Thứ Năm, 14 tháng 4, 2022

Quân NATO đã tham chiến và nhiều người có nguy cơ bị Nga bắt?

Đoạn này hay: Lý do chính của việc Nga không tiêu diệt hết tàn quân Ukraine tại nhà máy thép Mariupol là hy vọng có thể bắt sống các sĩ quan NATO trong nhà máy thép. Trước đó, có thông tin cho rằng quân đội Nga đã phát hiện nhiều sĩ quan cấp cao của NATO đang ẩn náu tại khu vực Mariupol. Ngoài ra, quân đội chính phủ Ukraine cũng đã nhiều lần cử trực thăng tới khu vực này để định giải cứu họ. Vì vậy, quân đội Nga cần phải truy bắt tất cả những "nhân vật quan trọng" này để gửi một món quà lớn đến NATO.
Có phải binh sĩ NATO đã trực tiếp tham chiến và nhiều người đang có nguy cơ bị Nga bắt?
Thu Thủy | 14/04/2022 
Ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy NATO đã trở thành bên thứ ba trong cuộc chiến Nga-Ukraine nhằm nhân cơ hội này hạ gục Nga và kéo quân đội Nga vào vũng lầy chiến tranh. Cơ quan tình báo Pháp đã tiết lộ với giới truyền thông Pháp rằng kể từ khi nổ ra xung đột Nga-Ukraine, đã có những đơn vị bí mật đặc biệt ưu tú của Anh và Mỹ tới tham gia cuộc chiến ở Ukraine. Khi nổ ra xung đột Nga-Ukraine, một điều chắc chắn nó không phải nhằm giải quyết ân oán riêng giữa Nga và Ukraine, mà là một cuộc đọ sức giữa toàn bộ thế giới phương Tây do Mỹ đứng đầu và Nga. Nếu chỉ riêng lực lượng của Ukraine thì không thể cầm cự với Nga trong hơn một tháng qua.

Nhà máy thép Azovstal ở Mariupol nơi đang diễn ra trận chiến ác liệt giữa quân hai bên Nga-Ukraine (Ảnh: AP).

Quân đội Nga tấn công thành phố Mariupol, giao tranh ác liệt với quân Ukraine, có tin tại nhà máy thép Azovstal được phía Ukraine sử dụng làm cứ điểm phòng thủ có một số sĩ quan NATO đang bị vây chặt.

Theo tin của BBC News ngày 13/4, mặc dù quân đội Nga đã tăng cường vây hãm Mariupol nhưng vẫn còn hàng nghìn chiến binh Ukraine ở đó, và Nhà máy thép Azovstal là một trong những cứ điểm tác chiến quan trọng của họ.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia vẫn còn thiếu thông tin đáng tin cậy về số lượng người ở bên trong. Mặc dù có tin đồn rằng quân đội Nga đã sử dụng vũ khí hóa học để tấn công nhưng hiện vấn đề này vẫn không có chứng cứ gì xác nhận.

Tiến sĩ Aglaya Snetkov, một chuyên gia về chính sách đối ngoại và an ninh của Nga tại University College London, cho biết mấy tuần qua, nhà máy sản xuất thép này đã trở thành mục tiêu tấn công chính của lực lượng Nga.

Tuy nhiên, bà Snetkov chỉ ra rằng điều khiến cơ sở được xây dựng từ thời Liên Xô này rất khó bị đánh chiếm là bởi nó được xây dựng rất kiên cố và có diện tích rộng lớn. Thực tế đã chứng minh rằng quân đội Nga khó có thể quét sạch các chiến binh Ukraine đóng tại đây, trong đó có Trung đoàn Azov (Azov Regiment) của Vệ binh Quốc gia Ukraine.

Ảnh vệ tinh chụp Nhà máy thép Azovstal.

Bà Snekov nói rằng cả Nhà máy thép Azovstal và thành phố Mariupol đều đã chứng minh rằng quân đội Nga đang gặp nhiều thách thức khi tác chiến chiến tranh đô thị và cố gắng đánh chiếm những nơi có nhiều chiến binh có thể ẩn náu.

Ngoài ra, chuyên gia tình báo Justin Crump cũng cho rằng nhà máy thép Azovstal bất khả xâm phạm là một trong những vị trí kháng cự cuối cùng của Mariupol. Ông chỉ ra rằng hiện nay quân đội Nga dốc sức oanh kích, chính là đang áp dụng một chiến thuật tiêu hao kéo dài.

Ông nói rằng quân đội Nga đã dựa vào pháo tự hành hạng nặng 240mm để liên tục phá hủy các kiến trúc nơi lực lượng chống đối có thể ẩn náu, sau đó mới tiến hành tấn công bằng bộ binh để giảm thiểu thương vong cho quân đội của họ.

Mặt khác, Justin Crump nói rằng mặc dù trong vài tuần qua quân đội Ukraine đã thể hiện kỷ luật đáng kinh ngạc dưới sự oanh kích tàn khốc của quân Nga, nhưng với việc quân đội Nga cắt đứt đường tiếp vận cung cấp đạn dược và thực phẩm đã hơn một tuần, tình hình ngày càng khó khăn hơn và ngày càng có nhiều người đã buộc phải đầu hàng.


Lính Ukraine đầu hàng ở Mariupol.

Bộ Quốc phòng Nga hôm thứ Tư (13/4) tuyên bố hơn 1.000 lính thủy đánh bộ Ukraine đang bảo vệ Mariupol đã đầu hàng khi quân đội Nga vây hãm thành phố cảng chiến lược Mariupol ở miền nam Ukraine.

Theo trang tin Hồng Kông Dongfang (Đông Phương) ngày 13/4, Bộ Quốc phòng Nga cùng ngày cho biết 1.026 binh sĩ thuộc Lữ đoàn 36 Thủy quân lục chiến Ukraine, trong đó có 162 sĩ quan, đã tự nguyện ra đầu hàng gần nhà máy thép Ilich dưới sự tấn công của quân đội Nga và Cộng hòa Nhân dân Donetsk.

Phía Nga cho biết, 151 binh sĩ Ukraine bị thương đã được điều trị tại chỗ và sau đó được đưa đến bệnh viện thành phố Mariupol. Hiện phía Chính phủ và quân đội Ukraine chưa lên tiếng phản hồi về vụ việc này.

Trước đó cùng ngày 13/4, Tổng thống Cộng hòa Chechnya, Ramzan Kadyrov đã tuyên bố hàng ngàn quân Ukraine đã đầu hàng gần nhà máy thép Azovstal ở Mariupol, địa điểm là một nơi khác với thông tin của Bộ Quốc phòng Nga.

Ngoài ra, ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy NATO đã trở thành bên thứ ba trong cuộc chiến Nga-Ukraine nhằm nhân cơ hội này hạ gục Nga và kéo quân đội Nga vào vũng lầy chiến tranh.

Các thông tin gần đây của Nga dường như khẳng định quan điểm này, bởi vì tuy nội dung tin tức của họ không có gì khác, nhưng cơ quan tình báo Pháp đã tiết lộ với giới truyền thông Pháp rằng kể từ khi nổ ra xung đột Nga-Ukraine, đã có những đơn vị bí mật đặc biệt ưu tú của Anh và Mỹ tới tham gia cuộc chiến ở Ukraine.

Khi nổ ra xung đột Nga-Ukraine, một điều chắc chắn nó không phải nhằm giải quyết ân oán riêng giữa Nga và Ukraine, mà là một cuộc đọ sức giữa toàn bộ thế giới phương Tây do Mỹ đứng đầu và Nga. Nếu chỉ riêng lực lượng của Ukraine thì không thể cầm cự với Nga trong hơn một tháng qua.

Điều đáng chú ý là trước khi báo chí Nga đưa tin về vụ việc, trên mạng đã xuất hiện thông tin cho rằng "lực lượng đặc biệt" của Mỹ và Anh đã xâm nhập vào Ukraine và gây thiệt hại nặng nề cho quân đội Nga.

Tại sao lại như vậy, đó là vì thế giới bên ngoài cho rằng quân đội Nga đang sa vào một cuộc chiến đấu cam go, điều này trái với kế hoạch ban đầu là chiếm được thủ đô Kiev trong vòng vài ngày do đánh giá sai sức mạnh quân sự Ukraine.

Một mặt do ông Zelensky khi giai đoạn đầu của cuộc xung đột Nga-Ukraine đã ra lệnh cấm đàn ông từ 18-60 tuổi trốn ra nước ngoài, nhờ cách này, quân số thực sự của Ukraine đã vượt quá 200.000; mặt khác là sự có mặt của Lực lượng Đặc biệt Anh, Mỹ trà trộn trong quân đội hoặc đội lốt thường dân Ukraine.


Có nhiều thông tin cho rằng lực lượng đặc nhiệm Anh và Mỹ đã tới Ukraine tham chiến.

Đồng thời, trên mạng cũng xuất hiện thông tin lực lượng đặc biệt Mỹ và Anh bí mật tới tham chiến, nguồn tin này được lan truyền từ Georges Malbruno, một nhà báo quốc tế cấp cao của Pháp, dẫn lời một nguồn tin tình báo Pháp cho biết những đơn vị chính thường xuyên có mặt tại Ukraine là "Lực lượng Delta" Đặc nhiệm Quân đội Mỹ, Lực lượng Đặc biệt của Quân đội Anh (SAS), và các tin tức khác cũng chỉ ra rằng Lực lượng đặc biệt Hải cẩu (SEAL) của Hải quân Mỹ.

Ba lực lượng đặc biệt này đều là những người tinh nhuệ, nhất là SAS của Anh, trong giới quân sự lan truyền rằng "sức mạnh của một thành viên có thể so sánh với hiệu quả chiến đấu của một phân đội 200 người" (!).

Điều quan trọng là, Malbruno cũng cho rằng Nga hiểu rất rõ về "cuộc chiến bí mật" do lực lượng tấn công của Mỹ và Anh phát động nhằm vào quân đội của họ.

Thành thật mà nói, không có nhiều tin tức về sự tham gia trực tiếp của quân Mỹ vào cuộc chiến Nga-Ukraine, nhưng tần suất lực lượng SAS của Anh được nhắc đến là quá cao trong những ngày này.

Đầu tiên là việc truyền thông Anh đưa tin trước đó rằng hàng chục binh sĩ SAS "đã xuất ngũ" đã tới hoặc lên kế hoạch tới Ukraine để cung cấp cho quân đội Ukraine những kiến ​​thức chuyên môn về trinh sát và tác chiến chống tăng.

Tất nhiên, có một điểm nhấn đặc biệt ở đây, đó là thù lao của những người lính SAS "xuất ngũ" này được một công ty quân sự tư nhân ở một quốc gia châu Âu chi trả.


Thủ tướng Anh Boris Johnson trên đường phố Kiev, có tin xung quanh là các lính SAS đi hộ tống.

Nói trắng ra, có hai ý nghĩa chính được phía Anh truyền đạt: một là, các binh sĩ SAS đã tới Ukraine chỉ là những cá nhân tự do không thuộc biên chế quân đội Anh; hai là nhằm chứng minh rằng chính phủ Anh đã không gửi quân tinh nhuệ tới chiến đấu cho Ukraine. Nhưng thực sự liệu có như vậy?

Trong phóng sự về chuyến thăm của Thủ tướng Anh Boris Johnson tới thủ đô Kiev của Ukraine vào tuần trước, khi đó có thông tin nói rằng ông Johnson đã được các vệ sĩ của SAS vây quanh.

Tuy hiện nay thông tin này không được chính thức xác nhận, nhưng "không có lửa sao có khói", việc Thủ tướng Anh đích thân đến Kiev để thúc giục ông Zelensky tiếp tục chiến đấu chống lại Nga tự nó đã là một hành động tiếp lửa.

Nhân tiện, mới tuần trước, Phó Thủ tướng Anh Raab đã tiết lộ quân đội Anh đã huấn luyện cho Ukraine 22.000 quân tại Ba Lan và những binh sĩ Ukraine này sẽ trở về cùng với 10.000 bộ vũ khí chống tăng do Anh cung cấp.

Vì vậy, theo quan điểm này, ngay cả khi không thể khẳng định rằng chính phủ Anh đã gửi quân SAS đến Ukraine, việc huấn luyện binh sĩ Ukraine ở Ba Lan có thể chứng minh rằng Vương quốc Anh đã tham gia vào cuộc chiến Nga-Ukraine.

Hãy nghĩ xem, Vương quốc Anh đã giúp đỡ Ukraine rất nhiều; Mỹ, kẻ thù truyền kiếp của Nga, có thể còn làm nhiều hơn, nhưng tin tức được quản chặt chẽ hơn và không được đưa.

Nhưng rồi cũng phải nói lại, khi một lượng lớn lính đánh thuê nước ngoài tràn vào Ukraine dưới danh nghĩa "Binh đoàn quốc tế", hầu như ai cũng hiểu ra một điều, đó là NATO đã can dự vào cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, và việc đưa quân vào Ukraine là điều hoàn toàn có thể xảy ra.


Loại cối tự hành 2S4 Tyulpan cỡ nòng 240mm được Nga huy động để công phá Mariupol.

Có thể thấy rằng, việc Anh và Mỹ đưa quân tinh nhuệ vào Ukraine là điều đã được quân đội Nga dự liệu.

Tuy nhiên, quốc gia chiến đấu sẽ không sợ điều này, Tổng thống Nga Putin đã tuyên bố: bất kể là ai, nếu ngăn chặn các hành động đang diễn ra của quân đội Nga hoặc đe dọa an ninh của Nga, Nga sẽ nhanh chóng phản kích. Vì vậy theo quan điểm này, cho dù quân đội Mỹ và Anh, nếu ngăn chặn hoạt động "phi quân sự hóa" sẽ đều bị quân Nga tấn công.

Quân đội Nga hiện đã hoàn thành việc bao vây toàn bộ khu vực Mariupol, chỉ còn Nhà máy thép Azovstal còn thuộc quyền kiểm soát của quân đội Ukraine. Để có thể chiếm được nhà máy thép này, quân đội Nga đã triển khai tới mặt trận Mariupol loại súng cối tự hành 2S4 Tyulpan lớn nhất thế giới.

Loại pháo này có cỡ nòng lớn 240 mm và có thể phá hủy bất kỳ công sự nào bằng cách sử dụng các loại đạn đặc biệt.

Lý do chính của việc Nga lựa chọn sử dụng một "lợi khí đánh thành" như vậy tham gia trận chiến là hy vọng có thể bắt sống các sĩ quan NATO trong nhà máy thép. Trước đó, có thông tin cho rằng quân đội Nga đã phát hiện nhiều sĩ quan cấp cao của NATO đang ẩn náu tại khu vực Mariupol.

Ngoài ra, quân đội chính phủ Ukraine cũng đã nhiều lần cử trực thăng tới khu vực này để định giải cứu họ. Vì vậy, quân đội Nga cần phải truy bắt tất cả những "nhân vật quan trọng" này để gửi một món quà lớn đến NATO.

https://soha.vn/co-phai-binh-si-nato-da-truc-tiep-tham-chien-va-nhieu-nguoi-dang-co-nguy-co-bi-nga-bat-20220414103323225.htm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét