Nên khen các tướng Nga?
Nguyễn Hoàng Văn 28-4-2022 - Chúng ta có thể chỉ trích cuộc chiến của Nga ở Ukraine về mọi mặt nhưng cũng nên thừa nhận rằng có một điểm đáng khen, đó là việc tướng tá Nga chết nhiều vì họ đã … “xông pha trận mạc”! Chúng ta có thể chê họ dở về mặt quân sự nhưng ít ra, về mặt đạo đức, cũng có gì đó tạm gọi là công bằng so với những người lính trẻ.ảnh Các tướng, tá Nga tử trận ở Ukraine. Nguồn: Daily Mail
Trong hồi ký Đêm giữa ban ngày, chương 9, ông Vũ Thư Hiên kể lại thời trẻ ở chiến khu Việt Bắc đã giật mình khi chứng kiến sự phân biệt giai tầng trong đám cố vấn Trung Cộng, lấy làm ghê tởm khi phát hiện ra những kẻ bỏ gia đình theo cách mạng chỉ để làm lính hầu, thậm chí phải gập người xuống làm cái đòn kê cho sếp đặt chân leo lên lưng ngựa.
Ông giật mình khi chứng kiến sự phân chia “chế độ” ăn uống của các nhà cách mạng này, nào là tiểu táo, trung táo, đại táo theo cấp lớn, cấp trung và cấp nhỏ! Và ông cho biết giới lãnh đạo đảng của ông lúc đó học cách phân biệt này rất nhanh (*).
Chuyện này họ không bao giờ thừa nhận một cách công khai nhưng lắm lúc vô tình, như trong hồi ký của hàng chục nhân vật lãnh đạo chỉ huy hay nghệ sĩ, chúng ta có thể nhận ra tình trạng giai cấp hóa của một đảng chủ trương xóa bỏ giai cấp!
Thí dụ như đạo diễn Đặng Nhật Minh, trong Hồi ký điện ảnh (NXB Văn Nghệ 2005, tr. 53), ông kể về chuyến đi thực tế trong chiến dịch Đường 9 Nam Lào theo đường dây của Bộ Tư lệnh 559 (phụ trách đường mòn Hồ Chí Minh), như sau:
“Vào đến Bộ Tư Lệnh 559 tôi vui mừng gặp Phạm Tiến Duật, tác giả của bài thơ ‘Tiểu đội xe không kính’, đang là cán bộ phòng Văn nghệ ở đây. Phòng văn nghệ đóng trong một hầm sâu, lương thực thực phẩm ê hề, ăn không hết, còn đổ để nuôi lợn… Bộ Tư lệnh 559 đóng trong một hang rộng khoét sâu trong lòng núi. Bom B52 có rơi trúng chẳng hề gì (trừ bom nguyên tử). Tôi đau xót nghĩ: giá như cha tôi hồi đi B được ở trong cái hang như thế này?”
Thời chiến, Trần Đăng Khoa có làm bài thơ “Hạt gạo làng ta”, diễn tả những cơ cực, những mồ hôi nước mắt khi làm ra hạt gạo trong cảnh bom đạn trút lên đầu để rồi kết lại “Hạt gạo làng ta / Gửi ra tiền tuyến / Gửi về phương xa / Em vui em hát/ Hạt vàng làng ta…”
Thỉnh thoảng đọc báo thấy nhà nước làm sống lại huyền thoại về các nữ thanh niên xung phong Đồng Lộc và điều này cho thấy rằng, để đến được tiền tuyến thì những hạt gạo như thế thấm mồ hôi và cả máu của bao nhiêu con người, chưa kể trong thời kỳ hậu chiến, rất nhiều người phải trả giá bằng cả đời người bởi chiến tranh kết thúc thì họ đã mất hết tuổi thanh xuân, sống tàn tạ bên các nông trường hay lâm trường đã giải thể.
Hạt gạo khổ nhọc đến thế nhưng khi vào đến hang sâu vững chãi cho bộ tư lệnh, thì chúng được dùng để nuôi heo.
Trong cuốn sách “Nhớ về anh Lê Đức Thọ” (NXB Chính trị quốc gia, 2000, tr. 143), ông Ung Ngọc Ky, cựu thứ trưởng trong Chính phủ Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam kể lại việc “anh Sáu” ưu ái chỉ đạo để vợ mình từ miền Bắc vào Nam đoàn tụ với chồng trong thời chiến, được đặc cách “với quy chế của một trưởng đoàn, có được một người mang vác và phục vụ, có chế độ ăn uống thuốc men riêng…”
Đây là vua và quan cách mạng chứ không phải chiến sĩ cách mạng. Làm cách mạng mà có người hầu, được ăn riêng, uống thuốc riêng, được nấp trong hang sâu nên hiếm khi các tướng ta chết trận. Chỉ có lính chết.
***
Nhìn sang Ukraine, có thể tướng Nga bây giờ chết nhiều là do kiêu căng, tự phụ, không lường được sức phản kháng của Ukraine, nhưng dẫu sao thì nghĩa tử là nghĩa tận, cũng chiếu cố nhìn họ bằng cái nhìn tích cực. Do đó, nếu bảo phải tìm cho ra một điểm khả dĩ gọi là đáng khen trong cuộc chiến của Nga ở Ukraine, có lẽ chúng ta chỉ nhìn thấy ở điểm này, đó là các tướng Nga không nấp kín phía sau, với vô số hàng rào bọc lót bằng mạng của lính mình.
Xem ra Nga không học được gì từ Tàu, khác xa mấy vua quan cách mạng của ta.
________
Chú thích:
(*) https://www.vinadia.org/dem-giua-ban-ngay-vu-thu-hien/dem-giua-ban-ngay-9/
“Ngay lập tức sau khi biên giới hai nước được nối liền, người anh em cộng sản phương Bắc đã viện trợ cho nước Việt Nam kháng chiến đủ thứ – lương thực, vũ khí, quân dụng. […]
Chẳng bao lâu sau tôi phát hiện ra rằng kèm theo những niềm vui mới, sự nối liền biên giới Việt-Trung còn đem đến cho chúng tôi những điều khó chịu.
Ðập vào mắt chúng tôi là sự phân biệt phẩm trật kỳ cục trong Giải phóng quân. Ðàng sau khẩu hiệu “tất cả để phục vụ cách mạng”, những anh lính trơn và hạ sĩ quan sống như trâu ngựa, cúc cung tận tụy phục vụ cấp trên, bảo gì làm nấy, như những cái máy […]
Lần đầu tôi được thấy tận mắt trong quân đội cách mạng cũng có lính hầu là ở trạm Quảng Nạp, một trong cửa ngõ vào ATK(1) từ ngả Thái Nguyên. Trước đó tôi không bao giờ hình dung có người đi làm cách mạng chỉ để hầu ai đó. Trong quân đội Việt Nam cũng có các vệ sĩ, hồi mới kháng chiến còn gọi là gác-đờ-co(2) nhưng họ hoàn toàn không phải là lính hầu. Cơn sốt rét rừng bất chợt buộc tôi phải nằm lại trạm này đã cho tôi có dịp quan sát mấy đoàn cố vấn Giải phóng quân đi ngang. Những cố vấn Trung Quốc, thường là cấp tướng, đến Việt Nam mang theo cả đoàn lính hầu nhộn nhịp, nào bảo vệ, nào cần vụ, nào cấp dưỡng, nào giám mã. Khi cố vấn lên đường công tác, anh cấp dưỡng quảy nồi niêu xoong chảo lên vai, anh cần vụ lỉnh kỉnh chăn màn gối đệm trên vai, anh giám mã chạy tới cúi gập mình xuống làm cái kê cho cấp trên đạp lên lưng mình mà leo lên ngựa. Cố vấn đến nơi cần nghỉ ngơi thì cần vụ kê giường trải nệm, bày ra nào chậu nào thau cho cấp trên rửa mặt rửa chân, cấp dưỡng te tái lo nấu cơm nấu nước, bảo vệ lăm lăm súng đứng gác, giám mã te tái đi cắt cỏ ngựa. Răm rắp, răm rắp, không chê vào đâu được.
Nhìn cảnh đó tôi vừa ngạc nhiên vừa ghê tởm. Có lẽ không có quân đội nào trên thế giới có thứ lính hầu khốn khổ khốn nạn như lính cần vụ Trung Quốc.
Ăn uống trong quân đội Trung Quốc cũng phân biệt rõ rệt theo cấp bậc, hay nói cho đúng hơn, theo đẳng cấp. Lính trơn cho tới cấp chỉ huy trung đội thì ăn tiêu chuẩn đại táo, tức là mức ăn phổ thông, thấp nhất. Trên đại táo là trung táo, dành cho cấp chỉ huy đại đội tới tiểu đoàn. Tiểu táo là mức ăn dành cho cấp trung đoàn trở lên. Cao nhất là đặc táo, dành riêng cho các nhà lãnh đạo, để đãi khách, bữa nào cũng như tiệc.
Nỗi kinh ngạc của chúng tôi kéo dài không lâu – cả về mặt này quân đội Việt Nam cũng nhanh chóng tiếp cận quân đội đàn anh.”
Trong hồi ký Đêm giữa ban ngày, chương 9, ông Vũ Thư Hiên kể lại thời trẻ ở chiến khu Việt Bắc đã giật mình khi chứng kiến sự phân biệt giai tầng trong đám cố vấn Trung Cộng, lấy làm ghê tởm khi phát hiện ra những kẻ bỏ gia đình theo cách mạng chỉ để làm lính hầu, thậm chí phải gập người xuống làm cái đòn kê cho sếp đặt chân leo lên lưng ngựa.
Ông giật mình khi chứng kiến sự phân chia “chế độ” ăn uống của các nhà cách mạng này, nào là tiểu táo, trung táo, đại táo theo cấp lớn, cấp trung và cấp nhỏ! Và ông cho biết giới lãnh đạo đảng của ông lúc đó học cách phân biệt này rất nhanh (*).
Chuyện này họ không bao giờ thừa nhận một cách công khai nhưng lắm lúc vô tình, như trong hồi ký của hàng chục nhân vật lãnh đạo chỉ huy hay nghệ sĩ, chúng ta có thể nhận ra tình trạng giai cấp hóa của một đảng chủ trương xóa bỏ giai cấp!
Thí dụ như đạo diễn Đặng Nhật Minh, trong Hồi ký điện ảnh (NXB Văn Nghệ 2005, tr. 53), ông kể về chuyến đi thực tế trong chiến dịch Đường 9 Nam Lào theo đường dây của Bộ Tư lệnh 559 (phụ trách đường mòn Hồ Chí Minh), như sau:
“Vào đến Bộ Tư Lệnh 559 tôi vui mừng gặp Phạm Tiến Duật, tác giả của bài thơ ‘Tiểu đội xe không kính’, đang là cán bộ phòng Văn nghệ ở đây. Phòng văn nghệ đóng trong một hầm sâu, lương thực thực phẩm ê hề, ăn không hết, còn đổ để nuôi lợn… Bộ Tư lệnh 559 đóng trong một hang rộng khoét sâu trong lòng núi. Bom B52 có rơi trúng chẳng hề gì (trừ bom nguyên tử). Tôi đau xót nghĩ: giá như cha tôi hồi đi B được ở trong cái hang như thế này?”
Thời chiến, Trần Đăng Khoa có làm bài thơ “Hạt gạo làng ta”, diễn tả những cơ cực, những mồ hôi nước mắt khi làm ra hạt gạo trong cảnh bom đạn trút lên đầu để rồi kết lại “Hạt gạo làng ta / Gửi ra tiền tuyến / Gửi về phương xa / Em vui em hát/ Hạt vàng làng ta…”
Thỉnh thoảng đọc báo thấy nhà nước làm sống lại huyền thoại về các nữ thanh niên xung phong Đồng Lộc và điều này cho thấy rằng, để đến được tiền tuyến thì những hạt gạo như thế thấm mồ hôi và cả máu của bao nhiêu con người, chưa kể trong thời kỳ hậu chiến, rất nhiều người phải trả giá bằng cả đời người bởi chiến tranh kết thúc thì họ đã mất hết tuổi thanh xuân, sống tàn tạ bên các nông trường hay lâm trường đã giải thể.
Hạt gạo khổ nhọc đến thế nhưng khi vào đến hang sâu vững chãi cho bộ tư lệnh, thì chúng được dùng để nuôi heo.
Trong cuốn sách “Nhớ về anh Lê Đức Thọ” (NXB Chính trị quốc gia, 2000, tr. 143), ông Ung Ngọc Ky, cựu thứ trưởng trong Chính phủ Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam kể lại việc “anh Sáu” ưu ái chỉ đạo để vợ mình từ miền Bắc vào Nam đoàn tụ với chồng trong thời chiến, được đặc cách “với quy chế của một trưởng đoàn, có được một người mang vác và phục vụ, có chế độ ăn uống thuốc men riêng…”
Đây là vua và quan cách mạng chứ không phải chiến sĩ cách mạng. Làm cách mạng mà có người hầu, được ăn riêng, uống thuốc riêng, được nấp trong hang sâu nên hiếm khi các tướng ta chết trận. Chỉ có lính chết.
***
Nhìn sang Ukraine, có thể tướng Nga bây giờ chết nhiều là do kiêu căng, tự phụ, không lường được sức phản kháng của Ukraine, nhưng dẫu sao thì nghĩa tử là nghĩa tận, cũng chiếu cố nhìn họ bằng cái nhìn tích cực. Do đó, nếu bảo phải tìm cho ra một điểm khả dĩ gọi là đáng khen trong cuộc chiến của Nga ở Ukraine, có lẽ chúng ta chỉ nhìn thấy ở điểm này, đó là các tướng Nga không nấp kín phía sau, với vô số hàng rào bọc lót bằng mạng của lính mình.
Xem ra Nga không học được gì từ Tàu, khác xa mấy vua quan cách mạng của ta.
________
Chú thích:
(*) https://www.vinadia.org/dem-giua-ban-ngay-vu-thu-hien/dem-giua-ban-ngay-9/
“Ngay lập tức sau khi biên giới hai nước được nối liền, người anh em cộng sản phương Bắc đã viện trợ cho nước Việt Nam kháng chiến đủ thứ – lương thực, vũ khí, quân dụng. […]
Chẳng bao lâu sau tôi phát hiện ra rằng kèm theo những niềm vui mới, sự nối liền biên giới Việt-Trung còn đem đến cho chúng tôi những điều khó chịu.
Ðập vào mắt chúng tôi là sự phân biệt phẩm trật kỳ cục trong Giải phóng quân. Ðàng sau khẩu hiệu “tất cả để phục vụ cách mạng”, những anh lính trơn và hạ sĩ quan sống như trâu ngựa, cúc cung tận tụy phục vụ cấp trên, bảo gì làm nấy, như những cái máy […]
Lần đầu tôi được thấy tận mắt trong quân đội cách mạng cũng có lính hầu là ở trạm Quảng Nạp, một trong cửa ngõ vào ATK(1) từ ngả Thái Nguyên. Trước đó tôi không bao giờ hình dung có người đi làm cách mạng chỉ để hầu ai đó. Trong quân đội Việt Nam cũng có các vệ sĩ, hồi mới kháng chiến còn gọi là gác-đờ-co(2) nhưng họ hoàn toàn không phải là lính hầu. Cơn sốt rét rừng bất chợt buộc tôi phải nằm lại trạm này đã cho tôi có dịp quan sát mấy đoàn cố vấn Giải phóng quân đi ngang. Những cố vấn Trung Quốc, thường là cấp tướng, đến Việt Nam mang theo cả đoàn lính hầu nhộn nhịp, nào bảo vệ, nào cần vụ, nào cấp dưỡng, nào giám mã. Khi cố vấn lên đường công tác, anh cấp dưỡng quảy nồi niêu xoong chảo lên vai, anh cần vụ lỉnh kỉnh chăn màn gối đệm trên vai, anh giám mã chạy tới cúi gập mình xuống làm cái kê cho cấp trên đạp lên lưng mình mà leo lên ngựa. Cố vấn đến nơi cần nghỉ ngơi thì cần vụ kê giường trải nệm, bày ra nào chậu nào thau cho cấp trên rửa mặt rửa chân, cấp dưỡng te tái lo nấu cơm nấu nước, bảo vệ lăm lăm súng đứng gác, giám mã te tái đi cắt cỏ ngựa. Răm rắp, răm rắp, không chê vào đâu được.
Nhìn cảnh đó tôi vừa ngạc nhiên vừa ghê tởm. Có lẽ không có quân đội nào trên thế giới có thứ lính hầu khốn khổ khốn nạn như lính cần vụ Trung Quốc.
Ăn uống trong quân đội Trung Quốc cũng phân biệt rõ rệt theo cấp bậc, hay nói cho đúng hơn, theo đẳng cấp. Lính trơn cho tới cấp chỉ huy trung đội thì ăn tiêu chuẩn đại táo, tức là mức ăn phổ thông, thấp nhất. Trên đại táo là trung táo, dành cho cấp chỉ huy đại đội tới tiểu đoàn. Tiểu táo là mức ăn dành cho cấp trung đoàn trở lên. Cao nhất là đặc táo, dành riêng cho các nhà lãnh đạo, để đãi khách, bữa nào cũng như tiệc.
Nỗi kinh ngạc của chúng tôi kéo dài không lâu – cả về mặt này quân đội Việt Nam cũng nhanh chóng tiếp cận quân đội đàn anh.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét