Thứ Hai, 26 tháng 2, 2018

0h đêm nay: Lễ mật "Linh Tinh Tình phộc" ở miếu Đụ Đị

0h ĐÊM NAY: LỄ MẬT "LINH TINH TÌNH PHỘC" Ở MIẾU ĐỤ ĐỊ
Nguyễn Xuân Diện - Thưa chư vị, Đây là một phim tư liệu đặc sắc về lễ mật trong ngôi đền thiêng thôn Miếu Trò (Miếu Đụ Đị), xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.

Cặp linh vật. Ảnh: Đỗ Doãn Hoàng. Xuân Canh Dần (2010)

Sau khi hát thờ trước điện, xin âm dương, cụ thủ từ trèo lên khám thờ lấy ra cặp dương vật, âm vật bằng gỗ (sơn màu đỏ, tả thực) đưa cho một cặp trai gái. Khi ấy đèn nến đã tắt hoàn toàn. Cụ thủ từ hô "Linh tinh tình ...Phộc" 3 lần. Mỗi lần như vậy, trong đêm tối mịt mùng và trong im lặng, người đàn ông cầm dương vật gỗ đâm vào lỗ âm vật gỗ trên tay người phụ nữ. Nếu đâm trúng cả 3 lần thì cả năm đó làng được nhân khang vật thịnh, mùa màng tươi tốt. Nếu đâm trượt thì năm đó coi như mùa màng thất bát, người vật đều không thịnh.

ĐIÊN À! DÂNG BÁNH DÀY 2 TẤN ĐỂ LÀM GÌ?

DÂNG BÁNH DÀY 2 TẤN ĐỂ LÀM GÌ?
Thanh Niên - 26/02/2018 TP.Sầm Sơn (Thanh Hóa) muốn dâng lên đền Hùng (Phú Thọ) chiếc bánh dày 'khủng' nặng 2 tấn. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia và ngành văn hóa không đồng ý. 

 
Bánh dày 'khủng' từng được làm ở Sầm Sơn. Ảnh: Phúc Ngư
Bánh “khủng” từng bị tai tiếng
GS-TS Nguyễn Chí Bền, nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia, phản đối đề nghị dâng bánh dày nặng 2 tấn lên đền Hùng dịp giỗ Tổ. “Tôi không ủng hộ việc dâng cúng bánh 2 tấn như thế. Anh định đưa lên đền Hùng, leo từng đó bậc thang bằng cách nào? Không gian tiếp nhận ở đền Hùng không phù hợp. Nếu Phú Thọ có hỏi ý kiến thì tôi cũng sẽ nói là không nên nhận”, ông Bền nói.

Nhân dân Thanh Hoá thắp hương Bí thư sớm nhỉ!

Thân đa anh Chiến đâm thẳng xuống cái bánh dày chị Quỳnh Anh. Điềm tốt hay xấu cho cặp đôi này trong năm mới đây ?
Chuyện ở Thanh Hóa và cũng ở nhiều nơi khác trên đất Việt
Phạm Viết Muôn Nhân dân Thanh Hoá thắp hương Bí thư sớm nhỉ!


Dâng ai? Mừng ai? Không lẽ Đảng Bộ, Chính quyền Thanh Hoá không biết hay biết mà ủng hộ? Thật buồn với nhãn quan chính trị của cán bộ như thế này!
Sao mà xuân này lắm thứ kệch cỡm đến thế!
Chả nhẽ cái gì TBT cũng phải có nhắc nhở!

Bệnh viện cho dân & Nghĩa trang cho quan

Bệnh viện cho dân & Nghĩa trang cho quan
Đi vay 25 triệu USD (~570 tỷ) để đầu tư cho bệnh viện, trong khi dùng gần gấp 3 lần số đó, 1400 tỷ, từ ngân sách quốc gia, tức tiền thuế của dân, để xây nghĩa trang cho quan chức, đủ để thấy đâu là ưu tiên của những người cầm quyền. Nếu chúng ta thực sự tin rằng người thân chúng ta lúc ốm đau bệnh tật xứng đáng có cơ hội được chữa trị tốt hơn, với một khả năng sống sót và hồi phục cao hơn, chúng ta phải làm gì đó thêm nữa, hơn là chỉ than vãn.
Hình minh họa
Ưu tiên nghĩa trang hơn là bệnh viên, tức là ưu tiên người chết hơn người sống (hoặc còn khả năng sống), nghe có vẻ bất hợp lý, song đối với những người ra quyết định này, lại hợp lý vô cùng. Vì sao ư?

Tăng thuế xăng dầu: Bộ Tài chính không biết gì về quản lý?

Tăng thuế xăng dầu: Bộ Tài chính từ bỏ hay không biết gì về quản lý?
Trong khi quỹ BVMT đang dư 3.240 tỷ đồng thì tại sao lại đề xuất tăng thu? “Có lẽ, đây là một trong vô số các đề xuất của Bộ tài chính (BTC) thể hiện rõ nét nhất về vai trò lẫn năng lực quản lý của cơ quan nằm quyền sinh tử đối với lĩnh vực kinh tế Việt Nam hiện nay. Đề xuất của BTC không dựa trên nguyên tắc quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô, hay nói cách khác là không hề biết đến nguyên tắc quản lý kinh tế vĩ mô trong chính sách thuế.

Tăng thuế bảo vệ môi trường xăng dầu, người tiêu dùng lãnh đủ?
Gía cả phụ thuộc thị trường, đối với các sản phẩm, hàng hóa chiến lược phải áp dụng quản lý giá cả là biện pháp can thiệp vĩ mô của nhà nước để điều tiết, phục phụ phát triển kinh tế chứ không phải chỉ để thu lợi từ chênh lệch giá.”.

Tăng giá xăng: BT Đinh Tiến Dũng có ‘ăn chịu’ với Petrolimex?

Tăng giá xăng: Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng có ‘ăn chịu’ với Petrolimex?
Cho đến lúc này, người ta phải đặt một dấu hỏi lớn về đạo đức công chức của Bộ trưởng tài chính Việt Nam – ông Đinh Tiến Dũng: vì sao sau quá nhiều lần dư luận xã hội phẫn nộ phản ứng Bộ Tài chính về việc bộ này cam tâm đề xuất chính phủ và quốc hội tăng thuế “bảo vệ môi trường” từ 3.000 đồng lên đến 8.000 đồng/lít xăng như một cách làm kiệt quệ sức dân, sức doanh nghiệp và kích động lạm phát, ông Đinh Tiến Dũng vẫn khăng khăng giữ quan điểm tăng thuế xăng dầu, còn giới quan chức lãnh đạo chính phủ như thể “á khẩu”? Không biết “Người đốt lò vĩ đại” Nguyễn Phú Trọng có biết thực chất câu chuyện quá bỉ bôi và rất đáng được thanh tra – điều tra ấy?
“Thủ phạm” tăng thuế xăng dầu: Bộ trưởng 
tài chính Đinh Tiến Dũng. Ảnh: Phạm Viết Đào
Chưa thể tăng ngay được thuế “bảo vệ môi trường” lên 8.000 đồng/lít xăng, mới đây bộ này đã đề xuất tăng sắc thuế này lên 4.000 đồng/lít xăng. Cách tăng dần, tăng từng bước này đã được một đại biểu quốc hội mớm ý “tăng thuế cứ như vặt lông vịt. Phải vặt từ từ để vịt khỏi kêu toáng lên”.

Về trích dẫn khống và khả năng tiếng Anh của ông Nhạ

Bao nhiêu Tiến sỹ giỏi phương pháp luận và tiếng Anh hơn ông Nhạ?
Ông Nhạ sau khi được cho là tự đạo văn mình thì đã có một giáo sư Pháp gốc Việt và cộng sự bỏ công viết một bài phân tích tỉ mỷ các bài báo khoa học của vị “tư lệnh ngành giáo dục” Việt nam. Trong đó có hai điểm mà không phải chỉ ông Nhạ mà e rằng có rất rất nhiều người trong số hàng vạn thạc sỹ – tiến sỹ hiện nay ở Việt nam đã mắc phải mà chưa bị ai khui ra như trường hợp ông Nhạ đó là hành vi trích dẫn khống và viết tiếng anh không chính xác. Báo cáo phân tích sơ bộ về sự giả khoa học của ông Phùng Xuân Nhạ do Gs Nguyễn Tiến Dũng cùng các đồng sự thực hiện.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ
Trích dẫn khống
Về hành vi “trích dẫn khống”, Giáo sư Dũng đã nêu rõ là không có ghi rõ nguồn của các trích dẫn và phải trích dẫn đúng để cho người đọc tiện bề theo dõi hoặc tra cứu. Theo giáo sư Dũng thì “ Ông Phùng Xuân Nhạ đã không biết đến hoặc không tôn trọng những chuẩn mực khoa học tối thiểu này trong các bài báo của mình”.

Việt Nam và Pháp bảo vệ con người như thế nào?

Đồng tình với bài viết này của GS Dũng. Quan chức cộng sản đa phần là một lũ thấm nhuần đạo lý "hèn với địch, ác với dân"; cụ thể là cực kỳ hèn nhát trước kẻ mạnh, cứng đầu, kể cả đám ma cô chợ búa, nhưng rất ác với người hiền lành, nhẫn nhục, cam chịu những áp bức của chúng. Bài học rút ra là phải cứng đầu đối phó với chúng. Nếu chúng ta cứng đầu, có dư luận nhân dân phía sau bảo vệ, ủng hộ; như trường hợp GS Dũng còn có nhà nước Pháp bảo vệ, thì chúng sẽ vội vàng lùi bước. Tiếc rằng người Việt bây giờ đâu còn đoàn kết, dũng mãnh như ngày xưa. Họ sợ hãi, ích kỷ, chỉ nghĩ đến bản thân. Hơn nửa số dân chìm đắm trong những hủ tục mê tín dị đoan, nhờ cậy vào đủ các loại thánh thần. Quanh năm chỉ biết đi chùa để cầu cúng hy vọng sự giúp đỡ, ban ơn của các đấng bề trên cho sự giàu có của họ. Số còn lại đa phần im lặng ngậm miệng ăn tiền hoặc tranh thủ cơ hội, tranh thủ các mối quan hệ với các cấp chính quyền, từ địa phương đến trung ương để làm giàu bằng mọi cách, kể cả bằng những thủ đoạn bẩn thỉu, ác độc, vô lương tâm nhất. Do đó, nếu có ai đó cứng đầu trước chính quyền thì người đó thường đơn độc, rất dễ bị chính quyền thẳng tay đàn áp. Một Việt Nam như bây giờ thì mất nước cũng đáng. Nhưng nếu mất nước vào tay một nước văn minh thì còn đỡ nhục, chứ mất nước vào tay Trung Quốc thì còn mặt mũi nào xuống suối vàng nhìn thấy tổ tiên nữa ? Nhân đây cũng xin được nhắc lại nhận xét từ 4 thập kỷ trước của mình: Trong giới quan chức Việt Nam, đám vô văn hóa và vô lương tâm nhất là công an và ngoại giao.
Nước Pháp bảo vệ con người như thế nào?
GS Nguyễn Tiến Dũng - Kể chuyện ngày xưa, cách đây hơn 20 năm, khi tôi mới là công chức quèn và chưa có quốc tịch Pháp. Thời đó hộ chiếu VN của tôi hết hạn, yêu cầu ĐSQ VN cấp hộ chiếu mới thì bị họ om 1 năm liền không cấp. Khi tôi viết thư hỏi thì còn nhận được thư trả lời "việc này không thể làm theo toan tính cá nhân của anh!"

GS Nguyễn Tiến Dũng
Tôi chẳng hiểu "toan tính cá nhân" là cái đếch gì, nhưng tôi là công dân của VN (và chỉ VN) ở nước ngoài thì họ làm cho tôi rơi vào tình trạng bất hợp pháp cả năm nếu họ không cấp giấy tờ cho tôi, và như thế là trái ngược với trách nhiệm "bảo vệ công dân ở nước ngoài". Tôi dò hỏi thì được biết lãnh sự quán là một bộ máy tham nhũng chuyên ăn tiền, ai muốn giấy tờ cũng phải nộp tiền vượt trên nhiều lần so với mức quy định, vì tôi trong thư xin cấp tuy đã nộp tiền mặt (mà họ chỉ thích tiền mặt thôi) vượt mức quy định nhưng có lẽ còn thấp nên họ còn "chưa hài lòng".

Dở phải bỏ ngay, Hay Mới nên học

Dở phải bỏ ngay, Hay Mới nên học
Dương Đình Giao - Vì lợi ích của đất nước, bất tất phải theo phép xưa. Tôi căm thù bọn xâm lược Trung Quốc đang tìm mọi cách để thôn tính nước ta, nguyền rủa bọn Việt gian bán nước nhắm mắt làm ngơ trước những thù đoạn đê hèn và trắng trợn của nhà cầm quyền Bắc Kinh. Nhưng tôi mong những người có trách nhiệm với đất nước noi gương một ông vua của nước Triệu cách nay hơn hai nghìn năm dám từ bỏ gánh nặng của quá khứ, thay đổi để dân nhanh giàu, nước mau mạnh.

Hình minh họa
Đọc sử Trung Quốc thấy có đoạn nói về Triệu Ung: Ông là vua nước Triệu, một trong những nước chư hầu của nhà Chu. Khi ông lên ngôi, nước Triệu hèn yếu, bị đe dọa bởi đủ mọi các nước xung quanh: nước mạnh ở phía tây là nước Tần mấy lần xâm lược, chiếm được nhiều vùng của nước Triệu. Hung Nô, Lâm Hồ, … là các dân tộc thiểu số ở phương bắc cũng thường quấy nhiễu biên giới. Một nước nhỏ là Trung Sơn được sự ủng hộ của nước Tề cũng không ngừng bắt nạt.

Một Việt Nam như bây giờ thì mất nước cũng đáng

Một Việt Nam như bây giờ thì mất nước cũng đáng
Hãy tỉnh lại đi cho dù đã muộn. Tỉnh sớm được ngày nào hay ngày ấy. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước thì Tổ Tiên chúng ta chưa bao giờ (cố tình) để nhân dân lao vào con đường mê muội như thế này và cũng chưa bao giờ phải lo đến việc dẹp giặc ngay trong lòng quê hương. Các bạn, những ai đang sống ở Việt Nam sẽ là những người quyết định vận mệnh của đất nước. Việt Nam bị xóa sổ trên bản đồ thế giới hay không sẽ do các bạn hoàn toàn quyết định. 

Công an ngăn chặn cuộc biểu tình chống Trung Quốc trước 
sứ quán Philippines tại Hà Nội, ngày 17/07/2016 REUTERS
Khi nói đến Việt Nam, người ta thường mang lịch sử 4000 năm chống quân xâm lược để khẳng định rằng nếu lũ giặc xâm lược Bắc Kinh có kéo quân vào Việt Nam thì sẽ lại bị đánh tan tác, phải ôm đầu rút chạy như cha ông của chúng.

Lể cụ Khổng, cô gái thành đạt và làm quan rất to…(?)

Lễ cụ Khổng, cô gái thành đạt và làm quan rất to… (?)
FB Chu Mộng Long - Cụ Khổng ngồi đọc sách. Sau khi chết đã hơn 2000 năm, cụ vẫn miệt mài đọc sách. Cho nên thiên hạ tôn cụ làm Thánh để con cháu noi gương hiếu học của cụ. Chủ nhân cao nhất mà cụ Khổng dạy là Thiên triều, thời ấy là nhà Chu. (Không phải liệt tổ liệt tông của Chu Mộng Long đâu à nhen!)
Thiên hạ đồn rằng, ở đâu có đền cụ Khổng, ở đó có truyền thống hiếu học. Học phép tắc (Lễ) nhà Chu để trung thành với chủ. Tiên học lễ, hậu học văn. Học trò chỉ cần đến làm lễ vái cụ, cụ sẽ phù trợ thi cử đậu đạt mà làm quan to. Có nơi nhờ người ta tổ chức cúng cụ nhiều lễ lộc mà cả đoàn học sinh đi thi đoạt luôn cả giải vàng quốc tế làm vẻ vang cho nòi giống.

Nhà khoa học không muốn đứng cùng giáo sư, PGS “rởm“

Người làm khoa học đích thực không muốn đứng cùng giáo sư, PGS “rởm“
23/02/2018 VOV.VN -Đã đến lúc cần trả lại giá trị thật sự của chức danh giáo sư, phó giáo sư; không thể để mang tiếng cho hệ thống phong học hàm của quốc gia. Nếu cứ phong hàm “giáo sư, phó giáo sư” một cách dễ dãi thì sẽ tạo ra hậu họa vô cùng lớn. Nếu những vị giáo sư, phó giáo sư không đạt chuẩn, không thực tài trà trộn vào hệ thống đào tạo, bình xét, chấm điểm, phản biện các dự án, công trình khoa học mang tầm cỡ ngành, quốc gia thì đất nước này sẽ đi về đâu?

Hệ thống đào tạo đại học, sau đại học hiện nay rất 
thiếu những người giảng dạy có năng lực. (ảnh minh họa)
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ vừa có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước nghiêm túc xem xét, rà soát kỹ lưỡng, báo cáo Thủ tướng trước ngày 20/2.

Thêm cái nhìn tĩnh lặng về Thủ tướng Phan Văn Khải

Bác Khải là người trung thực, đàng hoàng, tử tế với anh em cán bộ; trong công việc cũng chỉ là người cố gắng làm tròn vai; không có ý tưởng và cũng không dám làm gì đột phá. Tầm cỡ không được như bác Võ Văn Kiệt nên bác Khải chỉ là người chấp hành; việc lớn đã có các cố vấn Ban chấp hành TW và Tổng bí thư quyết. Tuy nhiên, trong thời buổi đểu cáng lên ngôi này, có được người lãnh đạo có nhân cách như bác cũng là mừng, nhất là so với nhân cách đểu cáng vô lương tâm của người kế tục bác (Ba Dũng). Năm 2001, ai cũng nghĩ Đức sẽ trúng thầu Sân vận động quốc gia Mỹ Đình vì họ thiết kế sân này từ trên nhìn xuống là mặt trống đồng cực kỳ ấn tượng. Dư luận đều thấy hợp lý, lại đảm bảo có chất lương châu Âu. Ông Hà Quang Dự, khi đó là bộ trưởng, chủ nhiệm Ủy ban TDTT, đã có văn bản gửi Chính phủ đề nghị chọn nhà thầu Philipp Holzmann đồng thời Hội đồng thẩm định đấu thầu do thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tấn Vạn làm chủ tịch đã có văn bản khẳng định phương án kiến trúc do HISG (Trung Quốc) thiết kế không đạt yêu cầu. Tuy nhiên, Chính phủ của bác Khải đã chấm cho nhà thầu Trung Quốc thắng, để rồi ông Dự than vãn "nếu chúng ta chọn nhà thầu Âu - Mỹ, chắc chắn chất lượng sân vận động Mỹ Đình sẽ tốt hơn thế này, thiết kế cũng đẹp hơn. Hằng năm ngành thể thao không phải bỏ ra hàng tỉ đồng để sửa sân như suốt những năm qua". Hài hước nữa là hôm dự lễ động thổ, bác Khải nói thêm một câu ngoài văn bản chuẩn bị trước, đại ý: "Cứ làm cho tốt và đúng tiến độ, nếu kinh phí khó khăn sẽ tính toán bổ sung". Như vậy bác không những thừa nhận đấu thầu giả vờ, mà còn công khai chấp hành mọi yêu cầu kể cả vô lý của nhà thầu Trung Quốc. Xem thêm trong wikipedia.
Thêm cái nhìn tĩnh lặng về Thủ tướng Phan Văn Khải
FB HOÀNG HẢI VÂN - Trong stt trước (“NHÀ NƯỚC CHỈ LÀM NHỮNG GÌ NGƯỜI DÂN KHÔNG LÀM ĐƯỢC”), tôi có đề cập đến công lao không ai có thể phủ nhận được của Thủ tướng Phan Văn Khải đối với sự phát triển của đất nước. Sau này khi đất nước vận hành trong một thể chế thị trường đầy đủ và trở nên cường thịnh, tôi tin rằng các thế hệ sau vẫn ngưỡng mộ ông.
Thủ tướng Phan Văn Khải và Bill Gate
Một người làm nhật báo như tôi phải sau một thời gian dài mới đủ tĩnh lặng gác sang một bên những bức xúc thời sự để có thể nhìn nhận được như trên. Còn thời ông đương chức, tôi vẫn nhìn thấy được điều đó, nhưng lại để tâm nhiều hơn đến những điều tiêu cực. Một trong những điều tiêu cực như vậy là quyết định của ông về Sân vận động quốc gia Mỹ Đình.

Ông Khải: Người kế nhiệm xứng đáng ông Võ Văn Kiệt

Ông Phan Văn Khải: Người kế nhiệm xứng đáng của Thủ tướng Võ Văn Kiệt
22/2/2018 VietTimes -- “Nói về ông Khải, cộng đồng doanh nghiệp sẽ nhớ mãi hình ảnh rất đẹp của ông. Không phải chỉ đến khi ông đã trở thành Thủ tướng, là người đứng đầu Chính phủ rồi đâu”, bà Phạm Chi Lan với tách trà nóng, vần giữa hai bàn tay. Bà không uống ngay, mà ngước nhìn lên phía trần nhà.
Thủ tướng Phan Văn Khải là Thủ tướng đầu tiên của nước 
Việt Nam thống nhất thăm chính thức Hoa Kỳ. (Ảnh: TTXVN)
Chúng tôi phiền bà trong một chiều giáp Tết, cách đây vài tuần, khi hay tin sức khỏe nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải diễn biến xấu. Với vai trò là thành viên tổ tư vấn (Ban Nghiên cứu) xuyên suốt hai nhiệm kỳ của Thủ tướng Phan Văn Khải, cùng vốn kiến thức sâu sắc về kinh tế, sự am tường đầy thực tiễn về môi trường kinh doanh, nguyên Phó Chủ tịch VCCI Phạm Chi Lan là một địa chỉ uy tín để tìm hiểu về nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải, đặc biệt là về những đóng góp của ông cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.

Đảng CSTQ đề xuất bỏ giới hạn nhiệm kỳ chủ tịch nước

Nhà độc tài Trung Quốc sẽ sớm chính thức xuất hiện. Vận mệnh tương đồng... Bao giờ đến lượt nhà độc tài Việt Nam tái xuất sau hơn 30 năm vắng bóng (sau Lê Duẩn từ năm 1986)?
Đảng Cộng sản Trung Quốc đề xuất bỏ giới hạn nhiệm kỳ chủ tịch nước
25/02/2018 Nếu đề xuất bỏ giới hạn nhiệm kỳ được thông qua, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể tiếp tục tại vị vô hạn định. Tân Hoa xã ngày 25.2 đưa tin Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đề xuất bỏ quy định giới hạn về nhiệm kỳ đối với chức danh chủ tịch và phó chủ tịch nước. Theo đề xuất, quy định trong Hiến pháp về việc các vị trí lãnh đạo này “không được phục vụ quá 2 nhiệm kỳ liên tục” sẽ được dỡ bỏ.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể tại vị quá 2 nhiệm kỳ nếu đề xuất được thông qua - Reuters - Ông Tập Cận Bình trở thành chủ tịch Trung Quốc từ năm 2013 và quy định này buộc ông không được tiếp tục tái cử khi kết thúc nhiệm kỳ thứ 2 vào năm 2023, theo AFP.

Chủ Nhật, 25 tháng 2, 2018

(10VN) Học giả Phạm Quỳnh bị giết 3 lần

Học giả Phạm Quỳnh bị giết 3 lần
Từ Nguyễn Trường Tộ tới bộ ngũ: “Vĩnh-Quỳnh-Tốn-Tố-Khôi”
Họ bị trói và đưa xuống đò. Người chèo đò kể: đi quanh đi quất trên sông Bồ, gần một giờ sáng thì táp vào bờ, đến gần hai bụi tre thì giết ba người. Người chèo đò không được lên bờ, chỉ nghe thấy tiếng thét lớn bằng giọng Bắc “Quân sát nhân!” sau đó là ba phát súng. (Ngô Đình Khôi và Ngô Đình Huân đều nói giọng đặc Huế). “Một người nấp trong bụi cây gần đấy thấy Phạm Quỳnh bị đánh vào đầu bằng xẻng hoặc cuốc rồi mới bị bắn ba phát. Ngô Đình Khôi không bị đánh chỉ bị bắn ba phát. Ngô Đình Huân hoảng sợ vùng chạy, bị bắt lại, rồi bị bắn ngay vào đầu. “Cả ba bị xô xuống mương rồi vội vàng lấp đất”. Phạm Quỳnh ở dưới cùng, đầu hướng về phía núi, Khôi và Huân nằm đè lên, đầu hướng về phía sông. Khi cải táng, ông Phạm Tuân thấy sọ của thân phụ có một vết nứt ngang như vết cuốc, xẻng đánh mạnh vào
Phạm Quỳnh (1892 – 1945)
Nguyễn Ngọc Lanh - Vì sao ông bị bắt?
Vì các vị lãnh đạo cướp chính quyền ở Huế đặt Phạm Quỳnh ở vị trí số 1 trong danh sách Việt gian do các vị lập ra. Sau này, mỗi khi có dịp nói về Phạm Quỳnh, các vị thấy gọi “Việt gian” chưa đủ, còn phải thêm các tính từ, như “đầu sỏ”, “nguy hiểm”, “đại bợm”… mới thỏa lòng căm ghét. Một cuộc cướp chính quyền có biết bao việc phải làm, nhưng việc bắt giam Phạm Quỳnh được các vị coi là một trong những việc quan trọng nhất. Có nguyên nhân.

(9VN) Bộ ngũ học giả với kết cục đáng buồn

Bộ ngũ học giả với kết cục đáng buồn
Từ Nguyễn Trường Tộ tới bộ ngũ: “Vĩnh-Quỳnh-Tốn-Tố-Khôi”: Năm vị học giả nổi tiếng từ trước 1945
Nguyễn Ngọc Lanh - Đây là các trí thức, không những vậy, mà họ còn đạt tới trình độ học giả, cùng yêu nước theo cách đấu tranh ôn hòa (con đường Phan Chu Trinh). Họ thuộc thế hệ 3, nghĩa là hoạt động chủ yếu trước 1945. Cùng thế hệ 3, nhưng chọn cách đấu tranh bằng bạo lực là cụ Nguyễn Ái Quốc, theo con đường Phan Bội Châu. Dù vậy, trước 1945 hai bên vẫn hiểu nhau, quan hệ thân mật và tôn trọng nhau. Vậy mà trí thức thế hệ 4 và 5, nếu yêu nước bằng đấu tranh bạo lực, đã bôi nhọ, kể cả kết tội, thậm chí giết hại, thế hệ cha-chú mình thuộc phái ôn hòa. Đó là chuyện sau 1945 – khi phái bạo lực giành được quyền lực chính trị.

Năm 5 vị thượng thư tân học Hồ Đắc Khải, Phạm Quỳnh, Thái Văn Toản, Ngô Đình Diệm, Bùi Bằng Đoàn. Chỉ có cụ Phạm Quỳnh là có số phận bi thảm

(8VN) Đủ điều kiện để tranh đấu ôn hòa thành công

Đủ điều kiện để tranh đấu ôn hòa thành công
Từ Nguyễn Trường Tộ tới bộ ngũ: “Vĩnh-Quỳnh-Tốn-Tố-Khôi”
Nguyễn Ngọc Lanh - Thời cụ Phan sống ở Pháp, phái hữu chủ trương khai thác thuộc địa, nhưng không phải như sách Lịch Sử mô tả dưới dạng văn học (“một cổ hai tròng”, “bóc lột đến xương tủy”; kiếp ngựa trâu…). Nước Pháp cần tài nguyên, khoáng sản; thế thì chính quyền thuộc địa kêu gọi giới tư bản đầu tư vào hầm mỏ, kể cả đầu tư vào giao thông, thương mại, xuất nhập khẩu… Giống như ngày nay nước nghèo kêu gọi các nhà tư bản đầu tư để có ngân quỹ canh tân đất nước. Trong đó, tất cả các bên đều có lợi. Chớ nghĩ rằng cứ phái hữu là xấu.
Các phong trào bất bạo động có mức độ thành công (đạt được toàn bộ hay phần lớn các mục tiêu của phong trào) là 53% trong khi con số tương tự của các phong trào bạo động là 25%. Lẽ thường tình - Giặc đến nhà? Đánh! và đánh! Đó là lẽ thường tình. Xin nhớ: Ta đã từng đuổi Tống, quét Nguyên. Nhưng khi giặc đã chiếm nước ta? Càng phải đánh. Xin nhớ: Lê Lợi sau 10 năm đã tống khứ giặc Minh. Bởi vậy, chuyện tiếp tục phong trào Cần vương chỉ là theo lẽ thường tình của mọi người dân, huống hồ cụ Phan Bội Châu là một sĩ phu hừng hực lòng yêu nước?. Tâm thức “nơm nớp lo mất nước” từ ngàn xưa truyền đến lúc đó, âu cũng là chuyện thường tình.

(7VN) Cụ Phan Bội Châu có diễn biến hòa bình?

Cụ Phan Bội Châu có diễn biến hòa bình?
Từ Nguyễn Trường Tộ tới bộ ngũ: “Vĩnh-Quỳnh-Tốn-Tố-Khôi”
Thời nay khó tự hình dung cách mà thức tòa án thực dân xử một đối tượng “phản động” sao lại.. ngu vậy? Tòa cứ để mọi người tự do tới dự (do vậy, rất đông); phóng viên tha hồ tác nghiệp… cứ như chế độ muốn dạy mọi người thế nào là phiên xử công khai, hoặc muốn khoe thế nào là tranh luận để có sự thật và công lý. Trạng sư (2 người Pháp) đã “cãi ra cãi”, có phiên dịch để bị cáo hiểu mà biện bạch hoặc cãi lại… Đó là một số đặc trưng, dễ thấy. Dẫu sao, cần khẳng định: Đây chỉ là “dân chủ tư sản” (dân chủ giả hiệu). Nhận định này giúp tạo ra “tòa án XHCN” (một khi cách mạng thành công). Đó là cứ làm ngược lại mọi đặc trưng của “tòa án thực dân” sẽ thành “tòa án XHCN”?
Nguyễn Ngọc Lanh - Hoạt động của Hội Quang Phục: Vẫn “thiết huyết”
Hội Duy Tân tan rã, phong trào Đông Du cũng tàn tạ, vừa may năm 1911 cách mạng Tân Hợi thành công, Trung Quốc chuyển sang chế độ dân chủ… Đây là cảm hứng để ngay giữa năm sau (1912) cụ Phan Bội Châu lập hội mới. Vẫn phương pháp đấu tranh “thiết huyết” (sắt máu) nhưng cụ thay mục tiêu quân chủ lập hiến bằng dân chủ. Đó là Hội Quang Phục, vẫn để hoàng thân Cường Để đứng đầu; nhưng chính cụ mới là linh hồn của Hội. Xin nói ngay: Chỉ năm sau, cả hoàng thân lẫn cụ Phan đều bị Pháp kết án tử hình vắng mặt chính vì những hoạt động “thiết huyết” của Hội. Nhưng 12 năm sau cụ Phan mới bị dẫn độ về nước, chính thức ra tòa và từ đó chấm dứt mọi hoạt động chống Pháp.

(6VN) Hai cụ Phan để lại những gì ?

Hai cụ Phan để lại những gì
Từ Nguyễn Trường Tộ tới bộ ngũ: “Vĩnh-Quỳnh-Tốn-Tố-Khôi”
Bài học lớn đã được của cụ PCT dạy: Dẫu giành được Độc lập nếu dân trí vẫn thấp hèn, dân khí vẫn nhu nhược, thì nguy cơ là giới cầm quyền sẽ thành ông chủ mới. Số phận người dân vẫn phụ thuộc vào thiện chí của giới cầm quyền. Dân trí Việt Nam hiện nay thế nào? Vì sao các quyền dân ghi trong Hiến Pháp hầu hết là “hư quyền” hoặc vẫn nằm trên giấy? Dân khí người Việt hiện nay thế nào?
Nguyễn Ngọc Lanh - Về vai trò lịch sử của hai cụ Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh (xin viết tắt là PBC và PCT) vàquan hệ giữa hai cụ với nhau… đã có nhiều bài rất giá trị và trung thực. Nếu ít thời gian, muốn đọc ngắn để hiểu tương đối đầy đủ và gần sự thật nhất (so với sách Giáo Khoa), thiết tưởng, có 2 tài liệu đáng đọc:

(5VN) ĐỘC LẬP và CANH TÂN – cái gì trước?

Trí thức thế hệ 2: Vẫn câu hỏi ĐỘC LẬP và CANH TÂN – cái gì trước?
Từ Nguyễn Trường Tộ tới bộ ngũ: “Vĩnh-Quỳnh-Tốn-Tố-Khôi” 
Dân các tỉnh miền Trung do chịu sưu thuế cao, đã đấu tranh ngày càng quyết liệt, xu hướng bạo động ngày càng rõ. Khi Pháp đàn áp “vụ chống thuế”, cụ Trần Quý Cáp và nhiều người khác bị xử theo luật Gia Long (tử hình, chém ngang lưng). Cụ Phan Chu Trinh đang ở Hà Nội (tham gia Đông Kinh Nghĩa Thục) cũng bị triều đình gán tội (án tử hình). Thoát án, cụ càng không tán thành cách đấu tranh bạo động, vì chắc chắn sẽ thất bại, mà còn đưa đến cái chết vô ích cho rất nhiều người.
Phan Chu Trinh và phong trào Duy Tân
Nguyễn Ngọc Lanh - Ảnh hưởng quyết định của Tân Thư
“Tân Thư” (sách mới) thực ra là những sách có từ lâu bên châu Âu, nhưng lại rất mới với châu Á và Việt Nam. Sách chủ yếu trong tân thư là các tác phẩm của Montesquieu (Mạnh Đức Tư Cưu, 1689-1775) và J. Rousseau (Lư Thoa, 1712-1778); rồi các sách ra đời muộn hơn của Khang Hữu Vy, Lương Khải Siêu và một số tác giả Nhật.

(4VN) Trí thức nước ta và việc chọn ý thức hệ

Trí thức nước ta và việc chọn ý thức hệ
Từ Nguyễn Trường Tộ tới bộ ngũ: “Vĩnh-Quỳnh-Tốn-Tố-Khôi” 
Trước năm 1906 kho từ vựng chưa có từ “trí thức”, nhưng đã có sẵn rất nhiều danh từ để chỉ “người có học” (ví dụ, nhà bác học, nhà khoa học, học giả, nhà văn, nghệ sĩ, tiến sĩ…). Dù sao, họ chưa phải là trí thức. Nhưng nếu một người “có học” – ngoài chuyện hành nghề theo chuyên môn – còn vạch ra những bất cập và bất công của xã hội, đề xuất các biện pháp giải quyết (nay gọi là phản biện), ông ta trở thành trí thức (trí tuệ và thức tỉnh). Hoạt động xã hội của trí thức, đều – gián tiếp hay trực tiếp – có tác dụng nâng cao dân trí. Trước Nguyễn Trường Tộ, chưa thể có trí thức ở nước ta. Dưới chế độ phong kiến, mục đích học hành là để làm quan. Còn thi cử là để chọn người làm quan (phải nhất nhất làm theo lệnh vua). Dũng cảm nhất của quan, chỉ là dám can vua và dám từ quan.

Quân Pháp xâm lược Bắc Kì, trận chiếm thành Hải Dương .
Nguyễn Ngọc Lanh - Năm 1906 lần đầu tiên trên tiêu đề của một bài báo (ở Pháp) xuất hiện từ mới toanh, trước đó chưa hề có: “trí thức”. Từ này dành cho nhà văn Zola vì hành động cao cả và dũng cảm của ông. Cụ thể, ông đã lên tiếng phản đối, và phản đối tới cùng, một bản án bất công do giới quyền lực áp đặt cho một nghi can là người Do Thái. Trớ trêu, dư luận xã hội – do kỳ thị chủng tộc – đã nhiệt liệt ủng hộ bản án phi nghĩa này. Nhà văn rất ý thức về sự nguy hiểm cho bản thân, nhưng ông trọng công lý và sự thật hơn lợi ích riêng.

(3VN) Nguyễn Trường Tộ và Fukuzawa Yukichi

Nguyễn Trường Tộ và Fukuzawa Yukichi
Từ Nguyễn Trường Tộ tới bộ ngũ: “Vĩnh-Quỳnh-Tốn-Tố-Khôi” 
Việt Nam có Nguyễn Trường Tộ là tặng phẩm quá đặc biệt Trời cho, quá diễm phúc (nhưng không có số hưởng phúc). Fuku nếu sinh ở Việt Nam chắc đâu đã làm được như Nguyến Trưởng Tộ, trong điều kiện Nho Giáo còn quá thâm căn, cố đế? Những Nguyễn Trường Tộ hiện đại: Các cụ Nguyễn Trung, Nguyên Ngọc, Tương Lai, Nguyễn Huệ Chi, Tô Văn Trường, Hà Sĩ Phu, Nguyễn Đình Cống (gồm cả 72 hiền sĩ kiến nghị bản Hiến Pháp tự soạn), cùng hàng trăm vị khác… thực chất là những Nguyễn Trường Tộ hiện đại. Khó khăn mà họ đang gặp – về đại thể – giống hệt tiền bối. Họ cũng được phép gửi Điều Trần suốt đời…
Yukichi Fukuzawa
Nguyễn Ngọc Lanh - Wikipedia đã nêu rất đủ về Nguyễn Trường TộFukuzawa Yukichi (xin gọi tắt là cụ Nguyễn và cụ Fuku). Để so sánh, ai cũng nhận ra: Cả hai cụ sinh cùng thời, cùng đề xướng cải cách, nhưng một cụ thất bại, cụ kia thành công. Chỉ cần gõ hai cụm từ “nguyễn trường tộ” và “fuku yukichi” ta sẽ được google cung cấp hàng ngàn kết quả, trong đó không thiếu những so sánh cụ thể, chi tiết, để tìm ra nguyên nhân thất bại và thành công.

(2VN) Nguyễn Trường Tộ trao lại những gì?

Nguyễn Trường Tộ trao lại những gì?
Từ Nguyễn Trường Tộ tới bộ ngũ: “Vĩnh-Quỳnh-Tốn-Tố-Khôi”
Nguyễn Ngọc Lanh - Khi nước đã mất, chính thực dân sẽ thực hiện – và thực hiện nhiều hơn, nhanh hơn, mạnh mẽ hơn – các nội dung mà cụ Nguyễn đã đề xuất. Nói khác, những gì cụ Nguyễn đề xuất là quá ít và quá thấp so với dự kiến của thực dân Pháp. Cứ cho là cụ Nguyễn sống thêm 30 năm nữa, cụ cũng không dám kiến nghị triều đình bắc chiếc cầu sắt kếch sù đến vậy qua sông Hồng. Nhưng ngay khi chưa bình định xong các cuộc khởi nghĩa chống đối (ví dụ, của Hoàng Hoa Thám ở Yên Thế), Pháp đã xây xong cầu Long Biên. Lý do? Rất đơn giản, nếu chúng ta hiểu “thực dân” là gì. Thực dân “thứ thiệt” có mục đích lập nghiệp vĩnh viễn ở thuộc địa, chứ không phải đó là lũ chỉ biết ăn xổi.
Nguyễn Trường Tộ đang làm việc
Số phận các bản điều trần
Nói chung, chúng không được thực hiện vì không đủ cả thời gian lẫn điều kiện. Nhưng bao trùm lên tất cả là vua Tự Đức không thể dứt bỏ ý thức hệ Nho Giáo, mặc dù đến lúc ấy đã trở thành phản động khi chủ nghĩa tư bản phương Tây đang đua nhau tìm kiếm thị trường và thuộc địa.

(1VN) Nguyễn Trường Tộ - Ba thế hệ trí thức và dân trí

Nguyễn Trường Tộ
Từ Nguyễn Trường Tộ tới bộ ngũ: “Vĩnh-Quỳnh-Tốn-Tố-Khôi” - Ba thế hệ trí thức với hoài bão nâng cao dân trí
Nguyễn Ngọc Lanh - Cụ Nguyễn Trường Tộ và “bộ ngũ” sống cách nhau tới hai thế hệ. Trong khoảng thời gian 50 hoặc 60 năm ấy, chen vào giữa họ, là thế hệ các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh. Không ai thật sự có quyền lực trong tay. Các cụ được trọng vọng là do những gì tích lũy trong óc. Có uy tín là nhờ thái độ đối với xã hội, nhân quần. Sản phẩm của mỗi người đều chỉ là những suy nghĩ, do tự mình thể hiện trên giấy – mà không thể nhờ vả làm giúp, hoặc sai bảo ai làm thay…

Nguyễn Trường Tộ: Cách làm đúng, không gặp thời?
Tất cả các vị này đều sinh ra từ thế kỷ 19 – cách nay hàng trăm năm, nhưng các vị đều là trí thức đúng nghĩa – mặc dù đầu thế kỷ 20 mới có khái niệm “trí thức“ để có thể phân loại “người có học” khác trí thức ở chỗ nào. Đó là những người vừa “có học” lại vừa có tư duy phản biện xã hội. Chính do tư duy phản biện, họ bị chế độ thực dân và phong kiến – nói chung là những chế độ độc tài – kỳ thị, cảnh giác, kể cả lên án, thậm chí bị lên án từ nhiều phía. Nhưng tất cả đều bất khuất và sử dụng phương thức phù hợp để thể hiện lòng yêu nước và thực hiện hoài bão nâng cao dân trí. Thời nay, con cháu Phan Chu Trinh và “bộ ngũ” – thế hệ thữ năm – vẫn tiếp tục sự nghiệp cha ông.

Tiên tửu, Phật tửu, Nhân tửu, Cuồng tửu, Tục tửu và Cẩu tửu

Tiên tửu, Phật tửu, Nhân tửu, Cuồng tửu, Tục tửu và Cẩu tửu
NGUYỄN HUY VIỆN (GDVN) - Cổ thư “xếp loại” "đệ tử" của rượu, gồm: Tiên tửu, Phật tửu, Nhân tửu, Cuồng tửu, Tục tửu, Ti tửu. Nhân ngày đầu Xuân, xin có đôi lời luận bàn về uống rượu của người thời xưa và thời nay.
Ảnh minh họa trên Báo Thể thao và Văn hóa
Có thể khẳng định rượu là một trong những phát minh kỳ diệu nhất của con người bởi công dụng của nó. Từ xa xưa cho tới nay, rượu được dùng để tế lễ thần linh; cúng tế tổ tiên, ông bà cha mẹ … khi đã quy tiên. Rượu được các vua chúa thời xưa thiết đãi nhau; rượu được mọi người dùng để thiết đãi bạn bè trong các sự kiện vui vẻ, ví như Tết đến Xuân về, cưới hỏi, thăng quan tiến chức...

Cực vui đi hội làng Triều Khúc xem con đĩ đánh bồng

Cực vui đi hội làng Triều Khúc xem con đĩ đánh bồng
24/02/2018 - Đội con đĩ đánh bồng đi đến đâu là có tiếng cười đến đó. Những chàng trai giả gái, môi son má phấn rất được người dân yêu mến. Hội làng Triều Khúc (quận Thanh Xuân, Hà Nội) đã chính thức khai hội lúc 14h ngày 24-2. Đây là lễ hội tưởng nhớ vị Thành hoàng là Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng (770 - 798).

Đoàn rước vua Phùng Hưng từ đình thờ Sắc, 
đưa ngài về đại đình Triều Khúc - Ảnh: VIỆT DŨNG
Làng Triều Khúc vào thế kỷ thứ 8 chính là nơi vua Phùng Hưng tập kết nghĩa sĩ bao vây đạo quân nhà Đường đóng tại Tống Bình - Đại La. Thời gian này ngài đã cho binh lính giả trang thành nữ, múa trống bồng động viên tinh thần binh sĩ. Sau này, để tưởng nhớ công ơn của vua Phùng Hưng, hàng năm dân làng Triều Khúc mở hội từ mùng 9 đến 12 tháng giêng âm lịch. Trong lễ hội này không thể thiếu màn con đĩ đánh bồng.

Vì sao VN không công khai sức khoẻ lãnh đạo cao cấp?

Vì sao Việt Nam không công khai tình trạng sức khoẻ lãnh đạo cao cấp?
Mỹ Lan RFA 2018-02-23 - Theo thông tin được phát đi từ truyền thông trong nước, cựu Thủ tướng Phan Văn Khải nhập viện Chợ Rẫy, TP Hồ Chí Minh từ trước Tết nguyên đán do có biểu hiện “xấu” về sức khoẻ và đang được theo dõi, điều trị tích cực bởi các chuyên gia, bác sĩ đầu ngành hiện nay. Báo chí trong nước cũng cho hay ông Phan Văn Khải được chuyển từ một bệnh viện ở Singapore về bệnh viện Chợ Rẫy đêm 20/2, nhưng không cho biết cụ thể ông bị bệnh gì và tiên liệu ra sao. Trong khi đó, một số nguồn tin trên mạng chưa thể kiểm chứng cho biết ông Khải đang trong tình trạng “hết sức nguy kịch”.

Nguyên thủ tướng Phan Văn Khải trong chuyến 
thăm Hoa Kỳ tháng 06 năm 2005  AP
Mặc dù báo chí trong nước không đưa tin cụ thể về bệnh tình ông Khải nhưng các báo đều đưa tiểu sử của ông, một việc thường được làm khi một lãnh đạo đã qua đời. Điều này khiến những người muốn biết thông tin càng thêm tò mò.

GS Zũng kể quá trình “lật tẩy” Phùng Xuân Nhạ

Giáo sư Nguyễn Tiến Zũng kể lại quá trình thực hiện báo cáo “lật tẩy” Bộ trưởng Bộ Giáo dục
RFA 2018-02-23 - Những ngày qua, dư luận trong nước xôn xao về bản ‘Báo cáo phân tích sơ bộ về sự giả khoa học của ông Phùng Xuân Nhạ”, Bộ Trưởng Giáo Dục Đào Tạo, do Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng tại Đại học Toulouse, Pháp, gửi đến Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước của Việt Nam, và sau đó đưa lên mạng xã hội. Bản báo cáo này được cho là bằng chứng việc ông Phùng Xuân Nhạ “tự đạo văn”. Rất nhiều những lời đề nghị từ công luận lên tiếng kêu gọi ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục Phùng Xuân Nhạ phải từ chức.

Trang web của Asian Social Science được cho là 1 trang 'khoa học giả', có đăng tải bài viết của ông Phùng Xuân Nhạ. Screenshot of http://www.ccsenet.org

Về nơi cả trăm đàn ông cho vợ bỏ để đi nước ngoài

Nên đọc thêm các bài: "Doanh nhân Việt xin quốc tịch thứ 2: Sự thật buồn" ; ‘Lòng dân, thế nước’ và… tháo chạy
Hà Tĩnh: Về nơi cả trăm đàn ông cho vợ bỏ để đi nước ngoài
25/02/2018  - Để có cuộc sống sung túc, nhiều ông chồng ở xã Cương Gián (huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) chấp nhận kí đơn ly hôn cho vợ kết hôn với người nước ngoài, xuất khẩu lao động. Nhiều năm họ sống cảnh “gà trống nuôi con” và hạnh phúc không còn trọn vẹn.

Vì cuộc sống, anh Ch. chấp nhận kí đơn 
li hôn
 cho vợ kết hôn giả đi nước ngoài
“Kí đơn ly hôn để lấy đô la”
Ngôi nhà ông Đinh Văn C. (SN 1974, thôn Bắc Sơn) gạch men ốp láng bóng. Trong nhà khá đầy đủ tiện nghi, tuy trên những bức ảnh treo trên tường không có bức nào có mặt người mẹ, người vợ của gia đình. 
15 năm nay, anh C. và 3 con trai sống với nhau khi vợ anh là chị S. (SN 1976) xuất khẩu lao động tại Đài Loan.

‘Lòng dân, thế nước’ và… tháo chạy

‘Lòng dân, thế nước’ và… tháo chạy
Tháo chạy khỏi Việt Nam là một phong trào xuất hiện cách nay hàng chục năm. Giờ, tháo chạy khỏi Việt Nam đã trở thành xu thế, càng lúc càng mạnh mẽ và lan rộng từ doanh giới, trí thức, sang tới các viên chức của hệ thống công quyền Việt Nam. Có một điểm trớ trêu là từ ngày ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng CSVN, mạnh miệng khẳng định rằng tự do, dân chủ ở Việt Nam “đến thế là cùng”, rằng “vị thế của Việt Nam” trên thế giới chưa bao giờ được như hiện nay thì tháo chạy khỏi Việt Nam càng lúc càng mãnh liệt.

Hình bìa hộ chiếu Việt Nam.
Tuần trước, khi chúc Tết đồng bào, chiến sĩ cả nước và kiều bào ở nước ngoài, ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng CSVN khẳng định: “Không phải ngẫu nhiên mà một không khí phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào sức mạnh của dân tộc, vào sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đang lan rộng và có tác động mạnh mẽ trên khắp cả nước”.

"Các doanh nghiệp kinh doanh không còn hồ hởi phấn khởi"


TS. Bùi Tất Thắng: 'Các doanh nghiệp kinh doanh đã không còn hồ hởi phấn khởi như trước'
Thu Phương - 22/02/2018 TheLEADER - Theo Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển Bùi Tất Thắng, với tình hình kinh tế như hiện nay, một điều dễ nhận ra là các doanh nghiệp kinh doanh đã không còn sự hồ hởi phấn khởi như trong giai đoạn trước.
TS. Bùi Tất Thắng, Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển.
Nhìn lại kinh tế Việt Nam năm 2017, dự báo những yếu tố tác động đến nền kinh tế năm 2018, từ đó chỉ ra những cơ hội đầu tư, kinh doanh trong năm tới, TheLEADER đã có cuộc trao đổi với TS. Bùi Tất Thắng, Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và đầu tư).

Nguyễn Tấn Dũng dự hội nghị cơ chế đặc thù TP.HCM

Rõ ràng bác Dũng đang là tâm điểm chú ý, là nhân tố câu view của các phương tiện thông tin đại chúng. Ngay trang đất việt, trong bài này, đã lấy tên bác Dũng làm tít, làm mồi câu view, mặc dù trong hội nghị còn có bác Sang chức to hơn. Có vẻ bác Dũng đang trong thời kỳ ân huệ thể hiện "tính nhân văn" của Đảng trước khi bị xử lý. Có vẻ như ai cũng biết thế nên ở đâu có bác là các quan đương chức đều tránh xa. Hội nghị này cũng vậy; bác Nhân vì tình xưa nghĩa cũ mà mời bác Dũng, do đó không thấy bất kỳ quan đương chức nào đến dự. Tệ nữa là tác giả còn đưa ảnh và nhận xét để nhấn mạnh: "
Dự hội nghị có nhiều cán bộ cao cấp Trung ương nghỉ hưu".
Ông Nguyễn Tấn Dũng dự hội nghị cơ chế đặc thù TP.HCM
Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng... đã đến dự hội nghị triển khai, quán triệt NQ 54 của Quốc hội. TP.HCM có 5 thách thức lớn của thành phố nếu không có cơ chế đặc thù sẽ không giải quyết được. Cụ thể như cơ sở hạ tầng như quy hoạch, ngập nước, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường; thu hút vốn đầu tư nước ngoài giảm về tỉ trọng; thách thức về dân số...

Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (thứ 2 từ
 phải sang) trao đổi với các đại biểu. Ảnh NLĐ
Ngày 23/2, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội nghị cán bộ thành phố quán triệt Nghị quyết của Thành ủy về lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 54 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM.

Cựu Chủ Tịch Lê Đức Anh ‘chưa qua đời’ như tin đồn

Cựu Chủ Tịch Lê Đức Anh ‘chưa qua đời’ như tin đồn 
February 24, 2018 - HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Tính đến đêm 24 Tháng Hai (giờ Việt Nam), một nguồn tin thân cận với gia đình Tướng Lê Đức Anh, cựu chủ tịch nước CSVN, xác nhận với nhật báo Người Việt rằng, ông Lê Đức Anh hiện vẫn đang điều trị ở bệnh viện Trung Ương Quân Đội 108 chứ không “qua đời” như tin đồn ông chết vào hôm 23 Tháng Hai, 2018.
Cựu Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng (phải) và Chủ Tịch CSVN Trần Đại Quang đến thăm ông Lê Đức Anh trong bệnh viện. (Hình: Facebook Triet Nguyen)

Người Việt nhân văn hay độc ác?

Người Việt nhân văn hay độc ác?
22/02/2018 - Xưa, Đức Mạnh Tử bảo "nhân chi sơ, tính bản thiện", rồi sau đó Tuân Tử nói ngược lại "nhân chi sơ, tính bản ác". Ai nói cũng đúng nhưng mổ xẻ từ căn nguyên, phải nói rằng nuôi mầm thiện thì mới gặt được điều thiện; còn nuôi mầm ác thì toàn chuốc lấy chuyện ác. Chúng ta đang nuôi mầm ác quá nhiều. Ngay trong các lễ hội, hành động sát sinh chính là nuôi mầm ác. 

Tại lễ hội chém lợn Ném Thượng năm nay. Ảnh: VNE
Từ ngàn xưa, nước Việt và người Việt đã được đề cao bởi tinh thần nhân văn, hòa hiếu. Điều đó được thể hiện rất rõ ngay trong thời tao loạn. Năm 1427, sau đi đánh tan giặc Minh xâm lược, chủ soái Lê Lợi cùng Nguyễn Trãi đã chủ trương "trải thảm đỏ cho giặc rút lui". Mở đường sống cho kẻ thù là bại binh cũng là một cách đề cao đức nhân của bên thắng cuộc vậy!

Người dân không phải cái bao tiền, thưa Bộ Tài chính!

Người dân không phải cái bao tiền, thưa Bộ Tài chính!
24/02/2018 (NLĐO) - Người dân không phải là cái bao tải đựng tiền, điều chỉnh giá mặt hàng gì cũng phải nghĩ đến sức dân, quyền lợi của dân. Bộ Tài chính đang lấy ý kiến dư luận cho dự thảo nghị quyết trình Chính phủ về biểu thuế bảo vệ môi trường. Theo đó, từ ngày 1-7-2018, mức thuế bảo vệ môi trường đối với các mặt hàng xăng dầu được đề xuất tăng lên kịch khung quy định của luật.
Cụ thể, xăng: Đề nghị tăng từ 3.000 đồng/lít lên mức trần 4.000 đồng/lít. Dầu diesel: Đề nghị tăng từ 1.500 đồng/lít lên mức trần 2.000 đồng/lít. Dầu mazut, dầu nhờn từ 900 đồng/lít lên mức trần 2.000 đồng/lít. Mỡ nhờn: từ 900 đồng/kg lên mức trần 2.000 đồng/kg.

Thứ Bảy, 24 tháng 2, 2018

‘Anh Khải là Thủ tướng kỹ trị đầu tiên của Việt Nam’

Đúng là bác Khải đáng được ca ngợi, nhưng ca ngợi quá như bác Doanh nói trong bài này thì cũng không nên. Mình không tán thành những câu như thế này của bác Doanh: "Chúng ta thấy nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải đã để lại một di sản rực rỡ như thế nào, mạnh mẽ như thế nào", "Thời của nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải cân đối ngân sách rất chặt chứ không có câu chuyện tiêu xài hoang phí, xây dựng tràn lan"; "Hồi đó không khí cứ bừng bừng, niềm tin trong dân rất lớn". Nếu đúng như vậy thì 10 năm cầm quyền của bác Khải, nước ta đã phải tiến lên rất xa rồi. Thực ra không phải vậy. Hồi đó cũng có quá nhiều vấn đề, ban hành được luật Doanh nghiệp để khuyến khích kinh tế tư nhân thì lại xiết vào nhiều vấn đề khác nên nền kinh tế và xã hội vẫn trì trệ, ì ạch chứ không bừng bừng như bác Doanh kể đâu. Mà tại sao lại gọi bác Khải là Thủ tướng chuyên nghiệp nhỉ ? Chuyên nghiệp là cả đời tập trung làm một nghề nhất định và có chuyên môn sâu về nghề đó; chẳng lẽ cả đời bác Khải chỉ làm Thủ tướng ? May ra có thể gọi bác Phạm Văn Đồng là Thủ tướng chuyên nghiệp vì bác ấy có những 32 năm làm thủ tướng.
TS Lê Đăng Doanh: ‘Anh Khải là Thủ tướng kỹ trị, Thủ tướng chuyên nghiệp đầu tiên của Việt Nam’
Thụy Khanh - (VNF) – TS Lê Đăng Doanh nói nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải là người "hết sức quan tâm đến sự ổn định của nền kinh tế, quyết định nào cũng được tính toán rất kỹ lưỡng". Thời của nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải không có chuyện lợi ích nhóm, sân sau; không có chuyện tiếp doanh nghiệp ở nhà. Thời của nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải cân đối ngân sách rất chặt chứ không có câu chuyện tiêu xài hoang phí, xây dựng tràn lan... Hồi đó không khí cứ bừng bừng, niềm tin trong dân rất lớn.
TS Lê Đăng Doanh, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương. Như VietnamFinance đã thông tin, ngày 21/2, sau thời gian điều trị tại Singapore, nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải đã được chuyển về nước điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP. HCM).

"Phố Tàu" giữa lòng Đà Nẵng

"Phố Tàu" giữa lòng Đà Nẵng
Việc dùng chữ Trung Quốc nhan nhãn ở biển quảng cáo, biển hiệu ở Đà Nẵng đã khiến người dân loạn mắt khi nhìn.

Tuyến phố Võ Nguyên Giáp là nơi xuất hiện nhiều bảng hiệu Hoa ngữ nhất. Nơi đây có sân bay Nước Mặn mang yếu tố an ninh quốc phòng. Mới đây, một doanh nghiệp Trung Quốc ngỏ ý định muốn xây dựng sân golf có diện tích 650 hecta ở huyện Hòa Vang để đưa khách sang "sáng tắm biển, chiều chơi golf và đánh bạc buổi tối".

LÝ SỰ CỦA MỘT ĐẢNG VIÊN “CÒN ĐẢNG, CÒN MÌNH”

LÝ SỰ CỦA MỘT ĐẢNG VIÊN “CÒN ĐẢNG, CÒN MÌNH”
Mac Văn Trang : "Lúc bắt tay ra về, mình bảo anh H: Lý sự “còn đảng, còn mình” của anh giỏi lắm, dù bất kể đó là đảng gì! Anh cười, bắt tay chặt và bảo: Nhà cháu 4 đời đảng viên cơ mà!"Kết quả hình ảnh cho “CÒN ĐẢNG, CÒN MÌNH”
Tối qua mình được vợ chồng người bạn của con mời, đi cùng con đến ăn mừng Tân gia. Anh chị mới xây được cái “đôm” mặt sàn 100m2, 2 tầng và tầng áp mái với 600m2 vườn...

Rông dài chuyện Thịt Chó ở Châu Âu

Rông dài chuyện Thịt Chó ở Châu Âu
Ở châu Âu, một số người Việt nuôi chó để canh nhà. Có con chó khôn trung thành yêu chú đến mức không bao giờ sủa và cắn người Việt, nó lại cứ nhắm người Tây mũi lõ sủa nhức tai, hoặc cắn làm chủ bị rắc rối với pháp luật. Sau mới biết chó quen mùi nước mắm. Chó rất thính hơi. Người Việt bao giờ nấu ăn cũng có giọt nước mắm. Dù sạch đến đâu, chó cũng ngửi ra dày dép để cửa đều bị ám chút chút mùi nước mắm. Sau chủ thề không nuôi chó, vì quá vất vả với kiện tụng. 

Một quảng cáo thẩm mỹ viện chó ở Pháp
Ca dao Việt có câu "Sống trên đời phải ăn miếng dồi chó. Chết xuống âm phủ, biết có hay không? Thịt chó là một trong những món ăn khoái khẩu của người miền Bắc. Người Nam thường giễu người Bắc di cư « Bắc kỳ ăn thịt chó ». Thịt Chó là thức ăn có mặt ở nhiều nước châu Á, như Indonésie, Triều Tiên, Trung quốc. Một số nước châu Phi, chó không nuôi mà thả rông, và giết bán thịt ở giữa đường, giữa chợ.

Về hiện tượng đạo văn ngụy khoa học Phùng Xuân Nhạ!

Báo chí cần lên tiếng về hiện tượng đạo văn ngụy khoa học Phùng Xuân Nhạ!
GS.TS. Nguyễn Tiến Dũng - Trong vòng 8 tiếng vừa qua, tôi có trả lời phỏng vấn hai nhà báo. Nhà báo thứ nhất là phóng viên Cát Linh của RFA (Đài Châu Á Tự Do), bài sẽ sớm xuất hiện. Nhà báo thư hai là phóng viên của một tờ báo lớn ở Việt Nam có tên tuổi và tên báo hẳn hoi, tuy nhiên chừng nào lỗi hệ thống khiến cho báo chí trong nước chưa đăng được thì tôi còn chưa tiện “khai tên”.

Ông Phùng Xuân Nhạ. Ảnh: Internet
Dưới đây là trả lời cho một trong các câu hỏi của bạn phóng viên trong nước:
PV: [Ông] có thể chia sẻ việc [ông] đưa về trường hợp ông Phùng Xuân Nhạ đã gặp phản ứng từ phía ông Nhạ hay các cá nhân khác như thế nào?
NTZ: Sau khi tôi công bố bản báo cáo, thì tôi gặp phải nhiều sự tấn công thuộc loại bẩn thỉu, như là:

Ông Trump khen Việt Nam 'mua than của Mỹ'

Ông Trump khen Việt Nam 'mua than của Mỹ'
23 tháng 2 2018 - Phát biểu tại đại hội của phái Bảo thủ Mỹ (CPAC2018) hôm 23/2, Tổng thống Donald Trump khoe rằng trong chuyến thăm Việt Nam gần đây, ông đã thuyết phục lãnh đạo nước này 'mua than của Mỹ'.
Lãnh đạo các nước dự hội nghị APEC tại Đà Nẵng
Cụ thể, ông nói, sau khi ông nêu ra là "Chúng tôi có thương mại mất cân bằng với các quý vị" thì cả Thủ tướng và Chủ tịch Việt Nam đều hứa giúp. Họ hứa sẽ làm gì đó để mua hàng hóa Mỹ, và "cân bằng cán cân thương mại" với Hoa Kỳ, theo lời ông Trump. Họ cũng "khen than từ West Virginia" mà họ đã mua về là "tuyệt vời nhất thế giới" (the finest coal in the world), ông Trump kể lại.

Kẻ nào sẽ phải chịu ‘vận đen phá chùa’?

Kẻ nào sẽ phải chịu ‘vận đen phá chùa’?
Phạm Chí Dũng - Trong nhiều tội lỗi trên thế gian này, tội phá chùa là lớn lắm, những người đi phá chùa ắt phải nhận quả báo” - vị Hòa thượng trầm ngâm suy tư hồi lâu trước khi trả lời câu hỏi của tôi. Nhiều người nghiệm rằng vận đen của Đinh La Thăng không hẳn khởi sự từ những vụ việc ở Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nơi ông ta là chủ tịch hội đồng thành viên trước năm 2011, mà thật ra đã bắt nguồn sâu xa từ vụ phá chùa chiền ấy. Vụ phá chùa Liên Trì không chỉ “đen” cho Đinh La Thăng, mà cả một số quan chức cấp dưới của Thăng ở Sài Gòn, cùng những bàn tay đen đúa bí mật của giới quan chức cao cấp và nhóm lợi ích đã đẩy đuổi dã man người dân khỏi khu đất vàng Thủ Thiêm và “ăn đất” tàn mạt đến thế nào, cũng sẽ dần bị “báo ứng”.

Bà con nghèo nhận quà từ thiện tại 
Chùa Liên Trì những ngày chùa còn nguyên vị.
Thế mà đã lạnh trôi hai cái tết kể từ khi chính quyền TP.HCM hùng hổ ra quân xóa sổ chùa Liên Trì của Giáo hội Phật giáo Việt NamThống Nhất…

Hậu tết: ‘Mặt trận’ mới mang tên Lê Thanh Thản?

Hậu tết: ‘Mặt trận’ mới mang tên Lê Thanh Thản?
Vào ngày cuối cùng của tết nguyên đán 2018 và chuẩn bị bước sang năm “củi lửa”, vài ba tờ báo nhà nước như Dân Việt, Kinh Tế Đô Thị… bất chợt đăng tải những bài viết ca ngợi Tập đoàn Mường Thanh của “đại gia điếu cày” Lê Thanh Thản (http://danviet.vn/…/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-noi-ve-kha…).

Chuyện nhiều tờ báo nhà nước PR lộ liễu cho giới doanh nghiệp, theo thủ thuật “trang chuyên đề” hoặc “tin tài trợ” là quá quen thuộc từ trước tới nay. Vào năm 2016, dư luận xã hội và sau đó là Bộ Thông tin và Truyền thông đã phát hiện một chiến dịch của năm chục tờ báo lớn nhỏ của nhà nước, trong đó nổi cộm là báo Thanh Niên của hệ thống “Đoàn Thanh niên cộng sản” không chỉ PR cho nước mắm của một tập đoàn ngoại quốc mà còn “đánh” tơi tả nước mắm truyền thống của nông dân Việt Nam. Tuy nhiên vụ việc này chỉ bị xử lý hành chính và sau đó “chìm xuồng”.

Thứ Sáu, 23 tháng 2, 2018

Phản đối thu phí tại trạm BOT Biên Cương, Cẩm Phả

Phản đối thu phí tại trạm BOT Biên Cương, thành phố Cẩm Phả
Trong hai ngày 21 và 22/2, nhiều người dân ở thành phố Cẩm Phả và các tài xế đã đồng loạt phản đối việc thu phí tại trạm BOT Biên Cương, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, gây ùn tắc kéo dài nhiều lần trong hai ngày.

Một tài xế giấu tên ở Cẩm Phả nói với đài Á Châu Tự Do vào chiều tối ngày 22/2 về nguyên nhân khiến người dân phản đối trạm thu phí như sau: “Cái BOT đó có nhiều cái để người dân phản đối. Thứ nhất khoảng cách giữa hai trạm quy định là chỉ 70 km nhưng trạm này với trạm cũ là 56 km thôi. Thứ hai là trạm này thu phí rất cao, trạm cũ thu 30,000 VND mà trạm này thu 35,000VND. Cái thứ ba vô lý ở chỗ là doanh nghiệp không làm đường mới mà làm trên đường cũ, làm trên con đường huyết mạnh nối giữa hai thành phố Hạ Long và Cẩm Phả từ bao đời nay, từ thời Pháp đến giờ. Họ làm trên nền đường cũ và họ có giải phóng được hai bên đường rộng ra một tí và đồng nghĩa là họ lấn sát vào nhà dân, và đồng nghĩa với việc là họ cắm biển hạn chế tốc độ gần như suốt dọc đường. Gần như lưu thông chỉ có 50 hay 60 km một giờ.”

Sông Trung Quốc đỏ rực vì đốt vàng mã cúng cô hồn

Sông Trung Quốc đỏ rực vì đốt vàng mã cúng cô hồn
Tập tục đốt vàng mã của người dân Trung Quốc trong ngày rằm tháng 7 âm lịch khiến một đoạn sông nghi ngút khói. Theo Shanghaiist, lễ cúng cô hồn, hay còn gọi là tết Trung Nguyên, được tổ chức vào ngày 15 tháng 7 âm lịch hàng năm tại Trung Quốc. Theo truyền thuyết, đây là thời gian cổng trời và cổng âm phủ được mở ra, và những hồn ma không người cúng bái, cũng như linh hồn của tổ tiên, sẽ có mặt tại hạ giới. Người Trung Quốc thường thả hoa đăng, đốt vàng mã, ăn thịt vịt trong ngày này.

Sông chảy qua trung tâm thành phố Đạt Châu, tỉnh Tứ Xuyên ngập trong sắc lửa đỏ của vàng mã.

Khói bốc lên mù mịt cạnh bờ sông, khiến người qua đường phải đeo khẩu trang. Chỉ số ô nhiễm không khí (AQI) trong thành phố tăng từ mức 42 (an toàn cho sức khỏe) lên 233 (ô nhiễm nghiêm trọng).