốc và lồng lên mất kiểm soát… Chiếc xe bốn bánh màu đỏ dung tích 110cc đã rơi mất một bình khí propan trước khi đâm vào chiếc xe moóc và bốc cháy.
- St. Louis Post-Dispatch
 Chẳng có gì buồn cười về câu chuyện hãi hùng này; may thay, cậu trẻ Bryan đã sống sót sau khi bị bỏng nặng. Tuy nhiên, vẫn nên báo cáo với các bạn về nhận xét hài hước hoàn toàn không cố ý của ông nội Bryan sau tai nạn bởi vì nó phản ánh tính dễ lãng quên đang xảy ra của quá nhiều khách hàng người Mỹ về mối đe dọa của “đống đồng nát Trung Quốc”. Ông Tim Donnals, người đã mua chiếc xe ATV cho đứa cháu đáng thương, nói: “Tôi đã không nghĩ rằng nó sẽ có thể nổ tung, nếu không tôi đã chẳng mua nó”. Quả vậy.

Chết dưới tay Trung quốc (phần 1)

Văn hóa Nghệ An: Do yêu cầu phục vụ bạn đọc được sớm nhất nên một nhóm cộng tác viên đang tổ chức dịch và giới thiệu ấn phẩm này. Có thể chưa hoàn thiện, dịch được chương nào chúng tôi giới thiệu chương đó, rất mong được lượng thứ và góp ý của bạn đọc. Trân trọng cảm ơn.

Chết dưới tay Trung quốc

Chương 1 - Đó không phải là sự chỉ trích Trung quốc. Đó là sự thật.

Chết dưới tay Trung quốc. Đây là hiểm nguy rất thực mà giờ đây tất cả chúng ta phải đối mặt khi quốc gia đông dân nhất và nền kinh tế sẽ sớm trở thành lớn nhất thế giới nầy đang nhanh chóng biến thành sát thủ tàn độc nhất hành tinh.

Về mặt an toàn của người tiêu dùng, các doanh nhân vô đạo đức Trung quốc đang làm tràn ngập thị trường thế giới với một loạt sản phẩm, thực phẩm, dược phẩm không gây chết người thì cũng cực kỳ có hại, gây ung thư, dễ gây cháy, độc.

Khủng hoảng tư tưởng của chủ nghĩa tư bản phương Tây

Joseph E. Stiglitz (Project Syndicate, 06/07/2011):

Khủng hoảng tư tưởng của chủ nghĩa tư bản phương Tây

NEW YORK – Chỉ mới vài năm trước đây, hệ tư tưởng đầy sức mạnh dựa trên niềm tin cho rằng thị trường tự do và không bị bất kì trói buộc nào đã đưa thế giới đến bờ vực của sự phá sản. Ngay cả trong thời kì phát triển nhất, tức là từ đầu những năm 1980 đến năm 2007, chủ nghĩa tư bản không bị nhà nước điều tiết kiểu Mĩ cũng chỉ mang đến sự thịnh vượng cho những người giàu có nhất trong những nước giàu có nhất trên thế giới mà thôi. Trên thực tế, trong giai đoạn này phần lớn người dân Mĩ đều thấy rằng thu nhập của họ đã giảm đi từng năm hay là dẫm chân tại chỗ.
Hơn thế nữa, sự phát triển sản xuất của Mĩ về mặt kinh tế là không bền vững. Khi phần lớn thu nhập quốc gia của Mĩ rơi vào túi một số ít người thì sự phát triển chỉ có thể tiếp tục bằng cách bơm tiền cho người ta chi tiêu và tạo ra một núi nợ nần.
Tôi là một trong số những người từng hi vọng rằng cuộc khủng hoảng tài chính sẽ dạy cho người Mĩ (và cả một số người khác nữa) bài học về sự kiện là cần phải có nhiều công bằng hơn, nhà nước phải can thiệp nhiều hơn, và phải có sự cân bằng hơn giữa nhà nước và thị trường. Nhưng hóa ra là ngược lại, sự trỗi dậy của môn kinh tế học theo trường phái hữu khuynh - do hệ tư tưởng và những nhóm lợi ích đặc thù dắt mũi - lại một lần nữa đe dọa nền kinh tế toàn cầu – hay ít nhất là đang đe doạn nền các kinh tế châu Âu và Mĩ, nơi những tư tưởng này đang tiếp tục đơm hoa kết trái.

Thứ Năm, 14 tháng 7, 2011

Navigating the Road to Riches

Navigating the Road to Riches

Otaviano Canuto

WASHINGTON, D.C. – A switchover of global growth engines is taking place. Developing economies as a whole are now the source of more than half of global GDP growth. As a result, concern has naturally shifted to a new question: Are there risks that some or many of these developing countries could fall prey to the “middle-income trap”?
The “middle-income trap” has captured many developing countries: they succeeded in evolving from low per capita income levels, but then appeared to stall, losing momentum along the route toward the higher income levels of advanced economies. Such a trap may well characterize the experience of most of Latin America since the 1980’s, and in recent years, middle-income countries elsewhere have expressed fears that they could follow a similar path.

Thứ Ba, 12 tháng 7, 2011

Kinh tế thế giới đang chạm vào lằn ranh suy thoái kép

Kinh tế thế giới đang chạm 

vào lằn ranh suy thoái kép

Mời độc giả theo dõi 2 kỳ bài phân tích về tình hình kinh tế thế giới của TS. Phạm Chí Dũng.
(VEF.VN) - Theo phương pháp so sánh thời gian chu kỳ hồi phục và tái suy thoái giữa cuộc khủng hoảng 2008-2009 với thời kỳ Đại suy thoái 1929-1932, chúng ta có thể tính toán sơ bộ rằng chu kỳ phục hồi của nền kinh tế Mỹ sau cuộc khủng hoảng 2008-2009 sẽ kéo dài 28 tháng, tức đến tháng 10/2011 hay trong quý 4/2011, chu kỳ này sẽ chấm dứt và nền kinh tế Mỹ có thể bắt đầu chu kỳ suy thoái kép (double dip).

Phần 1. Những ẩn số của phương trình suy thoái
Ẩn số từ tâm trạng bi quan

Kinh tế thế giới: Suy thoái kép có thể bắt đầu khi nào?

Kinh tế thế giới: Suy thoái kép

có thể bắt đầu khi nào?

(VEF.VN) - Theo tổng kết của chuyên gia nước ngoài, lịch sử của chu kỳ tăng trưởng kinh tế thường kéo dài 3 năm. Mà quá trình hồi phục sau khủng hoảng 2008-2009 đã trải qua hơn 2 năm và 3 năm rưỡi kể từ đỉnh chu kỳ kinh doanh tháng 12/2007. Do vậy những chuyên gia này tính toán một chu kỳ suy thoái mới có thể bắt đầu vào năm 2012.
phần 1 của loạt bài Kinh tế thế giới đang chạm vào lằn ranh suy thoái kép, TS. Phạm Chí Dũng đã phân tích các ẩn số từ bất ổn tâm lý, nợ công, thị trường chứng khoán và thị trường BĐS thế giới. Trong phần 2, tác giả sẽ tiếp tục đi tìm câu hỏi về thời điểm của cuộc suy thoái kép có thể diễn ra trên toàn cầu.

Why Is Protectionism Dormant?

Why Is Protectionism Dormant?

Though countries enacted hundreds of protectionist measures during the global financial crisis, only a small part of world trade ― just 0.8 percent between October 2008 and October 2009 — was affected. Even the most frequent targets of trade-discriminatory measures, such as China, and perpetrators including India, saw export and import trends change little, respectively, during the crisis.
Moreover, the impact appears to have subsided quickly: The share of world trade affected by protectionist measures from May to October 2010 fell to 0.2 percent and world trade flows surpassed pre-crisis levels in 2010.
But protectionism is not dead yet, as evidenced by its increase during the crisis, the rise in protectionist measures in the past six months, and the high barriers to trade that persist across large sectors. And, with the legacy of the last crisis, governments are now more vulnerable than before to the resurgence of protectionism if another global crisis strikes. It is therefore essential to understand the forces that helped limit protectionism during the last crisis.

The Future of the Renminbi as an International Currency

The Future of the Renminbi as an International Currency

China is successfully promoting the use of its currency, the renminbi (RMB), for international trade and investment. Economic logic suggests that this will eventually require full convertibility—the ability to change the RMB into another currency for any purpose and in any amount, without restriction. RMB reserve currency status1 will also require China to establish an open capital account and deeper and more competitive capital markets.
Thus, although internationalization of the RMB has attractions for both China and the rest of the world, it presents substantial challenges. In the short term, China’s highly controlled exchange rate, capital account regime, and structural current account surplus complicate efforts to generate outflows of RMB and manage return inflows of RMB. Its relatively high inflation also makes the authorities reluctant to facilitate returning RMB.
In the longer term, opening the capital account would force China to make its exchange rate more flexible in order to retain control over domestic interest rates. Given the reduced role this would imply for the government in the economy, political considerations may block complete convertibility for investment purposes for many years to come.

Thứ Hai, 11 tháng 7, 2011

Đi bộ mỗi ngày giúp đẩy lùi 24 loại bệnh

Đi bộ mỗi ngày giúp đẩy lùi 24 loại bệnh

 Chỉ cần 30 phút đi bộ nhanh hoặc đạp xe mỗi ngày cũng đủ giúp bạn tránh xa khỏi 2 tá bệnh, trong đó có chứng mất trí nhớ và ung thư.

Bỏ ra chút thời gian vận động mỗi ngày cũng mang lại lợi ích to lớn cho sức khỏe của bạn, nhờ làm chậm lại quá trình lão hóa của cơ thể.  

Các nhà nghiên cứu đã đưa ra kết luận này sau khi kiểm tra 40 nghiên cứu đã thực hiện trong vòng 4 năm qua.

Ngoài việc làm giảm những bệnh như tiểu đường, loãng xương, trầm cảm, béo phì và cao huyết áp..., vận động nửa tiếng mỗi ngày cũng làm giảm nguy cơ bị ung thư (điều này thấy rõ trên một số dạng ung thư cụ thể như ung thư ruột kết...). Và nếu thời gian luyện tập tăng lên, thì lợi ích cũng gia tăng theo.

Với cánh đàn ông chịu khó vận động khi làm việc, thay cho việc ngồi lỳ ở bàn, tỷ lệ ung thư tuyến tiền liệt cũng giảm hẳn, báo cáo trên International Journal of Clinical Practice cho biết.

ĂN CHAY VÀ SỨC KHỎE

ĂN CHAY VÀ SỨC KHỎE

Nguyễn Thượng Chánh, DVM

Ăn chay (còn được gọi là ăn lạt) không phải là vấn đề mới mẻ gì đối với người Việt Nam mình. Ngược lại, các dân tộc Tây phương, từ vài chục năm nay đã xem việc không ăn thịt, không ăn cá là một phương pháp dưỡng sinh mới để duy trì một sức khỏe tốt. Trong bài viết nầy vấn đề ăn chay được trình bày qua cái nhìn của khoa học dinh dưỡng. Các lý do khác, như tôn giáo, tín ngưỡng, bảo vệ súc vật, bảo vệ môi sinh và sinh thái đều nằm ngoài khả năng hiểu biết của người viết.
* * *
ĂN CHAY CŨNG CÓ LẮM KIỂU
Thường thì ăn chay có nghĩa là không ăn thịt và cá cũng như bất cứ sản phẩm nào xuất phát từ loài vật. Nếu uống sữa và ăn những sản phẩm được làm từ sữa thì gọi là lacto vegetarian… Không uống sữa nhưng lại ăn hột gà, đó là ovo vegetarian…  Còn vừa dùng cả sữa lẫn hột gà thì người ta gọi là ovo lacto vegetarian…  Những ai ăn chay trường một cách khắc khe thuần túy thì tiếng Anh gọi là những vegan còn tiếng Pháp là végétarien strict hay végétalien.

10 nền kinh tế thảm hại nhất thế giới

Không hiểu so với ta thì họ tệ hơn hay ta tệ hơn ? Sợ là ta tệ hơn.

10 nền kinh tế thảm hại nhất thế giới


Forbes vừa tổng kết 10 nơi yếu kém nhất trên thế giới trong tổng số 177 nền kinh tế căn cứ vào tốc độ tăng trưởng, thu nhập bình quân đầu người, lạm phát và cán cân thanh toán trong 3 năm từ 2010 đến 2012.
1. Madagascar
GDP bình quân đầu người: 387 USD, lạm phát: 8,5%.
Giá bán lẻ gạo ở đây đã tăng gấp đôi chỉ trong vòng hai năm qua, trong khi đó, hàng nghìn người đã bị mất việc làm trong ngành dệt may sau một cuộc đảo chính quân sự năm 1999, buộc Mỹ phải đưa Madagascar ra khỏi Đạo luật cơ hội và phát triển châu Phi. Đạo luật này cho phép các nước tham gia có quyền ưu tiên tiếp cận thị trường Mỹ. Với tình hình chính trị vẫn còn nhiều bất ổn như hiện giờ, Madagascar có rất ít cơ hội thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong năm nay.

Nghề lái taxi của người Việt ở Pháp

Nghề lái taxi của người Việt ở Pháp

Theo thống kê hiện ở Pháp có khoảng 5.000 tài xế taxi là người gốc Việt. Họ hành nghề đông nhất ở Paris, tiếp đó là Cannes, Nice, Lyon, Bordeaux... Để được hành nghề này, họ phải đầu tư khá nhiều thứ và gặp muôn vàn khó khăn.
 
 Nghề tài xế taxi được nhiều người Việt chọn lựa tại Pháp
 
Anh Lê Văn Sanh, quê gốc ở TPHCM, qua Pháp định cư từ năm 1985 cho biết, để được làm tài xế taxi trước nhất bạn phải biết lái xe từ 2 năm trở lên. Kế đó phải đi học 4 tháng đủ thứ linh tinh, nào là học cách hô hấp cứu người lúc khách bị tai nạn trong xe, học về thuế, tính toán, đường phố, ngõ ngách nơi mình đăng ký hành nghề... với học phí khoảng 2.500 euro/khoá. Các ông thầy sẽ kết thúc khoá học bằng cách kiểm tra rất ngẫu nhiên, đưa cho bạn chọn một ô số nào đó, ví dụ như từ khách sạn Le Meridien, khu Montparnasse đến China Town, quận 13. Trong vòng 7 phút, bạn phải lật bản đồ, tìm phương án đi nhanh chóng, tiện lợi cho khách nhất. Trường hợp bị kẹt xe thì chọn phương án nào, tính toán ra sao.

Tuyên ngôn Ðộc lập của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ

Tuyên ngôn Ðộc lập của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ

“The United States of America” người Trung Quốc dịch là “Hợp chúng quốc Mỹ Lợi Kiên” (“chúng” trong “quần chúng”, “đại chúng”, có nghĩa là đông, là nhiều, chứ không phải “chủng” trong “chủng tộc”, “chủng loại”), gọi tắt là Mỹ quốc. Cách gọi trên đã được người Việt Nam tiếp thu nhưng cắt bớt đi, chỉ gọi là Mỹ vì “mỹ” trong tiếng Việt không có nghĩa gì có thể gây hiểu lầm khi nói chuyện nên gọi luôn là Mỹ cho ngắn gọn. Cũng vì những lý do tương tự mà người Việt Nam đã gọi Pháp Lan Tây là Pháp, Đức Ý Chí là Đức, Nga La Tư là Nga… “Hợp chúng quốc” trong “Hợp chúng quốc Mỹ Lợi Kiên” là dịch nghĩa của “The United States”, còn “Mỹ Lợi Kiên” là dịch âm của “America”,
Tên gọi Hoa Kỳ là từ đàu ra? Hồi cuối thế kỷ 19 người Trung Quốc khi sang Mỹ nhìn thấy cờ nước có rất nhiều sọc ngang và ngôi sao, trông tựa như những bông hoa nên đã gọi quốc kỳ nước My là “hoa kỳ” (cờ hoa), gọi nước Mỹ là “hoa kỳ quốc” (nước cờ hoa). Ngày nay tên gọi Hoa Kỳ không còn phổ biến ở Trung Quốc nhưng trong tiếng Việt vẫn còn được sử dụng rất nhiều. Hoa Kỳ và Hợp chúng quốc Mỹ Lợi Kiên là hai tên gọi khác nhau chỉ cùng một quốc gia nhưng không thể ghép lại với nhau thành “Hợp chúng quốc Hoa Kỳ” hoặc tệ hơn nữa là còn ghi sai chính tả thành “Hợp chủng quốc Hoa Kỳ”. Đã nói Hoa Kỳ thì đừng thêm “hợp chúng quốc” vào. Làm thế không khác nào thay vì nói “Cộng hòa nhân dân Trung Hoa” lại nói là “Cộng hòa nhân dân Tàu”, “Cộng hòa nhân dân Trung Quốc”.

Tại sao thế kỷ 21 không thuộc về Trung Hoa

Tại sao thế kỷ 21 không thuộc về Trung Hoa

By Fareed Zakaria, viết cho CNN
Một cảnh chào mừng ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 90, tổ chức vào ngày 28 tháng 6 vừa qua. Ảnh: Getty Images/CNN
Trung Hoa sẽ không là thế lực thống trị của thế kỷ 21 vì 3 nguyên nhân: Kinh tế, chính trị và địa chính trị.

Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2011

MỘT ÔNG GIÀ ĐỌC TIỂU THUYẾT TÌNH YÊU (phần 3)

MỘT ÔNG GIÀ ĐỌC TIỂU THUYẾT TÌNH YÊU

LUIS SEPÚLVEDA


VIII

Thời gian còn lại trong ngày, người ta dành cho hai cái xác chết.
Họ quấn hai người lại bằng cái võng của Miranda, mặt đối mặt, để tránh cho họ đi về cõi vĩnh hằng như những kẻ xa lạ cô đơn. Sau đó họ khâu kín tấm khăn liệm bất đắc dĩ lại, buộc vào đó những hòn đá to ở bốn góc.
Họ kéo lê cái gói nặng đến một cái đầm lầy gần đó, nhấc nó lên, lăn nó lấy đà, rồi ném vào đám cỏ lác và hồng nước dại. Cái gói chìm dần, làm sủi những bong bóng to kéo theo nó đám cỏ dại và những con cóc bị bất ngờ.
Họ trở về cái quán lúc bóng tối đã làm chủ rừng già. Lão béo phân công mọi người canh gác. Hắn chỉ định hai người canh bốn tiếng một. Sao đó đổi phiên với hai người khác. Còn riêng hắn thì được ngủ yên tới sáng không bị đánh thức.

MỘT ÔNG GIÀ ĐỌC TIỂU THUYẾT TÌNH YÊU (phần 2)

MỘT ÔNG GIÀ ĐỌC TIỂU THUYẾT TÌNH YÊU

LUIS SEPÚLVEDA

IV

Sau năm ngày lênh đênh trên sông, Antonio José Bolivar tới được làng El Idilio. Khung cảnh làng có những thay đổi. Đối diện với dòng sông có khoảng hai chục nóc nhà, nối nhau thành một dẫy. Nhà cuối cùng to nhất, được đóng một tấm biển phía trên cửa với một dòng chữ sơn mầu vàng “Toà thị chính”. Làng El Idilio cũng đã có bờ ke bằng gỗ, nơi ông tránh không cập bến. Ông xuôi theo dòng nước, cho đến khi mệt mỏi mới cập thuyền vào bờ. Đó là nơi ông dựng căn nhà để ở bây giờ.

MỘT ÔNG GIÀ ĐỌC TIỂU THUYẾT TÌNH YÊU (phần 1)


MỘT ÔNG GIÀ ĐỌC TIỂU THUYẾT TÌNH YÊU
LUIS SEPÚLVEDA
(1949~)
Luis Sepúlveda sinh năm 1949 tại Ovalle, Chile. Sau khi tốt nghiệp trung học, ông học ngành kịch nghệ tại Đại Học Quốc Gia Chile. Năm 1969, ông được học bổng 5 năm để tiếp tục học ngành kịch nghệ tại Đại Học Mátxcơva, nhưng chỉ sau 5 tháng, ông bị đuổi học vì đã kết bạn giao du với một vài người bất đồng chính kiến dưới chế độ Xô-viết, và phải quay về Chile.
Ngày 19.2.2009, ông được trao tặng giải thưởng lớn Premio Primavera de Novela với số tiền 200 ngàn Euro cho tiểu thuyết La sombra de lo que fuimos [Bóng tối của quá khứ chúng ta, 2009].
Cuốn Un viejo que leía novelas de amor [Một ông già đọc tiểu thuyết tình yêu, 1989] là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông. Cuốn này đã được xuất bản qua hơn 60 ngôn ngữ.

Retrouvailles des Etats-Unis et du Vietnam - Tái ngộ Mỹ-Việt

Trente-six ans après la guerre

Retrouvailles des Etats-Unis et du Vietnam

"Tái ngộ Mỹ-Việt", Le Monde Diplomatique, tháng Sáu 2011


Le rapport secret intitulé « Relations Etats-Unis - Vietnam, 1945-1967 », qui dévoilait les mensonges du gouvernement américain sur son engagement dans la guerre, est désormais accessible au public. De son côté, Hanoï a tourné la page. Mieux, l’été dernier, des exercices militaires conjoints se déroulaient là où les premiers GI avaient débarqué…

Par Xavier Monthéard


Presqu’île de Cam Ranh, dans le sud du Vietnam. Le vent soulève la mer de Chine méridionale, qu’ici on appelle « mer de l’Est ». Comprimée par des barbelés, une route étroite serpente vers la base aéronavale développée par l’armée américaine pendant la guerre du Vietnam. Des postes militaires, souvent vétustes, habillent la langue de terre sèche. Soldats et douaniers musardent. Au port militaire, les visiteurs ne sont pas les bienvenus, et d’ailleurs que viendraient-ils y faire ? Depuis des années, la baie de Cam Ranh tourne au ralenti.