Đảng Dân chủ tự đào hố chôn mình trước cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ
FB Bảo Nguyên • 16/04/22 Kết quả cuộc thăm dò ý kiến gần đây đối với Tổng thống Biden đạt mức thấp nhất kể từ đầu nhiệm kỳ. Điều này phản ánh những lo lắng của cử tri đối với tình hình kinh tế của đất nước, trong bối cảnh cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ đang đến gần. Bằng những chính sách sai lầm, chính quyền Biden và Đảng Dân chủ đã tự tạo ra tình cảnh khó khăn này.1) Tình cảnh khó khăn do tự mình tạo ra của Đảng Dân chủ
Một cuộc thăm dò ý kiến gần đây cho thấy chỉ 38% người Mỹ ủng hộ công việc mà Tổng thống Joe Biden đang làm — giảm từ 41% vào tháng 12 và 48% vào tháng 7. Đây là tin xấu mới nhất trong nhiều những thông tin tiêu cực đối với Đảng Dân chủ khi cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào tháng 11 đến gần.
53% người Mỹ trong cuộc thăm dò của CNBC, những người không tán thành, đã nhắc tới cách điều hành của ông Biden đối với nền kinh tế, cùng với cuộc khủng hoảng Ukraine, như là lý do chính cho việc phản đối.
Trong các tuyên bố công khai gần đây của mình, ông Biden đã cố gắng nhấn mạnh các tin tốt và hướng sự chú ý đến sự sụt giảm tỷ lệ thất nghiệp dưới thời chính quyền của ông, từ 6,4% vào tháng 1 năm 2021 xuống còn 3,6% hiện tại. Nhưng những con số này dường như không khiến công chúng rời sự chú ý khỏi mức lạm phát đã khiến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 8,5% so với năm ngoái, mức cao nhất trong bốn thập kỷ.
Xung đột Ukraine có tác động không thể phủ nhận đối với giá khí đốt và đại dịch COVID-19 tiếp tục làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt là những chuỗi cung ứng tới từ những vùng như thành phố Thượng Hải vốn đang bị phong tỏa. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng việc đổ lỗi cho các yếu tố bên ngoài nêu trên sẽ không thể thuyết phục cử tri và giúp Đảng Dân Chủ thoát khỏi tình cảnh khó khăn mà chính đảng này đã tự tạo ra. Theo các chuyên gia, trong hai năm qua, đảng của ông Biden đã ngoan cố theo đuổi các chính sách tài khóa làm gia tăng lạm phát.
Theo Ivan Pongracic, giáo sư kinh tế tại Đại học Hillsdale, Đảng Dân chủ đã chi tiêu một cách bất cẩn vượt xa mức hợp lý để đối phó với đại dịch, làm trầm trọng thêm các vấn đề từ phía cung ứng bằng chính sách tiền tệ mở rộng.
“Các vấn đề về phía cung ứng mà chúng ta hiện đang gặp phải, cho dù là các vấn đề chuỗi cung ứng liên quan đến đại dịch hay việc tăng giá hàng hóa liên quan đến chiến tranh ở Ukraine, đặc biệt là dầu, là những yếu tố gia tăng, nhưng sai lầm cơ bản là sự gia tăng khổng lồ của nguồn cung tiền từ Cục Dự trữ Liên bang trong hai năm qua", ông Pongracic nói.
2) Sai lầm của Fed dẫn tới lạm phát bùng nổ
Cục Dự trữ Liên bang đã liên tục bơm tiền mới vào nền kinh tế bằng cách mua trái phiếu kho bạc từ các ngân hàng. Điều này có tác dụng thay thế trái phiếu mà các ngân hàng nắm giữ bằng tiền mới, và tăng mạnh lượng tiền mặt dự trữ để các ngân hàng cho vay, Pongracic lưu ý. Mục đích ở đây là để đáp ứng nhu cầu cao hơn về nguồn vốn, một phần là do đại dịch gây ra, với nguồn cung tiền mặt để cho vay lớn hơn, và do đó giữ cho lãi suất được kiểm soát.
Thước đo cung tiền M2 - thước đo tiền tệ trong nền kinh tế rộng nhất của Fed - đã tăng 40% trong hai năm qua, mức tăng mà ông Pongracic gọi là “đáng kinh ngạc”.
“Fed đã biến một số lượng lớn khoản nợ đó thành tiền để giữ cho lãi suất không tăng, họ nghĩ rằng họ sẽ có thể dừng việc đó nhanh chóng khi đại dịch lắng xuống. Than ôi, các kế hoạch chi tiêu khổng lồ của ông Biden đã khiến điều đó trở nên bất khả thi, và Fed tiếp tục các chính sách thúc đẩy trong thời gian gần như là lâu hơn nhiều so với kế hoạch ban đầu”, ông Pongracic nói.
Một chương trình chi tiêu công khổng lồ, thực sự chưa từng có tiền lệ, chẳng hạn như Kế hoạch Giải cứu người Mỹ trị giá 1,9 nghìn tỷ USD, được Biden ký thành luật vào tháng 03/2021 không phải là bối cảnh lý tưởng để giảm bớt nhu cầu về vay vốn.
Chính quyền đã biến các khoản nợ của chính phủ thành tiền, thay thế trái phiếu chính phủ trong các ngân hàng bằng tiền mới in. Ông Pongracic nói, kết quả cuối cùng của điều này giống hệt như khi Quốc hội kiểm soát Fed và đưa ra quyết định tài trợ chi tiêu thâm hụt của chính mình bằng cách in tiền mới thay vì phát hành trái phiếu.
Ông Pongracic nói: “Đây luôn là nguồn gốc chính của lạm phát, đó là lý do tại sao ở toàn bộ thế giới phương Tây, các ngân hàng trung ương hoạt động độc lập và được thiết kế để tập trung vào nhiệm vụ hàng đầu và quan trọng nhất là ổn định giá cả”, hay lạm phát thấp. Với sự xuất hiện của đại dịch, các ngân hàng trung ương đã quay lưng lại với vai trò truyền thống là giữ gìn sự ổn định giá cả và quyết định ưu tiên việc giúp các chính quyền tài trợ cho các đợt phong tỏa lớn.
3) Cử tri Mỹ đang lo lắng cho tương lai
Vance Ginn, nhà kinh tế trưởng tại Tổ chức Chính sách Công Texas, người từng là phó giám đốc phụ trách chính sách kinh tế tại Văn phòng Quản lý và Ngân sách của Tòa Bạch Ốc từ năm 2019 đến năm 2020, khẳng định rằng in tiền ở mức độ như vậy dẫn đến một nền kinh tế với quá nhiều tiền mặt nhưng lại có quá ít hàng hóa và lạm phát sẽ bùng nổ. Cử tri sẽ rất chú ý tới những hậu quả này.
“Điều quan trọng nhất trong tâm trí của mọi người là lạm phát, và đặc biệt là mức tăng 8,5% của chỉ số CPI trong vòng một năm qua tính đến tháng 3. Đó là mức tăng cao nhất kể từ tháng 12/1981”, ông Ginn nói.
Ông Ginn lưu ý, một thế hệ người Mỹ chưa đủ già để nhớ về những năm 1970 chưa bao giờ chứng kiến lạm phát như thế này trong đời, và những người đủ già đã có những phản ứng tiêu cực một cách quyết liệt. Dù cử tri ở độ tuổi nào, phản ứng của họ đều không phải tín hiệu tích cực cho Đảng Dân chủ.
“Những người đã chứng kiến kiểu lạm phát này trong quá khứ đang thốt lên: ‘Không phải lại thế nữa chứ!’ Thật khó khăn khi cứ phải tiếp tục trả mức giá cao hơn cho thực phẩm, hay tại các trạm xăng. Giá cả đang tăng cao ở khắp mọi nơi", ông Ginn nói.
Lạm phát cao càng khó được chấp nhận trong một nền kinh tế mà, bất chấp những tuyên bố lạc quan gần đây của ông Biden, có tận ba triệu người không nằm trong lực lượng lao động và số người có việc làm ít hơn so với tháng 02/2020, những ngày trước khi phong tỏa và suy thoái xảy ra, ông Ginn nhận xét.
“Có quá nhiều sự không chắc chắn, mọi người lo lắng về tương lai và điều đó không có lợi đối với đảng phái đang nắm quyền. Kết quả thăm dò của Tổng thống Biden tiếp tục thấp, mức thấp nhất trong nhiệm kỳ của ông cho đến nay, và điều đó phản ánh tình trạng kinh tế nói chung”, ông nói thêm.
Ông Ginn không tin rằng ông Biden và các thành viên đảng Dân chủ sẽ có thể thuyết phục công chúng rằng các chiều hướng tiêu cực là kết quả nhất thời của cuộc xung đột Ukraine và các tác động bên ngoài khác, chứ không phải là hậu quả của các chính sách của chính họ. Giá dầu đã tăng nhanh từ lâu trước khi Nga xâm lược Ukraine vào ngày 24/02. Trong khi đó, chính quyền Biden đã hạn chế sản xuất dầu trong nước bằng cách đóng cửa đường ống Keystone XL.
Vance Ginn, nhà kinh tế trưởng tại Tổ chức Chính sách Công Texas, người từng là phó giám đốc phụ trách chính sách kinh tế tại Văn phòng Quản lý và Ngân sách của Tòa Bạch Ốc từ năm 2019 đến năm 2020, khẳng định rằng in tiền ở mức độ như vậy dẫn đến một nền kinh tế với quá nhiều tiền mặt nhưng lại có quá ít hàng hóa và lạm phát sẽ bùng nổ. Cử tri sẽ rất chú ý tới những hậu quả này.
“Điều quan trọng nhất trong tâm trí của mọi người là lạm phát, và đặc biệt là mức tăng 8,5% của chỉ số CPI trong vòng một năm qua tính đến tháng 3. Đó là mức tăng cao nhất kể từ tháng 12/1981”, ông Ginn nói.
Ông Ginn lưu ý, một thế hệ người Mỹ chưa đủ già để nhớ về những năm 1970 chưa bao giờ chứng kiến lạm phát như thế này trong đời, và những người đủ già đã có những phản ứng tiêu cực một cách quyết liệt. Dù cử tri ở độ tuổi nào, phản ứng của họ đều không phải tín hiệu tích cực cho Đảng Dân chủ.
“Những người đã chứng kiến kiểu lạm phát này trong quá khứ đang thốt lên: ‘Không phải lại thế nữa chứ!’ Thật khó khăn khi cứ phải tiếp tục trả mức giá cao hơn cho thực phẩm, hay tại các trạm xăng. Giá cả đang tăng cao ở khắp mọi nơi", ông Ginn nói.
Lạm phát cao càng khó được chấp nhận trong một nền kinh tế mà, bất chấp những tuyên bố lạc quan gần đây của ông Biden, có tận ba triệu người không nằm trong lực lượng lao động và số người có việc làm ít hơn so với tháng 02/2020, những ngày trước khi phong tỏa và suy thoái xảy ra, ông Ginn nhận xét.
“Có quá nhiều sự không chắc chắn, mọi người lo lắng về tương lai và điều đó không có lợi đối với đảng phái đang nắm quyền. Kết quả thăm dò của Tổng thống Biden tiếp tục thấp, mức thấp nhất trong nhiệm kỳ của ông cho đến nay, và điều đó phản ánh tình trạng kinh tế nói chung”, ông nói thêm.
Ông Ginn không tin rằng ông Biden và các thành viên đảng Dân chủ sẽ có thể thuyết phục công chúng rằng các chiều hướng tiêu cực là kết quả nhất thời của cuộc xung đột Ukraine và các tác động bên ngoài khác, chứ không phải là hậu quả của các chính sách của chính họ. Giá dầu đã tăng nhanh từ lâu trước khi Nga xâm lược Ukraine vào ngày 24/02. Trong khi đó, chính quyền Biden đã hạn chế sản xuất dầu trong nước bằng cách đóng cửa đường ống Keystone XL.
Xu hướng ngày càng tăng của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch trong việc đề ra các quy tắc tài chính dựa trên các nguyên tắc “ESG” - Môi trường, Xã hội và Quản trị — đã góp phần ngăn chặn dòng vốn chảy vào các nhà sản xuất dầu khí trong nước, ông Ginn nhận xét.
“Điều này đóng góp vào sự thiếu hụt nguồn cung và do đó đẩy giá lên cao. Hiện tại, chúng ta đang có tràn lan các chính sách gây gia tăng áp lực lên cơ sở hạ tầng thay vì làm dịu bớt tình hình”, ông nói.
“Điều này đóng góp vào sự thiếu hụt nguồn cung và do đó đẩy giá lên cao. Hiện tại, chúng ta đang có tràn lan các chính sách gây gia tăng áp lực lên cơ sở hạ tầng thay vì làm dịu bớt tình hình”, ông nói.
4) Đảo ngược tình hình kinh tế Mỹ sẽ không dễ dàng
Mặc dù triển vọng kinh tế trong vài năm tới không phải đã hoàn toàn tuyệt vọng, nhưng việc đảo ngược sự suy thoái gây ra bởi các chính sách tiền tệ mở rộng và sự điều tiết quá mức của nhà nước sẽ không dễ dàng và có thể cần đến một số biện pháp bất thường về mặt chính trị. Nhưng các đảng viên Đảng Dân chủ có thể phải hứng chịu phán quyết mà các cử tri đưa ra qua cuộc bầu cử sắp tới nếu đảng này không muốn hoặc không thể thay đổi hướng đi.
Ông Pongracic cho biết: Việc kiểm soát lạm phát sẽ cần Cục Dự trữ Liên bang tăng lãi suất nhanh hơn so với những gì các quan chức Fed đã đề xuất tại cuộc họp của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang vào tháng trước. Làm như vậy sẽ dẫn đến nguy cơ làm vỡ các “bong bóng” trong một số lĩnh vực nhất định của nền kinh tế Mỹ, chẳng hạn như thị trường bất động sản, mà theo ông Pongracic đã được định giá quá cao tại thời điểm hiện tại. Một sự thay đổi như vậy cũng có thể dẫn đến một cuộc suy thoái.
“Fed đang hướng tới mục tiêu ‘hạ cánh an toàn’ (kiềm chế lạm phát mà không gây suy thoái], như họ đã nói, nhưng theo ý kiến của tôi, họ đã đi quá xa để có thể làm được điều đó. Những hành động quyết liệt sẽ là cần thiết, và cá nhân tôi không cảm thấy tự tin lắm về việc ban lãnh đạo hiện tại của Fed có đủ khả năng để đưa ra những quyết định khó khăn đó”, ông nói.
Theo cách nhìn của ông Pongracic, nhiều khả năng là các quan chức Fed sẽ đưa ra những lời hứa nhưng cuối cùng sẽ không đưa lạm phát trở lại mục tiêu 2% của Fed. Khoản "thuế vô hình" từ mức lạm phát cao sẽ đè lên vai tất cả người Mỹ, tạo ra tình trạng hỗn loạn và các cảnh tượng gợi nhớ đến nền kinh tế trì trệ và những hàng dài xếp hàng đổ xăng vào những năm 1970.
5) Điều tiết quá mức từ nhà nước là vấn đề nghiêm trọng
Theo ông Ginn, việc điều tiết quá mức của nhà nước tiếp tục là một vấn đề nghiêm trọng. Đạo luật Cắt giảm Thuế và Việc làm năm 2017 của chính quyền Trump là một bước đi đúng hướng và cho thấy sự nhận ra, ít nhất là ở một số cấp chính quyền, rằng việc đánh thuế quá cao các công ty không phải là một giải pháp vì các công ty không phải là đối tượng dễ đánh thuế. Các công ty được tạo thành từ các nhóm cá nhân. Thuế doanh nghiệp cao đồng nghĩa với việc lương thấp hơn và ít việc làm hơn, và ảnh hưởng mạnh mẽ đến toàn bộ xã hội.
Ông nói: “Thuế doanh nghiệp càng thấp, chúng ta sẽ càng cạnh tranh hơn trên sân chơi toàn cầu; ngành sản xuất năng lượng trong nước sẽ giúp chúng ta tăng trưởng cạnh tranh hơn".
6) Những người thu nhập thấp là đối tượng chịu thiệt hại nhiều nhất do các chính sách cấp tiến
Theo ông Ginn, mặc dù những lời rao rảng của Đảng Dân chủ nhấn mạnh việc giúp đỡ những thành viên nghèo nhất trong xã hội, nhưng ta nên xác định xem ai là người chịu nhiều thiệt hại nhất do bùng nổ lạm phát.
“Những người theo chủ nghĩa cấp tiến nói rằng họ đang cố gắng giúp đỡ những người có thu nhập thấp, nhưng chính sách của họ làm tổn thương tầng lớp đó nhiều nhất. Quá nhiều quy định, mà những người tiến bộ cho rằng là vì lợi ích của người dân, tác động tiêu cực mạnh nhất đến những người có thu nhập thấp hơn, đó là một tình huống không công bằng”, ông nói.
Trong khi những người giàu có sẽ tìm ra cách đối phó với các biện pháp như cái được gọi là thuế tỷ phú, cuối cùng các biện pháp đó sẽ dẫn đến việc suy giảm vốn đầu tư vào nền kinh tế. Điều này dẫn đến tình trạng ít việc làm hơn và lương thấp hơn, ông Ginn nói.
Ông nói: “Tất cả mọi người cần có cơ hội tiến lên trên bậc thang thu nhập, và quá thường xuyên, thông qua việc áp đặt nhiều quy định hơn, bạn thực ra đã làm giảm cơ hội của những người ở bậc thang thấp hơn".
Bảo Nguyên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét