Thứ Bảy, 26 tháng 9, 2015

(3) LỒN VÀ BUỒI TRONG CA DAO, TỤC NGỮ VIỆT NAM

LỒN VÀ BUỒI TRONG CA DAO, TỤC NGỮ VIỆT NAM
Đỗ Anh Vũ (Viện Ngôn ngữ học)
2.4. Mối quan hệ giữa sinh thực khí nam và nữ cùng những biểu hiện tương đồng : Trong khối ngữ liệu đã dẫn có tới 20 câu xuất hiện đồng thời cả sinh thực khí của nam và nữ. Phân tích mối quan hệ giữa hai loại sinh thực khí trong nhóm câu này, ta sẽ thấy được những cái nhìn, quan niệm, đánh giá thú vị của người Việt, mang đậm dấu ấn văn hóa Việt. 
Với quan điểm về triết lý âm dương đã thấm nhuần trong xã hội cổ truyền của người Việt, ta sẽ thấy sự tương ứng thành cặp đôi giữa sinh thực khí nam và sinh thực khí nữ trong nhiều câu thành ngữ. Có thể xem đó là sự tương hợp, hòa hợp, “môn đăng hộ đối” với nhau. Chẳng hạn lồn lá tre (lồn nhỏ) phải đi với buồi xe điếu (buồi nhỏ), lồn lá vông (lồn to) phải đi với buồi tông cán (buồi to); lồn tù phải đi với cặc lính thành một cặp tương hợp (chúng giống nhau ở chỗ bị kìm hãm lâu ngày). 


Gắn với các địa danh mang bản sắc vùng miền, ta có lồn Hà Bắc đi với cặc Hải Hưng (tương truyền đây là hai vùng bộ đội thường đóng quân trước đây, Hà Bắc là vùng của các cô dân quân, du kích nữ, văn công còn Hải Hưng là vùng của các nam chiến sĩ), lồn Cổ Am đi với cặc Hành Thiện (cặp đôi này mang hàm ý ca ngợi bởi lồn Cổ Am đẻ ra được nhiều người tài, tương truyền cả trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm và Phùng Khắc Khoan đều do bà Nhữ Thị Thục sinh ra; cặc Hành Thiện là nơi phát tích dòng dõi vua Trần). Mối quan hệ gắn bó khăng khít giữa sinh thực khí nam và nữ còn được khái quát qua câu: Lồn nào mà chẳng có lông/Buồi nào mà chẳng muốn tông vào lồn. 

Mối quan hệ giữa hai loại sinh thực khí trong các câu thành ngữ tục ngữ còn phản ánh những đặc điểm mang tính chất tâm sinh lý của giới hoặc các đặc điểm mang tính xã hội. Đặc điểm tâm sinh lý có thể thấy qua các câu như: Của lồn lồn đòi của buồi buồi quên (ý nói phụ nữ hay để ý, nhớ việc chi tiết tỉ mỉ, đàn ông thì tính phóng khoáng hơn, mau quên những việc đó. Câu trên cũng có thể hiểu về việc chắt bóp tiết kiệm tiền bạc đối với nữ và phóng khoáng tiền bạc đối với nam), Cái buồi thì nuôi cái lồn, cái lồn thì chôn cái buồi (ý nói nữ giới thường sống thọ hơn nam giới, câu này cũng phản ánh đặc điểm xã hội nam giới thường được coi là trụ cột kiếm tiền nuôi sống gia đình). Quan niệm về vị thế xã hội của người nam và người nữ được phản ánh trong một loạt những câu như: Buồi ơi cha tổ thằng buồi/Chịu nhịn chịu nhục mà chui vào lồn, Lồn ơi tao khổ vì lồn/Vì mày có lỗ mày chôn đầu buồi (đề cao vị thế người nữ), Lồn ơi cha tổ cái lồn/Chịu nhịn chịu nhục mà chôn thằng buồi (đề cao vị thế người nam). Theo chúng tôi nhận thấy, qua vùng ngữ liệu này, có nhiều câu đề cao vị thế của người nữ hơn vị thế của người nam. Người nữ thậm chí được coi là đối tượng cưng chiều, ít phải chịu vất vả cực nhọc. Triết lý trâu đi tìm cọc chứ cọc không tìm trâu cũng được thể hiện qua câu: Nứng cặc thì vặc đến nhà/Lồn còn đau mắt chưa ra đến ngoài.
Một điểm giống nhau thú vị trong biểu trưng ngữ nghĩa của hai loại sinh thực khí là chúng cùng được sử dụng để bày tỏ sự phủ nhận, sự đánh giá tiêu cực về một điều gì đó, một việc gì đó. Chẳng hạn ta vẫn nghe những cách nói: Làm ăn như cặc, làm ăn như lồn, làm ăn như cái đầu buồi. Những từ chỉ sinh thực khí còn được dùng để chửi, để hạ thể diện người khác. Trong khối ngữ liệu đã dẫn ở trên, có thể kể tới các câu như: Mặt lồn tâm hồn chó dại (câu chửi), Ghét ai cứ chửi mặt lồnăn cái (máu) lồnăn giẻ chùi trôn ăn lồn chấm muốikhôn thì ăn cháo ăn chè/dại thì ăn đếch ăn đác ăn ghe cái lồn. Trong đời sống sinh hoạt thường ngày của người Việt, ta cũng bắt gặp những cách chửi gắn với sinh thực khí nam như: Mày như cặc tao, mày như cái đầu buồi tao... Người Việt còn dùng động từ “dí” gắn với sinh thực khí của cả hai giới để bày tỏ ý phủ định (ví dụ: ông dí buồi vào, bà dí lồn vào), còn riêng với động từ “đút” chỉ dùng với sinh thực khí nam mà không đi với sinh thực khí nữ (ví dụ: ông đút buồi thèm...)
Chúng tôi nhận thấy, khi dùng sinh thực khí mang ý nghĩa phủ nhận hoặc khó chịu trước một đối tượng hoặc sự việc nào đó, mật độ của sinh thực khí nữ được dùng hơn sinh thực khí nam rất nhiều, mà đại diện mang tính chất điển mẫu cho sinh thực khí nữ được hoạt động với công suất tối đa chính là LỒN. Ta thường nghe những cách nói: Nóng vãi lồn, Chán vãi lồn chứ ít khi nghe thấy ai nói Nóng vãi buồi, Chán vãi buồi. Trong tiếng chửi nhau, người Việt cũng chỉ dùng “mặt lồn” mà không thấy ai nói là “mặt buồi”. Chữ lồn còn trở thành tiếng đệm trong các cách nói khẩu ngữ, thường là câu nghi vấn, chẳng hạn: Cái lồn gì thế nhỉ, Nó nói cái lồn gì thế, Thằng lồn nào kia...Trong những trường hợp như thế này, có thể bỏ chữ lồn mà câu vẫn giữ được nội dung thông tin cơ bản. Dĩ nhiên việc đệm tiếng “lồn” vào khiến cho câu nói trở nên suồng sã và không mang tính lịch sự. Sự phong phú trong cách sử dụng sinh thực khí nữ (so với sinh thực khí nam) còn được bắt gặp trong những trường hợp diễn tả cảm xúc phấn khích: Sướng vãi lồn(không thấy ai nói sướng vãi buồi), Đẹp vãi lồn (Không thấy ai nói đẹp vãi buồi). 
Mật độ sử dụng áp đảo của điển mẫu LỒN so với BUỒI có thể tạm sơ kết qua bảng dưới đây:
.
LỒN (+)
BUỒI (-)
Nóng vãi lồn
Nóng vãi buồi
Chán vãi lồn
Chán vãi buồi
Mặt lồn
Mặt buồi
Sướng vãi lồn
Sướng vãi buồi
Đẹp vãi lồn
Đẹp vãi buồi
Thần lồn
Thần buồi
Sử dụng
Không thấy sử dụng

Vi
ệc sử dụng sinh thực khí để bày tỏ những thái độ tiêu cực còn kéo theo việc sử dụng động từ chỉ quan hệ tính giao (địt, đụ, đéo) cũng để bày tỏ những cảm xúc tương tự. Ở đây ta thấy có sự gặp gỡ giữa các nền văn hóa phương Đông và phương Tây. Nếu như người Việt có cách nói: Địt mẹ mày, Đù má, Đụ mẹ, Đéo cần thì người Anh, Pháp, Nga, Đức... cũng có những cách diễn đạt tương tự, có thể so sánh qua bảng dưới đây:
 

Chúng tôi còn nhận thấy một điểm giống nhau giữa phương Đông và phương Tây nữa là khi con người bị kìm hãm về tính dục lâu ngày mà không tìm được đối tác, họ có thể bất đặc dĩ phải nhờ đến động vật (hoặc chí ít là nghĩ đến) để giải quyết nhu cầu. Nếu như ở ngữ liệu của người Việt, tôi bắt gặp câu Đi biển lâu lồn trâu cũng thích như một lời tâm sự chân thành của ngư dân miền biển thì ở phương Tây, trong tác phẩm tự truyện nổi tiếng mang tên Papilon người tù khổ sai của nhà văn Pháp Henri Charrière, có một đoạn nói về việc người tù da đen Martinique thường giao cấu với một con trâu cái tên là Marguerite. Trong phần 8 của tác phẩm mang tên Trở lại đảo Royale, nhà văn kể lại: “Thế mà hôm qua, khi điểm danh, Marguerite lại dẫn xác vào trại, cô nàng đi ngang qua hơn sáu chục người và đến trước anh chàng da đen, cô nàng chổng mông lại, giơ đít ra cho chàng kia. Ai nấy đều cười phá lên và chàng da đen xấu hổ đến xám mặt” (bản dịch Dương Linh – Nguyễn Đức Mưu).

Lí giải về việc sử dụng sinh thực khí cũng như những từ ngữ chỉ hành động tính giao để bày tỏ thái độ phủ nhận, rủa xả, chửi bới, xúc phạm, chúng tôi cho rằng có hai lí do cơ bản. Thứ nhất, việc sử dụng những từ ngữ như thế hướng sự xúc phạm – hạ thể diện tới cả những bậc sinh thành của đối tượng đang bị chửi, nói cách khác, người chửi không chỉ chửi một đời mà còn chửi nhiều đời của đối tượng bị chửi. Thứ hai, chúng tôi cho rằng, sinh thực khí của cả hai giới có một diễn trình phát triển từ chỗ linh thiêng (được thờ phụng, coi là một loại tín ngưỡng) đến chỗ giải thiêng, coi đó là những bộ phận mang đến cảm giác không sạch sẽ (vì nó cũng gắn với cơ quan bài tiết chất thải, ở bên cạnh cơ quan bài tiết chất thải). Vì lẽ đó, khi sinh thực khí được dùng làm công cụ để diễn tả sự phủ nhận, chửi bới, người nói dường như muốn dồn tất cả những thứ bẩn thỉu vào đối tượng mà anh ta đang căm ghét, đang cảm thấy khó chịu. Còn một câu chuyện nữa xảy ra ở đây, đó là sự đổi ngôi lịch sử giữa nữ quyền và nam quyền. Ban đầu, nữ quyền được đề cao hơn, thể hiện ở những biểu trưng tích cực của sinh thực khí nữ mà bên nam không hề có, thể hiện ở chỗ có nhiều định danh để gọi hơn và có cả sự ca ngợi trong những định danh đó (thần lồn). Về sau, khi nam quyền lên ngôi, vị trị của sinh thực khí nữ trong mối tương quan với sinh thực khí nam cũng bị hạ xuống, hay nói cách khác,  được coi là gây cảm giác dơ bẩn hơn. Vì lẽ đó mà trong các câu chửi, xúc phạm hoặc bày tỏ thái độ phủ nhận trước thực tại, yếu tố chỉ sinh thực khí nữ được đem ra dùng nhiều hơn yếu tố chỉ sinh thực khí nam. Tuy thế, có một tâm lí nước đôi ở đây khi người ta vừa muốn hạ vị trí của sinh thực khí nữ xuống nhưng lại không thể phủ nhận được tầm quan trọng của nó, và dường như, mạch nữ quyền tuy bị nam quyền lần át song vẫn ngầm chảy dưới lòng sâu. Vì thế mà ở những cách nói suồng sã mang tính chất bộc lộ cảm xúc khen ngợi hoặc thán phục, người ta vẫn dùng sinh thực khí nữ chứ không dùng sinh thực khí nam (Đẹp vãi lồn!, Sướng vãi lồn!) Trong ngữ cảm của người Việt, việc dùng từ lồn để chửi được coi là mang mức độ xúc phạm cao nhất, việc dùng các từ chỉ sinh thực khí nam để chửi có mức độ xúc phạm thấp hơn.
Việc sử dụng sinh thực khí đôi khi không dụng ý sâu xa cao siêu gì mà chỉ đơn thuần mang tính chất đùa vui, trêu chọc nhẹ nhàng. Đối với sinh thực khí nam, có thể dẫn câu: Ra đường sợ nhất Min khơ/Về nhà sợ nhất vợ sờ vào chim...Đối với sinh thực khí nữ, có thể dẫn những câu: Vợ tôi nửa tỉnh nửa mơ/Đêm nằm nó bảo dí thơ vào lồn...hoặc Bà cốt đánh trống long tong/Nhảy lên nhảy xuống con ong đốt lồn...Trong một số câu thơ theo trường phái Bút Tre của thời hiện đại, người Việt cũng “tạo điều kiện” cho yếu tố sinh thực khí xuất hiện một cách lấp lửng, nửa kín nửa hở qua một vài thủ pháp như biến âm, vắt dòng, mục đích chủ yếu chỉ là đùa vui, tếu táo:Liên hoan có thịt có chuồi (chuối)/Ra về nhớ mãi cái buồi (buổi) hôm nay; Chợ Đồng Xuân có tin đồn/Một cô bán trứng vịt lồn (lộn) rất to; Hoan hô thi sĩ Lưu Trùng/Dương vật nổi tiếng một vùng Quảng Nam v.v... 
2.5. Sinh thực khí trong câu đố của người Việt. 
Trong khi khảo sát vùng ngữ liệu văn hóa dân gian của người Viêt, chúng tôi bắt gặp 21 câu đố có sử dụng các từ ngữ chỉ sinh thực khí trong lời đố (phần đưa thông tin). Vì cơ chế của câu đố khác với cơ chế của thành ngữ tục ngữ ca dao nên chúng tôi xếp nhóm câu đố vào một phần riêng. Với những câu đố như thế này, người Việt hay gọi là đố tục giảng thanh. Cụ thể danh sách những câu đố có sử dụng các yếu tố chỉ sinh thực khí của người Việt mà chúng tôi tìm được như sau: 
1. Ba bà mà dạng chân ra
Một ông đứng giữa mà tra cặc vào
(Giải đố: Gầu sòng tát nước)

2. Ba ông ngồi ghế
Một ông cậy thế một ông cậy thần
Một ông tần ngần đút buồi vào bếp
(Giải đố: Bễ thổi lửa)

3. Bốn chân mà lại có đuôi
Đầu như đầu buồi lưng lại gù lưng
(Giải đố: Con chuột)

4. Canh một thì trải chiếu ra
Canh hai bóp vú canh ba rờ lồn 
Canh tư thì lắc xom xo
Canh năm cuộn chiếu ẵm con mà về
(Giải đố: Người kéo vó)

5. Còn bé cho ăn cho chơi
Ngày sau khôn lớn mọc buồi ngang lưng
(Giải đố: Cây ngô)

6. Chấm chấm mút mút đút vào lỗ tròn
Hai cái lông lồn cái dài cái ngắn
(Giải đố: Xỏ kim)

7. Chửa chết đã đem đi chôn
Chửa ra đến ngõ vạch lồn xem ghe
(Giải đố: Người cầm bó rơm đi xin lửa)

8. Gày gò bốn cái xương
Cái giải thòng lõng vướng anh buồi dài
(Giải đố: Cái vó)

9. Không chân không tay mà hay mó lồn 
(Giải đố: Cái nia)

10. Lồn già ăn với cà kheo
Lại thêm cặc lõ và đèo nắm lông
(Giải đố: Miếng trầu)

11. Lồn già da dính tận xương
Váy xanh mỏng mảnh mà lại thương buồi dài
(Giải đố: Cối giã gạo)

12. Lù lù như mu lồn chị
Lị sị như đầu buồi tôi
Ngày thời đi khắp mọi nơi
Đêm đêm lại chui vào mu lồn chị
(Giải đố: Con rùa)

13. Mình bằng quả chuối tiêu 
Lồn bằng vỏ trấu, lỗ bằng niêu
(Giải đố: Con chuột)

14. Người thì cao lớn trượng phu
Đóng mười lần khố trật cu ra ngoài
(Giải đố: Cây chuối có hoa)

15. Rau âm phủ nấu với mủ lồn tiên
Ngựa cửa quyền nấu với ả lồn treo
(Giải đố: măng nấu với rươi và cua nấu với khế)

16. Vừa bằng cổ tay đâm ngay vào lồn 
Gặp ông quan ôn bỏ lồn mà chạy
(Giải đố: con chuột và con mèo)

17. Bốn cô trong tỉnh mới ra
Cái lồn trắng hếu như hoa ngó cần
Sư ông tẩn ngẩn tần ngần
Cái buồi cứng tễu như cần câu rô
(Giải đố: Bộ ấm chén)

18. Ông nằm dưới
Chổng cặc lên
Bà nằm trên
Rên ư ử
(Giải đố: Cái cối xay)

19. Cái lồn có bốn cái lông
Có hai người kéo bập bồng hai bên
(Giải đố: Tát nước)

20. Lồn tôi thì để đầu hè
Tự nhiên anh đến anh đè lên tôi
Không cho thì bảo là tồi
Cho thì nhớt nhát cả người tôi ra
(Giải đố: Hòn đá mài)

21. Hai đầu sáu cẳng
Buồi đặt trên lưng
(Giải đố: Người cưỡi ngựa) 

Qua 21 câu đố cùng lời giải vừa thống kê ở trên, có thể thấy, người Việt đã thể hiện cái nhìn rất hài hước, ngộ nghĩnh với thế giới xung quanh. Sinh thực khí lúc này, được xem là yếu tố ví von, so sánh ngầm (chủ yếu dựa trên sự tương đồng về hình thức) với các sự vật hiện tượng trong cuộc sống. Có thể thấy, nếu nhìn vào lời giải của các câu đố, những đối tượng, sự vật được so sánh với sinh thực khí đều là những gì rất gần gũi, dân dã với cuộc sống lao động của người Việt ở vùng nông thôn. Về động vật, đó là con chuột, con rùa, con mèo. Về thực vật, đó là cây ngô. Về đồ vật, đó là cái gầu sòng tát nước, bễ thổi lửa, cái vó, cái nia, miếng trầu, cối giã gạo, cái cối xay, hòn đá mài, cây chuối có hoa, bộ ấm chén. Về sự việc, nhân vật đó là hành động xỏ kim, người cầm bó rơm đi xin lửa và nấu canh (măng nấu rươi và cua nấu khế), tát nước, người cưỡi ngựa. Cách liên tưởng qua những câu đố của người Việt cho ta thấy một tư duy trực quan sinh động, mang nhiều cảm tính và ngây thơ, đậm nét đáng yêu và hài hước của người bình dân. Khi nghĩ ra những câu đố này, có lẽ các tác giả dân gian chẳng hề cho rằng mình đang nói những lời lẽ thô tục, kém lịch sự mà mục đích chính, theo chúng tôi, là đạt được sự giải trí và sảng khoái trong tư duy, việc ra câu đố rồi giải câu đố là một trò chơi không tốn kém, lại có thể làm giảm những căng thẳng mệt mỏi sau những giờ làm việc. 
3. Kết luận  
3.1. Việc tìm hiểu sự hoạt động của những yếu tố chỉ sinh thực khí trong thành ngữ tục ngữ, ca dao và câu đố của người Việt cho ta một bức tranh sống động và đa sắc màu. Nếu như việc tra cứu một số từ điển song ngữ thông dụng Anh - Việt, Pháp - Việt [9, 10, 11, 12] chỉ cho ta vài cách diễn đạt về sinh thực khí (sinh thực khí nam và nữ trong tiếng Anh, mỗi loại có ba từ: prick, cock, penis/vagina. cunt, pussy; sinh thực khí nữ trong tiếng Pháp có một từ vulve, sinh thực khí nam có ba từ: verge/pesnis/phallus) thì riêng trong thành ngữ tục ngữ người Việt đã có tới 9 định danh về sinh thực khí nam và 14 định danh về sinh thực khí nữ. Số lượng này sẽ còn tăng lên nếu ta tính cả những cách diễn đạt trong ngôn ngữ đương đại (chẳng hạn, sinh thực khí nam còn có các cách diễn đạt khác như: dương vật, của quý, thằng nhỏ, “súng”, “chày”, sinh thực khí nữ còn có cách cách diễn đạt như: “cô bé”, cửa mình, phụ khoa...). Qua thống kê khảo sát, chúng tôi nhận thấy điển mẫu cho sinh thực khí nam trong lời ăn tiếng nói dân gian là BUỒI, còn điển mẫu cho sinh thực khí nữ ở thế đối ứng là LỒN. 

3.2. Việc miêu tả, sử dụng sinh thực khí nam và nữ trong kho tàng văn hóa dân gian thể hiện nhiều quan sát, kinh nghiệm, tri thức của người lao động bình dân, đồng thời cũng qua đó mà đưa ra những lời khuyên về xử thế, những phê phán, lên án các mặt trái của đạo đức xã hội. Bên cạnh đa số các biểu trưng tiêu cực, cũng có một vài biểu trưng tích cực được sử dụng gắn với sinh thực khí, chủ yếu biểu hiện tích cực nằm ở cách sử dụng sinh thực khí của nữ giới. Nổi bật lên hơn cả là cách sử dụng sinh thực khí để đưa ra những ý kiến phủ nhận, bất bình, khó chịu, chửi mắng hoặc xúc phạm ai đó. Trong những trường hợp như thế này, sinh thực khí nữ với điển mẫu LỒN được sử dụng nhiều hơn cả. 
3.3. Việc tìm hiểu sự hoạt động của các yếu tố chỉ sinh thực khí còn phản ánh nhiều đặc điểm mang tính lịch sử, xã hội và văn hóa đã từng tồn tại hoặc vẫn đang tồn tại trong xã hội hiện nay, chẳng hạn quan niệm về trọng nam khinh nữ, vai trò và vị trí của mỗi giới trong gia đình. Căn cứ theo ngữ liệu thành ngữ tục ngữ, có thể thấy vị trí và vai trò của nữ quyền trong lịch sử được đề cao hơn nam quyền rất nhiều, thể hiện qua những biểu hiện mang tính tích cực, dương tính của sinh thực khí nữ. Nhưng sau đó, nam quyền lên ngôi và kéo theo những thay đổi trong cách sử dụng những từ ngữ chỉ sinh thực khí của mỗi giới. Bên cạnh đó, những khác biệt và tương đồng về văn hóa cũng được thể hiện nếu ta so sánh với các nước phương Tây. Những sự khác biệt ấy là tất yếu, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan mà lịch sử mang lại. 
3.4. Các từ ngữ chỉ sinh thực khí có một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của người bình dân Việt Nam. Nó không chỉ mang trong đó tri thức, kinh nghiệm sống mà còn là nơi để giãi bày cảm xúc, nơi để tâm sự tâm tình, nơi để giải trí, nơi để thỏa mãn những trò chơi của tư duy. Việc có nhiều cách diễn đạt về sinh thực khí chứng tỏ người Việt cũng có ý thức sâu sắc về việc nói giảm nói tránh, về các phương châm khác nhau trong giao tiếp thường ngày, về mục đích sử dụng...Việc không thể dùng các từ chỉ sinh thực khí thay thế cho nhau tùy tiện là một điều hoàn toàn có thật. Ý niệm về lời nói tục, nên hay không nên, có lẽ chỉ mang ý nghĩa tương đối bởi mọi yếu tố ngôn ngữ khi đã ra đời và tồn tại qua hàng ngàn năm lịch sử cho tới ngày nay đều mang trong mình những lí do chính đáng của nó. 
Đ.A.V 
___________

Chú thích:
Trong bản danh sách 115 câu TNTNCD, các câu 5, 106, 115 được TS Nguyễn Xuân Diện cung cấp, câu 65, 130 do TS Trần Đại Nghĩa cung cấp, câu 35 do GS TS Nguyễn Văn Khang cung cấp, câu 41 do TS Nguyễn Tài Thái cung cấp, câu 105 do CTV Phạm Thanh Ngọc cung cấp.

Trong bản danh sách 21 câu đố (đố tục giảng thanh), các câu 18, 19, 20 do TS Nguyễn Xuân Diện cung cấp.
Qua đây, tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc về việc cung cấp ngữ liệu tới các nhà khoa học và CTV nói trên. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Xuân Kính (chủ biên). Kho tàng tục ngữ người Việt. NXB KHXH, HN, 2002. 
2. Nguyễn Xuân Kính (chủ biên). Kho tàng ca dao người Việt. NXB KHXH, HN, 2002. 
3. Nguyễn Văn Ngọc . Tục ngữ phong dao (2 quyển). NXB Văn hóa Thông tin, HN, 2000.
4. Phan Ngọc. Cơ sở văn hóa Việt Nam. NXB Giáo dục, HN, 2005.
5. Hoàng Phê (chủ biên). Từ điển tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học), NXB Từ điển Bách khoa, HN, 2010.
6. Trần Ngọc Thêm. Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam. NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2006.
7. Nguyễn Đức Tồn. Đặc trưng văn hóa dân tộc của ngôn ngữ và tư duy. NXB Từ điển bách khoa, HN, 2010.
8. Đỗ Anh Vũ. Tìm hiểu một yếu tố tục trong cấu tạo thành ngữ tục ngữ tiếng Việt. Ngôn ngữ và đời sống, số 10/2004.
9. Viện Ngôn ngữ học, Từ điển Anh - Việt, NXB KHXH, HN, 2012.
10. Lê Khả Kế (cùng một số giáo viên), Từ điển Việt - Anh, NXB TPHCM, 1994.
11. Lê Khả Kế (chủ biên). Từ điển Pháp - Việt, NXB KHXH, HN, 1997.
12. Lê Khả Kế - Nguyễn Lân. Từ điển Việt – Pháp, NXB KHXH, HN, 1989.

http://xuandienhannom.blogspot.com/2015/09/luan-tien-si-ay.html


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét