Thứ Ba, 30 tháng 6, 2015

Xấu hổ: Tăng trưởng nhờ đẩy mạnh khai thác dầu khí

Tăng trưởng khá nhờ đẩy mạnh khai thác dầu khí
Nghĩa Nhân - (PLO)- Kinh tế 6 tháng đầu năm tăng trưởng mức khá, đạt mức 6,28% có phần do tăng sản lượng khai thác để bù cho giá dầu sụt giảm. Đánh giá này do Bộ trưởng Kế hoạch & đầu tư Bùi Quang Vinh đưa ra trong phiên họp trực tuyến của Chính phủ (CP) với các tỉnh, thành vào sáng nay 29-6.
Vấn đề đặt ra là liệu từ nay đến cuối năm, có tiếp tục hút dầu nhiều hơn để đạt con số tăng trưởng cao? Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng cần cố gắng để tăng trưởng cả năm ở mức 6,28% hoặc cao hơn, nhưng khai thác dầu thế nào cần thảo luận thêm.

Biết “cúi xuống”, biết “hạ mình” mới là cao thủ

Biết “cúi xuống” mới là trưởng thành, biết “hạ mình” mới là cao thủ
Cách đây rất lâu, có một chàng thanh niên người Nauy đã vượt biển đến nước Pháp để ghi danh thi vào học viện âm nhạc Pari nổi tiếng. Trong giờ thi, mặc dù anh ta đã cố gắng hết sức để thể hiện khả năng của mình với một trạng thái tốt nhất nhưng vẫn không được ban giám khảo tuyển chọn.
Chàng thanh niên không một đồng xu trong người, đi đến con phố phồn hoa cách học viện đó không xa, đứng dưới một thân cây, và tiếng vĩ cầm vang lên theo nhịp kéo của anh. Anh ta chơi hết bản nhạc này đến bản nhạc khác, thu hút rất đông người dừng chân lắng nghe.

Trung Quốc kiểm soát các nút thắt thương mại toàn cầu

Trung Quốc tìm cách kiểm soát các nút thắt thương mại toàn cầu để giành quyền lực
Chính quyền Trung Quốc thu hút sự chú ý của thế giới khi xây dựng nhanh chóng các hòn đảo nhân tạo ở biển Đông nhằm kiểm soát việc tiếp cận vùng lãnh hải khổng lồ này. Tuy nhiên, có những nỗ lực tương tự đang được Trung Quốc tiến hành một cách âm thầm hơn: giành kiểm soát các nút thắt thương mại then chốt trên thế giới.
Ảnh chụp của máy bay do thám Mỹ trên đảo nhân tạo 
Trung Quốc tại biển Tây Philippine ngày 21/5/2015. (Ảnh: Youtube)
Bất kỳ ai kiểm soát những nút thắt vận chuyển đường biển của thế giới sẽ kiểm soát được dòng chảy của dầu mỏ và gần như 90% hoạt động thương mại thế giới. Trong nỗ lực để trở thành một cường quốc hải quân thế giới, chính quyền Trung Quốc đã tìm kiếm quyền lực ở hầu như mọi nút thắt kể trên thông qua một chuỗi các căn cứ hải quân và một loạt các thỏa thuận kinh tế.

Hiểm Họa Từ Một Trung Quốc Suy Thoái

Hiểm Họa Từ Một Trung Quốc Suy Thoái
Nhiều người Mỹ nhìn thấy sự nổi lên của Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, với sự bối rối. Nước Mỹ dường như đang suy thoái. Trung Quốc là một “thế lực đang lên” định trước cho việc thay thế Mỹ làm bá chủ toàn cầu trong một tương lai không xa. Tuy nhiên gần đây triển vọng của Trung Quốc trông không được sáng sủa. GDP trong quý đầu tiên chỉ tăng 7.7 phần trăm, thấp hơn con số 7.9 phần trăm của quý 4 năm 2012. 
Đám đông người Hoa phản đối Nhật Bản, đòi giành lại đảo Điều Ngư mà Nhật gọi là Senkaku. Chủ nghĩa dân tộc đang là một quân bài để Đảng cộng sản Trung Quốc vận dụng nhằm duy trì quyền lực

Tham vọng Nga-Trung gặp nhau, G2 hình thành ?

Tham vọng của hai cựu cường quốc Cộng sản Nga-Trung gặp nhau?
Một cách tổng quát, Nga và Trung Quốc có chung ý đồ liên kết tạo thế lực mới (G2 chẳng hạn) nhằm đối trọng và cạnh tranh với thế lực cũ (G7) nhằm thực hiện tham vọng tạo lập uy thế trong nền trật tự quốc tế mới, tức Chiến lược Toàn cầu mới của các cường quốc hiện nay.
Trong bài phát biểu tại Diễn đàn kinh tế quốc tế St. Petersburg vào trung tuần tháng 6-2015 vừa qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có những tuyên bố bên lề lĩnh vực kinh tế và thể hiện nhiều hơn lập trường ngoại giao của Nga. Ông khẳng định Nga "không liên minh với Trung Quốc", "Nga không theo đuổi địa vị bá chủ hay siêu cường thế giới, mà chỉ mong xây dựng quan hệ bình đẳng với Mỹ cùng các quốc gia Âu-Á...".

Lòng tin ở Việt Nam

Lòng tin ở Việt Nam
Nguyễn Vũ Bình, viết từ Hà Nội
Lòng tin (trong một số bối cảnh và ngữ cảnh gọi là niềm tin) là sự cảm nhận chắc chắn về một vấn đề gì đó. Vấn đề có thể là một sự việc, về một con người hay về tương lai, vv…Cơ sở của lòng tin là sự thật, là thông tin trung thực. Ở Việt Nam hiện nay, ai cũng biết, nói tới lòng tin là nói tới sự xa xỉ. Sự trung thực xã hội, điều đã bị hủy hoại có chủ ý và hệ thống trong 70 năm qua đã đẩy Việt Nam trở thành nghĩa trang cho lòng tin của con người. 

Công nhân đường sắt bảo trì tuyến đường 
sắt Bắc-Nam. Ảnh minh họa. AFP photo
Người ta không còn biết tin ai, tin vào cái gì khi mà hàng ngày, hàng giờ những điều được nghe, được tuyên truyền nó ngược hẳn với thực tế cuộc sống mà hàng ngày người dân phải va chạm. Sự thiếu trung thực bắt nguồn từ hệ thống chính trị, thẩm thấu vào hệ thống quản lý và lan tỏa ra toàn xã hội.

TQ giận dữ vì phim tài liệu của Philippines về Biển Đông

TQ giận dữ vì phim tài liệu của Philippines về Biển Đông
Trung Quốc cáo buộc Philippines là phát tán thông tin không trung thực và “tạo ra ảo tưởng mình là nạn nhân” trong cuộc tranh chấp chủ quyền Biển Đông, sau khi Manila trình chiếu một bộ phim tài liệu 3 tập để bảo vệ lập trường của mình về cuộc tranh chấp này. Bản tin hôm nay của Reuters cho biết tập đầu tiên của bộ phim tài liệu của Philippines có tựa đề là “Quyền Hàng Hải”, ra mắt vào ngày Lễ Độc Lập của Philippines hôm 12 tháng 6.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh.
Lên tiếng trên trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay, người phát ngôn Hoa Xuân Oánh tố cáo Philippines tìm cách khích động nhân dân của cả hai nước. Bà nói: “Philippines âm mưu đánh lạc hướng và lừa gạt nhằm chiếm cảm tình của người khác, bằng cách tạo ra cái cảm tưởng rằng họ là một nạn nhân”.

Nỗi lo Long Thành

Nỗi lo Long Thành
Dự án đang ở giai đoạn trình làng nhưng người ta đã chuẩn bị đường sá, có các phương án làm đường sắt Sài Gòn - sân bay Long Thành, mở rộng cao tốc Sài gòn - Long Thành - Dầu Giây lên 8 làn xe và các công trình giao thông kết nối với sân bay Long Thành. Nhiều dự án bán đất nền xung quanh sân bay quốc tế Long Thành được quảng bá rầm rộ khiến giá nhà đất ở đây đang biến động mạnh... Vì thế, dễ hiểu vì sao Phó Thủ Tướng Hoàng Trung Hải nói, “Không thể dừng xây dựng sân bay quốc tế Long Thành.”
Thế là dự án xây dựng sân bay quốc tế Long Thành được Quốc Hội Việt Nam thông qua ngày 25 tháng 6, 2015 với 86% số phiếu tán thành. Tổng mức đầu tư khái toán cho toàn bộ dự án là 336.630 tỷ đồng (tương đương 16.03 tỷ USD, áp dụng đơn giá của năm 2014), trong đó giai đoạn 1 là 114.450 tỷ đồng (tương đương 5,45 tỷ USD).

Google: Wi-Fi miễn phí tốc độ cao trên toàn thế giới

Chủ nghĩa tư bản khi người giàu làm giàu cho bản thân mình thì cũng mang lại phúc lợi cho toàn xã hội. Còn chủ nghĩa xã hội ? chủ nghĩa độc tài quân phiệt ? Người giầu không thể sinh ra trong những thể chế này, chỉ có những người chiếm được quyền lực, nhờ đó họ không cần làm mà tìm cách cưỡng bức người khác làm để cướp; thế nên mới có câu "không cần biết bánh to hay nhỏ, chỉ sợ chia không công bằng", công bằng tức là họ muốn lấy bao nhiêu tùy ý thích, muốn để cho người lao động bao nhiêu cũng tùy ý thích của họ. 
Google muốn phủ sóng Wi-Fi miễn phí tốc độ cao trên toàn thế giới
Google đang có tham vọng muốn phủ sóng Wi-Fi miễn phí và tốc độ cao trên toàn thế giới, địa điểm đầu tiên được thử nghiệm đó là tại New York, Mỹ. 
Bằng cách thay thế các buồng điện thoại truyền thống thành các cột Wi-Fi, Google có thể đem Wi-Fi đến mọi nơi trong thành phố và kèm theo đó là những tiện ích đáng giá như trạm sạc điện thoại, gọi điện thoại trong nước miễn phí, màn hình chỉ đường và tất nhiên là các tấm hiệu quảng cáo để đem về doanh thu cho họ.

Nước ngập và lòng người cũng ngập

Nước ngập và lòng người cũng ngập
Cao Huy Huân - Mấy hôm nay, chỉ sau vài cơn mưa không quá hãi hùng nhưng lòng người đã trở nên hoang mang thấy rõ vì những dòng nước xoáy cứ xuất hiện như thể chuyện thường tình. Nhiều tuyến đường trọng điểm và khu dân cư thường xuyên ở TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương đối mặt với nguy cơ ngập lụt do quá trình phát triển công nghiệp và đô thị hóa đã làm thu hẹp, ảnh hưởng nhiều dòng chảy thoát nước tự nhiên.
Nhấn chìm miền Trung, ngập tràn miền Nam
Chuyện mưa ngập đường, ngập sá vốn chẳng còn là câu chuyện nóng hổi được đưa lên trang bìa chính của những tờ nhật báo. Tuy nhiên, cảnh người dân rơi nước mắt, đổ mồ hôi, và sôi cái đầu vì những dòng nước đục ngầu không khỏi khiến mọi người cũng nao lòng.

Tự Hào Vì Lý Do Gì?Tự Hào Vì Lý Do Gì?


Tự Hào Vì Lý Do Gì?
Alan Phan - Câu nói của Edith Sitwell tôi đã dùng để minh họa cho một bài viết cách đây vài tháng được nhiều đọc giả ưa thích và đồng cảm,” Tôi kiên nhẫn với sụ ngu dốt, nhưng không thể chịu được những kẻ tự hào vì nó – I am patient with stupidity but not those who are proud of it”. “Tôi là người Việt Nam” nhưng tôi chỉ có thể tự hào vì những thành tựu xã hội này tạo dựng. Một quốc gia muốn được thế giới kính nể không thể chỉ cóp nhặt văn hóa, lối sống, ngay cà quá khứ của một quốc gia khác. Chắc chắn là không thể đi xin đi vay đi làm đầy tớ…như từ cả thế kỷ qua.

Tuần qua, một thân hữu gởi link về một bài hát trong băng nhạc gần đây của Trung Tâm Thúy Nga. Tôi nghe lần đầu, kể cả tiếng hát của người ca sĩ trẻ hải ngoại, ấn tượng với clip video, nhất là những hình ảnh thiên nhiên tuyệt vời của quê hương. Xin mời các bạn nghe xong để hiểu thêm những gì tôi sắp nói.

Vì sao Quốc hội chưa ra Nghị quyết về biển Đông?

Đọc bài này thấy thất vọng về ông Sơn quá. Lập luận của ông cũng luẩn quẩn, ngụy biện, đánh hỏa mù làm dân chúng điên cái đầu, thế là xong, giống như bác Trọng: “Nói biển Đông không phải chỉ là biển Đông. Nói biển Đông không phải chỉ quan hệ ta với Trung Quốc. Nói biển Đông không phải toàn bộ vấn đề biển Đông, nó chỉ có một cái chỗ quần đảo Hoàng Sa với lại quần đảo Trường Sa …”. Thật không hiểu những câu như: Họp riêng không phải là họp kín; ý kiến của bà con là rất xác đáng (nhưng dường như vô giá trị với QH); ra nghị quyết lặp lại hay chỉ cần nói 1 lần rồi cứ im thin mặc kệ TQ tung hoành ở biển Đông; trước mắt thì để ổn định tình hình đã; để đời con đời cháu chúng ta lấy lại, Trung Quốc bây giờ họ củng cố gần như là bất khả xâm phạm rồi”. “Không lẽ bây giờ bà con bảo là đánh nhau"... Ai bảo ông Sơn là bà con bảo đánh nhau ? Bà con chỉ yêu cầu mỗi khi TQ có những hành động vi phạm chủ quyền như xây đảo nhân tạo, kéo dàn khoan... thì Quốc hội đại diện cho người dân phải kêu toáng lên cho cả thế giới thấy, phải tiếp xúc với các nước có quyền lợi và muốn tham gia chuyện biển Đông để họ hiểu và ủng hộ ta, phải kiện Trung Quốc ra tòa..., chứ không nên im thin thít, hầu bất động hoàn toàn như hiện nay. Lãnh đạo cấp cao nhất phải tố cáo nhiều, lặp đi lặp lại cũng không sao. Với cách ứng xử của các ông nghị hiện nay, thế giới cho rằng Việt Nam đã không còn thực sự quan tâm tới hai quần đảo HS-TS cũng như một phần quan trọng của biển Đông, mua tầu ngầm chỉ để bảo vệ ven bờ biển. Bức xúc nữa là ông thách thức người dân: "Ai tài giỏi thì thử chỉ huy ra đó coi có thắng không? Đánh được rồi nhưng có giữ được không?". Cứ đà này, sẽ đến ngày người Việt ngồi trên bờ, nhưng thả chân xuống nước thì sẽ là vi phạm chủ quyền biển của Trung Quốc.
Vì sao Quốc hội chưa ra Nghị quyết về biển Đông?
LÊ PHI (lược ghi) - Thứ Hai, ngày 29/6/2015 - (PLO) - Sáng 29-6, các cử tri đã chất vấn nảy lửa về động thái của Quốc hội, Chính phủ về tình hình trên trong cuộc tiếp xúc với đoàn ĐBQH TP Đà Nẵng.
Phó Chủ tịch QH-Thượng tướng Huỳnh Ngọc Sơn
 mổ xẻ về vấn đề biển Đông. Ảnh: LÊ PHI

Thứ Hai, 29 tháng 6, 2015

Bộ trưởng Đinh La Thăng bất ngờ “phá” án oan

Hoan hô bác Thăng; bác cứ làm như thế này sẽ để lại tiếng thơm muôn đời và phúc đức cho con cháu mai sau. Đọc đoạn này thấy buồn quá: “Cty Việt - Séc bị phá sản, NLĐ mất việc làm chỉ vì sự vô cảm và thiếu trách nhiệm của một số cá nhân và cơ quan Nhà nước, cụ thể là Cục Đăng kiểm VN và Cơ quan CSĐT Công an TPHCM. Người sáng lập Cty là ông Vũ Văn Đảo đang bị vướng vòng lao lý trong một vụ tai nạn mà nguyên nhân không liên quan gì đến chất lượng tàu thuyền, nhưng đã bị Cơ quan CSĐT Công an TPHCM quy chụp cho tội đưa công nghệ vật liệu mới PPC vào sản xuất tàu thuyền ở VN và bán tàu thuyền cho lực lượng vũ trang”.
Bộ trưởng Đinh La Thăng bất ngờ “phá” án oan
(LĐĐS) - Số 24 ĐỖ VĂNBộ trưởng Đinh La Thăng đã bất ngờ tham gia “phá” án, làm sụp đổ kết luận điều tra của Cơ quan CSĐT CA TPHCM lẫn cáo trạng của Viện KSND TPHCM. Vụ án “Đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường thủy không bảo đảm an toàn” giờ chỉ còn 2 cách giải quyết là: Đình chỉ vụ án hoặc tuyên các bị cáo vô tội.

Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng bất ngờ 
tham gia "phá" vụ án có dấu hiệu oan sai.
Từ một diễn biến tại phiên chất vấn của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã có những quyết định kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các DN sản xuất tàu thuyền từ vật liệu mới PPC. Ít ai ngờ, với những quyết định đó, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã tham gia “phá” một vụ án có dấu hiệu oan sai.

Đường sắt mấp mô: Bất thường về thẩm mỹ và an toàn

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông uốn lượn, mấp mô: Không bình thường về cả thẩm mỹ và an toàn
Việc đường tàu uốn lượn, mấp mô là chuyện không bình thường cả về thẩm mỹ, cảnh quan và độ an toàn. Ngoài ra còn chưa tính đến việc đường sắt cứ lên xuống như vậy hành khách liệu có bị say xe, chóng mặt? Tại sao lại chỉ có một đoạn đường sắt trên cao uốn lượn, còn một số đoạn khác lại thẳng. Và với đoàn tàu chỉ có mấy toa liệu có cần thiết phải tạo gia tốc cho đoàn tàu hay chỉ là sự nguỵ biện cho đoạn đường tàu đang gây mất thẩm mỹ của cảnh quan khu vực này.
Rất dễ nhận thấy độ mấp mô của đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Ảnh: H.N
Liên quan đến giải thích tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông uốn lượn là bởi “nhằm tối ưu hoá trong vận hành và khai thác đoàn tàu về mặt công năng, tiêu hao năng lượng”, nhiều ý kiến cho rằng, việc đoàn tàu vận hành với tốc độ cao mà đường tàu lại uốn lượn, mấp mô là không đảm bảo ATGT. “Rồng” uốn lượn tại dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông / Video: Cận cảnh Rồng uốn lượn tại dự án đường sắt trên cao / Nhiều ý kiến bắt bẻ sau sự giải thích về thiết kế “uốn lượn nhấp nhô” của đường sắt trên cao

Du lịch Lào, Campuchia qua mặt Việt Nam

Họ “nghèo” hơn VN, cả kinh tế và tiềm năng du lịch nhưng lại tăng tốc qua mặt là nhờ tư duy quản lý của những con người cụ thể. Chính con người đẻ ra cơ chế, pháp luật và cả văn hóa; con người là nguyên nhân của mọi nguyên nhân.
Du lịch Lào, Campuchia qua mặt Việt Nam
Hơn chục năm trước, ít ai nghĩ tới việc du lịch Lào và Campuchia, nhưng hiện nay họ đã qua mặt VN ở một số mặt. Năm 2014, Lào (dân số 7 triệu) đón 3,5 triệu lượt khách quốc tế, Campuchia (dân số chưa đến 15 triệu) đón 4,5 triệu lượt khách. Trong khi đó, VN (dân số 91 triệu) đón 7,9 triệu lượt khách. Xét về hiệu quả thì VN thua xa. Biết phận “nhà nghèo”, họ chắt chiu tiết kiệm, bù lại bằng sự thật thà, hiếu khách và trân trọng khách hàng.

Khách du lịch đến Campuchia tham quan 
đền Angkor Wat - Ảnh: Đoàn Xuân Hải
Khác biệt về tư duy quản lý
Hầu hết cán bộ của Lào và Campuchia đều học ở VN. Sau đó, được tiếp tục đào tạo ở các nước phát triển. Bộ máy nhà nước của họ được tổ chức theo ngành dọc, không chồng chéo. Kinh tế tư nhân là chủ đạo, nhà nước chỉ quản lý, không ôm đồm kiểu “vừa đá bóng vừa thổi còi”. Cũng không hề tồn tại tư duy “quản không được thì cấm”. Không có những phát ngôn gây sốc kiểu “không sợ ai và không có ai để sợ”. Tuyệt nhiên không thấy những trụ sở hoành tráng, đang đua nhau khoe của, từ trung ương đến các tỉnh. Bộ máy gọn nhẹ nên thuế má cũng nhẹ hơn.

Lấy chồng miền Nam

Truyện này nếu đổi lại thành "Lấy chồng miền Bắc" cũng được. Đàn ông miền Bắc chăm chỉ, hiền lành, sống có trách nhiệm với vợ con và gia đình vợ.
Lấy chồng miền Nam
Bút ký của ĐẶNG THÚY NGẦN
(PL)- Miền Nam với mẹ tôi là một vùng đất xa xôi lạ lẫm lắm. Khi tôi mở miệng xin lấy chồng miền Nam, mẹ thoáng sững sờ. 
Tuy chưa nói gì nhưng cái chõng tre mẹ nằm đêm ấy nghe èo ẹo suốt. Sau bốn năm xa nhà học tập, tôi lê bước về gặp mẹ mình với tâm trạng của một tội đồ!
Vừa đặt chân vào nhà là tôi đã lao tới ôm chầm lấy mẹ mình. Không ngờ chưa đầy một năm xa cách mà mẹ lại nhanh già đến vậy. Mẹ đang ngồi trên chiếc chõng tre, trời vừa chớm thu, gió heo may chưa về mà khăn đã trùm kín đầu. Thấy tôi, mẹ cất lên mấy tiếng “Con về đấy ư…” rồi ôm ngực ho sù sụ… Hôm sau tôi ra đồng làm việc, bà con lối xóm xúm lại chia sẻ, nhắn gửi: “Mừng cho u mày quá, trồng cây đã đến ngày hái quả rồi” hoặc “Trông mẹ mày như con cá mắm, ra đồng làm việc chúng tao ái ngại quá…”.

Sự thật kinh hoàng sau chiếc túi Hermes 1 tỷ đồng

Sự thật kinh hoàng sau chiếc túi Hermes 1 tỷ đồng
Hermes Birkin là thương hiệu túi xách xa xỉ hàng đầu thế giới, với giá từ 50.000 USD trở lên, và được làm từ da những con cá sấu bị nhục hình. Đằng sau vẻ hào nhoáng của những chiếc túi xách hàng hiệu là những con cá sấu bị lột da không thương tiếc. Ai cũng biết một con cá sấu bị xẻ thịt vẫn có thể giãy chết tới 6-8 tiếng”.
Nhiều ngôi sao thế giới đã dành đam mê cho những chiếc túi xách hàng hiệu Hermes Birkin như Miranda Ker, Beyonce, Kim Kardashian và Victoria Beckham. Riêng vợ danh thủ David Beckham sở hữu hơn 100 chiếc túi Hermes Birkin với đủ chất liệu và màu sắc khác nhau.

'Việt Nam lại như thời Tự Đức'?

'Việt Nam lại như thời Tự Đức'?
Khác với quân đội của các đế quốc, quân đội Việt Nam đã luôn phải xây dựng sức mạnh trên chính lòng ái quốc của dân tộc mình. Ngay cả khi Đại Nam đạt đến sức mạnh của một đế quốc Đông Dương, quân đội Đại Nam chưa biết vận dụng sức lực của các sắc tộc Chàm, Ai Lao hay Thủy Chân Lạp.

Sức mạnh của quân đội Việt Nam là sức mạnh của sự đoàn kết, chết để giữ đất và chết để mở đất, của sắc tộc Kinh. Mạc Cửu ở Hà Tiên là một biệt lệ. Ngược hẳn, quân La Mã hay Thập Tự Chinh là một hỗn hợp các sắc dân tham chiến vì lý tưởng chinh phục hoặc chống Hồi giáo.

HÒN ĐÁ BÊN CÂY TÙNG

HÒN ĐÁ BÊN CÂY TÙNG
Sinh ra lớn lên tại khu Ghetto nghèo đầy tội phạm thường thấy tại các thành phố lớn, Jonh không có cha, mẹ nghiện ngập suốt ngày. Bao nhiêu tiền chính phủ trợ cấp hàng tháng cho gia đình nghèo, mẹ anh dùng mua rượu thuốc.

John nhiễm theo tính xấu môi trường chung quanh, tuy chưa dính vào ma túy, nhưng thỉnh thoảng trốn học, cạy cửa xe, đột nhập nhà ăn trộm để có tiền mua những món đồ mình thích. John cũng từng bị cảnh sát bắt một lần nhưng dưới tuổi trưởng thành nên chưa phải ngồi tù.

Mây tỉnh lẻ

Mây tỉnh lẻ
Nguyễn Ngọc Tư - Vẫn khệnh khạng, nhởn nhơ những đám mây mà bạn cảm giác quen thuộc như đấy vẫn mây hồi trước, như là chúng chưa từng tan chưa từng hợp lại. Nhìn thì tưởng như vô hại, nhưng đôi khi cũng làm nên giông bão, và che mất Mặt trời.

Tỉnh lẻ hôm bạn quay lại mây vẫn dềnh dạng như nhiều năm trước. Đưa thằng con cùng theo về, nó phát hiện ngay khi vừa xuống bến xe, “chỗ này mây đông hơn ở nhà mình”. Sài Gòn ấy mà, ngửa mặt trật ót mới thấy mây, một vài nhúm mây tẻ lạnh, không dày như ở cái thành phố eo óc này. Như thể trời tỉnh lẻ là một bầu trời khác.

“Địa ngục đỏ đen” ở Phnom Penh

“Địa ngục đỏ đen” ở Phnom Penh
(PetroTimes) - Nhân chuyến công tác tại Campuchia, chúng tôi đã có dịp đặt chân đến Nagaworld - “thiên đường ăn chơi” nổi tiếng không chỉ Campuchia mà còn của khu vực châu Á. Thế nhưng, đây cũng lại chính là “địa ngục” của những kẻ đam mê đỏ đen đến tán gia bại sản, vào tù ra tội…
 
Một bàn chơi bài Poker
22 giờ một ngày đầu tháng 6, từ khách sạn Sofitel Phnom Penh Phokeethra, chúng tôi chỉ mất 3 đô la để đi đến Nagaworld bằng xe tuk tuk. Nagaworld nằm ở trung tâm thủ đô Phnom Penh, có thiết kế giống như một “phiên bản”của Diamond Plaza tại Sài Gòn nhưng bề thế hơn nhiều. Đài phun nước cao ngất, lộng lẫy với những ánh đèn màu trước sảnh càng làm cho khung cảnh sòng bài thêm hoành tráng.

MẸ VÀ CON

MẸ VÀ CON
Trần Mộng Tú (Một đêm mất ngủ, chập chờn giữa tỉnh và mơ) 
Buổi chiều đang xuống từ vòm cây trứng cá, chị đứng nhìn mẹ giũ mái tóc ướt trong ánh nắng vàng nhạt, tóc mẹ dài lắm, dáng mẹ cao, mẹ mặc bộ quần áo lụa màu mỡ gà. À cái màu này lạ lắm, phải lớn lên ở quê chị thì mới hiểu được tại sao lại gọi cái màu vàng vàng, bong bóng ấy là màu mỡ của con gà.
Màu mỡ gà thường dễ lẫn vào màu da phụ nữ. Mẹ quay lại nhìn chị, tóc mẹ làm ướt cả một khoảng trên vai áo, chị nghe thấy mẹ nói, nhưng không rõ mẹ nói gì, chị nghe được cả tiếng gió lao xao rung rung những chùm lá của cây trứng cá. Mẹ đứng chải tóc, rồi bỗng dưng lại không thấy mẹ nữa, mẹ biến mất vào trong màu mỡ gà rồi. Chao ôi, chị khóc ôi là khóc!

Món quà ‘bất thường’ trong quan hệ Việt - Mỹ

Hai mươi năm bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ:
Món quà ‘bất thường’ trong quan hệ Việt - Mỹ
“Đó là những giá trị bền vững và lâu dài của Quỹ VEF, món quà đặc biệt và “bất bình thường” trong quá trình bình thường hóa giữa Hoa Kỳ và Việt Nam” – ông Phạm Đức Trung Kiên, người xây dựng Quỹ VEF từ những ngày đầu tiên.
Việt Nam, Mỹ, giáo dục, VEF, học thuật, tự do, giáo sư, John Kerry, John Mccain, thượng nghị sĩ
Ông Phạm Đức Trung Kiên (bên phải) và ông Herbert Allison, Chủ tịch Quỹ VEF. Ảnh: VietNamNet
LTS: Tiếp nối loạt bài Kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt -Mỹ, phóng viên VietNamNet có cuộc trò chuyện với ông Phạm Đức Trung Kiên – Giám đốc đầu tiên (2003 – 2006) của Quỹ Giáo dục Việt Nam (VietNam Education Foundation - VEF). Đòn bẩy tự do học thuậtNhìn lại 20 năm qua, Quỹ VEF là một trong những thành tựu đánh dấu sự trở lại trong bình thường hóa quan hệ hai nước Việt - Mỹ. Nhân dịp này, ông có thể chia sẻ lại quá trình hình thành Quỹ học bổng này?

Biển Đông: Washington sẽ trị tội Bắc Kinh?

Trung Quốc cưỡng chế Biển Đông, Washington sẽ trị tội Bắc Kinh?
"Chúng ta đang chứng kiến ​​Trung Quốc cưỡng chế thay đổi hiện trạng Biển Đông - hành vi mà Mỹ và các đồng minh đều đồng lòng chống lại", Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ nói. Reuters trích lời Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken gọi dự án của Trung Quốc cải tạo đảo với quy mô lớn ở Biển Đông, là "mối đe dọa đối với hòa bình và ổn định" trong khu vực.
Trung Quốc đã cải tạo đảo với quy mô lớn trên Biển Đông (Ảnh Reuters)
Ông nói rằng Mỹ không có vị trí tranh chấp trên Biển Đông, nhưng quan tâm mạnh mẽ tới diễn biến các hoạt động mà các bên liên quan đang theo đuổi, và quan tâm đến việc bảo đảm tự do hàng hải ở đây. 

Ảnh động về 15 vụ nổ ấn tượng hơn cả phim ảnh

Ảnh động về 15 vụ nổ ấn tượng hơn cả phim ảnh

Không phải lúc nào cũng cần đến "khói lửa" nhưng những vụ phát nổ này đều làm cho người xem cảm thấy thích thú.
1. Bản giao hưởng gia vị bùng nổ đẹp đến lạ lùng.

2. Chai nước đóng băng hoàn toàn bị vứt vào trong bể bơi và phát nổ đầy bất ngờ.

Từ 1/7: Bãi bỏ hàng loạt quy định cản trở kinh doanh

Từ 1/7: Bãi bỏ hàng loạt quy định cản trở kinh doanh
- Trong số những luật có hiệu lực thi hành từ 1/7 tới, thì các luật liên quan đến sửa đổi Luật Nhà ở, Kinh doanh bất động sản, Doanh nghiệp,... sẽ gây nhiều chuyển biến bởi đối tượng điều chỉnh rộng và có hiệu lực trên các lĩnh vực vốn được coi là “hot” hiện nay.
Luật Nhà ở quy định cụ thể 10 nhóm đối tượng 
được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở 
Luật Nhà ở (sửa đổi): Người nước ngoài được mua nhà
Sau rất nhiều tranh cãi thì cuối cùng, theo Luật Nhà ở mới, các quỹ đầu tư nước ngoài, người nước ngoài với visa phù hợp, các công ty quốc tế hoạt động tại Việt Nam và người Việt Nam định cư ở nước ngoài sẽ được phép mua nhà tại Việt Nam.

1415 tỷ đồng là bao nhiêu tiền thuế của dân?

Một ngàn bốn trăm mười lăm tỷ đồng là bao nhiêu tiền thuế của dân?
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định số 454/QĐ-TTg, về "Hỗ trợ 1.415.723 triệu đồng (một ngàn bốn trăm mười lăm tỷ, bảy trăm hai mươi ba triệu đồng) cho các địa phương (theo phụ lục đính kèm) từ dự toán chi quản lý hành chính của ngân sách trung ương năm 2015 để tổ chức đại hội Đảng các cấp ở địa phương như đề nghị của Bộ Tài chính tại công văn số 3079/BTC-NSNN ngày 10 tháng 3 năm 2015"."

1 ngàn tỉ được phân chia cho các địa phương để 
"hỗ trợ tổ chức ĐH Đảng các cấp năm 2015"
Luật Ngân sách Nhà nước 2002 và Điều 3 Nghị định 60/2003/NĐ-CP, cho phép dùng tiền thu thuế để "chi thường xuyên hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam" (Điều 3.2.đ, Nghị định 60/2003/NĐ-CP).

Luận về NÓI TỤC

CHUYỆN NÓI TỤC
Mấy hôm nay, dư luận xôn xao về chuyện “nói tục”. Thế nào là “nói tục”? Vì sao nguời ta “nói tục”? Làm thế nào để ngăn chặn “nói tục”?. Xin góp một lời bàn. Nói tục (cùng với chửi bậy) chắc đã ra đời và tồn tại cùng với loài nguời, phát triển cùng với sự phát triển ngôn ngữ loài nguời. Trước khi bàn tới những chuyện liên quan đến “nói tục”, xin thống nhất những khái niệm chung.
Theo Từ điển tiếng Việt do Viện Ngôn ngữ học biên soạn (Nhà xuất bản Khoa học Xã hội – Hà Nội – 1988), “nói tục là nói những lời thô tục, thiếu thanh nhã” (tr. 762); “tục” có nghĩa thứ 2 là “thô bỉ, tỏ ra thiếu lịch sự, thiếu văn hóa” (tr. 1097); “thô tục là thiếu lịch sự, tế nhị đến mức tục tằn” (tr. 980); Còn “chửi”, cuốn Từ điển giải thích: “thốt ra những lời xúc phạm cay độc để làm nhục cho hả giận” (tr. 211).

TPP - Việt Nam Học gì từ Mexico?

TPP - Việt Nam Học gì từ Mexico?
TPP - Học gì từ Nafta? Lâu lâu đọc mấy bài của mấy anh chị nhà báo tung hê TPP mà chẳng hiểu thực ra họ có hiểu TPP là gì hay chăng? Vì sao các điều khoản đàm phán không công khai? TTP sẽ làm gì cho nền kinh tế dạng "tiểu nông" của Việt Nam? Trong lúc Mexico chưa kịp công nghiệp hóa thì ngành nông nghiệp đã gần như phá sản, đất nước phụ thuộc hoàn toàn vào Hoa Kỳ là chiếc bánh vẽ Nafta mang lại.
Trước tiên cần phải nhìn rõ thực tế:
- Hầu hết nông nghiệp của Mỹ được cơ giới hóa và được nhà nước trợ giá bằng nhiều hình thức khác nhau và từ đó giá thành sẽ gần như không tăng hoặc tăng không đáng kể. Trong khi đó ở Việt Nam vẫn làm thủ công, dựa vào sức người là chính và nếu muốn cạnh tranh, chỉ có thể hạ giá thành tới mức tối đa điều đó đồng nghĩa với việc thu nhập của nông dân sẽ không tăng. Từ đó cho thấy, nông nghiệp Việt Nam không được hưởng lợi gì từ TPP.

Mẹo khiến gián, chuột... chạy ra khỏi nhà “tức tốc”


Mẹo khiến ruồi, muỗi, gián, chuột phải chạy ra khỏi nhà “tức tốc” 
Tuyết Anh (T.H) 
Ruồi, muỗi, gián, chuột là những loại côn trùng làm cuộc sống của bạn gặp nhiều phiền toái, thậm chí còn rước bệnh vào thân khi chúng hoành hành trong môi trường sống của bạnĐể đuổi lũ côn trùng đáng ghét này ra khỏi nhà một cách nhanh chóng mà không cần đến hóa chất bạn có thể làm một số mẹo nhỏ dưới đây, chúng sẽ phải “tức tốc” cất cánh bay ra khỏi nhà bạn.
Mẹo đuổi muỗi - Đốt vỏ cam, quýt
Khi ăn cam quýt bạn chớ vứt đi mà nên phơi khô, sau đó dùng vỏ cam, quýt đốt cháy lên để đuổi muỗi. Hương vỏ cam, vỏ quýt rất thơm và giúp bạn thấy sảng khoái nhưng lại là khắc tinh của ruồi muỗi. Khi hút phải mùi hương này chúng sẽ “tức tốc” bay ra khỏi nhà bạn.

Rất nhỏ và rất lớn

Rất nhỏ và rất lớn
Tương Lai - Rất nhỏ thì như đảo quốc Singapore. Diện tích chỉ cỡ huyện Cần Giờ của TP HCM, với dân số hơn 5,2 triệu người. Thế nhưng bình quân thu nhập tính trên đầu người của họ thì gấp 30 lần nước ta. Người ta đưa ra một con số thật chua chát rằng nếu họ cứ “kiên trì” đứng yên tại chỗ như ta kiên trì lập trường xã hội chủ nghĩa thì cũng phải 158 năm nữa nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ta mới đuổi kịp họ!
Nhưng đâu chỉ thu nhập đầu người! Nước có thu nhập đứng thứ ba thế giới này cũng là nước được xếp hạng cao trên các lĩnh vực giáo dục, chăm sóc sức khoẻ và đặc biệt là sự minh bạch của guồng máy quản lý và tính cạnh tranh kinh tế! Vậy mà vào trước sau 1975, bình quân thu nhập của người dân quốc đảo này cũng thấp như dân mình buổi ấy!

MỘT CÁI TÊN ĐÃ THÀNH DANH: TRẦN QUANG CƠ

MỘT CÁI TÊN ĐÃ THÀNH DANH: TRẦN QUANG CƠ
Huy Đức - Tuy từ chối chức bộ trưởng Ngoại giao, ông Trần Quang Cơ vẫn là một trong những người có ảnh hưởng lớn nhất lên đường lối đối ngoại của Việt Nam – không phải bằng quyền lực, chức vụ mà bằng những gì ông bạch hóa trong cuốn Hồi Ức & Suy Nghĩ được “leak” ra hồi đầu thập niên 2000s. Cuốn hồi ký có giá trị cảnh báo nguy cơ Việt Nam rơi vào thời kỳ Bắc thuộc mới.
Năm 1991, ông Nguyễn Cơ Thạch chịu nhiều áp lực phải rời khỏi chính trường. Chiếc ghế bộ trưởng ngoại giao được chuẩn bị cho ông Trần Quang Cơ nhưng ông từ chối. Khi Quốc hội đã nhóm họp, ông Trần Quang Cơ vẫn “công tác” ở Lào. Ông Đỗ Mười tưởng ông Cơ “đòi” cái ghế ủy viên Bộ chính trị nên hứa là nếu ông Cơ nhận, Trung ương sẽ bổ sung. Ông Cơ kiên quyết từ chối.

Trần Quang Cơ: biết người, biết thời thế, biết dừng

Ông Trần Quang Cơ qua đời
BBC - Theo ông Nguyễn Ngọc Trường, “có thể xem ông Cơ như một nhà nho hiện đại, biết mình, biết người, biết thời thế, biết dừng nhưng có lẽ không biết biến…” “Các phẩm chất ấy không phải ai cũng có. Đó là nhân cách lớn của Trần Quang Cơ.” Mời xem lại hồi ký Trần Quang Cơ: Hồi ức và Suy nghĩ (Ba Sàm).
Ông Trần Quang Cơ trong một cuộc tiếp xúc với 
chuyên gia Liên Xô (ảnh của báo Quân đội Nhân dân)
Nguyên thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao Việt Nam Trần Quang Cơ vừa qua đời tối hôm thứ Năm 25/6 ở tuổi 89. Lễ tang ông sẽ được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội, sáng ngày 1/7. Ông Cơ là người từng khước từ chức bộ trưởng ngoại giao mà Đảng Cộng sản Việt Nam sắp đặt sau khi Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch bị buộc phải ra đi dưới áp lực của Trung Quốc năm 1991.

Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2015

Cảnh "ngọt ngào" trong ngày hợp pháp hóa LGBT

Những hình ảnh "ngọt ngào" trong ngày hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới
Thùy Candy - Ngày 26/6 đã trở thành ngày vô cùng trọng đại đối với cộng đồng LGBT của nước Mỹ. Sau khi Tòa án tối cao nước Mỹ công bố chính thức hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới, cộng đồng LGBT đã vô cùng hạnh phúc cùng nhau chúc mừng ngày quan trọng này. Rất nhiều những hình ảnh ngọt ngào và lãng mạn đã được ghi lại khi thông tin được chính thức công bố. Những cặp đôi không ngại ngần bày tỏ tình cảm ngay trên đường phố. Sự vui mừng và hạnh phúc hiện rõ trên từng gương mặt.
Sự vui mừng và hạnh phúc thể hiện rõ trên gương mặt của mỗi người.

Một vụ kiện của "Ánh Viên" TP.HCM

Một số người khuyến nghị Ánh Viên "thật" xin giải nghệ, tự thoát khỏi quân đội... Không thế được đâu. "Ánh Viên" TP:HCM mới 14 tuổi, chưa được hưởng quyền lợi gì, vinh quang chưa có, tương lai chưa rõ... mà còn phải bồi thường gần tỷ đồng, thì Ánh Viên "thật" chắc sẽ phải bồi thường số tiền siêu khổng lồ nếu muốn ra đi.
Một vụ kiện của "Ánh Viên" TP.HCM
Hạ Nam - Trong làng bơi Việt Nam hiện nay, người ta dự báo Nguyễn Diệp Phương Trâm là một Ánh Viên thứ hai. Tuy nhiên, sự nghiệp của tay bơi nhí 14 tuổi này đang gặp sóng gió… ngày 28-5 Sở Văn hóa – thể thao TP.HCM yêu cầu bồi thường 961 triệu đồng về kinh phí đào tạo. Gia đình Phương Trâm cho rằng số tiền 961 triệu đồng quá cao và đã tiến hành khởi kiện.
Phương Trâm tại SEA Games 28 – Ảnh: T.P.
Tại SEA Games 28 vừa qua, Phương Trâm giành quyền vào chung kết cự ly 50m bướm và suất dự bị chung kết 200m hỗn hợp. Nên nhớ, Ánh Viên bước ra đấu trường quốc tế khi 16 tuổi, còn Phương Trâm năm nay mới 14 tuổi! Vì vậy, có lẽ không quá lời khi nhiều nhà chuyên môn dự báo cô bé này sẽ là một Ánh Viên thứ hai của làng bơi Việt Nam.

Chửi thề nói tục, mặt trái của văn hóa Hà Nội

Đô thị hóa của VN thực chất chỉ là đô thị hóa đất đai, biến đất đai thành nhà ở, đường xá..., còn cuộc sống, trình độ văn hóa của "người đô thị VN" vẫn y chang nông dân. Kể cả tầng lớp lãnh đạo cao nhất, dù đã thoát ly nông thôn nửa thế kỷ nhưng sinh hoạt, tư duy vẫn y chang nông dân. Đối với chính sách phát triển, tầm nhìn của họ không quá 3 tháng. Đầu năm nay khi viết bài "(1) Ổn định về lượng, trì trệ về chất, chưa rõ tương lai", tôi đã viết đoạn văn sau nhưng rồi phải xóa đi: "Quan trọng nhất, chưa rõ tương lai vì lãnh đạo không có chính sách gì để định hướng và điều khiển nền kinh tế phát triển theo định hướng đó trong tương lai; chưa rõ tương lai vì mục tiêu của chúng ta tiếp tục chệch, cơ cấu hỏng, vận hành sai và điều khiển tồi" (mục tiêu chủ nghĩa xã hội, cơ cấu lấy công hữu làm trụ cột, vận hành không theo cơ chế kinh tế thị trường, điều khiển bằng hệ thống chính sách lấy lợi ích nhóm làm nhân tố quyết định). Tôi thích đoạn văn sau trong bài dưới đây: “Nó giống như cái tình hình nước Nga cộng sản chuyển sang Xô viết có cái thời ông nhà văn nổi tiếng là Ilya Erenbua có một lần từ Nga Xô viết sang Paris và ông gặp được ở đấy những quý tộc Nga phải lưu vong vì không hợp tác được với cách mạng công nông nên họ phải sang Paris và ở đấy. Ông Erenbua lại gặp được tất cả các tinh hoa các linh hồn của văn hóa của ngôn ngữ Nga chính thống cổ truyền bây giờ bỏ nước Nga và sang Paris. Hà Nội bây giờ cũng thế những thành phần tinh hoa, tinh kết thì họ đi mất rồi. Cái lớp ấy đã đi ra khỏi Hà Nội đã vào Sài Gòn đã sang phương Tây.”
Chửi thề nói tục, mặt trái của văn hóa Hà Nội
Mặc Lâm - Có không ít du khách quốc tế khi đi ngang những tiệm nhậu lộ thiên của Việt Nam đã tự hỏi không biết họ nói gì mà vui thế! Cứ như hát với nhau và trong từng cử chỉ vui vẻ ấy người nước ngoài khó mà biết rằng 20 phần trăm những điều được cho là vui đùa ấy là những tiếng “F” theo tiếng Anh và nói theo tiếng Việt là “chửi thề” nói tục hoặc chí ít là những câu chuyện tiếu lâm hài hước trên cái nền của sinh hoạt tình dục.

(2) Chính phủ càng lớn, người dân càng nhỏ

Chính phủ càng lớn, người dân càng nhỏ

(1) Chính phủ càng lớn, người dân càng nhỏ

Chính phủ càng lớn, người dân càng nhỏ
Đây là một trong những nhận thức quan trọng nhất về xã hội mà bạn sẽ có được. Thực tế, chính nhận thức này là nguyên nhân chính giải thích vì sao nước Mỹ là một xã hội tự do và thịnh vượng. Tất cả mọi thứ sẽ trở nên nhỏ hơn khi chính phủ trở nên lớn hơn. Tự do sẽ nhỏ hơn, cá nhân sẽ nhỏ hơn, lòng tốt sẽ nhỏ hơn, và nhân cách con người sẽ nhỏ hơn.
Điều này không phải là một quan điểm chính trị thay mặt cho một đảng phái nào. Đây chỉ đơn giản là một thực tế có thể quan sát được. Và điều này Nó chỉ là một lý lẽ thường tình. Không ai phủ nhận việc chính phủ có thể và phải làm một số việc.

Cảm động chồng lấy thân che đạn cho vợ

Cảm động chồng lấy thân che đạn cho vợ
Một du khách người Anh may mắn sống sót sau khi bị trúng 3 phát đạn, do lấy thân mình che chắn cho vợ trong lúc kẻ khủng bố xả súng điên loạn sát hại ít nhất 37 người tại một khu nghỉ dưỡng của thành phố Sousse, Tunisia.
Matthew James đã dùng thân mình che đạn cho vợ (Ảnh: BBC)
Theo đài BBC, du khách dũng cảm và may mắn trên có tên Matthew James, một kỹ sư khí đốt 30 tuổi, người vùng Trehafod, xứ Wales. Vợ anh - chị Saera Wilson, 26 tuổi, cho biết Matthew James bị trúng đạn vào vai, ngực và hông.

Báo chí VN trong môi trường tin tức đầy biến động

Báo chí Việt Nam trong môi trường tin tức đầy biến động
PGS.TS. Nguyễn Đức An (*) (TBKTSG) - Nếu cuộc khảo sát được Gallup công bố gần đây về tiêu thụ truyền thông và tin tức ở Việt Nam là đáng tin cậy thì giới nhà báo, quản trị toà soạn, quản lý thông tin - nhất là trong ngành báo in - sẽ phải đương đầu với nhiều bài toán cấp bách để bảo đảm một tương lai bền vững trong thời đại số...
Internet “trên từng cây số”
Cách đây 10 năm, khi Internet chỉ có mặt trong đời sống 13% người Việt và điện thoại di động (ĐTDĐ) vẫn còn là xa xỉ phẩm với đại đa số, khó ai có thể nhìn thấy trước cảnh quan truyền thông Việt Nam hiện nay.

“Nếu chúng ta nói rõ cái gì của ai thì đất nước đã khác”

TS Phạm Duy Nghĩa: “Nếu chúng ta nói rõ cái gì của ai thì đất nước đã khác”
Tư Giang lược ghi - (TBKTSG Online) - Tiến sỹ Phạm Duy Nghĩa đã có bài thảo luận về quyền sở hữu tại một hội thảo do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức vào ngày 25-6. Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online lược ghi.
TS Phạm Duy Nghĩa. Ảnh TL.
Điều gì đã cản trở Việt Nam trong 20 năm vừa rồi không thể phát triển? Thực ra, trong 30 năm vừa rồi, mình cải cách nửa chừng, giúp đất nước phát triển, nhưng cũng làm đất nước vướng nhiều cái do mình làm không đến nơi đến chốn….

Nghĩ thoáng về chuyện đọc thơ

Nghĩ thoáng về chuyện đọc thơ
Nguyễn Hưng Quốc - Trong một đất nước thường được gọi là nước thơ như Việt Nam, hẳn có nhiều người thích đọc thơ. Nhưng đọc thơ là đọc cái gì?
Đọc thơ, trước hết, theo tôi, là đọc một văn bản. Đọc văn bản là đọc chữ. Chữ thực chất là một thứ ký hiệu. Không có ký hiệu nào tự nó và cho nó cả. Ký hiệu nào cũng là một ký hiện của một cái gì khác. Ferdinand de Saussure (1857-1913) phân biệt hai khía cạnh của ký hiệu (sign): cái biểu đạt (signifier) và cái được biểu đạt (signified), tức, nói một cách tóm tắt, chữ và ý nghĩa của chữ. Nhưng chữ trong thơ không phải là những xác chữ trong từ điển. Trong thơ, mỗi chữ đều có âm vang và màu sắc riêng. Không những vậy, ngay cả cách trình bày của chữ và những khoảng cách giữa các chữ cũng có âm vang và màu sắc của chúng. Chính những âm vang và màu sắc ấy tạo nên nhạc tính và ẩn ý của thơ.

Giới trí thức nhốt trong lồng

Bài viết khá, chủ Blog này cắt bỏ nhiều đoạn liên quan tới Việt Nam.
Giới trí thức nhốt trong lồng
Trần Phan Thưa các nhà trí thức, các anh chị nghĩ sao nếu chúng ta ngồi trong hội trường và nghe những lời rao giảng, chỉ dạy (in nghiêng) như dưới đây ?
Ảnh minh họa của chủ Blog, lấy trên mạng
Một Trải Nghiệm Hơn 30 Năm Trước
Người lao động trí óc mà không liên hệ với lao động chân tay thì chỉ mới là trí thức một nửa. Còn người lao động chân tay mà văn hoá kém, không biết lao động trí óc thì cũng là người không hoàn toàn, cũng chỉ được một nửa. Vì vậy, chẳng những người lao động trí óc và người lao động chân tay phải đoàn kết với nhau, mà mỗi người lao động trí óc muốn là người hoàn toàn phải có lao động chân tay và người lao động chân tay muốn là người lao động hoàn toàn phải vừa biết lao động trí óc, vừa phải biết lao động chân tay. Người trí thức phải biết làm lao động chân tay. Người công nhân, nông dân phải có trình độ văn hoá” (1).

Độc đáo Việt Nam: Dễ như làm công an xã

Đọc bài này và mấy bài liên quan, mình lại nhớ tới ngày xưa, mỗi lần ký giấy cho mình đi học ở nước ngoài, các bác lãnh đạo đều bảo "mày đi học để làm gì, cứ ở nhà làm thư ký cho tao, rồi tao đưa lên làm lãnh đạo; học nhiều thì không còn thuộc thành phần giai cấp công nhân mà chuyển sang thuộc tầng lớp trí thức tiểu tư sản, lập trường tư tưởng bấp bênh, Đảng và Nhà nước không tin tưởng nữa, làm sao lên chức", "ở nước ta, cứ làm công an, bí thư chi đoàn, chủ tịch hội phụ nữ xã, chăm chỉ, vâng lời, không cần học, thì trước sau cũng thành lãnh đạo tỉnh". Lần mình xin đi làm tiến sĩ ở Pháp, bác bảo "cứ ở nhà, viết được một báo cáo cho chính phủ giá trị bằng mấy cái luận án tiến sĩ". 
Dễ như làm công an xã
Mấy hôm trước, trong buổi họp thảo luận dự thảo Luật Tổ chức điều tra hình sự, người dân bắt đầu xôn xao về vấn đề học vấn của công an xã. Nhiều người thật sự “choáng” khi chợt nhận ra quả thật bấy lâu nay, một lực lượng đông đảo những người học vấn thấp vốn liên đới đến văn hóa ứng xử, vẫn đang đóng vai trò chi phối trực tiếp đến đời sống dân sinh.
Quá xem nhẹ hình ảnh công an xã
Về trình độ học vấn của công an xã, pháp luật hiện hành quy định rằng trưởng và phó công an xã có thể chỉ cần học xong chương trình phổ thông (có bằng, hoặc giấy chứng nhận cũng được), công an viên thì chỉ cần tốt nghiệp THCS. Thậm chí, với miền núi, vùng sâu còn hạ tiêu chuẩn, chấp nhận cả đầu vào là “học xong chương trình tiểu học”.

Việt Nam ‘câm lặng’ về vụ đốt tàu

Lặng người mỗi khi nghĩ tới vụ đốt tàu ngư dân này. Quan chức Việt Nam hung hăng dạy bảo thế giới về kinh nghiệm phát triển, xóa đói giảm nghèo (thực chất chẳng làm được gì có giá trị dù đã tiêu xài cả nghìn tỷ đô la kiều hối, vay nợ, FDI, xuất khẩu tài nguyên, bóc lột người lao động...), nhưng liên quan đến chủ quyền, lợi ích của ngư dân... thì im thin thít. Sợ nước lớn như Trung Quốc đã đành, đến một nước chỉ có 20 nghìn dân sinh sống trên 250 hòn đảo nằm ở Thái Bình Dương mà cũng sợ, cũng im thin thít. Thậm chí người ta muốn mình ngồi vào bàn đàm phán mình cũng sợ. Thật không thể hiểu nổi. Ôi, Thời đại HCM là thời đại rực rỡ nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Xem thêm: Thời đại nào là rực rỡ nhất trong lịch sử dân tộc?.
Việt Nam ‘câm lặng’ về vụ đốt tàu
Quốc gia láng giềng của Indonesia là Palau thời gian qua đã cho nổ tung và làm chìm 41 tàu cá nước ngoài, trong đó có tàu Việt Nam. Tổng thống một quốc đảo nhỏ bé với 20 nghìn dân sinh sống khắp hơn 250 hòn đảo nằm ở Thái Bình Dương cho biết “không nhận được hồi đáp” từ chính phủ Việt Nam liên quan tới các vụ bắt giữ và đốt cháy tàu cá của ngư dân Việt.

Ông Tommy Remengesau được trích lời nói rằng chính quyền Palau “không nhận được bất kỳ phản hồi tích cực nào từ chính phủ Việt Nam thông qua đại sứ quán ở Philippines”. “Thậm chí việc yêu cầu người phiên dịch cho công dân của họ mà đại sứ quán cũng không trả lời. Thế nên, chúng tôi phải tìm người phiên dịch từ bên ngoài”, ông Remengesau nói.

Biển Đông - kho báu & cạm bẫy

Biển Đông - kho báu & cạm bẫy
Một trong những lý do khiến dư luận người Việt tại quốc nội lẫn ngoại quốc, cũng như công luận quốc tế, trong thời gian qua quan tâm nhiều đến Biển Đông là tham vọng độc chiếm của Trung cộng. Vùng này còn là tuyến hải hành trọng yếu, có thể nắm giữ nguồn tài nguyên thiên nhiên cực lớn. Không chỉ Việt Nam, mà còn có nhiều nước khác xác nhận chủ quyền.


Căng thẳng Biển Đông lên cao, Đài Loan cũng bắt đầu 
gởi chiến hạm ra khơi. Ảnh www.themalaysianinsider.com
Ngay bên dưới bề mặt nước biển, sàn đại dương quanh Hoàng Sa-Trường Sa dự báo nắm giữ trữ lượng rất lớn về dầu hỏa, khí tự nhiên, nhiều loại quặng mỏ quý, cũng như là vùng đánh bắt hải sản dồi dào. Theo ước tính của cơ quan năng lượng liên bang Hoa Kỳ (US Energy Information Agency), vùng này chứa ít nhất 11 tỉ thùng dầu thô và 190,000 tỉ feet khối khí đốt. 

Người Việt: Vô trách nhiệm và vô cảm

Vô trách nhiệm và vô cảm
Xã hội Việt Nam hiện nay có nhiều khuyết tật, nhưng hai khuyết tật chính, theo tôi, có ảnh hưởng lâu dài và nghiêm trọng nhất đối với sự phát triển của đất nước là: Một, sự vô trách nhiệm của các cán bộ, kể cả các cán bộ lãnh đạo; và hai, sự vô cảm của dân chúng, kể cả các thành phần trí thức. Đã có nhiều người viết và nói về sự vô cảm của dân chúng. Nói một cách tóm tắt, sự vô cảm ấy có ba biểu hiện chính.
Thứ nhất, vô cảm trước những đau khổ của người khác. 
Đã đành ở Việt Nam vẫn có những người quan tâm đến dân oan, đến những người bệnh tật và nghèo khổ trong xã hội. Nhưng rõ ràng đó chỉ là thiểu số, một thiểu số cực kỳ ít ỏi. Còn đại đa số thì vẫn dửng dưng. Tai nạn xảy ra ngoài đường: người ta dửng dưng. Vô số người không có đủ cơm ăn, áo mặc: người ta dửng dưng. Bao nhiêu người bị chà đạp: người ta dửng dưng.

Thứ Bảy, 27 tháng 6, 2015

Đặt tên gì cho sân bay Long Thành?

Đặt tên gì cho sân bay Long Thành?
Các báo Việt Nam nói sân bay Long Thành sẽ đạt cấp 4F (theo phân cấp của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế - ICAO), nhưng không nói rõ Việt Nam sẽ xin đăng ký tên sân bay này theo mã IATA là gì. Cùng lúc, báo chí cũng nói chính phủ Việt Nam vẫn còn phải duy trì phi trường Tân Sơn Nhất, thậm chí mở rộng phần cảng hàng không quốc tế để đáp ứng nhu cầu tăng lên.

Mọi người đều nhớ kể từ sau khi chính quyền Việt Nam thống nhất đổi tên thành phố Sài Gòn, thủ đô Việt Nam Cộng Hòa, thành TP Hồ Chí Minh, mã của Tân Sơn Nhất vẫn được giữ và dùng đến ngày nay, là SGN.

Trẻ bị bỏ rơi và sự phân biệt đối xử ở Trung Quốc

Những đứa trẻ bị bỏ rơi và sự phân biệt đối xử trong kinh tế xã hội Trung Quốc
Bởi: Jenni Li, Epoch Times và Leo Timm, Epoch Times 26 Tháng Sáu , 2015
Trong đầu tháng này, Trung Quốc nhận được một hồi chuông báo động khi bốn trẻ em nông thôn ở độ tuổi từ 5- 14 đã uống thuốc trừ sâu tự tử. Chúng là những đứa trẻ bị bố mẹ bỏ rơi bởi họ ly thân và muốn thoát khỏi cuộc đời làm ruộng nghèo khó nơi miền Nam Trung Quốc để đi tìm việc trên thành phố.
Một cậu bé có bố mẹ là lao đông nhập cư, chụp ảnh bên chiếc xe đạp tại làng Zhuangshuzui, tỉnh Hồ Nam vào ngày 30 tháng 4 năm 2013. (Ed Jones/AFP/Getty Images)