Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2024

'Con tôi khóc khi tôi giết chó làm thịt'

'Con tôi khóc khi tôi giết chó làm thịt'
BBC - "Cao điểm có tháng tôi làm thịt 60-70 con chó, tùy vào khách đặt. Tôi bán lẻ thịt chó cho người dân nữa," ông Kiều Việt Hùng kể với BBC News Tiếng Việt. Ông Kiều Việt Hùng từng là một chủ trang trại nuôi chó thịt ở xã Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

Nguồn hình ảnh BBC/Humane Society International
Trang trại của ông hoạt động từ năm 2016 nhưng đã ngưng từ hai năm nay, khi ông quyết định giải nghệ để chuyển sang bán vật tư nông nghiệp, phân bón.
"Tôi đã ngưng hoạt động của trang trại nuôi chó từ năm 2022. Có lúc tôi từng nuôi 100 con, thậm chí 200 con chó."

Nội các Trump 2 sẽ đối xử với Việt Nam ra sao?

VN rất may mắn có vị trí địa chính trị đặc biệt nên được sự quan tâm, ưu ái quá mức của Mỹ mặc dù Mỹ rất ghét VN chơi trò ngoại giao cây tre. Tuy nhiên, tôi ủng hộ chính sách ngoại giao cây tre, không tán thành quan điểm "bắt buộc Việt Nam phải chọn bên” của bác Trương Nhân Tuấn.
Nội các Trump 2 sẽ đối xử với Việt Nam ra sao?
Trương Nhân Tuấn - 29-11-2024 Điều ghi nhận là trong suốt cuộc tranh cử của mình, hầu như chưa bao giờ Việt Nam được ông Trump nhắc tới như là tâm điểm của cuộc mít tinh tranh cử, hay trong những buổi họp báo, trả lời phỏng vấn báo chí. 

Cái tên Trung Quốc thì ngược lại. Trung Quốc luôn được ông Trump đề cập trong hầu hết các buổi nói chuyện trên TV, hay trước cử tri ở các tiểu bang. Đối với ông Trump (và đối với đại đa số cử tri Mỹ), Trung Quốc là yếu tố trọng tâm, là một mối đe dọa hàng đầu cho nền an ninh và sự thịnh vượng của nước Mỹ.

Nhưng yếu tố “không nhắc tên Việt nam” – ngay cả khi giá trị địa chiến lược của Việt Nam luôn quan trọng (cho Mỹ) trong tầm nhìn Ấn Độ – Thái Bình dương của TT Trump thời nhiệm kỳ trước – không có nghĩa là TT Trump “không có vấn đề” với Việt Nam. Nhiệm kỳ đầu TT Trump đã từng cho rằng “Việt Nam là nước lợi dụng nước Mỹ tệ hại nhứt”…

Để tìm hiểu thêm TT Trump sẽ đặt Việt Nam ở nơi nào trong chính sách An ninh Quốc gia trong thời kỳ Trump nhiệm kỳ 2, thiển nghĩ ta nên quan sát rộng qua nhiều lãnh vực khác.

Đường sắt tốc độ cao: Giải bài toán nào?

Hồi mới đi làm đầu những năm 1980, tôi được dự một số cuộc họp với các cơ quan trung ương bàn về phát triển giao thông. Cơ quan tôi có 1 bác lãnh đạo nguyên là Bộ trưởng Bộ Giao thông (bác Dương Bạch Liên). Qua nghe mọi người phát biểu và bác Liên nói chuyện, tôi hình thành một quan điểm của riêng mình là đối với VN, do đặc điểm đất nước chạy dài ven biển từ Bắc xuống Nam tới 3200 km, nên vận tải hàng hóa đi xa cần chủ yếu dựa trên đường biển và đường sắt, kết hợp với khai thác đường sông; đường bộ chỉ để vận chuyển hàng hóa cự ly ngắn (dưới 100-200 km). Vận chuyển hành khách chủ yếu bằng đường bộ với cự ly ngắn (dưới 300 km); còn đường trung bình (trên 300 km đến dưới 1000 km) nên dùng đường sắt và từ trung bình đến xa (trên 1000 km) chủ yếu dùng hàng không. Đáng tiếc 40 năm trôi qua, ngành đường sắt, đường biển nước ta giẫm chân tại chỗ hoặc phát triển quá chậm; khắp nơi dùng đường ô tô, rất phi hiệu quả kinh tế. Nói ra cũng buồn, nhưng ở nước ta, có chỗ nào, ngành nào không buồn không ? Rất hiếm. Sai lầm chiến lược trong giao thông thì vô số, trong đó sai lầm lớn nhất là biến VN thành vương quốc của xe máy, giáo dục cho người dân văn minh xe máy, tức là văn minh đi xe không cần luật lệ, điển hình là tự do đi xe máy trên vỉa hè, phi xe máy vào trong nhà. Bài dưới đây của bác Chu không rõ ràng, úp úp mở mở đọc chán quá.
Đường sắt tốc độ cao: Giải bài toán nào?
FB Nguyễn Ngọc Chu, 29-11-2024
1. HIỆN NGUYÊN HÌNH
Trả lời câu hỏi của một số ĐBQH, Bộ trưởng Bộ GTVT cho biết: “Hàng hóa hiện nay chủ yếu được vận chuyển qua đường hàng hải và đường thủy nội địa do chi phí thấp. Phương thức này thân thiện với môi trường, phù hợp với điều kiện địa hình đất nước dài và hẹp, đô thị tập trung ven biển. Vận tải hàng hóa bằng đường bộ chiếm ưu thế với cung đường ngắn, tiện lợi giao nhận hàng.
Theo tính toán đến năm 2050, ba phương thức đường biển, đường bộ và đường sắt hiện hữu đã đáp ứng cho nhu cầu vận tải hàng hóa. Trên hành lang Bắc Nam, đường sắt tốc độ cao tập trung vận tải hành khách; phục vụ nhiệm vụ an ninh quốc phòng và có thể vận tải hàng hóa sau năm 2040 nếu nhu cầu tăng cao.

So sánh thuế thu nhập cá nhân của VN với các nước khác

So sánh thuế thu nhập cá nhân của VN với các nước khác 
Mức giảm trừ gia cảnh với người nộp thuế ở Việt Nam hiện nay là 11 triệu đồng/tháng. Nếu người nộp thuế không có người phụ thuộc, thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công vượt trên 11 triệu đồng/tháng (tương đương trên 132 triệu đồng/năm) thì phải nộp thuế TNCN.

Bộ Tài chính vừa đề nghị xây dựng dự án Luật thuế thu nhập cá nhân (thay thế) nhằm phù hợp với tình hình thực tiễn, đáp ứng được các yêu cầu về cải cách thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đang đặt ra.

Bất ngờ tỉ lệ chọn Zelensky nếu bầu cử Ukraine ngay lúc này

Bất ngờ tỉ lệ chọn ông Zelensky nếu bầu cử Ukraine ngay lúc này
Lê Na GD&TĐ -Nếu diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống Ukraine ngay lúc này, chỉ có 1/6 cư dân Ukraine sẽ bỏ phiếu cho đương kim Tổng thống Zelensky.

Tín nhiệm dành cho ông Volodymir Zelensky thấp hơn cả Cựu tướng lĩnh cấp cao Ukraine, ông Valery Zaluzhny.

‘Ông Elon ở phương xa, mà em lại thấy rất là Việt Nam’

‘Ông Elon ở phương xa, mà em lại thấy rất là Việt Nam’
November 28, 2024 Trúc Phương/Người Việt - Xu hướng nóng nhất mạng xã hội Việt Nam bây giờ là viết về tỷ phú Elon Musk – thần tượng số một của người Việt trong nước. Không chỉ là thần tượng, ông Musk thậm chí đang trở thành thánh sống.

Tỷ phú Elon Musk (phải) hiện nay như hình với bóng với ông Donald Trump, tổng thống đắc cử. (Hình minh họa: Brandon Bell/Getty Images)

Để “dựng tượng” ông Elon Musk, người ta tạo ra vô số tin giả liên quan nhân vật này. Rảo một vòng Facebook, có thể dễ dàng thấy thiên hạ đổ xô nhau bình luận, phân tích, chia sẻ… với những ý kiến tán dương ông Musk lên mây xanh, như thể ông đang mang đến những thay đổi gốc rễ cho thế giới lẫn… “đất nước Việt Nam.”

Một bản tin giả “Điện thoại Tesla $299 sẽ là kết thúc của iPhone!” đã nhận được đến 21,000 lượt tương tác!

Điểm nghẽn thể chế và dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam

Điểm nghẽn thể chế và dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam
Dư Lan 2024.11.28 - Sẵn sàng bỏ ra 67,34 tỉ USD để xây dựng một tuyến đường sắt cao tốc từ Hà Nội đến Sài Gòn, nhưng không cần phía nước ngoài chuyển giao công nghệ lõi, không cần quan tâm đến khả năng thu hồi vốn đầu tư.

Đó là những gì các chuyên gia kinh tế và công nghệ nhìn thấy từ báo cáo của ông Nguyễn Văn Thắng, cựu Bộ trưởng Giao thông Vận tải Việt Nam, trước Quốc hội nước này ngày 13 tháng Mười một năm 2024.

Một chuyên gia về công nghệ và kinh doanh ở Việt Nam muốn ẩn danh vì lí do an ninh cho biết nhiều văn bản có tính chuyên môn liên quan đến dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam, trong đó có cả các tài liệu hội thảo khoa học, đã bị đóng dấu “Mật” khiến cho các chuyên gia không thể chia sẻ cho nhau hay chia sẻ cho báo chí.

Tuy nhiên, qua các tài liệu công khai, chúng ta vẫn thấy những nghịch lý trên bức tranh toàn cảnh của dự án này.

Bô xít Tây Nguyên bị Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng ngắm

Dự án khai thác bô xít Tây Nguyên lọt vào tầm ngắm của Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng
Ngày 28 tháng 11, Thanh tra Chính phủ công bố quyết định thanh tra nhắm vào việc quản lý, khai thác khoáng sản. Đáng chú ý, dự án khai thác quặng bô xít ở tỉnh Đắk Nông là một trong những dự án thuộc diện bị thanh tra. Ngoài ra, các dự án khai thác đất hiếm và vonfram ở các địa phương như Lai Châu và Thái Nguyên cũng thuộc diện thanh tra.

Thanh tra Chính phủ công bố quyết định thanh tra, ẢNH: TTCP
Trong cuộc họp báo công bố quyết định thanh tra, ông Lê Sỹ Bảy, Phó tổng Thanh tra Chính phủ, tiết lộ đây là quyết định do Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trực tiếp đưa ra.

Hàng TQ 3,6 tỷ USD bị chặn khi trung chuyển qua Việt Nam

Hàng Trung Quốc 3,6 Tỷ USD Bị Chặn Khi Trung Chuyển Qua Việt Nam
November 27, 2024 - Ngày 23/11, báo Nikkei Asia đưa tin về việc Mỹ đã chặn hàng hóa trị giá 3,6 tỷ USD có nguồn gốc từ Trung Quốc, phần lớn trong số này được trung chuyển qua Việt Nam trước khi tìm cách vào thị trường Mỹ. Động thái này là một phần trong việc thực thi nghiêm ngặt Đạo luật Phòng chống Lao động Cưỡng bức Người Duy Ngô Nhĩ, làm dấy lên lo ngại về tác động đối với quan hệ thương mại Việt-Mỹ.

Kể từ khi Đạo luật Phòng chống Lao động Cưỡng bức Người Duy Ngô Nhĩ có hiệu lực vào năm 2022, Cơ quan Hải quan và Biên phòng Mỹ (CBP) đã chặn hơn 4.500 lô hàng bị nghi sử dụng lao động cưỡng bức tại vùng Tân Cương, Trung Quốc. Hầu hết các lô hàng này bị phát hiện đi qua Việt Nam trước khi tới Mỹ.

Ngưỡng thấp của văn học Việt Nam

Ngưỡng thấp của văn học Việt Nam
Phạm Xuân Nguyên - 26-11-2024 - Sau 50 năm từ khi chiến tranh kết thúc (1975), thống nhất đất nước, và gần 40 năm đổi mới, quy mô nền kinh tế Việt Nam đang bước vào nhóm các nước có ngưỡng trung bình cao trên thế giới. Còn văn học Việt Nam đang ở ngưỡng nào của thế giới? Câu trả lời của tôi là: Ở ngưỡng thấp, dưới trung bình.
1. Trong nửa thế kỷ qua, tác phẩm văn học Việt Nam được dịch nhiều nhất, được biết đến nhiều nhất trên thế giới là tiểu thuyết “Nỗi buồn chiến tranh” của nhà văn Bảo Ninh. Sau khi xuất bản năm 1990 và được giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam (HNVVN) năm 1991, “Nỗi buồn chiến tranh” được các dịch giả Phan Thanh Hảo, Võ Băng Thanh và Katerina A. Peirce dịch sang tiếng Anh và xuất bản đầu tiên năm 1992 tại NXB Martin Secker & Warburg (Anh). 

Thứ Tư, 27 tháng 11, 2024

Đằng sau sự bùng nổ của đồng đô la Mỹ

Đằng sau sự bùng nổ của đồng đô la Mỹ
Theo New York Times, kể từ khi các cuộc thăm dò và dự báo thị trường dần nghiêng về khả năng ông Donald Trump quay trở lại Nhà Trắng, giá trị của đô la Mỹ đã bắt đầu tăng. Và sau khi có kết quả rõ ràng, đồng bạc xanh đã thực sự bùng nổ.

Đô la Mỹ liên tục bứt phá hậu bầu cử
Chỉ một ngày sau cuộc bầu cử, đô la Mỹ ghi nhận mức tăng mạnh nhất trong nhiều năm so với các đồng tiền chủ chốt khác. Đà tăng tiếp tục được duy trì, đạt mức đỉnh mới trong năm vào tuần trước, khi các chuyên gia kinh tế và giới đầu tư xem xét các chính sách do Tổng thống đắc cử Donald Trump đề xuất, từ đó điều chỉnh dự báo đối với đồng tiền phổ biến nhất thế giới.

Nhân tình kiểu mới trong một truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư

Nhân tình kiểu mới trong một truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư
Trần Doãn Nho/Người Việt – “Gió Không Thèm Nói” của Nguyễn Ngọc Tư là một truyện ngắn, ngắn gọn, cô đọng. Tuy chỉ như những nét chấm phá về những mảnh đời nhỏ nhoi, nhưng lại thu gọn được khung cảnh sống xốc nổi, hài nhưng bi, bi mà lại rất hài, trong xã hội Việt Nam hiện nay
Truyện tuy chỉ 2,200 chữ, nhưng lại có đến năm, bảy nhân vật, mà ba trong số đó có thể xem là nhân vật chính.
Tây, thanh niên nghèo, làm nghề xe ôm, chưa vợ, mẹ té lầu chết khi “trèo lên nóc nhà quét dọn lá mục ứ trên máng xối” còn cha thì bán nhà, dọn về sống chung với một người đàn bà khác một năm sau đó.

Giải oan cho 'nhóm lợi ích'

Giải oan cho 'nhóm lợi ích'
Lê Việt Hoa - Trong nhiều phát ngôn của các lãnh đạo nhà nước Việt Nam, cụm từ “nhóm lợi ích” thường đường nhắc đến với hàm ý như là các lực lượng ngầm ẩn tìm cách bóp méo chính sách và pháp luật. Từ khi lên nắm chức tổng bí thư, ông Tô Lâm thường xuyên nhắc đến cụm từ này như là một sự cảnh tỉnh về các nhóm thế lực nào đó nằm bên ngoài đảng của ông.
Trong bài phát biểu khai mạc kỳ họp Quốc hội thứ 8, ông đề cập vấn đề “các nhóm lợi ích” đang tìm mọi cách tác động để nhằm trục lợi. [1] Mới đây, ông chỉ đạo ngành tòa án "tuyệt đối không để lợi ích nhóm trong thiết kế văn bản quy phạm pháp luật.” [2]

‘Tinh gọn bộ máy’ - thông điệp mới của Trung ương Đảng

‘Tinh gọn bộ máy’ - thông điệp mới từ cuộc họp bất thường của Trung ương Đảng
Khi mới nhậm chức, Tổng Bí thư Tô Lâm truyền tải thông điệp đưa đất nước “bước vào kỷ nguyên mới”. Đến nay, cụm từ “tinh gọn bộ máy” - cũng là di sản của vị đại tướng thời còn làm bộ trưởng Bộ Công an - tiếp tục được nêu ra như một công tác trọng tâm của nhà nước sắp tới.

Sáng 25/11, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII đã họp bất thường, với nhiều nội dung quan trọng liên quan tới công tác nhân sự, tinh gọn bộ máy và chương trình điện hạt nhân.

Cuộc họp diễn ra chỉ nửa ngày. Đến buổi chiều, báo chí trong nước đồng loạt đưa tin.

Vấn đề tinh gọn bộ máy

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ban hành ngày 25/10/2017 do cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký, về "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả". 

Việt Nam chuẩn bị “địa bàn” tránh để Trump trừng phạt...

Việt Nam chuẩn bị “địa bàn” tránh để Trump lại coi là “kẻ lạm dụng thương mại tồi tệ nhất”
25/11/2024 - Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong nhiều năm qua. “Trong 10 tháng năm 2024, thương mại Việt-Mỹ đạt gần 111 tỷ đô la, trong đó tăng mạnh mẽ hơn ở chiều xuất khẩu với kim ngạch gần 98,5 tỷ đô la, tăng 24,2% so với cùng kỳ”, theo báo Đầu Tư ngày 06/11. Thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ sẽ sớm vượt ngưỡng 100 tỷ đô la, sau khi cũng ở mức khoảng 100 tỷ năm 2023. Mỹ chiếm hơn 1/4 tổng khối lượng xuất khẩu của Việt Nam.

Ảnh tư liệu: Tổng thống Mỹ Donald Trump trong buổi họp báo tại Phủ Chủ tịch, Hà Nội, Việt Nam, ngày 12/11/2017. REUTERS/Kham

Những con số này sẽ không làm tân tổng thống Donald Trump hài lòng. Ông vẫn tuyên bố sẽ “mang việc làm về Mỹ”, tăng thuế hải quan 20% đối với mọi mặt hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ, riêng với hàng Trung Quốc ít nhất là 60%. Việt Nam có thể sẽ là một trong những nước ở châu Á bị tác động nặng nề nhất, theo nhận định của nhiều chuyên gia, được Japan Times trích dẫn ngày 12/11, do thặng dư thương mại với Mỹ quá lớn, gấp đôi so với nhiệm kỳ đầu của ông Trump. Ngoài ra, Việt Nam chưa hẳn đã được hưởng lợi lớn trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, được cho là sẽ trầm trọng hơn dưới thời ông Trump.

Muốn thoát án tử, Trương Mỹ Lan phải nộp gần 11 tỉ USD

Viện kiểm sát: muốn thoát án tử, Trương Mỹ Lan phải nộp gần 11 tỉ USD
26/11/2024 VOA Tiếng Việt - Bà Trương Mỹ Lan đã xin Tòa giảm án tử hình trong lời nói cuối cùng tại phiên phúc thẩm vụ rút ruột ngân hàng SCB trong khi phía Viện kiểm sát đã dẫn luật để cho rằng bà Lan phải nộp lại 280.000 tỉ đồng thì mới có cơ hội thoát án tử, theo truyền thông trong nước và quốc tế cho biết.

Nữ chủ tịch tập đoàn Vạn Thịnh Phát đang hầu tòa phúc thẩm từ ngày 4/11 với mong muốn được giảm nhẹ hình phạt mà Tòa án sơ thẩm đã tuyên hồi tháng Tư với mức án tổng hợp là tử hình trong vụ án rút ruột ngân hàng SCB.

Đáp lại lập luận của luật sư bà Lan cho rằng bà cần được giảm án vì có nhiều tình tiết giảm nhẹ, đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh hôm 25/11 nói rằng bà Lan phải nộp 280.000 tỉ đồng, tức gần 11 tỉ USD, thì mới có cơ sở xem xét giảm án tử, theo tường thuật của tờ Thanh niên.

Theo lời của phía công tố được tờ báo này dẫn lại, trong quá trình xử lý tài sản của bà Lan để thi hành án, nếu bà Lan tích cực bồi thường thì có thể nộp đơn lên Chủ tịch nước xin xem xét giảm nhẹ hình phạt.

Mong việc ‘tinh gọn bộ máy’ thời TBT Tô Lâm sẽ thực chất, hiệu quả

Tôi đồng ý với ý kiến sau của Nhà báo đã nghỉ hưu Chu Vĩnh Hải: “Việc cải cách bộ máy có nhiều vấn đề nhạy cảm cho nên họ còn đang ném đá dò đường, vì TBT Tô Lâm mới lên, thời gian còn ngắn. Nhưng rõ ràng là dư luận rất ủng hộ việc TBT Tô Lâm tinh giản bộ máy”. Tôi hoàn toàn ủng hộ mục tiêu ‘tinh gọn bộ máy’ của TBT Tô Lâm; tuy nhiên, tôi không dám tin tưởng ông Tô Lâm sẽ thành công, việc ‘tinh gọn bộ máy’ thời TBT Tô Lâm sẽ thực chất, hiệu quả... Cứ phải nhìn ông làm xem thế nào đã. Thực tế bộ máy của Bộ Công an dưới thời ông Tô Lâm giảm được một số đơn vị cấp trung ương, nhưng ở dưới thì phình to; một số đơn vị mới hình thành không rõ tác dụng thế nào, như kỵ binh của công an, sân bay của công an... Nhân sự Bộ Công an tăng lên mạnh, trong khi số tướng công an cũng không giảm. Thêm nữa, TBT Tô Lâm có tư tưởng tốt, nhưng đội ngũ tổ chức thực hiện tư tưởng của ông, đưa tư tưởng của ông vào cuộc sống... gồm những ai, thì tôi chưa thấy, mà họ là những công cụ chắc chắn rất quan trọng và rất cần thiết, không có họ, ông Lâm không thể thành công được.
Nhiều người mong việc ‘tinh gọn bộ máy’ thời TBT Tô Lâm sẽ thực chất, hiệu quả
27/11/2024 VOA Tiếng Việt - Những tuần gần đây, sau khi Tổng Bí thư (TBT) Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm công bố chủ trương xây dựng hệ thống chính trị “tinh, gọn, mạnh, hiệu quả…”, nhiều người dân trong nước bày tỏ trên mạng xã hội họ ủng hộ và hy vọng chương trình của ông sẽ thực chất và thành công, khác với những nỗ lực tương tự của các nhà lãnh đạo khác trong quá khứ.

Từ cuối tháng 10 đến nay, ông Lâm, nhà lãnh đạo có thực quyền lớn nhất của Việt Nam, có nhiều phát biểu hay đăng xã luận đưa ra thông điệp phải gỡ “điểm nghẽn thế chế” và “tinh gọn hệ thống chính trị”, mà ông xem là “đột phá chiến lược” để tăng tốc độ phát triển của đất nước.

Mới đây nhất, hôm 25/11, Ban chấp hành Trung ương Đảng họp bất thường trong đó xác định rằng thực hiện “cuộc cách mạng” về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị được xem là một “nhiệm vụ đặc biệt quan trọng”.

Thái Lan: đầu tư, thâu tóm và thu lợi tại Việt Nam

Các tập đoàn Thái Lan: đầu tư, thâu tóm và thu lợi tại Việt Nam
27 tháng 11 2024, Trong khi các tỷ phú Thái Lan thu hàng tỷ đô la từ các dự án ở Việt Nam, giới quan sát cho rằng việc họ thâu tóm hàng loạt doanh nghiệp trong các lĩnh vực mũi nhọn là một vấn đề đáng lo ngại cho Hà Nội.

Hồi tháng 9/2024, chính phủ hai nước Việt Nam và Thái Lan đã tuyên bố triển khai các kế hoạch hành động như một phần của quan hệ đối tác chiến lược tăng cường, với mục tiêu thúc đẩy kim ngạch thương mại song phương lên 25 tỷ USD.

Australia đề xuất cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội:

Mình ủng hộ chính sách này của chính phủ Australia. VN cũng nên làm như vậy.
Australia đề xuất cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội:
November 26, 2024 - Việc chính phủ Australia đề xuất dự luật cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội đã gây ra cuộc tranh luận gay gắt trong dư luận. Dự luật này được coi là bước đi mạnh mẽ nhằm bảo vệ trẻ em trước những nguy cơ ngày càng lớn từ không gian mạng, nhưng cũng đối mặt với nhiều ý kiến trái chiều về tính khả thi và hiệu quả.

Kirra Pendergast, chuyên gia về an toàn mạng, chia sẻ rằng trẻ em tại Australia đang phải đối mặt với nhiều hình thức bạo lực và ảnh hưởng tiêu cực từ mạng xã hội. Tại một buổi thảo luận với học sinh trung học, Pendergast đã bị sốc bởi cách học sinh sử dụng ngôn từ xúc phạm và tục tĩu, điều mà bà cho rằng xuất phát từ các nội dung độc hại mà chúng tiếp xúc trên mạng.

Dân mệt lắm rồi!

Dân mệt lắm rồi!
Tạ Duy Anh 26-11-2024 Bài này tôi đăng lần đầu trên báo ‘Công lý Xã hội’ năm 2013 và in lại trong cuốn sách “Làng quê đang biến mất”, Nhà xuất bản Hội nhà văn 2014. Ngay cả tác giả mà khi đọc lại, nếu không để ý đến các số liệu và sự kiện đã rất cũ, thì cứ nghĩ như mình vừa viết về những gì đang diễn ra. Nhưng điều đáng buồn và đau đớn lại ở chính cái cảm giác ấy.
Những ngày này (của 12 năm trước, sic!) trên nghị trường Quốc hội đang nóng bỏng bàn luận vấn đề lãng phí, thất thu ngân sách và tệ nạn tham nhũng. Phải ghi nhận rằng, chưa bao giờ xã hội chúng ta chấp nhận sự nói thẳng như hiện nay. Đây là một dấu hiệu tốt.

“Tinh gọn” bằng cách nào?

“Tinh gọn” bằng cách nào?
Dương Quốc Chính 26-11-2024 - Tin đồn về tinh gọn bộ máy đang rất dồn dập, đủ các tin. Tin nhập tách mấy bộ nghe còn có lý. Nhưng tin nhập quá nhiều tỉnh thì thấy ngáo. Rất duy ý chí, quay lại máng lợn cũ kiểu Hà Sơn Bình, Bình Trị Thiên…

Cần hiểu rằng nhập cơ quan chính phủ hay Ban đảng nó rất khác với nhập địa giới hành chính. Vì địa giới hành chính ngoài quy mô, dân số nó còn là văn hóa, lịch sử. Như trường hợp nhập Hà Nội với Sơn Tây đã là ngáo rồi, vì văn hóa xứ Đoài nó rất khác với Hà Nội. Hà Nội nhập với Hà Đông thì còn có lý. Như cái tin đồn vừa rồi thì nhập rất khiên cưỡng luôn.

Việt Nam, Trung Quốc và việc chuyển hướng hàng hóa

Việt Nam, Trung Quốc và việc chuyển hướng hàng hóa: Khi nhận thức quan trọng như thực tế
Fulcrum - Tác giả: Nguyễn Khắc Giang,
Cù Tuấn, chuyển ngữ, 26-11-2024
Tóm tắt: Thặng dư thương mại ngày càng tăng của Việt Nam với Mỹ cho thấy rõ ràng rằng Trung Quốc sử dụng Việt Nam như một cửa sau để né thuế quan của Mỹ. Việc chuyển hướng hàng hóa như vậy thực sự thấp hơn so với tưởng tượng. Với nhận thức chi phối chính trị, Việt Nam có khả năng vẫn nằm trong tầm ngắm của chính quyền Trump.
Trước việc thuế quan của Mỹ tăng vọt đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc, Trung Quốc đã tìm cách chuyển hướng xuất khẩu sang Mỹ thông qua Việt Nam. Việc Việt Nam có thặng dư thương mại lớn với Mỹ dường như nhấn mạnh sự đồng lõa của Việt Nam trong việc chuyển hướng hàng hóa giúp Trung Quốc. Mặc dù thực tế phức tạp hơn những gì người ta tưởng tượng, Hà Nội vẫn phải nỗ lực hết sức để thuyết phục chính quyền mới của Trump rằng, họ không hoàn toàn đồng lõa với Trung Quốc.