Chủ Nhật, 18 tháng 12, 2011

Kinh tế Việt Nam: Nguy cơ vỡ bờ

Kinh tế Việt Nam: Nguy cơ vỡ bờ

Hồng Phúc chuyển ngữ
Ben Bland, Financial Times

 

Khi triển vọng kinh tế ở Mỹ và châu Âu ngày càng xấu đi, các nhà đầu tư quay sang các nước ở Đông Nam Á để thăm dò xem nước nào sẽ bị ảnh hưởng nặng nhất do tác động dây chuyền của cuộc suy thoái toàn cầu.
Leif Eskesen, một nhà kinh tế trong khu vực Đông Nam Á thuộc ngân hàng HSBC tại Singapore, cho biết rằng Việt Nam không những đang trải qua một cuộc khủng hoảng tài chính của riêng họ, mà còn phải đối mặt với những vấn đề toàn cầu khác vì nền kinh tế ở đây bị lệ thuộc vào thương mại và đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, các bản tổng kết tài chính của các tập đoàn lại quá yếu kém, khu vực ngân hàng lại gặp khó khăn, và một năm tài khóa tồi tệ đã tác động mạnh đến nền kinh tế của Việt Nam.
Ngược lại, Indonesia được cho là nền kinh tế ổn định nhất vùng Đông Nam Á vì họ có thị trường nội địa vững vàng và tài chính của các tập đoàn cũng vững mạnh.
Để đánh giá tính chất có thể dễ dàng gây tổn thương do ảnh hưởng suy thoái toàn cầu của các nền kinh tế ở Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam, HSBC đã xem xét ba yếu tố:
Sự cố tràn giao (spill-over risk) liên quan đến các rủi ro về tài chính, thương mại và mức tín nhiệm của các nhà đầu tư; sức mạnh của bảng tổng kết tài chính của các công ty và ngân hàng; và biện lý/chính sách mà chính phủ phải đáp ứng.
Eskesen đánh giá mức tổn thương ₫ương đối của năm quốc gia trên từ 1 đến 5 điểm dựa trên các yếu tố vừa nêu, và kết luận này đã cho thấy chỉ số của Việt Nam có thể sẽ gây khó chịu cho các giới chức nhà nước và các nhà đầu tư nước ngoài.
Indonesia dẫn đầu với số điểm trung bình là 2 và Malaysia (2,3), Thái Lan (2,7) và Philippines (3). Nhưng Việt Nam lại đứng dưới cùng với số điểm là 5 cho mỗi yếu tố trên.
Tại sao Việt Nam lại bị đánh giá rất tệ như thế? Eskesen viết:

“Ở Việt Nam, sự cố tràn giao có nguy cơ trầm trọng hơn vì đến nó từ bên ngoài (thâm hụt tài khoản rất lớn và dự trữ lại rất thấp) và kinh tế nội địa mất cân bằng (lạm phát cao, thâm hụt tài chính trầm trọng và bảng thống kê tài chính yếu kém). Ngoài ra, Việt Nam còn có các chính sách rất hạn chế.”
Với sự nhạy cảm của các quan chức trong chế độ một đảng do Đảng Cộng sản cai trị, thì các số liệu và phát hiện của HSBC có thể sẽ không được báo chí nhà nước gấp rút đăng tải. Cán bộ cao cấp đã hướng dẫn các nhà báo địa phương không nên loan tải các báo cáo rằng Việt Nam hiện có tỷ lệ lạm phát cao nhất ở châu Á (lên đến 19,8% so với năm trước).
Tuy nhiên, để mượn câu cách ngôn của Warren Buffett, rằng Việt Nam là nước có rủi ro cao nhất nếu nước vỡ bờ, nhưng Việt Nam không phải là nước duy nhất trong khu vực.
Toàn bộ khu vực có khả năng phải hứng chịu ảnh hưởng suy thoái, Eskesen viết, nếu thế giới phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu như năm 2008-09, “nếu không phải là tồi tệ hơn, thì các nền kinh tế tiên tiến lần này xem ra không còn nhiều chính sách để khắc phục”.
Ông kết luận rằng:
“Trong khi các thị trường mới nổi, bao gồm cả các nước trong ASEAN-5, có giới hạn trong việc thực hiện các chính sách phản chu kỳ nếu suy thoái xảy ra, thì xem ra họ cũng không còn nhiều lựa chọn như ba năm trước đây.”
© Bản tiếng Việt TCPT


High quality global journalism requires investment. Please share this article with others using the link below, do not cut & paste the article. See our Ts&Cs and Copyright Policy for more detail. Email ftsales.support@ft.com to buy additional rights. http://blogs.ft.com/beyond-brics/2011/12/16/vietnam-looking-vulnerable/#ixzz1gqDs83QV

Vietnam: looking vulnerable

 

As the economic outlook in the US and Europe deteriorates by the day, investors are asking which countries in southeast Asia would be hardest hit by the knock-on effects of a double-dip recession.
Leif Eskesen, a regional economist at HSBC in Singapore, reckons that Vietnam, which is going through an extended financial crisis of its own, is the most exposed to a downturn by some way because of its reliance on foreign trade and investment, weak corporate balance sheets, troubled banking sector and poor fiscal position.
Indonesia, which has a powerful domestic market and strong corporate balance sheets, will fare the best of the major southeast Asian economies.
To assess the relative vulnerabilities of Indonesia, Malaysia, the Philippines, Thailand and Vietnam to a global downturn, HSBC looked at three factors:
The spill-over risks in terms of trade, finance and investor confidence; the strength of corporate and bank balance sheets; and the fiscal/policy room that governments have to respond.
Eskesen gave the five countries a relative vulnerability score of one to five on each factor and the conclusions will make particularly unpleasant reading for Vietnamese officials and investors.
Indonesia led the pack with an average score of 2 and Malaysia (2.3), Thailand (2.7) and the Philippines (3) were not too far behind. But Vietnam came in bottom of the class by some measure, with Eskesen giving the country a 5 for each factor.
Why did Vietnam fare so badly? Eskesen wrote:
In Vietnam, the spill-over risk is aggravated by external (wide current account deficit and low reserve coverage) and domestic imbalances (high inflation, a wide fiscal deficit and balance sheet vulnerabilities). Vietnam also has very limited policy room.
Given the sensitivity of officials in one-party, Communist-ruled Vietnam to bad press,  it is unlikely that Vietnamese newspapers will be rushing to publish HSBC’s findings.  Senior cadres have already instructed local journalists to refrain from reporting that the country suffers from Asia’s highest inflation rate (even though, at 19.8 percent year-on-year, it does).
But while, to borrow Warren Buffett’s aphorism, Vietnam is most exposed if the tide goes out, it will not be the only one in a dangerous state of undress.
The whole region is likely to suffer, Eskesen wrote, if the world faces another global financial crisis, which could be just as bad as 2008-09, “if not worse, considering that the advanced economies have fewer policy options this time around.”
He concluded:
While emerging market countries, including the ASEAN-5, have some capacity to implement counter-cyclical policies, they also have less room to move in than three years ago.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét