Thứ Bảy, 27 tháng 6, 2015

Gần 10.000 người TQ kiện cựu TBT Giang Trạch Dân

Gần 10.000 người Trung Quốc đệ đơn kiện cựu tổng bí thư Giang Trạch Dân
Những công dân Trung Quốc bị bức hại, thông qua các kênh tư pháp riêng của nhà nước, đang đưa đơn kiện, cáo buộc cựu bí thư Đảng cộng sản – ông Giang Trạch Dân, về tội ác chống lại nhân loại và diệt chủng. Ban đầu sự việc mới diễn ra nhỏ lẻ và giờ đây đã trở thành một làn sóng lớn.
Cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân tham gia ptham dự phiên bế mạc Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc toàn quốc lần thứ 18 của vào ngày 14 tháng 11 năm 2012 tại Bắc Kinh. (Feng Li/Getty Images)

Việc các cơ quan chức năng có động thái thế nào thì đó vẫn còn là một vấn đề, tuy nhiên hiện tượng này đã đánh dấu một sự chuyển biến mạnh mẽ đối với một trong những sự kiện mà Đảng Cộng sản Trung Quốc đã phải huy động lực lượng an ninh lớn nhất để đàn áp một nhóm mục tiêu.

Làn sóng khởi kiện cũng đồng thời diễn ra trùng hợp với cuộc thanh lọc trong mạng lưới chính trị liên quan tới cựu lãnh đạo họ Giang của tân lãnh đạo Đảng Tập Cận Bình trong hai năm vừa qua, thông qua chiến dịch quét sạch tham nhũng.

Năm 1999, Giang đã phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công. Cuộc bức hại bao gồm trong đó một chiến dịch kích động thù hận, tiến hành giam giữ hàng trăm nghìn học viên thời đó, ép buộc chuyển hóa tư tưởng, tra tấn làm biến dạng thân thể và gây tử vong, thu hoạch nội tạng. Trang web Minghui của Pháp Luân Công cho biết có hơn 3.800 trường hợp được xác nhận chết do bị tra tấn, trong khi các nhà nghiên cứu nghi ngờ có hàng chục nhìn người đã bị giết hại để lấy nội tạng.

Pháp Luân Công là một hình thức tu luyện khí công, đã thu hút khoảng 70-100 triệu người theo tập vào cuối những năm 90 và ông Giang đã lo sợ và thù ghét môn tu luyện này bởi sức hấp dẫn và phổ biến trong toàn xã hội của nó (trong đó có nhiều đảng viên cũng tập luyện). Những điều Pháp Luân Công dạy khơi gợi lại truyền thống tinh thần của Trung Quốc, những điều bị bài trừ trong học thuyết duy vật lịch sử của chủ nghĩa Marx mà Đảng noi theo.

Mặc dù Giang đã rút lui xuống làm Chủ tịch nước vào năm 2002 rồi tiếp theo đó làm Chủ tịch Quân ủy trong năm 2004, ông ta vẫn đảm bảo chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công được tiếp diễn bằng cách cài đặt những kẻ thân tín vào các vị trí chủ chốt. Nổi bật trong số đó có Chu Vĩnh Khang, nhân vật đứng đầu bộ máy an ninh cho tới năm 2012. Tháng trước, Chu đã bị kết án chung thân vì tham nhũng trong chiến dịch làm sạch hệ thống chính trị Trung Quốc của ông Tập Cận Bình.

Trước khi chiến dịch thanh lọc ảnh hưởng của Giang trong đảng do ông Tập Cận Bình tiến hành, việc người dân Trung Quốc có thể gửi khiếu kiện chống lại Giang dường như là việc không tưởng bởi có nhiều bài học thất bại trước đó. Lấy ví dụ là vào tháng 8 năm 2000, hai người Trung Quốc tu luyện Pháp Luân Công là anh Chu Khởi Minh và Vương Kiệt đã kiện ông Giang. Kết cục anh Vương đã bị tra tấn đến chết trong tù một năm sau đó; anh Chu bị giam giữ năm năm tù và trong thời gian đó anh đã bị nhổ mất tất cả răng của mình.

Nhưng giờ đây mọi chuyện đã khác.

Một ví dụ là vào ngày 26 tháng 5, anh Trương Triệu Sâm , cũng là một học viên Pháp Luân Công, đã nộp đơn kiện Giang tới ủy viên công tố. Điều đáng lưu ý của việc này không phải là việc nộp đơn kiện mà sau khi nộp đơn, anh có thể tự do rời đi.

Trong các trường hợp khác, những người tu luyện Pháp Luân Công bị bức hại ở Trung Quốc đã và đang nộp đơn kiện qua đường chuyển phát nhanh bưu điện. Đặc biệt, họ chụp hình biên lai bưu điện và tải chúng lên mạng internet. Vào cuối tháng 5, trang Minghui (Minh Huệ), một trang mạng chuyên cập nhật và đăng tải tin tức về Pháp Luân Công cùng cuộc bức hại đã nhận được báo cáo con số khiếu kiện là 232 người. Vào ngày 11 tháng 6, con số này đã lên tới 3.987 đơn kiện. Vào cuối tuần tiếp theo đã có thêm 5.761 đơn được gửi đi, điều này đã nâng tổng số đơn kiện lên tới gần 10.000.

Biểu đồ thể hiện số lượng người đệ đơn kiện Giang Trạch Dân
 tính tới ngày 18 tháng 6 năm 2015 (Minghui.org)

Các đơn kiện đã được gửi tới những cơ quan luật pháp cao nhất của Trung Quốc – Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm soát nhân dân tối cao, từ cả trong và ngoài nước (trong đó có từ Mỹ, Anh, Canada, Úc, Pháp, Malaysia, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc và Hồng Kông). Những người đứng đơn kiện đến từ các giai tầng khác nhau trong xã hội như: thẩm phán, sỹ quan, cảnh sát, giảng viên, công nhân, nông dân.

Các đơn kiện của các nạn nhân chỉ đơn thuần đại diện cho nguyện vọng chung của họ, còn việc Giang Trạch Dân có thực sự bị kết tội hay không sẽ phụ thuộc vào Viện kiểm sát nhân dân tối cao, ủy viên công tố của Trung Quốc. Các trường hợp liên quan đến các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản, dù họ đã rời ghế hay đương chức, là vấn đề vô cùng có tính chính trị ở Trung Quốc, vì vậy bất cứ quyết định nào cũng sẽ có khả năng là một phần của sự thay đổi chính trị sâu sắc của Đảng Cộng sản và tình trạng của chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công.

Cùng với các báo cáo về lối sống xa hoa của Giang, và những vụ bắt giữ các thành viên chủ chốt của Phòng 610 (tổ công tác bí mật trong Đảng do ông ta thiết lập để bức hại Pháp Luân Công), Radio France International trích dẫn các vụ kiện là một ví dụ về sự suy yếu dần ảnh hưởng chính trị của Giang.

Sự thay đổi gần đây trong cách tòa án Trung Quốc tiếp nhận các đơn khiếu kiện cũng bước đầu là tín hiệu đáng khích lệ cho người đưa đơn. Một số học viên Pháp Luân Công cho biết họ thực sự nhận được biên lai xác nhận từ Viện kiểm sát nhân dân tối cao, đây là một trong những điều bắt buộc theo luật mới đưa ra của Đảng yêu cầu các tòa án và viện kiểm sát và văn phòng kiểm sát chấp nhận tất cả các đơn kiện và cần giải thích bằng văn bản lý do trong trường hợp bị từ chối. Trước khi có sự xuất hiện của luật mới này, tòa án có thể chỉ đơn thuần là bỏ qua bất kỳ đơn kiện nào họ muốn.

Trong khi làn sóng khiếu kiện có thể chưa đưa tới bản cáo trạng kết tội Giang trong tương lai gần, các học giả, luật sư và các cựu quan chức Đảng Trung Quốc đã biểu dương nỗ lực này, như một áp lực của công chúng đối với các cơ quan chức năng, và nỗ lực để thực hiện các quyền pháp lý mà Đảng Cộng sản nói rằng mọi công dân Trung Quốc đều được hưởng.

“Tôi tin rằng việc kiện Giang Trạch Dân là rất phù hợp ở cả hai góc độ luật pháp hay công lý”, ông Trương Tán Ninh, một giáo sư luật tại Đại học Đông Nam, thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô cho biết. Ông nói rằng ông và các đồng nghiệp thấy hành động này “rất đáng khích lệ.”

Ông Trung Duy Quang, một học giả nghiên cứu chủ nghĩa độc tài đang sống tại Đức, đã so sánh chiến dịch này với vụ khởi kiện chống lại kẻ độc tài phát xít Adolf Hitler.

Ông Hàn Quang Sanh, một cựu quan chức Đảng đã đào thoát sang Canada vào năm 2001, nói với sự quả quyết rằng những đơn kiện này là “một hiện tượng chưa từng có.”

Bào Đồng, cựu thư ký của cố thủ tướng cộng hòa nhân dân Trung Hoa – Triệu Tử Dương, đã phát biểu với Đại Kỷ Nguyên: “Là những người công dân, người dân có thể giám sát, xem xét chặt chẽ các nhà lãnh đạo trước đây và hiện tại … Nếu người dân thấy bất kỳ sai phạm nào, họ cần lên tiếng. Đây là cách một xã hội bình thường vận động.”

Ông khuyên rằng chính quyền nên xử lý vấn đề “theo đúng quy định của pháp luật.”

Larry Ong, Epoch Times và Matthew Robertson, Epoch Times
(Đại Kỷ Nguyên)
http://vietdaikynguyen.com/v3/65150-gan-10-000-nguoi-trung-quoc-de-don-kien-cuu-tong-bi-thu-giang-trach-dan/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét