Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2022

'Hiệu ứng lồng chim'

Bài này hay, trải qua bao nhiêu năm tháng lao động kiếm tiền, rồi mua sắm, tích trữ đủ các loại đồ đạc mà mình không bao giờ dùng, đến lúc ngoài 50 tuổi tôi mới nhận ra "Sở hữu càng nhiều, hạnh phúc càng rời xa", "Người mà cái gì cũng muốn có thì cuối cùng chẳng được gì" và "Càng buông bỏ càng gần với hạnh phúc". Từ đó tôi chỉ ăn đủ để sống và để chơi, không quan tâm gì tới đồ đạc và các loại vật chất, đặc biệt là chẳng cần biết người khác khen hay chê mình thế nào, cứ sống tự nhiên theo nhu cầu của bản thân mình là tốt nhất. “Hiệu ứng lồng chim” chỉ con người nếu ngẫu nhiên có được thứ mà mình vốn dĩ không cần, vì muốn tránh lãng phí hoặc vì những nguyên nhân khác, họ sẽ có ý thức hoặc vô thức tiếp tục mua thêm nhiều thứ mà họ không cần khác.
'Hiệu ứng lồng chim'
FB Minh An • Cái gì cũng không nỡ vứt bỏ thì không thể nói tới chất lượng cuộc sống. Từ phức tạp quay trở về giản đơn, hãy để nội tâm trở lại trong sáng. 
Tiểu thuyết gia Tiền Chung Thư cho rằng, con người sống trên đời, mọi thứ bên ngoài đều không quan trọng, chỉ có kiến ​​thức bên trong và sự phong phú về tinh thần mới là nền tảng xác lập vị thế.
Năm 1907, Giáo sư James cùng với bạn của ông là nhà vật lý Carlson nghỉ hưu, rời khỏi Đại học Harvard. Một ngày nọ, hai người cá cược, James nói với Carlson rằng: "Tôi nhất định sẽ khiến anh nuôi một con chim”.

Châu Âu xoay chiều, ‘thỏa hiệp’ với Nga?

Châu Âu xoay chiều, ‘thỏa hiệp’ với Nga?
FB Đông Bắc • 29/04/22 Trong những ngày gần đây, hậu trường của cuộc chiến tại Ukraine đã có những diễn biến kỳ lạ. Làm thế nào mà tổng thống tái đắc cử của Pháp Emmanuel Macron lại không nhận điện thoại chúc mừng của Tổng thống Mỹ? Anh, Đức, Pháp vốn ủng hộ các biện pháp trừng phạt mạnh tay với Nga, nay lại chấp thuận "thỏa hiệp" với Nga theo "luật chơi" của Putin. Phải chăng châu Âu đã thay đổi lập trường? Điều này có vẻ hơi khó tin, nhưng không may, đó là sự thật.

Tổng thống Pháp “xem thường” Mỹ

Theo New York Post, Tổng thống Biden cho biết Tổng thống Pháp Macron đã không nghe điện thoại khi ông gọi điện chúc mừng về cuộc tái đắc cử. Joe Biden cho biết "ông đã nói chuyện với nhân viên của Macron vào tối Chủ nhật khi tổng thống Pháp dự tiệc tại Tháp Eiffel và yêu cầu Tổng thống Mỹ gọi lại vào ngày hôm sau."

Một người lính kể về trải nghiệm cận tử

Một người lính kể về trải nghiệm cận tử
FB An Nhiên • Do một sai sót trong lúc phẫu thuật, một người lính đã bị chết lâm sàng trong 20 phút. Trong khoảng thời gian đó, ông nói rằng mình đã được lên Thiên đường và gặp Chúa. Trải nghiệm cận tử quý giá này đã biến đổi hoàn toàn cách nhìn nhận cuộc sống của ông, khiến ông nhận ra rằng tử tế và quan tâm đến người khác là điều quan trọng nhất trong cuộc sống này.

Scott Drummond là một vận động viên tài năng được nhập ngũ vào Quân đội năm 1971. Trong khi các đồng nghiệp của ông phải đi đến Việt Nam và hy sinh tại đó thì ông lại may mắn hơn vì được giữ lại tiền tuyến để chơi bóng cho quân đội ở Đức.

Ông đã trải qua thời điểm cận kề cái chết khi đang chơi trượt tuyết vào năm 28 tuổi, khi đó ông nói rằng mình đã lên Thiên đường và gặp Chúa.

Nên khen các tướng Nga?

Nên khen các tướng Nga?
Nguyễn Hoàng Văn 28-4-2022 - Chúng ta có thể chỉ trích cuộc chiến của Nga ở Ukraine về mọi mặt nhưng cũng nên thừa nhận rằng có một điểm đáng khen, đó là việc tướng tá Nga chết nhiều vì họ đã … “xông pha trận mạc”! Chúng ta có thể chê họ dở về mặt quân sự nhưng ít ra, về mặt đạo đức, cũng có gì đó tạm gọi là công bằng so với những người lính trẻ.

ảnh Các tướng, tá Nga tử trận ở Ukraine. Nguồn: Daily Mail

Trong hồi ký Đêm giữa ban ngày, chương 9, ông Vũ Thư Hiên kể lại thời trẻ ở chiến khu Việt Bắc đã giật mình khi chứng kiến sự phân biệt giai tầng trong đám cố vấn Trung Cộng, lấy làm ghê tởm khi phát hiện ra những kẻ bỏ gia đình theo cách mạng chỉ để làm lính hầu, thậm chí phải gập người xuống làm cái đòn kê cho sếp đặt chân leo lên lưng ngựa.

Giá cả tăng cao, lạm phát đang "ngấm rất sâu"...

Trần Hoàng Ngân tiếng là một giáo sư tiến sĩ, nhưng phát biểu chuyên nịnh bợ và theo ý lãnh đạo. Vậy mà trong bài này, ông ta dám khẳng định "giá cả tăng cao, lạm phát đang "ngấm rất sâu" vào đời sống người lao động", thì đáng ngạc nhiên thật. Theo https://www.vietnamplus.vn/, tại phiên họp báo tối 29/4, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cho biết kinh tế-xã hội tháng 4 tiếp tục khởi sắc trên hầu hết các lĩnh vực. Cụ thể, kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định; lạm phát được kiểm soát; chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 2,64% so với cùng kỳ năm trước; các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm và có thặng dư...". Giá hàng tiêu dùng theo chính phủ tính ra tăng chỉ có 2,64% thì làm gì cao, chỉ bằng 1/3-1/4 ở Mỹ. Vậy theo các bạn ông Ngân nói đúng hay số liệu của Chính phủ sai ?
Giá cả tăng cao, lạm phát đang "ngấm rất sâu" vào đời sống người lao động
26/04/2022 - (Dân trí) - Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM nhận định tình hình lạm phát đang "ngấm rất sâu" vào đời sống người lao động, một trong những dấu hiệu rõ nét là giá cả hàng hóa đang ngày càng tăng cao...

Toàn cảnh hội nghị về tình hình kinh tế - xã hội của UBND TPHCM (Ảnh: HMC).

Lương thấp người LĐ túng quẫn: Không dám lập gia đình

Mình vừa đăng bài "Lương ứng viên nước ngoài làm việc tại Việt Nam khoảng 200-800 triệu đồng/tháng", còn đây là bài "bình quân tiền lương của người lao động VN là 4,9 triệu đồng/người/tháng". Sợ thật, người lao động VN phải làm thêm giờ nhiều, có khi lên đến 60 - 70 giờ/tháng, nên có tới 72% không muốn con mình sau này theo nghề nghiệp của mình. 5% công nhân được hỏi cho biết rất ít khi trong bữa ăn của họ có thịt, cá (chỉ 1-2 lần/tuần) và 34% cho biết thỉnh thoảng có ăn (3 lần/tuần); 41% cho biết chỉ đủ tiền để mua một số loại thuốc cơ bản. Họ không dám đi khám bệnh vì không có tiền... Mặc dù vậy, tại cuộc tiếp tân Đại sứ Mỹ Marc Knapper đến chào xã giao ngày 24/5 vừa qua ở Hà Nội, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn khẳng định lại câu nói "thần thánh”: “Việt Nam chưa bao giờ có cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”. 72% người lao động không muốn con mình sau này theo nghề nghiệp của mình; vậy thì có bao nhiêu % người dân VN không muốn con mình sau này mang quốc tịch Việt Nam ?
Lương thấp người lao động túng quẫn: Không dám lập gia đình, thường xuyên đi vay
NGUYỄN PHƯỢNG 27/04/2022 - Theo khảo sát của Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng LĐLĐ Việt Nam), bình quân tiền lương của người lao động là 4,9 triệu đồng/người/tháng. Vì lý do lương thấp nên hơn 12% lao động phải thường xuyên đi vay để chi tiêu. Nếu không làm thêm, lao động khó có thể đủ chi tiêu, sinh hoạt. Lương thấp cũng khiến hơn 54% lao động không dám lập gia đình…

Không nên trì hoãn

TS Vũ Minh Tiến, Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn, cho rằng, người lao động chỉ chiếm khoảng 15% dân số và khoảng 27% lực lượng lao động xã hội nhưng đã đóng góp trên 75% ngân sách và trên 65% GDP của cả nước.

Lương ứng viên nước ngoài khoảng 200-800 triệu đồng/tháng

Lương ứng viên nước ngoài làm việc tại Việt Nam khoảng 200-800 triệu đồng/tháng
NGUYỄN HƯƠNG 28, Tháng 04, 2022 Nhân sự nước ngoài được các doanh nghiệp Việt Nam “săn lùng” và trả lương rất cao, nằm ở khoảng 8,500 USD - 34,000 USD/tháng, tương đương gần 200 triệu - gần 800 triệu đồng/tháng.

Nhu cầu tuyển dụng nhân sự vẫn nóng lên và dự báo sẽ tiếp tục tăng cao trong thời gian tới. Ảnh: Thành Vân.

Tiểu thuyết mới về những cô gái mà Mao từng quan hệ

Tôi thích đọc truyện về quan trường Trung Quốc và lịch sử Trung Quốc hiện đại, vì chúng là hình ảnh của VN ở quy mô gấp chục lần. Qua đọc sách về cộng sản TQ, có thể hiểu rõ hơn về quan trường và chế độ cộng sản ở VN. Truyện thực về quan trường VN là điều cấm kỵ, không ai được viết nên không có mà đọc, do đó chỉ có thể hiểu quan trường VN thông qua đọc về quan trường TQ. Cách đây khoảng 2 tuần, tôi đã giới thiệu trên Blog và FB này tiểu thuyết Thiên Nga Hoang Dã (Ba người con gái Trung Hoa) của Jung Chang viết về lịch sử TQ trong suốt thế kỷ 20.
Tiểu thuyết mới về những cô gái mà Mao Trạch Đông từng quan hệ
Jonathan Chatwin – South China Morning Post, Nguyễn Thị Kim Phụng, biên dịch
Dưới đây là bài bình luận về cuốn sách sắp xuất bản Forbidden City (Tử Cấm Thành) của Vanessa Hua, Ballantine Books.
Forbidden City, Vanessa Hua
“Giống như hộp đựng trong hộp, và câu đố trong câu đố” – đây là cách nữ nhà văn người Mỹ gốc Hoa mô tả bản đồ Bắc Kinh cũ. Nằm ở trung tâm của các ô vuông đan xen vào nhau là Tử Cấm Thành, nơi hoàng đế cai trị và sinh sống, các sảnh hành lễ được xây dọc theo “long mạch” chạy từ bắc xuống nam, đi xuyên qua trung tâm thành phố.

Điều gì sẽ xảy ra nếu Chiến tranh Ukraine kéo dài?

Điều gì sẽ xảy ra nếu Chiến tranh Ukraine kéo dài?
Hậu quả toàn cầu của một cuộc xung đột kéo dài sẽ như thế nào?
Chiến tranh rồi sẽ kết thúc, và những khoảnh khắc kết thúc ấy thường rất sống động và đáng nhớ. Ví dụ như quyết định đầu hàng của Tướng Hợp bang Robert E. Lee trước Tướng Liên minh Ulysses S. Grant vào tháng 04/1865 đã đưa Nội chiến Mỹ đến hồi kết. Hay hiệp định đình chiến chấm dứt Thế chiến 1, được Đức và Đồng minh Hiệp ước ký kết trên một toa tàu gần Paris vào tháng 11/1918. Hoặc sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh, với biểu tượng là sự sụp đổ của Bức tường Berlin vào tháng 11/1989 và sau đó là việc hạ lá cờ Liên Xô tại Điện Kremlin vào Lễ Giáng sinh năm 1991. Những sự kiện này xuất hiện trong văn hóa của chúng ta như những khoảnh khắc quyết định, mang lại cảm giác về một kết thúc rõ ràng.

Chuyện người Việt thời nay

Chuyện người Việt thời nay
Fb Du Uyên April 28th, 2022 — Người ta nói gần mực thì đen gần đèn thì sáng, hồi xưa tôi tưởng người ta nói gì là đúng cái đó. Nhưng… Đôi khi, cả mực cũng không đen và đèn cũng không sáng như chúng ta nghĩ.
ảnh Người mẹ suy sụp của Hải Đăng (plo.vn)
1. Hôm nay tôi có chuyện không vui, muốn bắt taxi dạo một vòng ngó Sài Gòn kẹt xe, cho đỡ buồn. Không ngờ, chỉ sau một câu nói của bác tài, mọi ưu phiền của tôi tan biến hết…

“Phồn vinh giả tạo”(?)

Đọc để nhớ một thời cả dân tộc ngây thơ, cả tin... Tiếc rằng bây giờ không còn chuyện cả dân tộc ngây thơ, cả tin, nhưng có lẽ cũng còn tới 2/3 dân tộc ngây thơ, cả tin. Thời trước 1975 tôi còn là học sinh, mải học, mải chơi nên nghe dạy và đọc nhiều về "phồn vinh giả tạo" nhưng tôi cũng không quan tâm, không để ý đúng hay sai. Sau đó lớn lên thì đất nước cũng vừa thống nhất, nhìn người ngoài Bắc đua nhau vào Nam mua hàng, thì không chỉ tôi mà rất nhiều người VN đã không tin vào cái gọi là "phồn vinh giả tạo" ở miền Nam.
“Phồn vinh giả tạo”(?)
FB Nguyễn Thông 28/04/2022 — Cái gọi là “phồn vinh giả tạo” có lẽ phải đặt lại, ngược chiều thì mới đúng. Càng cận ngày 30 tháng 4, trên báo đài tivi càng nhiều hoạt động “tưởng nhớ” về cuộc đổi thay dữ dội 47 năm trước. Nói đâu xa, trên tivi tối nay, lướt qua các kênh, chí ít cũng có gần chục chương trình “trực tiếp” về sự kiện lịch sử này. Nhà cháu chả có gì, lôi bài cũ ra (viết năm 2017) để hầu chuyện thiên hạ vậy.

Hôm rồi, dư luận ồn ào quanh chuyện một nhóm nhà sử học viết bộ sử mới đã không dùng những từ “ngụy, ngụy quân, ngụy quyền, chính quyền ngụy” để gọi chính thể Việt Nam Cộng Hòa như lâu nay nhà cầm quyền vẫn kết án. 

Bí quyết giúp Việt Nam đạt được khát vọng thu nhập cao

Tôi đồng ý với nhận xét của WB là "mức độ bao phủ trợ giúp xã hội của Việt Nam thấp hơn nhiều nước láng giềng Đông Á – Thái Bình Dương. Theo đó, Việt Nam sẽ cần cung cấp sự trợ giúp xã hội có hiệu quả hơn cho các hộ gia đình nghèo thông qua tăng mức độ bao phủ và mức phúc lợi, tăng tổng mức chi, đồng thời hợp nhất các chương trình phân tán hiện nay để đạt hiệu quả cao hơn" và "Mở rộng nguồn thu ngân sách, nghiên cứu các sắc thuế mới có thể hạn chế các hoạt động không mong muốn và tăng thu, đồng thời loại bỏ các khoản trợ cấp kém hiệu quả có thể giúp tài trợ cho các khoản đầu tư công cần thiết để xóa bỏ đói nghèo, và phát triển tầng lớp trung lưu an toàn về kinh tế". Tuy nhiên, theo tôi việc cơ cấu lại nguồn thu không được làm tăng tổng thu ngân sách mà nên giảm vì VN vẫn là nước có tỷ lệ thuế cao trong khi đại bộ phận người dân còn rất nghèo.
Bí quyết giúp Việt Nam đạt được khát vọng thu nhập cao
Hoài An - 29/04/2022 TheLEADER - Các chính sách tài khóa, cải thiện giáo dục đại học, và an sinh xã hội là chìa khóa để Việt Nam đạt được khát vọng trong phát triển.
Tỷ lệ nghèo ở Việt Nam đã giảm đáng kể trong giai đoạn 2010 – 2020 trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng mạnh, giáo dục đạt nhiều thành quả, và có sự dịch chuyển khỏi nông nghiệp, dù bất bình đẳng tăng nhẹ trong nửa sau của giai đoạn mười năm vừa qua, World Bank (Ngân hàng Thế giới) cho biết trong báo cáo mới nhất.

VinFast có ‘đấu’ nổi Tesla trên đất Mỹ?

Bài này quảng cáo cho Vingroup. Tôi có rất ít hy vọng vào sự thành công của VinFast trên đất Mỹ, vì hai lý do. Một là Vượng nổi tiếng trong lĩnh vực câu kết với quan chức nhà nước để thâu tóm và làm giầu trên đất đai chứ không làm ăn được gì trong các lĩnh vực khác. Hai là về cơ bản Vin group đã bị nhà nước khống chế, biến thành một doanh nghiệp gần như doanh nghiệp nhà nước, mà doanh nghiệp nhà nước đã kinh doanh thì chỉ có thua lỗ. Tôi không tin lời ông Michael Lohscheller, cựu Giám đốc điều hành VinFast giới thiệu những lợi thế cạnh tranh đến từ sự khác biệt của VinFast: "đó là dịch vụ bán hàng và chăm sóc khách hàng tận tâm, chu đáo". Cứ nhìn VinFast bán xe ở VN thì rõ. Sợ rằng để Vượng đem nhiều tỷ USD ra nước ngoài đầu tư kinh doanh rồi sẽ mất hết; tiền này cũng là tài sản quốc gia, rất tiếc. Dĩ nhiên, đây còn là giả định không có chuyện Vượng làm cách đầu tư này để giúp các nhóm lợi ích chuyển tài sản riêng ra nước ngoài.
VinFast có ‘đấu’ nổi Tesla trên đất Mỹ?
Phạm Sơn - 29/04/2022 TheLEADERTừng bước xây dựng chỗ đứng tại thị trường Mỹ, VinFast nhận được nhiều đánh giá tích cực về năng lực cạnh tranh khi phải "so găng" với nhiều ông lớn ngành xe hơi, đặc biệt là ông trùm xe điện Tesla.

VinFast gây ấn tượng mạnh mẽ tại CES 2022.
Tesla bắt tay xây dựng những viên gạch đầu tiên khi cả thế giới vẫn coi xe điện là một thứ gì đó hoang đường và điên rồ. Đến nay, thị trường xe điện dù mới chỉ bằng một phần nhỏ của xe xăng nhưng tương lai điện khí hóa giao thông vận tải đang ngày càng trở nên rõ nét.

Cuộc ‘đốt lò’ làm tiêu tan 40 tỷ đô la chứng khoán VN

Reuters: Cuộc ‘đốt lò’ của Việt Nam làm tiêu tan 40 tỷ đô la chứng khoán
29/04/2022 Reuters - Những cáo buộc về gian lận, thao túng thị trường và tham nhũng đã khiến một số công ty đang ở đỉnh cao nhất rơi tự do và giáng những cú giáng mạnh vào thị trường chứng khoán Việt Nam. 
Carlos Casanova, nhà kinh tế châu Á cấp cao tại Union Bancaire Privée, nói với Reuters trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại từ Singapore. “Môi trường chung không thuận lợi cho việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài”.

Hàng loạt vụ bắt giữ doanh nghiệp cấp cao đã khiến chứng khoán Việt Nam bị xóa sổ 40 tỷ USD và làm lung lay niềm tin của các nhà đầu tư vào một thời điểm mong manh đối với nền kinh tế đang phát triển nhanh, hãng thông tấn Reuters nhận định.

Bắt đầu từ vụ bắt giữ tỷ phú Trịnh Văn Quyết cách đây một tháng, các nhà môi giới chứng khoán, phát triển bất động sản và thậm chí lãnh đạo hàng đầu đã bị bắt khi một chiến dịch chống tham nhũng kéo dài nhiều năm của Việt Nam mở rộng từ bộ máy hành chính sang các lãnh đạo doanh nghiệp.

Nga-Ukraine: Những người thân Nga ở Việt Nam nói gì ?

Chiến tranh Nga-Ukraine: Những người thân Nga ở Việt Nam nói gì ?
Tác giả: Hoàng Thị Hà và Điền Nguyễn An Lương
TÓM TẮT
Sự phân chia của chiến tranh Nga-Ukraine đối với Việt Nam được cho là vượt ra ngoài lĩnh vực kinh tế và ngoại giao. Trên thực tế, nó đã trở thành một điểm nóng trực tuyến với những câu chuyện trái ngược và khó hiểu, thể hiện thế giới quan và khuynh hướng chính trị khác nhau giữa các cư dân mạng Việt Nam.
Một cuộc khảo sát 28 trang / nhóm Facebook hoạt động trong các bài tường thuật có xu hướng ủng hộ Nga cho thấy một lực lượng luôn theo dõi các nguồn tin tức của Nga, phương Tây và thậm chí cả Trung Quốc để khuếch đại tiếng nói thân Nga và chống phương Tây.

Thứ Hai, 25 tháng 4, 2022

Có một "Hà Nội sửa vặt" ẩn sau những dãy phố tấp nập

Tính tôi tiết kiệm, tôi chỉ quan tâm đến giá trị sử dụng của các đồ vật, hàng hóa chứ ít quan tâm đến đẹp hay xấu, ngon hay không ngon..., đến mức vợ con thường bảo tôi ăn gì cũng ngon, mặc gì cũng được. Do đó, thời ở bên Tây, mỗi khi đồ đạc trong nhà như tivi, tủ lạnh... hư hỏng, dù là chúng rất mới, nhưng đều phải vứt đi mua cái khác, làm tôi rất tiếc. Tiếc chúng chứ không phải tiếc tiền mua mới thay thế. Ở Hà Nội thì tuyệt vời, ở đâu cũng có thợ sửa chữa vặt, thường là chi phí rất rẻ, hoặc có thể cũng rất đắt so với mua mới, nhưng tôi ít quan tâm. Điều tôi quan tâm nhất là vẫn sử dụng tiếp được những đồ vật thân quen của mình nên đất nước không phải sản xuất thêm những đồ vật mới, đỡ lãng phí tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường cho đất nước. Tất cả các hàng hóa và dịch vụ chúng ta dùng hàng ngày đều từ tài nguyên thiên nhiên mà ra. Vì thế tiêu dùng càng nhiều chính là phá hoại tài nguyên càng nhiều và gây ô nhiễm càng nhiều. Các nước phương Tây là xã hội tiêu thụ. Người dân ở đó tiêu dùng cực nhiều, cực lãng phí, nhưng đất nước họ vẫn đẹp vì các hàng hóa tiêu dùng đó được sản xuất ở các nước đang phát triển, bằng tài nguyên của các nước đang phát triển và đánh đổi bằng gia tăng ô nhiễm và biến đổi khí hậu ở các nước đang phát triển.
Có một "Hà Nội sửa vặt" ẩn sau những dãy phố tấp nập
Thứ bảy, 23/04/2022 - Những chuyên gia sửa vặt ẩn sau những dãy phố tấp nập của Hà Nội bởi những mảnh ghép rất riêng tư, rất được việc, rất tỉ mỉ.

Cửa hàng chuyên sửa giảm xóc xe máy số 4 Lý Văn Phức
Tôi có một chiếc xe máy cũ lắm rồi, nhưng vẫn kẽo kẹt đi vì thích sự hoài cổ, cũng chẳng biết từ bao giờ những chiếc giảm sóc cứ lọc xọc, nhất là lúc đèo con thì khó chịu lắm.

Khách mất kiên nhẫn vì thủ tục nhập cảnh quá lằng nhằng

Từ lâu tôi đã phản đối việc khai báo y tế; đến bất cứ đâu, nếu nhìn thấy phải khai báo y tế là tôi không muốn vào, tôi chỉ vào trong trường hợp bất khả kháng. Gần đây, tình hình dịch Covid-19 đã cơ bản được kiểm soát và số ca mắc mới trên cả nước có xu hướng giảm mạnh nên gần như khắp nơi đã bỏ khai báo y tế. Ngay cả các siêu thị lớn tôi thường vào như Mega Market (MM) hay BigC đều đã bỏ khai báo y tế từ lâu, thậm chí họ còn bỏ cả nước sát khuẩn. Các tuyến xe buýt cũng vậy, họ còn bỏ mọi hạn chế với khách, chỉ còn một yêu cầu duy nhất là đeo khẩu trang. Vậy mà ngành hàng không vẫn kiên trì bắt hành khách khai báo y tế, quả là bảo thủ trì trệ. Việc bắt khai báo y tế đối với người nhập cảnh đang gây khó khăn cho người dân, du khách đến hoặc về Việt Nam. Tình trạng ùn ứ tại khu xuất nhập cảnh của các sân bay đã diễn ra từ cuối tháng 3, đầu tháng 4 khi đất nước vừa mở cửa và lượng khách quốc tế đến Việt Nam vẫn chưa nhiều. Nếu tới đây, chỉ cần 2-3 chuyến bay đáp về một lúc chắc chắn sẽ xảy ra ùn ứ nếu không hủy bỏ hay giảm mạnh thủ tục khai báo y tế. Tôi có nhiều dự định đi nước ngoài, nhưng với tình trạng mập mờ y tế hiện nay, thì không dám đi đâu cả. Sợ nhất là dính Covid hay thành F1 là bị cách ly bắt buộc.
Khách mất kiên nhẫn vì thủ tục nhập cảnh Tân Sơn Nhất quá lằng nhằng
Thư Trần 24/4/2022 Sau khi toát mồ hôi điền các mục khai báo y tế thủ công tại khu vực nhập cảnh ở Tân Sơn Nhất, nhiều hành khách thở dài ngao ngán vì cả tiếng chưa qua nổi cửa kiểm dịch. 

Khách chờ khai báo ở khu vực nhập cảnh, sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh: Thư Trần.
“Rất lằng nhằng, rắc rối khi phải điền thủ công từng mục thay vì quét mã code như một số nơi", chị Kim phàn nàn trong lúc điền thông tin khai báo y tế. Giống như chị, rất nhiều hành khách khác cũng chung tâm trạng khó chịu khi chờ đợi hơn một giờ đồng hồ vẫn chưa xong thủ tục nhập cảnh ở Tân Sơn Nhất (TP.HCM).

Thế lực nào che chắn cho Quyết mấy chục năm qua?

Một số người chuyên đầu tư bất động sản nói với tôi: "Tôi chỉ tin anh Quyết, anh Quyết đầu tư vào đâu thì tôi đầu tư ở đó; cả đời tôi chỉ đi theo anh Quyết thì không lo gì không giầu". Không hiểu bây giờ anh Quyết vào tù, tập đoàn FLC có nguy cơ tan rã..., thì họ có còn nhất nhất đi theo anh Quyết nữa không ? Tôi cực lực phê phán cách làm giầu dựa trên móc ngoặc với quan chức chính quyền của anh Quyết; đấy không phải là cách làm giầu hợp pháp và bền vững. Không biết đích xác tên tuổi của thế lực nào che chắn cho Trịnh Văn Quyết lộng hành mấy chục năm qua, nhưng chắc chắn chúng phải là quan chức nhà nước.
Thế lực nào che chắn cho Trịnh Văn Quyết lộng hành mấy chục năm qua?
4-2022 - Trịnh Văn Quyết, còn có biệt danh là Quyết còi, SN: 1975 tại Vĩnh Phúc, trong một gia đình công chức nghèo. Sau khi học xong ĐH Luật Hà Nội, Quyết khởi nghiệp với số vốn 18 tỷ. Sau đó Quyết được một quan chức lớn bảo lãnh vay được 105 tỷ nhân dân tệ từ ngân hàng công ICBC (Ngân hàng công thương TQ), từ đó thanh thế của Quyết lên như diều gặp gió. Quyết đi đến đâu là các quan chức địa phương trải thảm đỏ đón tiếp. Quyết chỉ tay tới đâu là đất ở đó sẽ về tay Quyết.

Từ Quảng Ninh, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Gia Lai, Kontum, Phú Quốc.v.v... đều có đất của Quyết. Quyết đi đến đâu là dân ở đó oán hận ngút trời. Máu và nước mắt của người dân thấm đượm trên tầng tấc đất Quyết còi cướp được. Lúc lấy của dân thì như cướp, lúc bán cho dân thì như cắt cổ.

Quyết kinh doanh tập trung ở ba lĩnh vực: Là bất động sản dưới hình thức các dự án; Là đầu tư thị trường chứng khoán; Và cuối cùng là làm sân golf.

Vai trò của lính bắn tỉa và kính ngắm bắn tỉa.

Đọc bài này để thấy vai trò của lính bắn tỉa và kính ngắm bắn tỉa.
Tại sao khi rút, lính bắn tỉa có thể vứt súng nhưng phải giữ kính ngắm?
24/04/2022 Người ta nói rằng khi lính bắn tỉa rút lui có thể vứt súng đi nhưng nhất định phải giữ kính ngắm bên mình. Nhiều người có thể nghĩ rằng kính ngắm khi rời khỏi súng thì không có tác dụng gì, vậy mang nó theo làm gì? Giữ súng trong tay còn có thể diệt địch phòng thân, chẳng phải sẽ tốt hơn sao? 

Nhưng thực ra kính ngắm của súng bắn tỉa giống như kính viễn vọng, có thể khuếch đại mục tiêu. Khi lính bắn tỉa rút lui, thường thường có thể sẽ gặp những con đường không quen thuộc, có kính ngắm thì họ có thể quan sát tình hình con đường phía trước ở cự ly rất xa. Đồng thời họ cũng có thể dùng nó để quan sát động tĩnh của quân địch, tránh việc nhắm mắt chạy bừa.

Kinh khủng đường dây 1500 “Sugar baby”

Đọc bài này thấy thông tin quá khủng. 1.500 "Sugar baby" chỉ là con số của một đường dây và giá tiền các cô gái trong đường dây lên đến 3-25 triệu đồng một lần; qua đêm giá 6-50 triệu đồng. Các dịch vụ theo tháng dao động 15-50 triệu đồng, còn sextour 10-25 triệu đồng/người/ngày. Toàn là những con số trên trời trong suy nghĩ của những người bình thường. Từ lâu mình đã ủng hộ tự do hóa mãi dâm nhưng phải thỏa mãn một số điều kiện, ví dụ có những khu vực riêng cho các lầu xanh, có những quy định về tuổi, sức khỏe của các cô gái và điều kiện vệ sinh, an toàn... tại các điểm mãi dâm... Trong trường hợp Nhà nước vẫn muốn cấm mãi dâm, thì nên công khai danh tính của cả người mua lẫn người bán dâm.
Đường dây 1500 “Sugar baby”, công bố danh tính các "daddy" được không?
HOÀNG LÂM - 24/04/2022 Một đường dây cung cấp "Sugar baby" bị phát hiện, thực chất là một đường dây mại dâm với con số lên tới 1.500 "Sugar baby" tham gia. 
Cơ quan công an cho biết, cầm đầu đường dây là một "tú bà" mới chỉ là sinh viên năm thứ nhất. Tú bà dùng mạng xã hội để giới thiệu những "Sugar baby" là những người đẹp, sinh viên tạo thành các nhóm kín để thu phí khách mua dâm. 1.500 "Sugar baby" là con số khó tin trong một đường dây. Và chỉ cần nhìn vào nguồn "cung" là đủ biết "cầu" cao như thế nào.
Một tài khoản rao tìm "Sugar daddy" trên mạng xã hội.
Nữ sinh năm nhất cầm đầu đường dây mại dâm gồm 1500 "Sugar baby" vừa bị phát hiện ở TPHCM. Ảnh: CACC

Nga có thực sự bị cô lập như mong muốn của phương Tây?

Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố "Moskva đang bị cô lập chưa từng có" là đúng nhưng cần chú thích đó là nói về cấm vận của Mỹ và đồng minh gồm khoảng 30 nước phương Tây giầu quen sống giàu sang nhờ cướp đoạt công sức lao động của nhân dân các nước đang phát triển. Còn đa số gần 200 nước khác trên thế giới không cấm vận Nga, thực tế họ còn ủng hộ Nga nhưng vì họ sợ và dưới sức ép của Mỹ và các nước phương Tây nên bề ngoài họ phải bỏ phiếu chống Nga. Đặc biệt, những nước đang phát triển lớn và có thực lực thì họ không bỏ phiếu chống Nga, thậm chí có nước còn bỏ phiếu ủng hộ Nga. Giáo sư Chris Landsberg nhận định rất đúng với tờ the Washington Post: “Ngày càng có nhiều quốc gia sẵn sàng khẳng định tính độc lập bất chấp thực tế là họ mong muốn hợp tác chặt chẽ hơn với phương Tây và thậm chí đang cần sự hỗ trợ của phương Tây”. Hoan hô Ngoại trưởng Áo tuyên bố hoài nghi về việc Ukraine trở thành thành viên đầy đủ trong khối EU. Ông chính xác: "người Ukraine đã phải trả "một cái giá quá cao" cho những sai lầm của các nước châu Âu" và "Nhận thức thiên lệch của họ về thực tế đã làm suy yếu châu Âu về mặt chính trị và kinh tế, cho phép Nga phá hoại sự ổn định của EU và thể hiện sự hung hăng chống lại các nước châu Âu. Có vẻ như cuộc chiến hiện tại, nạn nhân và sự tàn phá là không đủ đối với họ". Áo là 1 trong 27 nước thành viên của EU; chỉ cần 1 nước thành viên như Áo không đồng ý thì Ukraine không thể gia nhập EU.
Nga có thực sự bị cô lập như mong muốn của phương Tây?
24/04/2022 Hai tháng sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố Moskva đang bị cô lập chưa từng có. Vậy đây có phải là thực trạng của Nga? 
Hãng thông tấn AFP (Pháp) đánh giá nỗ lực nhằm tẩy chay Moscow đã vấp phải phản kháng từ một bộ phận cộng đồng quốc tế.
Người dân di chuyển qua một bảng tỷ giá hối đoái tại Moskva (Nga). Ảnh: AP

Du lịch 'Cao nguyên đá Hà Giang' giữa lòng Hà Nội

Du lịch núi Trầm Chương Mỹ - 'Cao nguyên đá Hà Giang' giữa lòng thủ đô Hà Nội
Chào các bạn Blog và FB, độ này một số bạn thấy mình ít đăng bài và ít trả lời bình luận nên có gửi email và messenger hỏi thăm. Mình đã trả lời các bạn ấy là FB và tuổi già đang làm mình thay đổi để trở lại với cuộc sống trước đây của mình nên bây giờ mình bận rộn hơn và không còn nhiều thời gian cho 
Blog và FB.
Trong 6-7 năm gần đây, FB đã vô hiệu hóa và chặn các trang của mình liên tục làm mình phát chán với nó. Blogger.com thì thay đổi cách đăng bài gây khó khăn và mất thêm thời gian cho người đăng, trong khi số người quan tâm tới Blog càng ngày càng ít... Mình không hiểu tại sao các ông lớn truyền thông lại làm thế, chẳng lẽ thời đại dân chủ và tự do ngôn luận đang dần dần chấm dứt trên toàn thế giới ? Đến Tổng thống Mỹ D. Trump cũng bị chúng chặn thì đúng là mình không thể hiểu nổi.

Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2022

Nga mới thừa nhận muốn 'kiểm soát hoàn toàn' Donbas

Nga mới thừa nhận muốn 'kiểm soát hoàn toàn' Donbas
Nga lần đầu thừa nhận muốn 'kiểm soát hoàn toàn' Donbas. Hôm 22/4, quan chức quân sự hàng đầu Nga cho biết Moscow đặt mục tiêu giành “toàn quyền kiểm soát” đối với khu vực Donbas và miền Nam Ukraine.

“Kể từ khi bắt đầu giai đoạn hai của chiến dịch quân sự đặc biệt cách đây 2 ngày, một trong những nhiệm vụ của quân đội Nga là thiết lập toàn quyền kiểm soát Donbas và miền Nam Ukraine”, Sputnik dẫn lời Phó chỉ huy Quân khu trung tâm Nga Rustam Minnekayev cho biết.

Ông nói rằng quyền kiểm soát Donbas sẽ đảm bảo một hành lang trên bộ nối tới Crimea và giành được ảnh hưởng tới các cơ sở quân sự cực kỳ quan trọng của Ukraine, các cảng biển Đen - nơi phục vụ vận chuyển các sản phẩm nông nghiệp và luyện kim, theo TASS.

Nga chiếm kho vũ khí khổng lồ

Nga chiếm kho vũ khí khổng lồ
Hãng thông tấn TASS dẫn lời Bộ Quốc phòng Nga cho biết, quân đội nước này chiếm được một kho vũ khí lớn, rộng vài trăm ha tại khu vực Kharkov của Ukraine.Tuyên bố đưa ra ngày 22/4 của bộ trên nêu rõ: "Kho vũ khí chứa hàng nghìn tấn đạn dược được sử dụng cho nhiều hệ thống tên lửa phóng, trong đó có đầu đạn chùm".

Bên cạnh đó, kho này còn chứa đạn dược cho vũ khí cỡ nhỏ, pháo ống, hệ thống phòng không và nhiều loại lựu đạn khác nhau.

Ngoài đạn dược do Liên Xô sản xuất, kho vũ khí khổng lồ này còn lưu giữ mìn và đạn pháo có nguồn gốc từ phương Tây.

Mỹ cảnh báo đáp trả nếu TQ đặt căn cứ tại Solomon

Mỹ cảnh báo đáp trả nếu Trung Quốc đặt căn cứ tại Solomon
Nhà Trắng đã thông báo phái đoàn cấp cao của Mỹ nói với lãnh đạo Quần đảo Solomon rằng. Hiệp ước họ ký gần đây với Trung Quốc "có tác động tiềm tàng đến an ninh khu vực". Đối với Washington cùng các đồng minh.

"Phái đoàn lưu ý nếu các bước được triển khai nhằm thiết lập hiện diện quân sự thường trực, khả năng phô diễn sức mạnh quân sự hoặc triển khai căn cứ quân sự trên thực tế, Mỹ sẽ bày tỏ quan ngại sâu sắc và đưa ra đáp trả tương ứng", Nhà Trắng cho biết.

Điều phối viên Hội đồng An ninh Quốc gia phụ trách Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Kurt Campbell và trợ lý Ngoại trưởng phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Kritenbrink dẫn đầu phái đoàn Mỹ tới bang Hawaii, Fiji, Papua New Guinea và Quần đảo Solomon trong tuần này.

(3) Chân dung Vladimir Putin

Chân dung Vladimir Putin (P3)
Roger Cohen - Có vẻ như, sau khi đã thử nghiệm một ý tưởng mới – về một nước Nga hội nhập với phương Tây – Putin, năm nay 70 tuổi, sẽ quay lại với điều đã khắc sâu trong tâm trí của mình: thế giới thời thơ ấu của ông, sau chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại, với nước Nga một lần nữa giải phóng người Ukraine khỏi chủ nghĩa Quốc xã, và Stalin được khôi phục lại tầm vóc anh hùng.

Một nhà lãnh đạo ngày càng táo bạo
Chặng đường 22 năm cầm quyền của Putin, trên nhiều phương diện, phản ánh sự táo bạo ngày càng gia tăng. Ban đầu, ý định của ông là khôi phục trật tự ở Nga và giành được sự tôn trọng của quốc tế – đặc biệt là ở phương Tây – ông tin rằng chỉ có một nước Nga giàu mạnh nhờ nguồn thu từ dầu mỏ và vũ khí công nghệ cao mới có thể đứng vững trên thế giới, có thể triển khai lực lượng quân sự, và chỉ gặp phải sự phản kháng yếu ớt.

(2) Chân dung Vladimir Putin

Chân dung Vladimir Putin (P2)
Burns, với tư cách là đại sứ, trong một bức điện mật gửi cho Ngoại trưởng Rice, ông viết: “Việc Ukraine gia nhập NATO là lằn ranh đỏ nhất trong các lằn ranh đỏ của giới tinh hoa Nga (chứ không chỉ riêng Putin). Trong hơn hai năm rưỡi trò chuyện với những nhân vật chủ chốt của Nga, từ những kẻ đầu đất ngồi trong góc khuất của Điện Kremlin, đến những người chỉ trích theo chủ nghĩa tự do có đầu óc sắc bén nhất của Putin, tôi vẫn chưa tìm thấy ai xem việc Ukraine tham gia NATO là một thứ gì khác, ngoài một đe dọa trực tiếp đến lợi ích của Nga.”

Cuộc đụng độ với phương Tây
Từ năm 2004 trở đi, ngày càng có thể thấy rõ nước Nga của Putin đã trở nên cứng rắn hơn – điều mà cựu Ngoại trưởng Rice gọi là “một cuộc đàn áp, nơi người ta bắt đầu thêu dệt những câu chuyện về tính dễ bị tổn thương và sự lây lan của căn bệnh dân chủ.”

(1) Chân dung Vladimir Putin

Chân dung Vladimir Putin (P1)
Tháng 11/2003, Cách mạng Hoa hồng ở Gruzia đã đưa nước này đi theo con đường của phương Tây. Năm 2004 – năm mà NATO mở rộng lần thứ hai sau Chiến tranh Lạnh, tiếp nhận thêm Estonia, Litva, Latvia, Bulgaria, Romania, Slovakia và Slovenia làm thành viên – nhiều cuộc biểu tình lớn trên đường phố, được gọi là Cách mạng Cam, đã nổ ra ở Ukraine. Cũng từ đó, việc Putin chuyển từ hợp tác sang đối đầu với phương Tây chính thức bắt đầu. Điều này diễn ra chậm rãi nhưng xu hướng chung đã được xác lập. Một lần, khi được Merkel hỏi rằng sai lầm lớn nhất của ông là gì, Tổng thống Nga đáp: “Tin tưởng các người.”. Hãy cùng điểm lại hành trình 22 năm của Putin, từ một chính khách trở thành bạo chúa.
Sử dụng loại ngôn ngữ mà ông gọi là “ngôn ngữ của Goethe, Schiller, và Kant,” được rèn luyện trong thời gian là sĩ quan KGB ở Dresden, Tổng thống Vladimir V. Putin đã phát biểu trước Quốc hội Đức vào ngày 25/09/2001. “Nước Nga là một quốc gia châu Âu thân thiện,” ông tuyên bố. “Hòa bình ổn định tại lục địa là mục tiêu tối quan trọng đối với chúng tôi.”
Chiến tranh Ukraine sẽ không thay đổi tất cả!
Stephen M. Walt - Ưu thế và sự ổn định đơn cực của Mỹ đáng lẽ đã tồn tại lâu hơn nếu các nhà hoạch định chính sách của Mỹ khôn ngoan hơn, ít bị thúc đẩy bởi ý thức hệ hơn, và “hiện thực” hơn (theo mọi nghĩa của thuật ngữ đó). Thay vì bảo toàn quyền lực của nước Mỹ và nỗ lực đảm bảo rằng sẽ không có đối thủ ngang hàng nào xuất hiện, giới chức Mỹ gần như đã làm điều hoàn toàn ngược lại. Họ đã giúp Trung Quốc trỗi dậy nhanh chóng hơn, và tiêu tốn hàng nghìn tỷ đô la vào các cuộc thập tự chinh tốn kém và sai lầm ở Trung Đông. Thay vì dần dần mở rộng các thể chế tự do thông qua các cơ chế như Đối tác vì Hòa bình (Partnership for Peace), họ mở rộng NATO mà chẳng hề cân nhắc đến các quan ngại của Nga, và cho rằng Moscow không thể hoặc sẽ không làm gì để ngăn chặn điều đó.

Cuộc chiến của Nga đã chính thức chấm dứt thời kỳ đơn cực của Mỹ và đưa thế giới quay trở lại trạng thái sẽ được giải thích tốt nhất theo chủ nghĩa hiện thực.

Tham nhũng là kẻ thù nguy hiểm nhất của quân đội VN

Tham nhũng là kẻ thù nguy hiểm nhất của quân đội Việt Nam
Quân đội Việt Nam tham gia vào một loạt các hoạt động kinh tế, được tạo điều kiện thuận lợi nhờ ảnh hưởng lớn của quân đội trong nền chính trị Việt Nam. Điều này đôi khi khiến các cơ quan dân sự phải chiều theo yêu cầu của các quan chức quốc phòng, bao gồm cả việc cung cấp nguồn lực và các chế độ ưu đãi, qua đó làm nảy sinh cơ hội cho tham nhũng phát triển. 

Tác giả: Lê Hồng Hiệp - Ngày 18 tháng 4 năm 2022, năm tướng lĩnh và hai sĩ quan cấp cao khác của Cảnh sát biển Việt Nam (CSBVN) đã bị Cơ quan Điều tra Hình sự Bộ Quốc phòng bắt tạm giam để điều tra về một loạt các tội danh tham nhũng, trong đó có tội tham ô tài sản. 

Chuyện vô văn hóa của tài xế xe buýt Hà Nội

Chuyện vô văn hóa của tài xế xe buýt Hà Nội
Càng nhiều tuổi mình càng thích đi xe buýt. Đi xe buýt không phải vất vả, căng thẳng như tự lái xe máy hay ô tô. Ngồi trên xe buýt có thể ngắm phố phường, hàng quán và nếu chán thì có thể giở sách hay truyện ra đọc. Những năm tháng ở nước ngoài mình thường xuyên đi xe buýt dù đôi khi nhà có ô tô riêng. 
Mua vé buýt cả năm ở các nước phương Tây rất rẻ, nếu có gia đình thì còn được giảm giá thêm khá nhiều... Ở Hà Nội, vé buýt tháng cho người trên 60 tuổi trước kia chỉ có 100.000 đồng, từ giữa năm 2019 thì miễn phí, rất thuận tiện cho mình để đi du lịch khắp nơi trong phạm vi Hà Nội.

'Một số thành viên NATO muốn xung đột Ukraine kéo dài'

Thổ Nhĩ Kỳ nói 'một số thành viên NATO muốn xung đột Ukraine kéo dài'
Minh Hạnh | 22/04/2022 
Ankara muốn đàm phán để chấm dứt xung đột ở Ukraine, trong khi một số đồng minh NATO của nước này lại muốn chiến sự kéo dài để gây tổn hại cho Nga, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu nói, nhưng không tiết lộ thông tin chi tiết.

Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu. Ảnh: Reuters

Ba nước EU phủ quyết mọi áp lệnh với dầu mỏ Nga

Ba nước EU phủ quyết mọi áp lệnh tập thể với dầu mỏ Nga

Linh Đan | 22/04/2022 Ông Josep Borrell, Cao uỷ của Liên minh châu Âu (EU) về Chính sách đối ngoại và An ninh mới đây cho biết, nhiều thành viên EU khẳng định sẽ phủ quyết mọi lệnh trừng phạt tập thể của khối nhằm vào lĩnh vực dầu mỏ của Nga.

Đức, Áo và Hungary khẳng định sẽ phủ quyết mọi áp lệnh tập thể đối với dầu mỏ Nga. Ảnh: Reuters.

Sớm dẹp nạn ‘ông trời con’ trong bộ máy công quyền

Có những "ông trời to" thì mới sinh ra những ‘ông trời con’. Do đó muốn dẹp nạn ‘ông trời con’ trong bộ máy công quyền thì phải dẹp được những "ông trời to" đi đã.
Sớm dẹp nạn ‘ông trời con’ trong bộ máy công quyền
Song Nghi (KTSG Online) – Chỉ trong vòng ba tháng gần đây đã xảy ra ít nhất ba vụ cán bộ trong bộ máy công quyền hành hung, hăm doạ người dân chỉ vì bị nhắc nhở vì đậu xe ô tô cản đường. Cách hành xử kiểu ỷ thế ỷ quyền bất chấp luật lệ và đạo đức xã hội như vậy – mà dân gian thường gọi là “ông trời con” – đã làm hình ảnh người cán bộ công chức trong mắt người dân trở nên hết sức xấu xí.

Điểm qua thì tất cả người gây ra vụ việc đều là người có chức vụ: một người là Phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính thuộc Tổng cục Địa chất và Khoáng sản (Bộ Tài nguyên và Môi trường), một người là đại úy – Phó đội trưởng thuộc Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Công an tỉnh Bình Dương) và một người là Phó trưởng phòng Xây dựng chính quyền và công tác thanh niên (Sở Nội vụ tỉnh Thừa Thiên Huế).

Hãy đặt mình vào tâm thế người làm thuê

Vấn đề chính hiện nay là đối với hầu hết người lao động, tiền lương họ nhận được thực tế đã rất cao hơn tiền lương tối thiểu quá thấp được nhà nước đặt ra cho có để không bị dư luận trong nước và thế giới chê trách. Trong bài này có viết người giúp việc thuộc loại lao động đơn giản nhất, nhưng nếu họ thấy chỉ được trả mức lương 6 - 7 triệu đồng/tháng, thì chưa chắc họ đã chịu làm, trong khi tiền lương tối thiểu cho người lao động hiện nay chỉ hơn 4 triệu. Chính vì vậy mà tăng lương tối thiểu chỉ có lợi cho các quỹ BHXH, BHYT, BHTN và tăng phí công đoàn, còn người lao động thường không được tăng lương, thậm chí còn có thể bị giảm đi. Các doanh nghiệp thường sử dụng song song 2 bảng lương, gồm bảng tiền lương thực trả cho người lao động và bảng tiền lương tối thiểu để đóng các quỹ. Nếu nhà nước bắt phải tăng tiền lương tối thiểu thì đồng nghĩa với số tiền đóng cho các quỹ BHXH, BHYT, BHTN và công đoàn tăng lên, Nếu doanh nghiệp không cân đối được tài chính cho số chi phí tăng này thì họ sẽ điều chỉnh giảm tiền lương thực trả cho người lao động để có tiền bù đắp thiệt hại do phải đóng các quỹ trên. Vì vậy, gốc rễ của vấn đề là chính quyền và doanh nghiệp phải "đặt mình vào tâm thế người làm thuê" để có chính sách hài hoà lợi ích hơn giữa Doanh nghiệp - Người lao động - Nhà nước, trong đó phải coi lợi ích của người lao động là trung tâm cần ưu tiên. Nếu làm được như thế thì có thể không cần tăng lương tối thiểu, thay vào đó là nhà nước giảm chi tiêu và sử dụng có hiệu quả hơn tiền ngân sách, từ đó sẽ giảm các loại thuế đánh vào người dân và doanh nghiệp. Hoặc nhà nước sẽ quản lý tốt hơn các doanh nghiệp nhà nước, nhất là các doanh nghiệp nhà nước độc quyền như điện, nước, hàng không, xăng dầu... để giảm gánh nặng chi phí cho người dân và doanh nghiệp.
Hãy đặt mình vào tâm thế người làm thuê
19/04/2022 TTO - Doanh nghiệp muốn phát triển bền vững phải chăm lo cho người lao động, việc điều chỉnh lương phải làm, còn cốt lõi là điều chỉnh bao nhiêu phần trăm sẽ hài hòa lợi ích của người lao động, giúp doanh nghiệp phát triển, kinh tế đất nước đi lên.

Người lao động đang rất trông chờ được tăng lương - Ảnh: VŨ THỦY

Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2022

Độc giả được đọc miễn phí sách của Đảng trên Stbook.vn

Hehe, tin vui quá, từ này được đọc miễn phí sách của Đảng trên mạng rồi. Nhưng không biết trong số các sách đọc miễn phí này, có những sách và tài liệu giải mật về những chuyện thâm cung bí sử của Đảng không. Cá nhân tôi chắc sẽ không vào đọc vì đọc đoạn cuối bài này thấy phải "đăng ký tài khoản trên trang Stbook.vn" mới được đọc, trong khi cứ nhìn thấy phải đăng ký tài khoản là tôi không bao giờ đăng ký.
Độc giả được đọc miễn phí sách của Đảng trên Stbook.vn
SGGPO Thứ Ba, 19/4/2022 Chiều 19-4, tại Hà Nội, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương tổ chức lễ giới thiệu, trưng bày Tủ sách Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và ra mắt Tủ sách Chi bộ điện tử.
Lễ ra mắt tủ sách chi bộ điện tử
Theo bà Phạm Thị Thinh, Phó Giám đốc, Phó Tổng Biên tập Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Tủ sách Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng được xây dựng và ra mắt bạn đọc là hoạt động có ý nghĩa thiết thực thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. 

Tại sao bắt lãnh đạo cấp cao tham nhũng trước hội nghị TW5?

Bắt các lãnh đạo cấp cao tham nhũng trước hội nghị Trung ương 5 có thể hiện quyết tâm của Đảng?
Thanh Trúc 2022.04.19 - Hàng loạt viên chức cấp cao cùng nhiều tướng tá quân đội Việt Nam bị khởi tố và bị bắt tạm giam về tội tham nhũng, nhận hối lộ… thu hút sự quan tâm của công chúng và giới quan sát.

Có hai mặt trong một vấn đề, và cũng phải nói rằng trong bộ máy cầm quyền không phải ai cũng xấu hết, là nhận định của ông Lê Thân, Nhóm Nhân sĩ Trí thức Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, tổ chức chuyên có những kiến nghị xây dựng đối với chính phủ:

“Thế thì chuyện ông Tô Văn Dũng (Thứ trưởng Ngoại giao) lợi dụng cái khó khăn, bức xúc, sống chết của người dân Việt Nam ở ngoài cần vê quê hương, chèn ép người ta để lấy tiền thì cái đó vô nhân đạo quá. Chuyện nó công khai quá rồi thì bây giờ giá nào cũng phải làm thôi. Trước đây tôi vẫn nghĩ nó chỉ tới Cục Lãnh Sự thôi, nhưng giờ lên đến Thứ trưởng rồi. Một Thứ trưởng mà ăn cái kiểu đó thì thôi.”

Đấu giá đất TT: Nhiều thuyết âm mưu về thế lực chi phối

Đấu giá đất Thủ Thiêm: Nhiều thuyết âm mưu về thế lực chi phối
Vụ đấu giá đất tại Thủ Thiêm có quá nhiều thuyết âm mưu về thế lực chi phối đấu giá làm méo mó câu chuyện. Không nên chỉ từ một sự việc mà siết chặt đấu giá hay nhìn doanh nghiệp như những con hủi.
Câu chuyện cá biệt, hét giá bỏ cọc của một doanh nghiệp nhưng gây ảnh hưởng tới nhiều bên liên quan. Thời gian qua, các vấn đề liên quan đến vụ đấu giá quyền sử dụng đất ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP.HCM) vẫn “nóng” và đã cho cơ quan chức năng, nhà đầu tư nhìn nhận về mô hình đấu giá quyền sử dụng đất để huy động nguồn lực xã hội.

Mất rừng, đói nghèo... đâu phải do thiên tai ập đến

Bài này hay. Cứu đất, cứu dân đói dân nghèo không chỉ là ra sức xin tiền, xây hồ chứa nước, mà phải bằng mọi cách giữ rừng, tái sinh rừng mới là giải pháp lâu dài, bền vững cho Đắk Lắk, cho Tây Nguyên và cho đất nước ta.
Mất rừng, thiếu nước, đói nghèo... đâu phải do thiên tai ập đến
THANH HẢI - 20/04/2022 Hàng loạt vụ phá rừng lớn liên tục được phát hiện tại Đắk Lắk. Rừng hóa trọc, trơ đất cằn, xót xa. Nhưng đau lòng hơn là 4.200 dân trong số 50% hộ thuộc xã Ia Rvê, ở huyện Ea Súp đang rơi vào diện đói nghèo vì đất sản xuất thiếu nước tưới. Trong khi đó, Đắk Lắk đang tìm nguồn ngân sách hơn 25.000 tỉ đồng để sửa chữa, xây dựng các công trình thuỷ lợi. Hệ lụy mất rừng đang ập đến cùng lúc như thảm họa thiên tai ở mảnh đất vốn là... đại ngàn.
Bộ đội giúp dân đào kênh dẫn nước, giải hạn cho đất sản xuất tại Đắk Lắk. Ảnh: Thanh Hải

Giá nhà ở Việt Nam cao gấp... 20 lần thu nhập

Tôi không tán thành nhiều quan điểm nêu trong bài viết dưới đây. Đặc biệt, tác giả cho rằng "thị trường bất động sản đang rất thiếu nguồn cung nhà ở, nhất là loại nhà ở thương mại bình dân và nhà ở xã hội. Đây là 2 loại nhà đáp ứng nhu cầu thực của đông đảo người thu nhập trung bình và người thu nhập thấp đô thị nhưng do “thiếu cung” trong lúc tổng “cầu” rất lớn dẫn đến tình trạng giá nhà đất tăng liên tục trong hơn 5 năm qua. Do đó, cần tháo gỡ các vướng mắc, bất cập để tạo điều kiện phát triển nhà ở xã hội và loại “nhà ở giá phù hợp với thu nhập” của đa số người dân". Quan điểm của tôi hoàn toàn ngược lại. Tôi không tán thành chính sách hỗ trợ của nhà nước để xây “nhà ở giá phù hợp với thu nhập” của đa số người dân. Thứ nhất, thị trường nhà đất nên được vận hành theo đúng quy luật cung cầu của thị trường; nhà gì dân cần thì xây chứ không nên định hướng và dùng các chính sách tác động. Thứ hai, tôi ủng hộ đã xây nhà thì phải xây nhà tốt, nhà xịn và sẽ được dùng mãi mãi giống như ở các nước văn minh, chứ không phải xây nhà bình dân để rồi cứ dùng được 10-30 năm lại phá đi xây mới như chúng ta đang làm và đang vô cùng lãng phí. Cứ xây rồi phá đi xây lại thì sẽ không giầu được. Thứ ba, nên phát triển hình thức kinh doanh nhà cho thuê và ở thuê như phổ biến trên thế giới. Các nhà đầu tư xây nhà cho thuê và người dân có thu nhập thấp thuê nhà đó để ở, chứ không nên làm mọi cách để ai cũng mua được nhà.
Giá nhà ở Việt Nam cao gấp... 20 lần thu nhập
Giấc mơ sở hữu một nơi an cư ngày càng xa vời với nhiều người khi giá nhà ở Việt Nam đang cao gấp 20 lần thu nhập. Chỉ số này ở các nước công nghiệp phát triển nhà khoảng 6 - 7 lần.

Giấc mơ sở hữu một nơi an cư ngày càng xa vời với nhiều người khi giá nhà ở Việt Nam đang cao gấp 20 lần thu nhập

Thủ tướng Chính: Thu được lòng dân thì sẽ thu được thuế

Hehe, đọc tiêu đề bài này sốc quá. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn cán bộ, công chức ngành thuế rất đúng: “Thu thuế phải thu được lòng dân”, tức là thu thuế đúng luật, không tận thu, không vét sạch những đồng tiền xương máu của dân và sử dụng tiền thuế thu được để làm những việc có ích cho dân cho nước, thì khi đó dân sẽ rất vui vẻ nộp thuế và còn mong được nộp thuế để góp phần phát triển đất nước. Đáng tiếc là Thủ tướng vô tình nói hớ thành "nếu thu được lòng dân thì sẽ thu được thuế”, có thể làm người nghe hiểu trong đầu Thủ tướng chỉ nghĩ đến làm sao thu được thuế, do đó, mục tiêu của việc giả vờ thương dân, nghe dân, vì dân... để thu được lòng dân của chúng ta chỉ nhằm để thu được thuế. Thủ tướng lỡ mồm thì báo Tiền phong cũng không nên tương ngay câu lỡ này thành tiêu đề bài báo mới phải chứ. Dân ngày càng nghèo mà thuế ngày càng tăng, thuế đã thành lực cản đối với sự phát triển của đất nước. Tỷ lệ thuế ở nước ta thuộc loại cao so với các nước cùng trình độ phát triển, nên thu thuế thường bị coi là tận thu hay móc túi dân. Rất mong nhân dịp này, Thủ tướng xem xét lại để có chính sách thuế khoan sức dân và bồi dưỡng được nguồn thu, như thế thì nhà nước, người dân và đất nước về lâu về dài sẽ đều có lợi.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thu được lòng dân thì sẽ thu được thuế
21/04/2022 TPO - “Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn cán bộ, công chức ngành thuế “Thu thuế phải thu được lòng dân”, bây giờ chúng ta cụ thể hóa rằng, nếu thu được lòng dân thì sẽ thu được thuế”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhắc nhở với ngành thuế tại Lễ công bố hệ thống hóa đơn điện tử (HĐĐT) toàn quốc ngày 21/4.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia kích hoạt hệ thống hóa đơn điện tử toàn quốc

Cảnh người dân xô đẩy nhau như 'ong vỡ tổ' để làm sổ đỏ

‘Choáng’ cảnh người dân xô đẩy nhau như 'ong vỡ tổ' để làm sổ đỏ
22/04/2022 TPO - Chứng kiến cảnh hàng trăm người dân xô đẩy nhau như ong vỡ tổ để làm sổ đỏ tại một Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai ở Bình Phước, nhiều người không khỏi hoang mang.


Nhiều người không khỏi bất ngờ với cảnh người dân xô đẩy nhau ngã lăn ra đất khi đi làm sổ đỏ

Thứ Ba, 19 tháng 4, 2022

Solomon chính thức ký thỏa thuận an ninh với TQ

Bất chấp quan ngại, Solomon chính thức ký thỏa thuận an ninh với Trung Quốc
VIỆT HÀ 19/04/2022 Baoquocte.vn. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân thông báo, nước này đã ký một hiệp ước an ninh với quần đảo Solomon vào ngày hôm nay (19/4). 
Từ khi thỏa thuận trên bị rò rỉ vào tháng trước, các đồng minh của Mỹ là Australia và New Zealand đã bày tỏ lo ngại về tầm ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực vốn do Canberra và Wellington chi phối trong nhiều thập kỷ, bất chấp việc Solomon cam kết rằng, nước này sẽ "không bao giờ được sử dụng để xây dựng các căn cứ quân sự của các cường quốc bên ngoài".

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cho hay, thỏa thuận an ninh Trung Quốc-Solomon không nhằm vào bên thứ 3. (Nguồn: Daily Times)

Nga vẫn 'sống khỏe' nhờ 'cocktail dầu'

Nga vẫn 'sống khỏe' nhờ 'cocktail dầu'
MINH TUẤN 19/04/2022 Baoquocte.vn. Mỗi ngày, thị trường toàn cầu có thể mất đi hơn 7 triệu thùng dầu và các nhiên liệu lỏng khác từ Nga do các biện pháp trừng phạt hiện nay và trong tương lai. 
Trong bối cảnh giá dầu và khí đốt tăng cao, Nga ngày càng nhận được nhiều tiền hơn từ nước ngoài và dư thừa ngoại tệ, bất chấp các lệnh trừng phạt và áp lực chính trị.

Dầu mỏ Nga vẫn "đắt hàng" bất chấp các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Các công ty phương Tây đã tìm cách lách các biện pháp hạn chế để tiếp tục mua nhiên liệu của Nga. Họ chưa sẵn sàng từ bỏ hoàn toàn dầu mỏ và khí đốt của Moscow. Trong đó, những người nhanh trí nhất đã sử dụng biện pháp "pha chế cocktail" với “nhiên liệu bị cấm”.

Kinh tế Mỹ đang đứng trước bờ vực suy thoái

Kinh tế Mỹ đang đứng trước bờ vực suy thoái
Minh Trang (TTXVN/Vietnam+) 19/04/2022 
Các nhà phân tích tại ngân hàng Goldman Sachs tuyên bố với khách hàng rằng nguy cơ ngắn hạn của việc chứng kiến một cuộc suy thoái trong hai năm tới là rất cao và họ nên chuẩn bị cho khả năng này.
Người dân mua sắm tại một cửa hàng ở New York, Mỹ. (Ảnh: THX/TTXVN)
Nền kinh tế Mỹ đang đứng trong một tình thế bấp bênh: nhu cầu tăng cao, lạm phát leo thang và Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đang đẩy nhanh việc tăng lãi suất trong khi cố gắng tránh cho tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Các nhà kinh tế tại ngân hàng đầu tư Goldman Sachs cảnh báo rằng những yếu tố này làm gia tăng khả năng đẩy nền kinh tế rơi vào suy thoái.

Đụng vào "trái cấm", NATO bức Nga vào đường cùng

Đụng vào "trái cấm", NATO bức Nga vào đường cùng: TT Putin chỉ còn 1 lựa chọn khủng khiếp?
Mạnh Kiên | 18/04/2022 
Không ai ngờ rằng, việc NATO có thêm 2 thành viên lại là điều có thể bức Nga vào bước đường cùng như vậy. Tờ CNA nhận định, đó là sự báo hiệu cho một kỷ nguyên mới rất nguy hiểm. Với chi phí thời gian và tiền bạc để cố gắng chạy theo sức mạnh của NATO trong khi liên minh phương Tây ngày càng tiến sát ngưỡng cửa, tất cả lý do này sẽ khiến Tổng thống Putin có thể coi rằng một cuộc tấn công hạt nhân phủ đầu là lựa chọn duy nhất của ông. Ông Putin có thể tin rằng một cuộc tấn công phủ đầu vào các hệ thống chỉ huy và kiểm soát của phương Tây nên được Nga tiến hành trước. Điều này sẽ mang lại cho Nga cơ hội sống sót sau một cuộc chiến tranh hạt nhân - ít nhất là ở trạng thái tốt hơn phương Tây.

Bước đi sai lầm của Thuỵ Điển-Phần Lan?
NATO mở rộng quy mô sang vùng Scandinavia đang khiến cho cuộc đối đầu với Nga trở nên nguy hiểm hơn. Cùng với các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt, áp lực quân sự từ NATO có thể khiến Moscow coi đây là một mối đe dọa hiện hữu và phải chuyển sang một phản ứng rắn chưa từng có, theo CNA.

Mỹ vội tới Solomon vì lo ngại hiệp ước liên quan Trung Quốc

Hehe, Quần đảo Solomon chỉ rộng chưa tới 29.000 km2, dân số chưa tới 650.000 người, nhưng vừa nghe tin chính phủ nước này ký một hiệp ước an ninh với Trung Quốc là Mỹ và Australia đã sợ cuống hết cả lên vì lo ngại đến an ninh quốc gia. Australia vừa cử các quan chức sang Solomon, giờ đến lượt Mỹ cử các quan chức Bộ Quốc phòng và Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ tới thăm Solomon và thêm cả 2 đảo quốc Thái Bình Dương khác là Fiji và Papua New Guinea để ngăn chặn nguy cơ cho chắc ăn. Cử Bộ Quốc phòng và Cơ quan Phát triển là đúng bài của Mỹ là cái gậy luôn luôn đi kèm củ cà rốt; mày không ăn cà rốt thì ăn gậy, tức là chính phủ Solomon thân TQ sẽ bị lật đổ. Do kích động của các nước phương Tây, từ năm 1998, cuộc xung đột sắc tộc đã diễn ra ở đây trong sự bất lực của chính quyền Solomon. Đến tháng 6 năm 2003, lực lượng gìn giữ hòa bình đa quốc gia khu vực dưới sự lãnh đạo của Australia đã đến với "Sứ mạng giúp đỡ Quần đảo Solomon" (Regional Assistance Mission to the Solomon Islands - RAMSI) là thiết lập lại nền hòa bình và giải tán các phiến quân sắc tộc vũ trang. Kết quả nước mất nhà tan: chính phủ Solomon biến mất để lập ra chính phủ mới thân phương Tây, miền Bắc Solomon bị chia thành hai vùng: tỉnh Bougainville bị mất vào tay Papua New Guinea. Đất nước ngày càng nghèo, thu nhập chỉ khoảng 1500 USD/người. Mỹ và Australia hốt hoảng với Solomon như thế bảo sao Nga không điên lên vì một nước Ukraine rộng lớn và đông dân bị Mỹ điều khiển nằm ngay bên cạnh mình.
Loạt quan chức Mỹ tới Solomon vì lo ngại hiệp ước liên quan Trung Quốc
19/04/2022 (VTC News) - Loạt quan chức ngoại giao Mỹ tới Solomon trong bối cảnh Washington lo ngại đảo quốc Thái Bình Dương này ký kết một hiệp ước an ninh với Trung Quốc. Theo thông báo được Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ (NSC) đăng tải hôm 18/4, Điều phối viên của NSC về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Kurt Campbell sẽ dẫn đầu một phái đoàn bao gồm các quan chức Bộ Quốc phòng và Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ tới thăm Solomon và 2 đảo quốc Thái Bình Dương khác là Fiji và Papua New Guinea.
Điều phối viên của NSC về Ấn Độ Dương 
- Thái Bình Dương Kurt Campbell.
"Phái đoàn sẽ gặp mặt các quan chức chính phủ cấp cao để đảm bảo quan hệ đối tác đối tác mang lại sự thịnh vượng, an ninh và hòa bình trên các quần đảo Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương", NSC cho biết nhưng không tiết lộ thời điểm của chuyến công du.

5 căn nguyên thảm họa và nguy cơ Thế chiến III gia tăng

Thế giới đối mặt cùng lúc 5 căn nguyên của thảm họa và nguy cơ Thế chiến III gia tăng
19/04/2022 VOV.VN - Nhìn lại lịch sử, các thảm họa thường đến từ 5 nguyên nhân: chiến tranh, nạn đói, khủng hoảng kinh tế, đại dịch và thảm họa khí hậu. Mùa xuân năm 2022, thế giới cùng lúc đối mặt với cả 5 căn nguyên này.
Nguy cơ Thế chiến III gia tăng
Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine vẫn tiếp tục kéo dài khiến thế giới trở thành một nơi ngày càng nguy hiểm. Xét trên bề mặt, đây là cuộc xung đột quân sự giữa quân đội Nga và Ukraine ở chiến trường phía Tây và phía Nam. Tuy nhiên, sâu xa hơn, đây là sự phản ứng trên toàn quy mô của Nga trước sự mở rộng chiến lược không ngừng của Mỹ và NATO trong những năm qua.

Tàu Moskva bị bắn chìm - Nga hay Ukraine nói thật?

Tàu Moskva bị bắn chìm - Nga hay Ukraine nói thật? Bằng chứng nằm hết ở đây!
Vy Lam | 19/04/2022 Chuyên gia Tayfun Ozberk cho biết, mặc dù chưa thể khẳng định 100% nhưng gần như chắc chắn đây là nguyên nhân dẫn tới thảm kịch của tàu Moskva - niềm tự hào của nước Nga. Chuyên gia Tayfun Ozberk là một cựu sĩ quan hải quân, chuyên gia về tác chiến mặt nước, đặc biệt là các vùng biển cận bờ. Sau khi phục vụ Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ trong 16 năm, ông Ozberk bắt đầu viết bài cho một số phương tiện truyền thông, trong đó có các bài phân tích về các chiến lược hải quân toàn cầu. Hiện ông đang cư trú tại Mersin, Thổ Nhĩ Kỳ. Dưới đây là bài phân tích của chuyên gia Tayfun Ozberk đăng trên tờ Naval News:
Tuần dương hạm Moskva trong ảnh vệ tinh thương mại rõ nét nhất chụp ngày 10-4. Do điều kiện thời tiết không thuận lợi, các vệ tinh thương mại không thể chụp được những gì đã xảy ra với tàu Moskva trong 4 ngày kế tiếp - Ảnh: REUTERS/MAXAR

Nguy cơ chiến tranh nóng hiện tại giữa Nga và Mỹ

Chiến tranh Lạnh trong quá khứ và nguy cơ chiến tranh nóng hiện tại giữa Nga và Mỹ
Trung Hiếu | 19/04/2022 
Thuật ngữ “Chiến tranh Lạnh” ra đời năm 1947 (cách đây đúng 75 năm). Tuy nhiên, tình trạng “Chiến tranh Lạnh” vẫn hiện hữu thời nay và đe dọa biến thành chiến tranh nóng tàn khốc giữa Mỹ và Nga. Hồi năm 2007, ông Putin đã trình bày diễn văn tại Hội nghị An ninh Munich, trong đó ông nhấn mạnh rằng đối với nước Nga, việc NATO mở rộng “thể hiện một sự khiêu khích nghiêm trọng làm giảm mức độ tin tưởng lẫn nhau”. Ông Putin đã nêu thẳng câu hỏi như sau: “Sự mở rộng đó là nhằm vào ai?”.

Đồ họa về cuộc cạnh tranh khốc liệt trên nhiều mặt giữa 2 cường quốc Mỹ và Nga hiện nay. Nguồn: BBC.

Putin: Các lệnh trừng phạt của phương Tây đã "phản lưới nhà"

Ông Putin: Nga giờ có thể tự tin nói các lệnh trừng phạt của phương Tây đã "phản lưới nhà"
Bách Tùng | 19/04/2022 Tuyên bố trên vừa được nhà lãnh đạo Nga đưa ra trong buổi họp với các quan chức nước này hôm 18/4. Jerusalem Post (JP) đưa tin, Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 18/4 vừa nhận định rằng phương Tây đã "ghi bàn phản lưới nhà" khi áp đặt các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga.

Thị trưởng Moskva Sergei Sobyanin (trái)
Cụ thể, phát biểu trước các quan chức Nga trong buổi họp trực tuyến ngày 18/4, nhà lãnh đạo Nga nhấn mạnh rằng chính những lệnh trừng phạt này đã dẫn đến "sự suy thoái của nền kinh tế phương Tây". Về tình hình kinh tế trong nước của Nga, ông Putin nói rằng lạm phát đang ổn định và nhu cầu bán lẻ trong nước đã bình thường trở lại.

Tư duy "gia tộc hoá" trong cơ quan và lạm dụng tình dục

Tư duy "gia tộc hoá" trong cơ quan và vấn đề lạm dụng tình dục
Việc tưởng tượng cơ quan có thứ bậc như một gia tộc khiến người có vai vế thấp khó lên tiếng trước sự lạm dụng tới từ người có vai vế cao. 
Dựa trên những gì Dạ Thảo Phương lên tiếng về cách xử lý sự vụ của tòa soạn tờ báo mà chị từng công tác 23 năm trước hẳn nhiên chứa đựng một sự khó khăn của chị khi chính những người đã đứng ra xử lý vụ việc cũng như liên đới cách giải quyết hồi đó vẫn được chị gọi bằng “chú”, “anh”, “cô”, “chị” mà không thể là “ông”, “bà”.

Một trong những vấn đề phức tạp nhất khi đi làm ở Việt Nam là xưng hô với đồng nghiệp. Văn hóa giao tiếp ở xã hội nước ta vốn dĩ chú trọng thứ bậc và kéo theo đó là những mối quan hệ nhuốm màu gia trưởng, biến nơi làm việc thành một không gian na ná gia tộc.

Bà Rịa- VT: Họp thẩm định tượng Đức Thánh Trần Hưng Đạo

Trần Hưng Đạo được vua Trần Thái Tông phong làm đại tướng chỉ huy các lực lượng ở biên giới đánh quân Mông Cổ xâm lược (1257) rồi được vua Trần Nhân Tông phong làm Quốc công tiết chế thống lĩnh quân đội cả nước chống giặc Nguyên (1283) nên ông là một nhà quân sự. Tuy nhiên, trên hết, ông là một nhà chính trị và một nhà lãnh đạo, chỉ huy quân sự chứ không phải là tướng lĩnh đích thân cầm đao ra trận như Quan Công, nên tôi cho rằng tượng ông là một vị tướng cưỡi ngựa cầm đao là không ổn. Đó là chưa kể tượng này hao hao giống tượng Quan Công bên Tàu.
Họp thẩm định tượng Đức Thánh Trần Hưng Đạo bị nói "giống tượng Quan Công"
18-04-2022 - (NLĐO) - Một số ý kiến cho rằng chưa có quy định về việc tượng Đức Thánh Trần Hưng Đạo cưỡi ngựa, cầm đao hay không. Một số ý kiến khác nói bức tượng cần phải thay đổi.

Bức tượng Đức Thánh Trần Hưng Đạo đặt trên KDL Hồ Mây Park Vũng Tàu
Ngày 18-4, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đã tổ chức họp thẩm định bức tượng Đức Thánh Trần Hưng Đạo đặt trên Khu du lịch Hồ Mây Park (TP Vũng Tàu) sau khi có thông tin bức tượng này "trông giống tượng Quan Công".

Thử nêu cách chữa “chứng lười đọc sách”

Hoan nghênh tất cả các ý kiến trong bài này của Nhà văn Nguyễn Khắc Phê để chữa “chứng lười đọc sách” cho người VN, trước hết là cho trẻ em VN. Tôi là người chăm đọc sách, khi bé đã suốt ngày đọc, có bao nhiêu tiền đều dành để mua sách, khi 6-7 tuổi đã thuê sách đọc, 15 tuổi đã làm thẻ thư viện Hà Nội mượn sách về đọc, 18 tuổi đã làm thẻ thư viện quốc gia và thư viện khoa học kỹ thuật. Đến đâu trên khắp thế giới, việc đầu tiên là vào các thư viện tìm sách và xin sách cũ thanh lý. Có lần ở Mỹ về, tôi chỉ mang trên mình đúng 1 bộ quần áo, còn toàn bộ 70-80 kg hành lý đều là sách, trước đó còn gửi bưu điện hơn 1 tạ sách. Blog toithichdoc này lưu khoảng 5 vạn bài thì số lượng bài tôi đã đọc để tuyển chắc phải trên 20 vạn. Những năm đi làm bận rộn tôi không còn thời gian đọc truyện, nhưng kể từ năm nay, tôi quyết định chưa nghỉ hưu, vẫn dạy học, nhưng không nghiên cứu khoa học hay viết giáo trình nữa, mà dành thời gian bắt đầu trở lại thú vui đọc truyện và du lịch núi non hòa mình với thiên nhiên. Tôi mới làm lại thẻ thư viện Hà Nội để cứ 2 tuần một lần đến mượn sách và truyện về đọc. Rất buồn là mỗi lần đến đều thấy thư viện vắng hoe, gần như không thấy bạn đọc. Tôi rất tán thành ý kiến của bác Phê là "dành 20% thời lượng học văn của các cấp phổ thông cho hoạt động ngọai khóa, để giáo viên và học sinh thảo luận tự do về các tác phẩm văn học đã được một nhóm chuyên gia tuyển chọn và có nhà văn tham dự…". Theo tôi nhà trường nên dành hẳn 20% tổng lượng thời gian học tập cho học sinh ngoại khóa với đủ mọi hoạt động, từ bơi lội, đá bóng, thăm rừng quốc gia, đọc và thảo luận sách... tới tham quan xem các cơ quan nhà nước, bưu điện, công an, cứu hỏa, khách sạn, quán ăn hoạt động thế nào, cái gì được và chưa được, làm gì để cải thiện chất lượng hoạt động..., từ đó khuyến khích học sinh chọn cho mình nghề thích hợp sau khi học xong trung học cơ sở. Tuy nhiên, tôi không đồng ý với ý kiến của bác Phê là "chọn 5 hay 10 tác phẩm về thiếu nhi xuất sắc đã xuất bản trong những năm qua để tái bản phục vụ cho chương trình ngoại khóa". Tôi cho rằng khi nêu vấn đề này ra, lập tức sẽ cãi nhau như mổ bò, rồi cuối cùng tác phẩm về thiếu nhi của ông Nguyễn Trọng Nghĩa (Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương) sẽ được chọn nếu như ông viết. Vì thế chọn tác phẩm nào nên để tùy mỗi trường, thậm chí tùy mỗi giáo viên hướng dẫn.
Thử nêu cách chữa “chứng lười đọc sách”
17/04/2022 Tác giả: Nhà văn Nguyễn Khắc Phê
“Dạy con từ thuở còn thơ”; “Uốn cây phải uốn khi non”… là những điều ai cũng biết, nhưng đã có những thời đoạn do bận rộn mưu sinh và vô số sự xô đẩy, lôi kéo khác nữa, nên rất nhiều người và gia đình đã quên hoặc sao nhãng bài học giản dị và chí lý đã có tự cổ xưa. Có phải những biểu hiện tha hóa trong xã hội hiện nay chủ yếu bắt nguồn từ đó? 

Thiết nghĩ, cuộc vận động sáng tác văn học hướng đến lớp trẻ và thiếu nhi do Hội Nhà văn Việt Nam phát động đầu năm 2022 là một hoạt động thiết thực của văn giới nhằm góp phần chấn hưng đạo đức xã hội nói chung và góp phần bồi đắp tâm hồn cho lớp trẻ nói riêng.

SV tìm việc bị HR mắng "Rác thì rốt cuộc vẫn là rác"

Đọc bài này thấy khiếp thật. Tỷ lệ thanh niên Trung Quốc tự tử mỗi năm lên đến 100.000 người, đứng đầu thế giới. Trung bình cứ 1 phút lại có 2 người tìm đến cái chết và 8 người có ý định tương tự. Phần lớn nguyên nhân đều từ áp lực học tập. ZhangJi, một nghiên cứu sinh tiến sĩ bình thường nhưng đã làm với mức lương khởi điểm 2.01 triệu nhân dân tệ một năm (tương đương 7,7 tỷ VNĐ theo tỷ giá hiện tại). Anh nói "Chỉ cần bạn làm việc chăm chỉ, bạn có thể bù đắp học vấn không nổi trội của mình". Tôi đồng ý với anh, chỉ cần bạn làm việc chăm chỉ, bạn sẽ vượt lên trên rất nhiều người cho dù bạn không thông minh.
Sinh viên tìm việc bị HR mắng "Rác thì rốt cuộc vẫn là rác"
Vũ Anh 19/04/2022 - (Dân trí) - Câu chuyện tìm việc làm của nam thanh niên 21 tuổi ở Trung Quốc đang nhận được sự chú ý của đông đảo cư dân mạng nước này. Mạng xã hội Trung Quốc xôn xao vì vụ việc một sinh viên khi tìm việc qua mạng đã bị nhà tuyển dụng mắng mỏ thậm tệ. Câu nói "Rác thì rốt cuộc vẫn là rác" từ phía nhà tuyển dụng đã đẩy làn sóng phẫn nộ lên tới đỉnh điểm.

Lượng sinh viên tốt nghiệp tăng lên đồng nghĩa với việc cơ hội việc làm sẽ giảm đi (Ảnh minh họa: Reuters).

Chưa chào đã hỏi lương, ứng viên bị mắng té tát

Hỏi lương trước trong buổi phỏng vấn xin việc là việc bình thường. Ở VN tiền lương quá thấp nên khi đi làm, người lao động phải tìm một việc có mức lương ít nhất cũng phải thỏa mãn một số yêu cầu, nhất là phải đảm bảo cuộc sống gia đình. Ngoài ra, một số người có năng lực cũng muốn lương cao để xứng đáng với công sức sẽ bỏ ra; những người này thường có tâm lý sẽ làm việc tận tâm để xứng đáng với tiền lương đó. Do đó, tôi đồng ý với anh Nguyễn Anh Duy trong bài này là "nhà tuyển dụng và ứng viên thay vì bắt bẻ nhau thì cần học cách đặt mình vào vị trí người đối diện để thông cảm cho nhau, hiểu cho những yêu cầu, đòi hỏi của phía bên kia. Công việc cũng như cuộc sống, hai bên chỉ có thể hợp tác một cách hiệu quả trên nền tảng hiểu và thông cảm cho nhau". Cá nhân tôi khi làm bất ở ở đâu và bất cứ việc gì, không bao giờ tôi hỏi mức lương, họ trả bao nhiêu mình nhận bấy nhiêu. Tôi quan niệm mình cứ làm tốt thì người ta sẽ trả mình xứng đáng, càng làm tốt thì tiền càng tự nhiên chạy đến với mình. Vì vậy nhiệm vụ chính của mình là phải học nhiều và phải thật giỏi, chứ không phải chạy chọt tìm việc nhàn hạ và có lương cao. Riêng đi làm cho nhà nước, vì nhà nước trả lương quá thấp, nên tôi thường nói với các sếp: "Em chỉ dành 30% thời gian làm việc cho cơ quan, còn 70% em làm ngoài". Dù đơn vị tôi nổi tiếng là bận rộn nhất cơ quan, nhưng tôi vẫn trốn việc đi làm thêm, dạy thêm ở ngoài. Được cái tôi ngang bướng, nhưng có chút kiến thức và chăm chỉ, nên được nhiều quan chức cấp cao ngoài cơ quan thích và mời về làm đề án, dự án hoặc dạy cho cán bộ của họ. Do vậy, các sếp tôi, kể cả bộ trưởng, biết nhưng cũng phải nhắm mắt làm ngơ. Ví dụ Nguyễn Sinh Hùng mời tôi dạy mô hình hóa cho Bộ tài chính, Đỗ Hoài Nam mời tôi tham gia các đoàn khảo sát kinh tế khắp nơi để làm dự án cho Viện hàn lâm khoa học xã hội, thì Trần Xuân Giá sao dám phản đối. Mọi người bảo tôi đa phần các sếp không có chuyên môn sâu nhưng thích khoe kiến thức, các ông ấy sợ nếu gây khó khăn cho tôi, thì tôi sẽ bóc phốt các ông ấy khắp nơi và đưa lên mạng; tôi chẳng mất gì, còn các ông ấy mất uy tín nên tốt nhất là tránh không đụng vào tôi.
Chưa chào đã hỏi lương, ứng viên bị mắng té tát
Hoài Nam, 18/04/2022 - (Dân trí) - Nhiều ứng viên gây khó chịu và bị nhà tuyển dụng bóc phốt khi chưa tìm hiểu về công việc mà chỉ chăm chăm hỏi "lương bao nhiêu?".

Nhiều nhà tuyển dụng và ứng viên xung đột vì 
chuyện "chăm chăm hỏi lương" (Ảnh minh họa).
- Cho em hỏi mức lương bao nhiêu?
- Công việc của em sẽ rất linh hoạt, không giới hạn thời gian.
- Dạ, chính sách lương bên mình thế nào?
- Mức lương tùy năng lực nha em.
- Chị nói cụ thể hơn về mức lương được không? Phải có con số cụ thể chứ chị?

VN ủng hộ Nga và cảnh báo hệ lụy mối quan hệ với Mỹ

Phiếu ủng hộ của Việt Nam cho Nga và cảnh báo hệ lụy mối quan hệ với Mỹ
18/04/2022 VOA Tiếng Việt - Sau hai lần bỏ phiếu trắng, Việt Nam quyết định chống lại việc đình chỉ Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền LHQ trong cuộc bỏ phiếu hôm 7/4 ở New York. 
Ba lần bỏ phiếu của Việt Nam tại Đại hội đồng LHQ kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh ở Ukraine cách đây gần 2 tháng, đều trùng khớp với quyết định của Trung Quốc. Việc Việt Nam bỏ phiếu chống lại nỗ lực do Mỹ dẫn đầu nhằm đình chỉ Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền LHQ được cảnh báo là có thể khiến mối quan hệ của Hà Nội với phần còn lại của thế giới rơi vào lâm nguy. 

Ngay trước khi cuộc bỏ phiếu nhằm đình chỉ Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc vì những cáo buộc rằng binh lính Nga giết hàng trăm thường dân ở Bucha của Ukraine, Moscow cảnh báo các nước rằng một lá phiếu “đồng ý” hoặc “trắng” đối với sự thúc đẩy của Mỹ để loại bỏ Nga sẽ được coi là một “cử chỉ không thân thiện” và sẽ gây hậu quả cho quan hệ song phương.

Thứ Hai, 18 tháng 4, 2022

THẢ THÍNH SIÊU DÍNH: DÍNH GÌ?

THẢ THÍNH SIÊU DÍNH: DÍNH GÌ?
FB 
Chu Mộng Long - Tôi có ông bạn vong niên, mỗi ngày có dăm bài thơ khoe trên FB. Nghe nói ông ta nổi tiếng trong giới đào hoa. Tôi vào xem thấy những câu thơ đại loại như: "Em là bướm, anh là chim/Chim chim bướm đi tìm mùa xuân", "Mùa xuân hoa nở tưng bừng/Anh làm ong nhỏ hút từng nhuỵ hoa", "Núi đồi nào ở đâu xa/ Khe kia ở giữa ngã ba lên đồi/Anh xin làm trẻ mồ côi/Tìm vui bất tận ở đồi khe em"... 
Tôi cứ hình dung, các em đọc loại thơ này thì một ngày rụng trứng một lần. Quả nhiên, nhìn vào nút like, có hàng trăm em thả tim và nhiều bình luận khen nức nở. Ông ta thành nhà thơ thứ thiệt. Không chừng ra vài tập thơ là thành hội viên hội thơ trung ương, được dân yêu, đảng mến và được phong thần.

QUAN VÂN TRƯỜNG HAY TRẦN HƯNG ĐẠO?

Về bức tượng tại Khu du lịch Cỏ Mây(BRVT):
QUAN VÂN TRƯỜNG HAY TRẦN HƯNG ĐẠO?
Mấy hôm nay trên cộng đồng mạng xảy ra một cuộc tranh luận vô cùng sôi nổi. Ấy là việc Khu du lịch Hồ Mây tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đúc tượng Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn.

Thế nhưng nhiều người cho rằng đó không phải là tượng Trần Hưng Đạo, người được nhân dân tôn sùng và gọi là Đức Thánh Trần với chiến công ba lần đánh tan quân Nguyên-Mông. Mà đó là tượng Quan Vân Trường, còn có tên là Quan Vũ, một dũng tướng văn võ song toàn thời Tam Quốc bên Tàu.

Một truyện ngắn các nhà văn viết hơn 20 năm chưa xong

Một truyện ngắn các nhà văn viết hơn 20 năm chưa xong
FB Phạm Đình Trọng 17-4-2022 - 
Hơn hai mươi năm trước lãnh đạo báo Văn Nghệ giấu mặt, đưa công đoàn ra giải quyết chiếu lệ, thực ra là không giải quyết gì. Nay hội Nhà Văn phải trả lời thư ngỏ ngày 6.4.2022 của DTP cũng giấu mặt. Văn bản trả lời không có người kí tên, không có dấu đỏ hội Nhà Văn thì cũng không hơn gì văn bản nặc danh. Nội dung trả lời vẫn phủi tay, né tránh, vẫn không giải quyết gì!
1. Dù danh nghĩa hội Nhà Văn Việt Nam trả lời thư ngỏ, giải quyết vụ việc của nhà thơ Dạ Thảo Phương (DTP), nhưng tôi không tin đây là cách giải quyết hoàn toàn độc lập, hoàn toàn chủ động của ban chấp hành và của chủ tịch hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều.

Đừng để bị kích động!

Đừng để bị kích động!
FB Mạc Văn Trang - 18-4-2022 Hôm qua tôi thấy lan truyền trên mạng xã hội hình ảnh một số thanh niên Ukraine giằng xé, dẫm đạp cờ Việt Nam với thái độ giận dữ… Có bạn gửi clip đó cho tôi và nhắn, thế này thì quan hệ Việt Nam – Ukraine rất xấu; người Việt Nam ở Ukraine sẽ bị họ phân biệt đối xử, sống sao đây!?

Tôi nghĩ ở nước nào, ở đâu cũng có những nhóm người quá khích, họ không đại diện cho chính phủ và đa số người dân. Nhưng cũng cần biết rằng, tại sao họ làm như vậy?