Nội các Trump 2 sẽ đối xử với Việt Nam ra sao?
Trương Nhân Tuấn - 29-11-2024 Điều ghi nhận là trong suốt cuộc tranh cử của mình, hầu như chưa bao giờ Việt Nam được ông Trump nhắc tới như là tâm điểm của cuộc mít tinh tranh cử, hay trong những buổi họp báo, trả lời phỏng vấn báo chí. Cái tên Trung Quốc thì ngược lại. Trung Quốc luôn được ông Trump đề cập trong hầu hết các buổi nói chuyện trên TV, hay trước cử tri ở các tiểu bang. Đối với ông Trump (và đối với đại đa số cử tri Mỹ), Trung Quốc là yếu tố trọng tâm, là một mối đe dọa hàng đầu cho nền an ninh và sự thịnh vượng của nước Mỹ.
Nhưng yếu tố “không nhắc tên Việt nam” – ngay cả khi giá trị địa chiến lược của Việt Nam luôn quan trọng (cho Mỹ) trong tầm nhìn Ấn Độ – Thái Bình dương của TT Trump thời nhiệm kỳ trước – không có nghĩa là TT Trump “không có vấn đề” với Việt Nam. Nhiệm kỳ đầu TT Trump đã từng cho rằng “Việt Nam là nước lợi dụng nước Mỹ tệ hại nhứt”…
Để tìm hiểu thêm TT Trump sẽ đặt Việt Nam ở nơi nào trong chính sách An ninh Quốc gia trong thời kỳ Trump nhiệm kỳ 2, thiển nghĩ ta nên quan sát rộng qua nhiều lãnh vực khác.
Việt Nam sẽ gặp phải những rủi ro nào? Và Việt Nam sẽ phải thích ứng ra sao?
Chiến lược An ninh Quốc gia của Hoa Kỳ chưa (được nội các mới) công bố nhưng có lẽ sẽ có nhiều thay đổi so với chính sách của TT Biden.
Các hồ sơ lớn liên quan đến địa cầu như khủng hoảng khí hậu có thể sẽ không còn là trọng tâm, nếu không nói sẽ bị gạt bỏ. Điều này chắc chắn sẽ tác động đến chính sách về “an ninh năng lượng” của Việt Nam trong lâu dài.
Vấn đề khủng hoảng nhân đạo, TT Biden đã hứa hẹn xoa dịu trong nhiệm kỳ của ông, có lẽ cũng sẽ không được chú ý đến. Tức là các nguồn viện trợ nhân đạo từ Hoa kỳ có thể sẽ giảm đi.
Theo tôi, nước Mỹ thời ông Trump sẽ không còn đóng vai trò “ngọn hải đăng dân chủ” làm gương cho thế giới. Khuynh hướng đề cao “lãnh tụ mạnh mẽ” kiểu Putin, Tập Cận Bình, Kim Jong-un… của TT Trump có thể khiến thế giới dân chủ tự do chao đảo trong một thời gian. Giá trị các định chế quốc tế như Liên Hiệp quốc có thể bị hạ thấp, hiến chương Liên Hiệp quốc bị chà đạp, luật lệ quốc tế bị xâm phạm. Chủ nghĩa bạo lực, “cá lớn nuốt cá bé” có thể sẽ trỗi dậy.
Dĩ nhiên, một Việt Nam yếu và đơn độc nếu chỉ dựa vào “luật quốc tế” để tự vệ. Bên cạnh một đại cường bành trướng và dân tộc chủ nghĩa, nguy cơ của Việt Nam phải nói là rất lớn.
Đối với Trung Quốc, điểm qua danh sách nhân sự nội các mà TT Trump đề nghị cho Thượng viện. Một bên, ngoại giao và quốc phòng, nhân sự bổ nhiệm biểu hiện ý chí xem Trung Quốc là đối thủ chiến lược. Nhưng bên khác, đông đảo tên tuổi những tài phiệt được đề nghị vào nội các lại có quan hệ “làm ăn” sâu rộng với Trung Quốc.
Theo tôi, Việt Nam có lợi nhiều khi cạnh tranh Mỹ-Trung gay gắt, trên vấn đề kinh tế. Việt Nam hưởng lợi hai mặt: Friendshoring và nearshoring.
Về yếu tố “bạn bè”: Vừa qua, tập đoàn Trump đã đầu tư vào Hưng Yên, quê hương của Tô Lâm, ngay sau khi ông này lên làm Tổng Bí thư. Yếu tố “bạn” như vậy đã đạt. Nên biết là sau khi ông Trump đắc cử, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã đi học đánh golf để chuẩn bị giao tiếp với ông Trump. (Lãnh đạo Việt Nam, như ông Tô Lâm, cũng nên theo ông Yoon học đánh golf để thắt chặt thêm tình bạn với ông Trump!) Đây là kinh nghiệm để lại từ Thủ tướng Nhật Shinzo Abe. Nhờ vào các buổi chơi golf với Trump mà cố Thủ tướng Shinzo Abe đã giải tỏa bớt những yêu sách của ông Trump buộc Nhật phải đóng thêm tiền nuôi quân Mỹ đóng tại Nhật.
Yếu tố “gần”: Việt Nam sẽ là nơi đến lý tưởng cho những thành viên tài phiệt trong nội các của Mỹ (có làm ăn sâu rộng với Trung Quốc) muốn dời cơ sở sản xuất từ Trung Quốc sang nơi khác.
Ta đã nghe TT Trump đe dọa sẽ áp thuế 60% lên hàng hóa Trung Quốc, từ 10 đến 20% hàng hóa nhập từ các quốc gia EU, trong các cuộc nói chuyện lúc tranh cử trước cử tri Mỹ. Sau khi đắc cử, cách đây vài hôm TT Trump đe dọa áp thuế 25% lên hàng nhập khẩu từ Canada và Mexico, nếu hai quốc gia này không ngăn chặn làn sóng di dân, cũng như dược liệu Fentanyl nhập lậu vào Mỹ.
Điều này cho thấy, nếu cạnh tranh hai bên Mỹ-Trung quyết liệt, TT Trump có thể sử dụng thuế quan để ép Việt Nam theo Mỹ, chống lại Trung Quốc. Lúc đó bắt buộc Việt Nam phải “chọn bên”.
Điều quan trọng là Việt Nam phải chọn đúng “bên thắng cuộc” để theo. Chọn sai Việt Nam có thể bị tàn phá mà không được đền bồi.
Nhưng yếu tố “không nhắc tên Việt nam” – ngay cả khi giá trị địa chiến lược của Việt Nam luôn quan trọng (cho Mỹ) trong tầm nhìn Ấn Độ – Thái Bình dương của TT Trump thời nhiệm kỳ trước – không có nghĩa là TT Trump “không có vấn đề” với Việt Nam. Nhiệm kỳ đầu TT Trump đã từng cho rằng “Việt Nam là nước lợi dụng nước Mỹ tệ hại nhứt”…
Để tìm hiểu thêm TT Trump sẽ đặt Việt Nam ở nơi nào trong chính sách An ninh Quốc gia trong thời kỳ Trump nhiệm kỳ 2, thiển nghĩ ta nên quan sát rộng qua nhiều lãnh vực khác.
Việt Nam sẽ gặp phải những rủi ro nào? Và Việt Nam sẽ phải thích ứng ra sao?
Chiến lược An ninh Quốc gia của Hoa Kỳ chưa (được nội các mới) công bố nhưng có lẽ sẽ có nhiều thay đổi so với chính sách của TT Biden.
Các hồ sơ lớn liên quan đến địa cầu như khủng hoảng khí hậu có thể sẽ không còn là trọng tâm, nếu không nói sẽ bị gạt bỏ. Điều này chắc chắn sẽ tác động đến chính sách về “an ninh năng lượng” của Việt Nam trong lâu dài.
Vấn đề khủng hoảng nhân đạo, TT Biden đã hứa hẹn xoa dịu trong nhiệm kỳ của ông, có lẽ cũng sẽ không được chú ý đến. Tức là các nguồn viện trợ nhân đạo từ Hoa kỳ có thể sẽ giảm đi.
Theo tôi, nước Mỹ thời ông Trump sẽ không còn đóng vai trò “ngọn hải đăng dân chủ” làm gương cho thế giới. Khuynh hướng đề cao “lãnh tụ mạnh mẽ” kiểu Putin, Tập Cận Bình, Kim Jong-un… của TT Trump có thể khiến thế giới dân chủ tự do chao đảo trong một thời gian. Giá trị các định chế quốc tế như Liên Hiệp quốc có thể bị hạ thấp, hiến chương Liên Hiệp quốc bị chà đạp, luật lệ quốc tế bị xâm phạm. Chủ nghĩa bạo lực, “cá lớn nuốt cá bé” có thể sẽ trỗi dậy.
Dĩ nhiên, một Việt Nam yếu và đơn độc nếu chỉ dựa vào “luật quốc tế” để tự vệ. Bên cạnh một đại cường bành trướng và dân tộc chủ nghĩa, nguy cơ của Việt Nam phải nói là rất lớn.
Đối với Trung Quốc, điểm qua danh sách nhân sự nội các mà TT Trump đề nghị cho Thượng viện. Một bên, ngoại giao và quốc phòng, nhân sự bổ nhiệm biểu hiện ý chí xem Trung Quốc là đối thủ chiến lược. Nhưng bên khác, đông đảo tên tuổi những tài phiệt được đề nghị vào nội các lại có quan hệ “làm ăn” sâu rộng với Trung Quốc.
Theo tôi, Việt Nam có lợi nhiều khi cạnh tranh Mỹ-Trung gay gắt, trên vấn đề kinh tế. Việt Nam hưởng lợi hai mặt: Friendshoring và nearshoring.
Về yếu tố “bạn bè”: Vừa qua, tập đoàn Trump đã đầu tư vào Hưng Yên, quê hương của Tô Lâm, ngay sau khi ông này lên làm Tổng Bí thư. Yếu tố “bạn” như vậy đã đạt. Nên biết là sau khi ông Trump đắc cử, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã đi học đánh golf để chuẩn bị giao tiếp với ông Trump. (Lãnh đạo Việt Nam, như ông Tô Lâm, cũng nên theo ông Yoon học đánh golf để thắt chặt thêm tình bạn với ông Trump!) Đây là kinh nghiệm để lại từ Thủ tướng Nhật Shinzo Abe. Nhờ vào các buổi chơi golf với Trump mà cố Thủ tướng Shinzo Abe đã giải tỏa bớt những yêu sách của ông Trump buộc Nhật phải đóng thêm tiền nuôi quân Mỹ đóng tại Nhật.
Yếu tố “gần”: Việt Nam sẽ là nơi đến lý tưởng cho những thành viên tài phiệt trong nội các của Mỹ (có làm ăn sâu rộng với Trung Quốc) muốn dời cơ sở sản xuất từ Trung Quốc sang nơi khác.
Ta đã nghe TT Trump đe dọa sẽ áp thuế 60% lên hàng hóa Trung Quốc, từ 10 đến 20% hàng hóa nhập từ các quốc gia EU, trong các cuộc nói chuyện lúc tranh cử trước cử tri Mỹ. Sau khi đắc cử, cách đây vài hôm TT Trump đe dọa áp thuế 25% lên hàng nhập khẩu từ Canada và Mexico, nếu hai quốc gia này không ngăn chặn làn sóng di dân, cũng như dược liệu Fentanyl nhập lậu vào Mỹ.
Điều này cho thấy, nếu cạnh tranh hai bên Mỹ-Trung quyết liệt, TT Trump có thể sử dụng thuế quan để ép Việt Nam theo Mỹ, chống lại Trung Quốc. Lúc đó bắt buộc Việt Nam phải “chọn bên”.
Điều quan trọng là Việt Nam phải chọn đúng “bên thắng cuộc” để theo. Chọn sai Việt Nam có thể bị tàn phá mà không được đền bồi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét