Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2011

Thịt chó ở Việt Nam

Post ảnh thịt chó theo yêu
cầu của bạn người Pháp:

Thịt chó ở Việt Nam
Viande de chien au Viet Nam



Préparation d'un plat de la viande de rat des bambous (Chuẩn bị đĩa thịt dúi)

Préparation d'un plat de la 
viande de rat des bambous
(Chuẩn bị đĩa thịt dúi)
  Cám ơn bạn Mai Thanh Hải đã gửi tặng mình mấy tấm ảnh này

 Bonne chasse

 Bonne route

Thịt thú rừng ở Việt Nam - Viande des animaux sauvages au Viet Nam

Post để bạn nước ngoài xem.
Cám ơn bạn Mai Thanh Hải đã 
gửi tặng mình những tấm ảnh này.

Thịt thú rừng ở Việt Nam
Viande des animaux sauvages au Viet Nam


hérisson rôti

 Poulet sauvage grillé

Thế giới rộn ràng chào đón 2012

Thế giới rộn ràng chào đón 2012

Năm mới đã đến rất gần và người dân ở khắp nơi trên khắp thế giới đang náo nức chuẩn bị cho thời khắc chuyển giao sang năm mới.

Những em nhỏ ở Cáp Nhĩ Tân, Trung Quốc trong trang phục sặc sỡ xếp thành số 2012 trên nền tuyết trắng.
Những người phụ nữ Nepal tại lễ hội chào đón năm mới.
Nghệ nhân ở Hong Kong có ý tưởng sáng tạo khi chế tác con rồng, con vật biểu trưng trong năm tới tại các nước châu Á, uốn lượn thành số 2012.

Quán thịt chó đầu tháng âm lịch: Vắng hoe

Quán thịt chó đầu tháng âm lịch: Vắng hoe



"Đánh nhau hay làm tình, chúng ta bên dưới đều nát"

Bài này được cái tiêu đề hay:
"Đánh nhau hay làm tình, chúng ta bên dưới đều nát"
Tác giả: Jackan Ivanovic

Mình (tác giả) vẫn nhớ như in buổi gặp mặt bác Vũ Khoan ngày 27 tháng 10 năm 2010, khi mình được vinh dự đại diện cho lớp đi gặp và nói chuyện với bác (Bác Khoan đến thăm và nói chuyện với SV trường mình vào dịp khóa mình đi học tập quân sự và rèn luyện tập trung tại Xuân Hòa - Vĩnh Phúc ).
--------------------------

"Đánh nhau hay làm tình, chúng ta bên dưới đều nát"

Bọn mình có hỏi bác rất nhiều về vấn đề biển đông, về quan hệ của Việt Nam với Hoa Kì và Trung Quốc. Bác đã nói rằng: "Các cháu có biết câu "Hai con voi đánh nhau thì cỏ bên dưới nát, mà hai con voi làm tình với nhau thì cỏ bên dưới cũng nát?"



Vậy đấy, chúng ta là nước nhỏ thì là cỏ, hai con voi là Trung Quốc và Mĩ. Khi chúng đánh nhau thì mình cũng hỏng, mà chúng bắt tay với nhau thì mình cũng chết. Chúng ta phải biết chúng ta là một nước nhỏ, khi sống cạnh một nước lớn như TQ thì phải biết cách mà sống. Không nên đưa giải pháp quân sự lên hàng đầu, vì dù có thắng thì mình vẫn thiệt. Nhưng không phải là nhu nhược, là sợ hãi, khi cần chúng ta vẫn phải chiến đấu để bảo vệ non sông đất nước.

Tranh về Việt Nam của một họa sĩ người Thái Lan

Tranh v Vit Nam ca mt ha sĩ người Thái Lan

Nhng bc tranh v Vit Nam ca mt ha sĩ người Thái Lan truyn trên Facebook đã khiến nhiu bn tr ng ngàng và xúc đng. 
Trên 50 bc tranh v Vit Nam do ha sĩ Direk Kingnok người Thái Lan đăng ti trên tài khon Facebook ca mình đang được nhiu bn tr Vit Nam chia s cho nhau trên mng xã hi này. 

Dưới nét bút ca Direk Kingnok, khung cnh 3 min ca Vit Nam được khc ha rt sng đng và chân thc. Ðược v bng màu nước, nhng bc tranh đã tái hin li các phong cnh đp và cnh sinh hot mang tính văn hóa cng đng ti nhiu đa đim khác nhau như H Long, Hà Ni, Huế, TP HCM

Nhng tác phm này đem li cho người xem cái nhìn va thân quen, va mi m v Vit Nam. Bi vy, tranh ca Direk Kingnok đã nhn được tán thưởng nng nhit ca các thành viên. Mt thành viên qun tr ca Hi Nhng người thích v trên Facebook nhn xét: “Vit Nam thc sđp hơn qua nhng bc tranh tinh tế ca mt người Thái Lan”.

Ðược biết, vào tháng 5 va qua ha sĩ Direk Kingnok cùng hai ha sĩ người Thái khác t chc trin lãm tranh mang tên “Hà Ni mùa xuân” ti Hà Ni nhân k nim 35 năm ngày thiết lp quan h ngoi giao gia Vit Nam và Thái Lan. Dưới đây là mt s bc tranh ha sĩ Direk Kingnok đăng ti trên tài khon Facebook ca mình:

Một góc phố rực rỡ sắc màu của Hà Nội trước thềm Tết Nguyên đán.

BẮC TRIỀU TIÊN - ĐƯỜNG ĐẾN THIÊN ĐƯỜNG (Kỳ 4)

BẮC TRIỀU TIÊN - ĐƯỜNG ĐẾN THIÊN ĐƯỜNG (Kỳ 4)

(NCTG) “Ngay cả khi chỉ còn là cái xác không hồn, nhà độc tài vẫn gây cho người ta cảm giác kính sợ, sinh thời chỉ một cái phẩy tay của ông hàng ngàn người có thể mất đầu.”
Xem Phần 1, Phần 2 Phần 3  của phóng sự.


Các đội viên chuẩn bị cho giây phút trọng đại: được vào thăm Lãnh tụ Vĩ đại trong lăng - Ảnh: BBC News


Chúng tôi đi ra theo cửa sau. Những người dân thường đi vòng men theo cái buồng gỗ, hàng người dài rồng rắn trước bảo tàng, cúi đầu im lặng. Họ đã quen với thân phận công dân thứ yếu trên đất nước mình.

Trời bắt đầu mưa, đi cạnh chúng tôi là tân đại sứ Indonesia, chắc ông cũng được mời lên trước đám đông. Qua một thủ tục giấy tờ gì đó, tên chúng tôi được ghi vào một cuốn sổ. Rồi chúng tôi đi qua một hành lang tối, tới trước một tấm thảm di động và bị ba bộ đội - hai nam, một nữ - khám xét khắp người và dúi cho một bản chỉ dẫn bằng tiếng Nga, trước khi được mời bước lên thảm vào khu nhà chính.

BẮC TRIỀU TIÊN - ĐƯỜNG ĐẾN THIÊN ĐƯỜNG (Kỳ 3)

BẮC TRIỀU TIÊN - ĐƯỜNG ĐẾN THIÊN ĐƯỜNG (Kỳ 3)

(NCTG) “Tôi thoáng nhớ lại hình ảnh đã thấy trong một chương trình thời sự năm 1994, khi Lãnh tụ Vĩ đại qua đời. Cũng trên quảng trường này người ta đã lăn lộn, khóc lóc, đập đầu đến tóe máu vào bệ tượng bằng đá cẩm thạch. Họ ngưỡng vọng, thành kính, yêu quý lãnh tụ còn hơn chính bản thân họ.”
Xem Phần 1 Phần 2 của phóng sự.


Ðể tụng ca “công lao trời biển” của Lãnh tụ Vĩ đại Kim Nhật Thành, trên toàn quốc đã có chừng 500 bức tượng ông được dựng lên, trong số đó, kỳ vĩ nhất là pho tượng ở trung tâm Bình Nhưỡng


 … Sáu giờ, trời bắt đầu tối. Những người bạn - chúng tôi gọi các sĩ quan an ninh theo dõi mình như thế - mời chúng tôi về ăn tối trong nhà ăn chính phủ. Sau này tôi mới biết đây là một diễm phúc to lớn, và chính các bạn chủ nhà cũng tỏ ra rất xúc động vì trước đây chính Kim Nhật Thành thường dùng bữa ở đây. Tiền sảnh nhà ăn là một căn phòng hình bát giác, các mặt tường đều là các bức họa mô tả cuộc đời của Lãnh tụ Vĩ đại.

BẮC TRIỀU TIÊN - ĐƯỜNG ĐẾN THIÊN ĐƯỜNG (Kỳ 2)

BẮC TRIỀU TIÊN - ĐƯỜNG ĐẾN THIÊN ĐƯỜNG (Kỳ 2)

(NCTG) “Cậu có thấy dưới sự lãnh đạo của đồng chí Chủ tịch - Lãnh tụ Kính yêu - đất nước Triều Tiên đang phát triển nhanh như thế nào, bất kể sự can thiệp của bên ngoài?” (phóng sự Bắc Hàn của nhà báo Hungary Vujity Tvrtko).
Xem Phần 1  của phóng sự.

Ký giả Hungary Vujity Tvrtko chụp ảnh cùng điệp viên Kim trước ảnh
chân dung Chủ tịch Lãnh tụ Vĩ đại Kim Nhật Thành - Ảnh: pokoli.hu

Chúng tôi bắt đầu hạ cánh, phía dưới chúng tôi là nước Triều Tiên dân chủ. Ngay từ trên không đã nhận ra sân bay Bình Nhưỡng thực chất là một căn cứ quân sự. Bên cạnh những xe tăng và xe quân sự thấy hiện lên chân dung Kim Nhật Thành, chỉ bao quát được từ trên không vì được xếp từ nhiều phiến đá màu cỡ lớn. Sau khi tiếp đất, chúng tôi được đám lính đội mũ lưỡi trai dồn vào một ngôi nhà hình hộp làm bằng các tấm nhôm.

Cho tới khi đó tôi cứ tưởng sân bay Tirana (Albania) là tồi tệ nhất vì thực ra nom nó chỉ như một quầy bán hamburger. Nhưng khi cửa cái “hộp nhôm” mở ra và chúng tôi bước vào một khoảng tối lờ mờ, nồng nặc mùi mồ hôi, thì tôi biết mình đã tới một cảng hàng không thiểu não nhất trên thế giới. Chúng tôi bị thu điện thoại di động, thậm chí điều làm tôi kinh ngạc nhất là bị thu cả hộ chiếu với lời giải thích là trong thời gian ở đây chúng tôi không cần dùng tới.


Thái độ cứng nhắc của đám lính trái ngược hẳn với kiểu cách của ba người mặc complet ra đón chúng tôi. Họ được phân công đi cùng chúng tôi trong những ngày ở đây. Hong là một người đàn ông béo tốt trạc 50 tuổi, nom khác những người Triều Tiên gầy guộc, thiếu dinh dưỡng mà chúng tôi thường gặp vào những ngày sau đó. Mấy năm trước đây đã phục vụ trong cơ quan ngoại giao tại Hungary, vì vậy anh nói tiếng Hung khá sõi.

BẮC TRIỀU TIÊN - ĐƯỜNG ĐẾN THIÊN ĐƯỜNG (Kỳ 1)

BẮC TRIỀU TIÊN - ĐƯỜNG ĐẾN THIÊN ĐƯỜNG (Kỳ 1)

(NCTG) “Nhưng tôi vẫn biết ơn số phận đã cho dành cho tôi chuyến đi này, và tôi chỉ có thể hy vọng tới một ngày nào đó cuộc sống của những người dân Bắc Triều Tiên sẽ thay đổi. Chẳng chóng thì chầy, tức nước sẽ vỡ bờ, gió bão cũng sẽ quét phăng những bức tường ngăn cách, dù sau gió bão sẽ là nạn hồng thủy đi nữa, vẫn còn hơn những gì hiện đang diễn ra ở Bắc Hàn”.


Ký giả Vujity Tvrtko ký sách cho bạn đọc - Ảnh: blog của nhân vật


Ðó là những dòng kết của thiên phóng sự đặc biệt về Bắc Hàn do Vujity Tvrtko, một ký giả Hungary nổi tiếng thực hiện sau chuyến đi đầy phiêu lưu và mạo hiểm của anh tới đất nước kỳ lạ của vương triều họ Kim, mà NCTG sẽ trích đăng từ hôm nay.


Nhà báo, phóng viên Vujity Tvrtko (gốc Croatia) sinh ngày 29-4-1972 tại Pécs, một TP nằm ở phía Nam Hungary, cách thủ đô Budapest chừng 200 km. Đã theo học ngành Truyền thông tại Đại học Miami (Mỹ) năm 1996. Từng làm việc cho các báo, Đài Phát thanh, Truyền hình Hungary. Năm 1997 là một trong các thành viên sáng lập TV2, kênh truyền hình thương mại lớn nhất nhì Hungary.

NGỤY TẠO ẢNH TANG LỄ KIM CHÍNH NHẬT

NGỤY TẠO ẢNH TANG LỄ KIM CHÍNH NHẬT

(NCTG) Tang lễ của Kim Chính Nhật đã diễn ra theo cách hết sức thích hợp để chụp những bức ảnh “hoàn thiện”, trên góc độ tuyên truyền của Bắc Hàn: tuyết rơi, dàn xe chạy chầm chậm, giữ khoảng cách khá xa với nhau, đám đông xếp hàng nghiêm túc và vặt đầu vặt tai khóc nức nở, và những tòa nhà xám xịt, buồn bã.


Ảnh: KCNA


Tuy nhiên, vẫn có cái gì đó cần “chỉnh lý”: đó là tốp quay phim gồm 6 người đứng lộn xộn sau đám đông kêu khóc thê lương, nhưng vẫn tuân thủ hàng lối. Hãng Thông tấn Nhà nước Bắc Hàn KCNA đã “nâng cao cảnh giác”, và cho tẩy hình ảnh tốp quay phim, và cả những vết chân họ trên nền tuyết, trước khi gửi tấm ảnh đó cho các hãng tin quốc tế uy tín, như Reuters, AFP và EPA.

Vài thông tin về Bắc Triều Tiên

Đọc lại bài cũ:
Vài thông tin về Bắc Triều Tiên 

Thông tin về Bắc Triều Tiên có rất ít, thậm chí chúng tôi đã làm về Bắc Triều Tiên hơn 30 năm rồi mà cũng chưa giải đáp được những câu hỏi mà các anh lúc nãy đã sơ bộ nêu ra, không biết Bắc Triều Tiên là cái gì đâu. Bây giờ, tôi chưa có tham vọng trả lời với các anh cái ông này nó thế nào, chế độ này nó ra làm sao, hay nó là loại gì trong lịch sử nhân loại. Tôi chỉ xin kể lại những điều mắt thấy tai nghe, những gì đã cảm nhận được trong suốt một thời gian dài công tác ở đây. Thực tế trong quá trình công tác nhiều năm cũng không có những nguồn thông tin gì thực sự đáng tin cậy, cũng là nghe qua người này, người kia, qua bộ phận này, bộ phận khác. Không có một loại tài liệu gì mang tính chất chính thống mà người ta đưa ra.

Tôi chỉ có tham vọng báo cáo để các anh đứng ở góc độ cương vị công tác của mình và trên nhiều góc độ khác để có nhận xét về chế độ, về vị lãnh đạo này, về cái Đảng này nó như thế nào? Gần đây, Bắc Triều Tiên có mấy sự kiện lớn: Vấn đề hạt nhân. Gần đây nhất là vấn đề máy bay trinh thám của Mỹ bay vào không phận Bắc Triều Tiên. Trước đây Bắc Triều Tiên đã rình cái máy bay này mấy lần rồi, nhưng không làm sao bắt được quả tang. Lần này đã có sự chuẩn bị từ trước, Bắc Triều Tiên cho xuất phát 4 máy bay MIC 29, đuổi khoảng 20 phút trên bầu trời, có lúc hai bên đã tiếp cận cách nhau 14, 15 mét. Bắc Triều Tiên đã kiềm chế không bắn, vì nếu bắn thì không bao giờ nó rơi trên đất Bắc Triều Tiên được. Theo địa hình bản đồ Bắc Triều Tiên các anh sẽ rõ vì khi bị đuổi bao giờ máy bay cũng chạy ra phía biển; nếu có bắn trúng thì nó cũng bay được thêm 500 – 600 km ra ngoài biển, rồi mới rơi, lúc đó cãi nhau thì mệt lắm. Bên thì bảo tôi còn bay ở ngoài, anh bắn tôi, bên thì bảo anh đã vào đất liền của tôi, tôi bắn. Nhưng tang chứng thì máy bay lại rơi ngoài biển khơi.

Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2011

Chúc mừng năm mới 2012

Chúc mừng năm mới 2012

Chúc tất cả chúng ta năm mới 2012
vui, an lành, may mắn, hạnh phúc và thành công


Thứ Năm, 29 tháng 12, 2011

Bảo vệ thành công Luận án tiến sĩ Kinh tế:

Chúc mừng em Lương Thu Thủy:

Bảo vệ thành công Luận án tiến sĩ Kinh tế:

“Phát triển kết cấu hạ tầng kĩ thuật tỉnh Sơn La trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế”


Kết cấu hạ tầng là một bộ phận quan trọng của kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, nó có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, đóng góp to lớn vào việc thỏa mãn các nhu cầu của nhân dân, tăng cường và đẩy mạnh hợp tác giữa các vùng, xóa đi những khoảng cách về địa lí, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lí, phát huy lợi thế của từng vùng, từng địa phương, từng ngành, bên cạnh đó cũng góp phần xóa đói giảm nghèo, củng cố an ninh quốc phòng của địa phương.


 
Nghiên cứu sinh Lương Thu Thủy bảo vệ luận án
trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Học viện
          
      Dưới sự hướng dẫn của TS Lê Việt Đức và PGS.TS Công Văn Dị, nghiên cứu sinh Lương Thu Thủy đã bảo vệ thành công Luận án tiến sĩ Kinh tế, chuyên ngành: Kinh tế phát triển, mã số: 62.31.05.01 với đề tài: “Phát triển kết cấu hạ tầng kĩ thuật trên địa bàn tỉnh Sơn La trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế” tại Hội đồng chấm luận án Tiến sĩ cấp Học viện, Học viện Khoa học Xã hội, số 477, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội ngày 03 tháng 10 năm 2011.
           Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, nội dung khoa học của luận án được thể hiện trong 3 chương:

QUÊ HƯƠNG CỦA CON

QUÊ HƯƠNG CỦA CON
 
[28.12.2011 20:58 - Nhịp Cầu Thế Giới Online]
Đề bài cuối cùng (số 10) trong đề thi Ngữ Văn chuyển cấp của con là như thế này: “Em hãy viết một bài văn dài 8-10 câu, trong đó có câu: “Hôm ấy là một buổi tối mùa hạ cuối tháng 8...”.


Tại trường Radnóti Miklós (Budapest), bên poster về Việt Nam do các học sinh Hungary làm nhân Những ngày Văn hóa Việt Nam được tổ chức tại trường - Ảnh: Trần Lê


Nói thêm là đề Ngữ Văn tổng cộng có 10 câu, làm trong 45 phút, và học sinh được khuyến cáo là riêng bài 10 cần bỏ ít nhất 10-15 phút để làm.

Con làm như sau, bằng tiếng Hungary - thứ tiếng được coi là khó vào bậc nhất nhì thế giới! - và được điểm tối đa:


Chuyến đi

Chúng tôi đi máy bay về thăm Việt Nam trong ba tháng. Tôi rất thích ở đấy. Có nhiều bận tôi được đi du ngoạn và còn vào cả công viên vui nữa, vì thủ đô Hà Nội có cả thảy 5 công viên vui. Chúng tôi cũng ra biển nghỉ hè. Rằng tại sao tôi lại yêu Việt Nam đến thế? Vì tôi là người Việt - đúng vậy! Hôm ấy là một buổi tối mùa hạ cuối tháng 8 và đã đến lúc chúng tôi phải lên máy bay. Tôi buồn vì phải xa Việt Nam, nhưng tôi cũng hạnh phúc vì được lên máy bay và trở về đất nước Hungary tuyệt vời
”.
*

Phải có Ngày Quan chức – Tôi không đùa đâu!

Ngày quan chức hay ngày hối lộ cấp trên ? 
 
Phải có Ngày Quan chức – Tôi không đùa đâu!

HỒ BẤT KHUẤT
 
Ở Việt Nam đã có Ngày Nhà giáo, Ngày Báo chí, Ngày Thầy thuốc…Nhưng xem ra, hiện nay cần phải có Ngày Quan chức, mặc dù lĩnh vực này chưa được nhìn nhận là một ngành nghề. Nhưng tại sao lĩnh vực báo chí chỉ có vài chục ngàn người làm việc thì có Ngày Báo chí, trong khi đó số quan chức lên tới con số hàng trăm ngàn thì chưa có ngày của họ?

Cần Ngày Quan chức để làm gì?

Trước đây, khi kỷ niệm những Ngày của các ngành, người ta chỉ tôn vinh, ca ngợi ngành nghề đó, những người làm việc trong lĩnh vực đó. Nay đã khác, bên cạnh sự ca ngợi đã có sự phân tích, mổ xẻ, phê phán, góp ý, hiến kế để những ngành nghề đó có sự phát triển bền vững. Âu đây cũng là sự sòng phẳng đáng phải có của cuộc sống đương đại. Cần phải chỉ ra những cái yếu kém trong ngày kỷ niệm của ngành để những người công tác ở đó biết mà khắc phục, sửa chữa. Đây thật là một công việc có ích, chứng tỏ xã hội đã bước vào giai đoạn trưởng thành, tự tin.

Lĩnh vực quan chức không phải là một ngành nghề nhưng nó lại có vai trò vô cùng quan trọng, gần như quyết định sự phát triển của đất nước. Do vậy, theo tôi, lĩnh vực này cũng cần thường xuyên được phân tích, mổ xẻ; điều gì đáng được tôn vinh, đáng được ca ngợi thì ta tôn vinh, ngợi ca; điều gì cần phải lên án thì chúng ta phê phán quyết liệt. Có như vậy, giới quan chức mới có cơ hội để nhìn nhận lại mình, biết được cái mạnh của mình để phát huy; biết được cái yếu của mình để khắc phục.

Xây lăng mộ tiền tỷ của người cõi âm

Không hiểu có nước nào như nước mình:

Xây lăng mộ tiền tỷ của người cõi âm

Để tỏ lòng thành kính với người đã khuất, nhiều gia đình chẳng ngần ngai chi tiền tỷ xây lăng mộ hoàng tráng. Có những lăng mộ, nhìn vào nhiều người không khỏi choáng ngợp trước sự đồ sộ của nó.
 Dân tộc ta vốn có truyền thống uống nước nhớ nguồn, chăm sóc, hương khói cho người chết đã trở thành thứ thiêng liêng, quan trọng đối với người Việt Nam ta. Những năm trở lại đây, nhiều gia đình khá giả đã chi bạc tỷ để xây lâu đài cho người quá cố có thể yên giấc ngàn thu.


Người từ nơi khác khi ngang qua làng An Bằng (xã Vinh An, Phú Vang, Huế) phải ngỡ ngàng trước những “lâu đài” dành cho người chết như thế này (Ảnh: VietNamNet)
Hầu hết khu mộ đều có những cột trụ hoành tráng hay lối vào được đắp rồng phượng để thể hiện sự cường thịnh về một dòng họ nào đó ở làng An Bằng (Ảnh: VietNamNet)

Thứ Tư, 28 tháng 12, 2011

Tình bạn đặc biệt giữa Bắc Triều Tiên và Thụy Sĩ

Tin lạ:

Tình bạn đặc biệt giữa Bắc Triều Tiên và Thụy Sĩ

Nguồn: Le Point
hdat, X-Cafe lược dịch
BTT có phải là quốc gia khép kín nhất thế giới ? Tất cả phụ thuộc vào cách nhìn. Bằng chứng là đất Thụy Sĩ chào đón nhiều vị quan chức của chế độ ở Bình Nhưỡng, ngay cả khi họ thường đến đây một cách bí mật.
Trong tháng 4 năm 2010, báo chí Thụy Sĩ đã nói nhiều đến sự ra đi của ông Ri Tcheul, 75 tuổi, vừa là Đại sứ của BTT tại Thụy Sĩ ở Bern vừa là đại diện của Phái đoàn BTT ở cơ quan Liên hợp quốc tại Geneva. Ông là nhân vật ngoại giao tại vị lâu nhất ở Thụy Sĩ. Ông nhậm chức ngày 19 tháng hai năm 1988. Nhiệm vụ quan trọng nhất của ông thực ra là bảo đảm cho giáo dục các con của Kim Jong-il. Kim Jong-nam học tại Geneva, Kim Jong-chol và Kim Jong-un, người con út vừa tiếp nhận quyền lực ở BTT sau cái chết của cha mình, thì ở Bern. Kim Jong-un đã sống ẩn danh tại thủ đô Thụy Sĩ từ 1996 đến 2001.
Tcheul Ri cũng được coi là một trong những người chủ chốt để quản lý các tài sản bí mật của chế độ BTT tại Thụy Sĩ, với giá trị theo dự tính của Mỹ khoảng 4-5 tỷ $.
Cũng tháng 4 năm 2010, Kim Jong-Ryul, một tướng của BTT đào tẩu, đã tiết lộ trong một cuốn sách rằng trong hai thập kỷ, ông đã lách lệnh cấm vận của các nước Phương Tây đối với BTT khi mua hàng ở Thụy Sĩ và Áo. Ngay cả các loại vũ khí bị cấm. Vẫn theo ông ta, gia đình của nhà độc tài BTT thường xuyên đến nghỉ ở bên hồ Léman (Geneva). Năm 2001 họ đã mua nhiều đồng hồ Thụy Sĩ với số tiền lên đến 6 triệu franc Thụy Sĩ (gần 2 triệu euros)!

Cuộc chiến giữa đô la và đồng nhân dân tệ bắt đầu tại Châu Á

Cuộc chiến giữa đô la và đồng nhân dân tệ bắt đầu tại Châu Á

Lê Phước
Trong chuyến thăm Trung Quốc vừa qua của thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda, lãnh đạo hai bên đã ký thỏa thuận tăng cường sử dụng đồng nhân dân tệ trong giao thương giữa hai nước. Le Figaro dành một bài xã luận và một bài viết để phân tích sự kiện này.

Trong bài xã luận mang tên « Nhân dân tệ-Đô la : cuộc chiến bắt đầu ở Châu Á », tờ báo nhận định, do qui mô to lớn của nền kinh tế Nhật Bản, thỏa thuận khuyến khích sử dụng đồng nhân dân tệ nói trên và việc Nhật Bản sẽ mua trái phiếu Trung Quốc để đa dạng hóa nguồn dự trữ ngoại tệ của mình là một bước tiến quan trọng trong quá trình quốc tế hóa đồng nội tệ Trung Quốc.
Tờ báo nhấn mạnh, Trung Quốc đã tiến hành tự do hóa kinh tế, và đang từng bước thận trọng tự do hóa lĩnh vực tiền tệ. Sự phát triển quá mau chóng của nền kinh tế nước này khiến cho một ngày gần đây, có thể nhanh hơn người ta tưởng, đồng nhân dân tệ sẽ trở thành một trong những đồng tiền chính trên thế giới.
Đi sâu vào chi tiết, Le Figaro có bài : « Quá trình Quốc tế hóa tất yếu của đồng nhân dân tệ ».
Tác giả lượt lại quá trình đồng nhân dân tệ vượt ranh giới Trung Hoa lục địa. Vào tháng giêng năm 2004, tức 6 năm sau khi Hồng Kông được trao trả cho Trung Quốc, đồng nhân dân tệ mới chính thức được cho phép sử dụng ở đặc khu hành chính này để tạo thuận lợi cho việc phát triển du lịch với Hoa Lục. Đến tháng 7 năm 2009, hai bên mới chính thức ký thỏa thuận về việc sử dụng đồng nhân dân tệ trong trao đổi thương mại.
Kết quả là, lúc trước trữ lượng nhân tệ trong các ngân hàng Hồng Kông chỉ khoảng 12,1 tỷ, thì đến năm 2010, con số này leo lên đến 609 tỷ. Tổng trị giá các hợp đồng giao dịch bằng nhân dân tệ tại Hồng Kông hiện tại ước tính là 1 500 tỷ. Năm ngoái, một vài công ty nước ngoài lần đầu tiên đã cho phát hành trái phiếu bằng loại tiền này. Tiếp theo quá trình quốc tế hóa chính là thỏa thuận Trung-Nhật hôm chủ nhật.

Câu chuyện cuối năm 2011

Câu chuyện cuối năm 2011



Có lẽ đây là sự kiện và bài học lớn nhất của 2011: Các lãnh tụ chính trị và kinh tế nghĩ mình miễn nhiễm khỏi định luật thiên nhiên? Họ cho rằng họ sẽ vượt qua mọi lăng nhăng của thời thế và tha hồ ăn miễn phí. Rằng con cái của họ cũng sẽ được tiêm vắc xin để tránh mọi vi khuẩn của công lý và bình đẳng. Rằng họ sẽ tồn tại thêm vài thế hệ nữa. Rằng cái lựa chọn dù phi lý và xấu xí đến đâu cũng sẽ qua đi khi họ hạ cánh an toàn và người dân sẽ quên hay cười tha thứ khi nhớ lại.

Có nhiều sự kiện để quên hơn là ghi nhớ cho 2011. Chuyện nợ công châu Âu, Mỹ và cả Trung Quốc. Chuyện sóng thần Nhật Bản. Chuyện cách mạng Hoa Nhài. Chuyện Steve Jobs ra đi. Gần chúng ta hơn, chuyện bà Thủ tướng và lũ lụt ở Thái Lan.
Việt Nam thì cũng không có gì để bàn luận. Theo các chuyên gia chính phủ và các đại biểu nhân dân, lạm phát, lãi suất, tỷ giá, bất động sản, chứng khoán, tín dụng đen và nợ xấu ngân hàng đều vẫn ổn và sẽ tốt đẹp hơn trong 2012. Người dân có thể an tâm tiếp tục nhậu nhẹt mỗi ngày và chỉ cần quan tâm đến các phong bì cho quà Tết, đám cưới, đám ma. Thế hệ trẻ vẫn lo dùi mài kinh sử để được làm quan.
Tóm lại, thiên hạ vẫn thái bình, không ai chết. Dòng lịch sử ngoài kia có thể vẫn trôi nhanh, nhưng dân tộc chúng ta đã nằm trên đỉnh cao trí tuệ của loài người để thắc mắc về những chi tiết vụn vặt. Nhân loại có thể vẫn loay hoay mò đường tìm lối sống mới cho thế kỷ 21, nhưng đó là vì họ không có cái vốn văn hóa 5 ngàn năm của giòng giống Lạc Hồng. Chúng ta chỉ thiếu một giải vô địch bóng đá nào đó của ASEAN là Việt Nam lại chiếm vị thế số một của các quốc gia hạnh phúc. A men.

1500 tác phẩm Thơ Nhạc dự "Đây biển Việt Nam"

Hoan hô chương trình:

1500 tác phẩm Thơ Nhạc dự "Đây biển Việt Nam"

- BTC xin thông báo danh sách những tác giả dự thi cuối cùng của cuộc thi Nhạc và Thơ "Đây biển Việt Nam"
Danh sách dự thi Đây biển Việt Nam - đợt 15
Danh sách dự thi Đây biển Việt Nam - đợt 14

Danh sách dự thi Đây biển Việt Nam - đợt 13

Danh sách dự thi Đây biển Việt Nam - đợt 12

Danh sách dự thi Đây biển Việt Nam - đợt 11

Danh sách dự thi Đây biển Việt Nam - đợt 10

Danh sách dự thi Đây biển Việt Nam - đợt 9

Danh sách dự thi Đây biển Việt Nam - đợt 8

Danh sách dự thi Đây biển Việt Nam - đợt 7

Danh sách tác giả không hợp lệ tại cuộc thi Đây biển Việt nam - đợt 3

Danh sách tác giả không hợp lệ tại cuộc thi Đây biển Việt nam - đợt 2

Danh sách dự thi Đây biển Việt Nam - đợt 6

Danh sách dự thi Đây biển Việt Nam - đợt 5

Danh sách tác giả không hợp lệ tại cuộc thi Đây biển Việt nam

Danh sách dự thi Đây biển Việt Nam - đợt 4

Danh sách tác phẩm dự thi Đây biển Việt Nam - đợt 3

Danh sách tác phẩm dự thi Đây biển Việt Nam - đợt 2

Danh sách tác phẩm dự thi Đây biển Việt Nam - đợt 1


Vì tổng số tác phẩm gửi về dự thi ở cả hai phần Thơ và Nhạc quá lớn cho nên BTC đã phải rất vất vả để thống kê, sao lưu hết dữ liệu. Sau khi hết hạn nhận bài dự thi vào ngày 15/12/2011, BTC Đây biển Việt Nam đã nhận được tổng số 1015 tác phẩm Thơ và 417 tác phẩm Nhạc.

Do số lượng tác phẩm dự thi quá lớn, BGK sẽ phải cân đối lại thời gian chấm thi. Vì thế, thời hạn trao giải dự kiến là ngày 2/1/2012 sẽ phải dời lại đến ngày dự kiến mới là 8/2/2012. Xin được trân trọng thông báo tới các tác giả dự thi được biết.


Một số tác phẩm được gửi tới BTC sau ngày 15/12/2011 (tính theo dấu bưu điện) đã tự động bị loại vì hết hạn nhận bài. Sau đây là Danh sách tác phẩm dự thi cuối cùng:

Mục sở thị sơn nữ tắm tiên và ‘mỏ nước thần’

Nhớ lại những lần đi Sơn La. Giá mà có thời gian theo đoàn
"Cơm có thịt" của anh Trần Đăng Tuấn đi Sơn La thì thật tuyệt.

Mục sở thị sơn nữ tắm tiên và ‘mỏ nước thần’

Những sơn nữ lần lượt trút bỏ xiêm y để lộ làn da trắng ngần rồi từ từ ngâm mình dưới dòng nước. Tiếng cười đùa rổn rảng xôn xao cả núi rừng...

'Mó nước thần' giữa đại ngàn


Con đường vào bản Niềng, xã Mường Lèo, huyện Sốp Cộp, Sơn La ngoằn nghèo với những khúc cua bẻ gập tay áo, dốc dựng đứng và lổn nhổn đá sỏi gan trâu. Chính bởi đường đi lại khó khăn như thế, nên vùng đất miền biên viễn nghèo xơ xác.

“Mùa khô thì bụi bay mịt mùng, đường đi gập ghềnh, mùa mưa thì lầy lội tuyệt nhiên không đi lại được. Đường đi lại như thế nên dù người dân có cố gắng chăm chỉ làm nương làm rẫy thì nông sản cũng khó mà bán… Nên bao đời nay, nghèo vẫn hoàn nghèo…”, ông Lèo Văn Thuận, Bí thư Đảng Ủy xã Mường Lèo thở dài mở đầu câu chuyện.

Thế nhưng, theo lời ông Thuận, có lẽ bởi cuộc sống nghèo khổ như vậy nên thiên nhiên đã ưu ái ban cho Mường Lèo một môi trường sống thật trong lành. Cây cối tốt tươi và núi non hữu tình đẹp như bức tranh thủy mặc, và nhất là “mó nước thần” nằm ở giữa bản Niềng.


Đời sống người dân còn khó khăn, nhưng thiên nhiên đã ban tặng Mường Lèo không khí trong lành, trù phú.

Ông Thuận bảo, không ai biết mó nước chảy từ đâu, cũng không ai hay nó có từ bao giờ, từ đời ông, đời cha của ông đã thấy rồi. Chỉ biết rằng, mó nước rỉ ra từ khe núi, chảy thành dòng quanh con suối uốn lượn ôm men theo bản Niềng và điều đặc biệt là nóng hôi hổi như ấm nước sôi dở.

Có người phỏng đoán hẳn nằm sâu trong núi rừng kia là miệng núi lửa, cũng có người bảo đấy là dòng nước tuôn chảy từ miệng con mãng xà phun lửa trong truyền thuyết… Chẳng ai dám chắc về nguồn gốc của nó nên người ta gọi chung mó nước đặc biệt ấy là “mó nước thần”.

Theo ông Thuận, sở dĩ dân bản tôn đây như dòng nước quý bởi họ truyền tai nhau rằng, thứ nước nóng hôi hổi nằm trong mó nước kia có thể chữa được bách bệnh.