Từ vụ phá dỡ toà nhà trăm tuổi ở 61 Trần Phú: Thấy gì đằng sau chuyện ‘đúng quy trình’
14/04/2022 Giờ đây, khi đi qua sẽ thấy toà nhà kiến trúc Pháp ở 61 Trần Phú (quận Ba Đình, Hà Nội) đã bị phá dỡ tan tành, chỉ còn lại tấm bia kỷ niệm. Lý do người ta đưa ra để biện minh cho việc phá dỡ công trình kiến trúc trăm tuổi, các bước phê duyệt dự án cao ốc bốn mặt tiền đều đúng quy định, quy trình. Bài viết này xin thảo luận về "quy trình" đó.
Một góc chưa bị phá của tòa nhà trăm tuổi (ảnh lớn) và phối cảnh cao ốc dự kiến được xây dựng tại địa chỉ 61 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội (ảnh nhỏ). Ảnh: Người Lao Động
Một góc chưa bị phá của tòa nhà trăm tuổi (ảnh lớn) và phối cảnh cao ốc dự kiến được xây dựng tại địa chỉ 61 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội (ảnh nhỏ). Ảnh: Người Lao Động
Hễ không có trong danh mục bảo tồn là cứ phá?
Lý lẽ của bên phá là: việc phá ngôi nhà cũ vì không có giá trị, "không nằm trong Danh mục công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954 cần tập trung nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa"… Nếu cứ chỉ vin theo lý ấy thì Hà Nội có nhiều công trình có thể chịu chung số phận, như: Ga Hà Nội, cầu Long Biên, Công viên Thống Nhất, Cung Thiếu Nhi Hà Nội, Nhà máy dệt 8/3, và vô số ngôi nhà trong phố cổ/ cũ Hà Nội… vì tất cả chúng không nằm trong diện bảo tồn?
Mà dù có trong diện bảo tồn, như hồ Hoàn Kiếm và vùng phụ cận (được công nhận là di tích Quốc gia đặc biệt từ 2013) nhưng vì chưa có kế hoạch / quy hoạch bảo tồn, nên Hà Nội đã định đào ga tầu điện ngầm “khổng lồ” ở sát hồ (may mà cơ quan hữu quan và dư luận xã hội, truyền thông lên tiếng phản biện kịp thời nên ga tàu điện ngầm đã phải chuyển ra khỏi vùng bảo vệ di tích).
Rồi, ngay cả khi có Quy hoạch chi tiết Hồ Gươm và vùng phụ cận (được Bộ Xây dựng phê duyệt tháng 9.1996) chỉ cho phép xây nhà cao 16m, hệ số xây dựng 2,14, nhưng có vẻ bất chấp, các cơ quan quản lý kiến trúc xây dựng Hà Nội vẫn cho phép xây dựng khách sạn (đang hoàn thiện trên phố Lê Thái tổ) cao hơn 30,6m, hệ số xây dựng 4,75, nếu gộp cả 14.355m2 tầng hầm thì hệ số xây dựng là 8,0 – gấp 4 lần hệ số quy hoạch cho phép.
Dẫn ra vài sự việc để cho thấy hành động “đúng quy trình” chỉ là một “uyển ngữ”. Bởi, rõ ràng khi cần phá thì họ cũng bảo đúng “đúng quy trình”, còn khi đúng quy định là không được phá, thì họ lại lờ đi những quy định, quy trình ấy? Cho nên vấn đề cần minh bạch đang nằm ở ngay chính trong cái “quy trình” đã cho phép đập phá công trình trăm tuổi một cách vội vàng này.
Trên bức tường của dãy nhà phía mặt đường phố Nguyễn Thái Học - Lê Trực có một bức phù điêu hình ảnh dân quân tự vệ bảo vệ Hà Nội trong kháng chiến chống Mỹ. Ảnh: Phạm Hưng/ Dân Việt
Ai giám sát người thực hiện quy trình?
Trước hết, xin đặt câu hỏi này chỉ với các chủ trương, quy định chuyển đổi đất nhà máy thành không gian công cộng và cây xanh ở Hà Nội?
Xin đọc lại các bản Điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 theo Quyết định số 108/1998/QĐ-TTg (phê duyệt năm 1998) và Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn 2050 theo Quyết định số 1259/QĐ- TTg (phê duyệt 2011) đã đặt ra mục tiêu di dời các nhà máy ô nhiễm thay vào đó là công trình công cộng, không gian xanh, hạ tầng xã hội. Đây là cam kết long trọng yếu của các cấp quản lý trước toàn xã hội để chính quyền các cấp cụ thể phải có trách nhiệm thực hiện. Vậy nhưng tại sao các bản quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết đã vẽ ra, được thông qua lại “quên" ngay cam kết này? Và việc quên ấy, có “đúng quy trình" không?
Năm 2021 Hà Nội thực hiện rà soát đánh giá quy hoạch và thực hiện Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn 2050, người dân có quyền được hỏi: hàng trăm nhà máy, cơ sở công nghiệp đã di dời thì có bao nhiêu cái thành không gian công cộng và cây xanh? Rằng các cơ quan vẽ quy hoạch của Bộ Xây dựng và Hà Nội đã cụ thể hóa cái từng cam kết đó như thế nào? Rồi căn cứ vào quy trình nào? Cơ sở/ luận cứ khoa học nào để chỉ trong bán kính chưa đến 300m cận kề trung tâm Ba Đình có tới 4 dự án bất động sản thuộc loại lớn thay thế các nhà máy gạch Đại La, Nhà máy In Tiến bộ, may Chiến Thắng, Thiết bị Bưu Điện vốn nằm trên khu đất này?...
Dường như chưa có quy trình giám sát việc di dời nhà máy ra ngoài trả lại không gian công cộng, không gian xanh trong trung tâm Hà Nội.
Đổi đất “vàng” với giá bèo
Xin tiết lộ khu vực này đã được các nhà đầu tư bất động sản ngắm tới từ 30 năm trước (1993- 1996) và ngay khi hàng loạt các nhà máy nằm trên đất "vàng" này "biến mất" thì thay vào đó là các bất động sản cao tầng.
Hãy khoan bàn về công trình xấu đẹp hay giá trị văn hóa lịch sử mà tập trung bàn về giá trị tài sản công tư đang được trao đổi theo nguyên tắc/ quy chế nào? Thí dụ, nhà máy phải di dời đã được thành phố cấp đất mới, vậy chỗ đất mới ấy đang làm gì? Nhận đất mới rồi thì trả đất cũ cho công sản, cớ sao lại được đem bán một lần nữa? Cần bao nhiêu tài nguyên công nữa tiếp tục bị “tư nhân hóa” trong cuộc di dời vòng vèo này?(1)...
Quy trình nào để cấp phép xây dựng công trình khách sạn vượt các chỉ tiêu Quy hoạch Hồ Gươm và vùng phụ cận đã được Bộ Xây Dựng phê duyệt 9.1996?
Điều đáng chú ý là không ít cuộc “đổi chác” này chủ yếu được quyết định trong nhiệm kỳ mà nhiều lãnh đạo thành phố dính sai phạm dẫn đến bị kỷ luật, thậm chí rơi vào vòng lao lý: ông Nguyễn Đức Chung, nguyên chủ tịch UBND Thành phố, bị bắt giam; còn cấp phó chuyên trách về quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị thì bị kỷ luật(2). Vậy chính quyền thành phố đã nhìn ra những bất cập đó hay chưa? Bởi với 9.000m2 đất trung tâm, đất "vàng" mà không chuyển thành 9.000 tỷ, thì cũng không thể chấp nhận giá vài chục triệu đồng/m2 – tức bằng giá đất ruộng ngoại ô?!
Hà Nội đã từng phá các tòa nhà cũ trên đất công để xây mới các bất động sản tư nhân, nhưng cũng có những dự án được giành giật lại được bảo vệ. Nhà tù Hỏa Lò chẳng hạn, phải di chuyển cho nhà đầu tư nước ngoài xây tòa nhà cao tầng, nhưng một phần của nó được giữ lại làm nhà lưu niệm. Hiện tòa cao ốc kia đã cũ kỹ trong khi di tích nhà tù Hỏa Lò hoạt động rất tốt, đông đúc khách tham quan. Thắng lợi của dự án bảo tồn cả về vật chất lẫn tinh thần khiến nhiều người hối tiếc hỏi, sao không giữ lại tất cả?
Còn nhiều ví dụ nữa, như trước cửa Nhà hát Lớn, trên phố Nhà Chung, hồ Bệnh viện Đống Đa, hay ô đất kẹt giữa các tòa nhà cao tầng cuối phố Bà Triệu… đã không bị lấy đất xây nhà mà giữ lại thành vườn hoa, giúp Thủ đô đã không nghèo đi mà ngược lại, còn giàu thêm không gian công cộng cho cộng đồng xã hội.
Trong 19 năm (2003 – 2022) dân số nội thành Hà Nội tăng gấp đôi (3,7 triệu lên 7,4 triệu), nhưng sau mở rộng diện tích đô thị theo vết dầu loang tăng gấp 10 lần, vậy Hà Nội đã rất to hơn rất nhiều, nhưng đã đẹp hơn? Câu hỏi này vẫn chờ câu trả lời ở phía trước.
Trần Huy Ánh - Ủy viên thường vụ Hội Kiến trúc sư Hà Nội
https://nguoidothi.net.vn/tu-vu-pha-do-toa-nha-tram-tuoi-o-61-tran-phu-thay-gi-dang-sau-chuyen-dung-quy-trinh-34514.html
____________
(1) https://vtc.vn/pha-do-thi-cong-to-a-nha-phap-co-o-ha-no-i-him-lam-giu-vai-tro-gi-ar670072.html
(2) https://vnexpress.net/nguyen-pho-chu-tich-thanh-pho-ha-noi-bi-canh-cao-4374064.html
Lý lẽ của bên phá là: việc phá ngôi nhà cũ vì không có giá trị, "không nằm trong Danh mục công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954 cần tập trung nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa"… Nếu cứ chỉ vin theo lý ấy thì Hà Nội có nhiều công trình có thể chịu chung số phận, như: Ga Hà Nội, cầu Long Biên, Công viên Thống Nhất, Cung Thiếu Nhi Hà Nội, Nhà máy dệt 8/3, và vô số ngôi nhà trong phố cổ/ cũ Hà Nội… vì tất cả chúng không nằm trong diện bảo tồn?
Mà dù có trong diện bảo tồn, như hồ Hoàn Kiếm và vùng phụ cận (được công nhận là di tích Quốc gia đặc biệt từ 2013) nhưng vì chưa có kế hoạch / quy hoạch bảo tồn, nên Hà Nội đã định đào ga tầu điện ngầm “khổng lồ” ở sát hồ (may mà cơ quan hữu quan và dư luận xã hội, truyền thông lên tiếng phản biện kịp thời nên ga tàu điện ngầm đã phải chuyển ra khỏi vùng bảo vệ di tích).
Rồi, ngay cả khi có Quy hoạch chi tiết Hồ Gươm và vùng phụ cận (được Bộ Xây dựng phê duyệt tháng 9.1996) chỉ cho phép xây nhà cao 16m, hệ số xây dựng 2,14, nhưng có vẻ bất chấp, các cơ quan quản lý kiến trúc xây dựng Hà Nội vẫn cho phép xây dựng khách sạn (đang hoàn thiện trên phố Lê Thái tổ) cao hơn 30,6m, hệ số xây dựng 4,75, nếu gộp cả 14.355m2 tầng hầm thì hệ số xây dựng là 8,0 – gấp 4 lần hệ số quy hoạch cho phép.
Dẫn ra vài sự việc để cho thấy hành động “đúng quy trình” chỉ là một “uyển ngữ”. Bởi, rõ ràng khi cần phá thì họ cũng bảo đúng “đúng quy trình”, còn khi đúng quy định là không được phá, thì họ lại lờ đi những quy định, quy trình ấy? Cho nên vấn đề cần minh bạch đang nằm ở ngay chính trong cái “quy trình” đã cho phép đập phá công trình trăm tuổi một cách vội vàng này.
Trên bức tường của dãy nhà phía mặt đường phố Nguyễn Thái Học - Lê Trực có một bức phù điêu hình ảnh dân quân tự vệ bảo vệ Hà Nội trong kháng chiến chống Mỹ. Ảnh: Phạm Hưng/ Dân Việt
Ai giám sát người thực hiện quy trình?
Trước hết, xin đặt câu hỏi này chỉ với các chủ trương, quy định chuyển đổi đất nhà máy thành không gian công cộng và cây xanh ở Hà Nội?
Xin đọc lại các bản Điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 theo Quyết định số 108/1998/QĐ-TTg (phê duyệt năm 1998) và Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn 2050 theo Quyết định số 1259/QĐ- TTg (phê duyệt 2011) đã đặt ra mục tiêu di dời các nhà máy ô nhiễm thay vào đó là công trình công cộng, không gian xanh, hạ tầng xã hội. Đây là cam kết long trọng yếu của các cấp quản lý trước toàn xã hội để chính quyền các cấp cụ thể phải có trách nhiệm thực hiện. Vậy nhưng tại sao các bản quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết đã vẽ ra, được thông qua lại “quên" ngay cam kết này? Và việc quên ấy, có “đúng quy trình" không?
Năm 2021 Hà Nội thực hiện rà soát đánh giá quy hoạch và thực hiện Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn 2050, người dân có quyền được hỏi: hàng trăm nhà máy, cơ sở công nghiệp đã di dời thì có bao nhiêu cái thành không gian công cộng và cây xanh? Rằng các cơ quan vẽ quy hoạch của Bộ Xây dựng và Hà Nội đã cụ thể hóa cái từng cam kết đó như thế nào? Rồi căn cứ vào quy trình nào? Cơ sở/ luận cứ khoa học nào để chỉ trong bán kính chưa đến 300m cận kề trung tâm Ba Đình có tới 4 dự án bất động sản thuộc loại lớn thay thế các nhà máy gạch Đại La, Nhà máy In Tiến bộ, may Chiến Thắng, Thiết bị Bưu Điện vốn nằm trên khu đất này?...
Dường như chưa có quy trình giám sát việc di dời nhà máy ra ngoài trả lại không gian công cộng, không gian xanh trong trung tâm Hà Nội.
Đổi đất “vàng” với giá bèo
Xin tiết lộ khu vực này đã được các nhà đầu tư bất động sản ngắm tới từ 30 năm trước (1993- 1996) và ngay khi hàng loạt các nhà máy nằm trên đất "vàng" này "biến mất" thì thay vào đó là các bất động sản cao tầng.
Hãy khoan bàn về công trình xấu đẹp hay giá trị văn hóa lịch sử mà tập trung bàn về giá trị tài sản công tư đang được trao đổi theo nguyên tắc/ quy chế nào? Thí dụ, nhà máy phải di dời đã được thành phố cấp đất mới, vậy chỗ đất mới ấy đang làm gì? Nhận đất mới rồi thì trả đất cũ cho công sản, cớ sao lại được đem bán một lần nữa? Cần bao nhiêu tài nguyên công nữa tiếp tục bị “tư nhân hóa” trong cuộc di dời vòng vèo này?(1)...
Quy trình nào để cấp phép xây dựng công trình khách sạn vượt các chỉ tiêu Quy hoạch Hồ Gươm và vùng phụ cận đã được Bộ Xây Dựng phê duyệt 9.1996?
Điều đáng chú ý là không ít cuộc “đổi chác” này chủ yếu được quyết định trong nhiệm kỳ mà nhiều lãnh đạo thành phố dính sai phạm dẫn đến bị kỷ luật, thậm chí rơi vào vòng lao lý: ông Nguyễn Đức Chung, nguyên chủ tịch UBND Thành phố, bị bắt giam; còn cấp phó chuyên trách về quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị thì bị kỷ luật(2). Vậy chính quyền thành phố đã nhìn ra những bất cập đó hay chưa? Bởi với 9.000m2 đất trung tâm, đất "vàng" mà không chuyển thành 9.000 tỷ, thì cũng không thể chấp nhận giá vài chục triệu đồng/m2 – tức bằng giá đất ruộng ngoại ô?!
Hà Nội đã từng phá các tòa nhà cũ trên đất công để xây mới các bất động sản tư nhân, nhưng cũng có những dự án được giành giật lại được bảo vệ. Nhà tù Hỏa Lò chẳng hạn, phải di chuyển cho nhà đầu tư nước ngoài xây tòa nhà cao tầng, nhưng một phần của nó được giữ lại làm nhà lưu niệm. Hiện tòa cao ốc kia đã cũ kỹ trong khi di tích nhà tù Hỏa Lò hoạt động rất tốt, đông đúc khách tham quan. Thắng lợi của dự án bảo tồn cả về vật chất lẫn tinh thần khiến nhiều người hối tiếc hỏi, sao không giữ lại tất cả?
Còn nhiều ví dụ nữa, như trước cửa Nhà hát Lớn, trên phố Nhà Chung, hồ Bệnh viện Đống Đa, hay ô đất kẹt giữa các tòa nhà cao tầng cuối phố Bà Triệu… đã không bị lấy đất xây nhà mà giữ lại thành vườn hoa, giúp Thủ đô đã không nghèo đi mà ngược lại, còn giàu thêm không gian công cộng cho cộng đồng xã hội.
Trong 19 năm (2003 – 2022) dân số nội thành Hà Nội tăng gấp đôi (3,7 triệu lên 7,4 triệu), nhưng sau mở rộng diện tích đô thị theo vết dầu loang tăng gấp 10 lần, vậy Hà Nội đã rất to hơn rất nhiều, nhưng đã đẹp hơn? Câu hỏi này vẫn chờ câu trả lời ở phía trước.
Trần Huy Ánh - Ủy viên thường vụ Hội Kiến trúc sư Hà Nội
https://nguoidothi.net.vn/tu-vu-pha-do-toa-nha-tram-tuoi-o-61-tran-phu-thay-gi-dang-sau-chuyen-dung-quy-trinh-34514.html
____________
(1) https://vtc.vn/pha-do-thi-cong-to-a-nha-phap-co-o-ha-no-i-him-lam-giu-vai-tro-gi-ar670072.html
(2) https://vnexpress.net/nguyen-pho-chu-tich-thanh-pho-ha-noi-bi-canh-cao-4374064.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét