'Hiệu ứng lồng chim'
FB Minh An • Cái gì cũng không nỡ vứt bỏ thì không thể nói tới chất lượng cuộc sống. Từ phức tạp quay trở về giản đơn, hãy để nội tâm trở lại trong sáng. Tiểu thuyết gia Tiền Chung Thư cho rằng, con người sống trên đời, mọi thứ bên ngoài đều không quan trọng, chỉ có kiến thức bên trong và sự phong phú về tinh thần mới là nền tảng xác lập vị thế.Năm 1907, Giáo sư James cùng với bạn của ông là nhà vật lý Carlson nghỉ hưu, rời khỏi Đại học Harvard. Một ngày nọ, hai người cá cược, James nói với Carlson rằng: "Tôi nhất định sẽ khiến anh nuôi một con chim”.
Carlson không đồng tình: “Tôi không tin! Tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc có một con chim”.
Sau đó, vào ngày sinh nhật của Carlson, James đã tặng ông một chiếc lồng chim đẹp tinh xảo.
Bất cứ khi nào có khách đến nhà Carlson, và nhìn thấy chiếc lồng chim trống, hầu như họ sẽ hỏi: “Thưa giáo sư, con chim của ông nuôi bị chết khi nào?”
Carlson lúc đầu kiên nhẫn giải thích: “Tôi chưa bao giờ nuôi chim”.
Vì quá nhiều hỏi nên Carlson quyết định đơn giản là mua một con chim.
Đây chính là “hiệu ứng lồng chim” nổi tiếng trong tâm lý học: Nếu một người sở hữu một chiếc lồng, rất có thể anh ta sẽ mua một con chim thay vì vứt chiếc lồng đi.
Cuối cùng, con người trở thành kẻ bị giam cầm trong lồng. Trong cuộc sống, “hiệu ứng lồng chim” cũng không phải là mới. Chúng ta luôn mưu cầu, và cuối cùng bị vật chất điều khiển, sống với gánh nặng.
1. Sở hữu càng nhiều, hạnh phúc càng rời xa
Một lần trên mạng, tình cờ tôi đọc được câu chuyện của một cư dân mạng:
Mẹ của cư dân mạng này là một người chuyên tích trữ đồ, chiếc tai nghe kém chất lượng được tặng khi rút thăm mua hàng, chiếc túi kéo ren bằng lụa đựng kẹo đám cưới, cái áo len trái mùa, những cuốn tạp chí cũ mà bà đã không giở ra trong hơn mười năm, tất cả bà đều không nỡ vứt bỏ.
Cư dân mạng này đã nhiều lần cố gắng dọn dẹp, vứt đi một số thứ không cần dùng nữa nhưng luôn bị mẹ cô ngăn cản.
Cô bất lực và chỉ muốn rời đi càng sớm càng tốt, nhưng cô không bao giờ nghĩ rằng sau khi cô vào đại học, phòng ngủ của cô cũng bị chiếm dụng.
Ban đầu nó là căn phòng ngủ yên tĩnh và ấm áp của cô ấy, nhưng sau đó nó được lấp đầy bởi những chiếc áo phông trắng ố vàng và những chiếc khăn lụa rẻ tiền, và nó đã biến thành một cửa hàng tạp hóa.
Tích trữ quá nhiều đồ ở nhà không chỉ khiến môi trường bừa bộn, mà còn mang đến nhiều phiền phức cho cuộc sống.
Có lần, cô ra khỏi thành phố và cần số hộ chiếu, cô nhờ mẹ tìm giúp, mẹ cô lục tung các thùng hàng hơn nửa tiếng đồng hồ, cuối cùng tức giận nói: “Mẹ không tìm thấy”. Vì quá lo lắng, cô ấy đã nói vài câu với mẹ, cuối cùng hai mẹ con giận nhau. Cô cho biết mỗi lần về nhà là như vào bãi rác, bảo mẹ dọn đồ thì hai người lại cãi nhau.
Có thể có nhiều người giống như bà mẹ này, luôn cho rằng không vứt đi là một kiểu tiết kiệm, nên đồ càng ngày càng chất đống, không gian ngày càng chật hẹp. Khi không gian sống bị siết chặt đến mức không thở nổi thì phiền phức và lo lắng sẽ tự nhiên ập đến.
Nhà triết học Hy Lạp cổ đại Epicotita từng nói: “Hạnh phúc của đời người đến từ việc giảm tối đa sự phụ thuộc vào những thứ bên ngoài”.
Khi chúng ta sở hữu một thứ gì đó, thực ra chúng ta cũng bị nó chiếm hữu. Nếu bạn luôn bị ràng buộc bởi những thứ vô dụng thì hạnh phúc sẽ mãi xa tầm tay.
2. Người mà cái gì cũng muốn có thì cuối cùng chẳng được gì
Một ngày nọ, một số sinh viên khuyến khích nhà triết học Socrates đi dạo quanh khu chợ sôi động.
Người học trò: “Trong chợ có vô số thứ mới lạ, đến đó chắc chắn thầy sẽ quay lại với rất nhiều thứ”.
Sau khi Socrates trở về, các học trò háo hức chờ Socrates chia sẻ những gì ông thu hoạch được, nhưng Socrates đã xoè hai bàn tay trắng và nói: “Lợi ích lớn nhất của chuyến đi của ta lần này là khám phá ra rằng, có rất nhiều thứ trên thế giới này mà ta không cần”.
Nhiều khi chúng ta sống không hạnh phúc không phải là chúng ta nhận được quá ít, mà là chúng ta mong muốn quá nhiều. Cuộc sống đầy đủ đòi hỏi những phép trừ không ngừng, và tìm được tâm chân thật trong khoảng trống.
Khi nhà văn Khoan Khoan 35 tuổi, cùng chồng từ Bắc Kinh đến Đại Lý (khu tự trị của dân tộc Bạch ở Vân Nam) định cư, hai người định cho bớt đồ dư thừa đi, khi sàng lọc và đóng gói, cô không khỏi thở dài: “Tôi đã dành rất nhiều thời gian và tiền bạc để mua rất nhiều thứ mà tôi không cần”.
Sau khi đến Đại Lý, không có các cửa hàng rực rỡ, và nhu cầu vật chất được giảm xuống mức tối thiểu.
Bánh mì, mứt, sữa chua được các cửa hàng xung quanh chuyển đến thường xuyên nên cô dần không còn ham muốn mua sắm nữa.
Khoan Khoan cho biết, tôi nhớ mình đã nhìn những sản phẩm đắt tiền và đẹp đẽ trong cửa sổ dưới ánh đèn đường ở nơi phồn hoa nhất của thành phố, trong lòng nổi lên ham muốn chiếm hữu, chán nản khi không có được nó, và cố gắng mong ước đến một ngày có được nó.
Nhưng khi bạn thực sự nhìn vầng trăng trong sáng, bạn sẽ cảm thấy rằng mọi thứ bạn có là một sự ràng buộc.
Trong cuộc sống này, nhu cầu của con người là vừa phải, dư thừa có thể dẫn đến tai họa.
Sự phong phú của vật chất không đồng nghĩa với sự dồi dào của cuộc sống, chỉ bằng cách học cách kiềm chế ham muốn, chúng ta mới có thể duy trì hạnh phúc trong thế giới phức tạp.
Chỉ khi biết đủ là vui, duy trì một tâm trí trong sáng, bạn mới có thể trải nghiệm vẻ đẹp thuần khiết và giản dị nhất của cuộc sống.
3. Càng buông càng gần với hạnh phúc
Có lần tôi đọc được một tiêu đề trên mạng: Đâu là chân lý cuộc sống mà rất lâu bạn mới hiểu ra?
Có người trả lời: “Từng mê lạc trong chủ nghĩa vật chất hời hợt, chìm đắm trong sự ganh đua và khoe khoang. Mãi đến khi đi nhiều hơn và đọc nhiều sách, tôi mới thực sự hiểu câu nói, thế giới là của bản thân mình không liên quan gì đến người khác”.
Trong thời đại ngày nay, tất cả mọi người đều bị ràng buộc bởi dục vọng tiến lên, nhưng người thực sự khôn ngoan mới có thể thoát khỏi gông cùm của vật chất, và tìm thấy sự tự do của tâm hồn.
Tiểu thuyết gia Tiền Chung Thư cho rằng, con người sống trên đời, mọi thứ bên ngoài đều không quan trọng, chỉ có kiến thức bên trong và sự phong phú về tinh thần mới là nền tảng xác lập vị thế.
Tôi ấn tượng với câu nói: “Chỉ khi mọi thứ trở về đơn giản, người ta mới có cơ hội suy ngẫm về sinh mệnh của chính mình”.
Nhà thơ Lâm Hòa Tịnh thời Tống quanh năm sống ẩn dật dưới chân núi, và duy trì cuộc sống giản dị bằng nghề bán mơ. Lúc bình thường, ông có thể tự do chèo chiếc thuyền nhỏ qua lại, hay tựa vào gốc cây mơ già và ngắm nhìn đàn hạc trắng nhảy múa, sống một cuộc đời tự do và mãn nguyện.
Trong nhà của Haruki Murakami, một nhà văn Nhật Bản, không có TV, sàn nhà sáng có thể soi gương, chỉ mặc vài bộ quần áo và ăn những bữa ăn đơn giản, nhưng ông đã xây dựng đế quốc tiểu thuyết của riêng mình.
Trên thực tế, mức độ đòi hỏi của một người đối với vật chất hoàn toàn phản ánh mức độ phong phú của tâm hồn người đó.
Một người thực sự minh bạch không bị mệt mỏi bởi những thứ bên ngoài. Cuộc sống không phải là một lễ hội nông cạn, mà là một loại tu luyện tinh thần. Cách tốt nhất để sống cuộc đời còn lại là sống với hiện tại bằng tâm thanh tịnh và tự tại.
Từ phức tạp trở về với giản đơn, để nội tâm trở lại thuần khiết, chúng ta mới có thể mang lại cho cuộc sống ý nghĩa từ một cấp độ cao hơn.
Tagore có một bài thơ kinh điển:
Một đêm, tôi đã đốt cháy tất cả ký ức của mình,
Từ đó những giấc mơ của tôi trở nên rõ ràng;
Một buổi sáng, tôi đã vứt bỏ tất cả ngày hôm qua,
Bước chân của tôi từ đó nhẹ nhàng
Con người càng buông, sẽ càng dễ có được hạnh phúc, càng ít gánh nặng thì càng gần với bản nguyên của hạnh phúc.
Tối giản không phải là để trở thành một người khổ hạnh, mà để chúng ta không trở thành nô lệ của dục vọng. Biết tiết chế, có lựa chọn, trong cuộc sống hối hả và nhộn nhịp của thế giới, sẽ cảm nhận được tự tại của riêng mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét