Thứ Sáu, 31 tháng 1, 2020

Virus corona: Nở rộ các đồn đoán và thuyết âm mưu

Virus corona Vũ Hán : Nở rộ các đồn đoán và thuyết âm mưu trên internet
Đức Tâm - Virus corona do CIA tung ra để gây bất ổn tại Trung Quốc, chính quyền Bắc Kinh chủ ý cho virus lan truyền để làm xẹp phong trào phản kháng tại Hồng Kông, « xóa sổ » người Duy Ngô Nhĩ, các tập đoàn dược phẩm cho phát tán virus để bán được vac-xin… Mỗi khi có một sự kiện lớn trên thế giới, thì lại có nhiều đồn đoán vô căn cứ, thậm chí cả thuyết âm mưu nở rộ trên mạng xã hội, trái ngược với những thông tin chính thống. Và virus corona Vũ Hán Trung Quốc không phải là một ngoại lệ. Sau đây là một số tin đồn.
Một nhân viên mặc bảo hộ phòng chống lây nhiễm virus tại một bến tàu điện ngầm ở Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 27/01/2020 REUTERS/Carlos Garcia Rawlins

BÍ MẬT Ở VŨ HÁN

BÍ MẬT Ở VŨ HÁN
Lê Phước Chín (FB Phuoc Chin Le‎) Một kịch bản như phim Hollywood, nhưng là sự thật. Con nCoV được thoát ra ở một phòng thí nghiệm virus (có liên quan chương trình vũ khí sinh học của quân đội) ở Vũ Hán. Dịch rộ lên hồi tháng 12 năm ngoái, chính quyền địa phương muốn công bố, nhưng TW ém. Thời gian đó, 5 triệu người ở VH tìm cách thoát khỏi TP này trước đại dịch.

Điều này là bất thường, vì công bố dịch là thẩm quyền of địa phương, nhưng với vụ virus Vũ Hán thì chính quyền TW Bắc Kinh can thiệp. Khi 5 triệu người VH thoát khỏi TP, mang mầm bệnh đe dọa cả nước TQ, thì Vũ Hán mới bị cách ly, cùng hàng loạt các TP vệ tinh khác.
TQ công bố số ca nhiễm bệnh chỉ ở mức ngàn người, nhưng bệnh viện dã chiến được xây ở quy mô 100.000 người. Khoảng cách of hai con số này quá xa, cho thấy chính quyền Bắc Kinh đang muốn kiểm soát thông tin bệnh dịch.

Cảnh báo từ một hướng dẫn viên du lịch ở Nha Trang

Cập nhật và cảnh báo từ một hướng dẫn viên du lịch ở Nha Trang
FB Vũ Kim Hạnh - Ngày hôm qua và hôm nay (22 và 23/1/2020), có hiện tượng náo động trong đội ngũ hướng dẫn viên du lịch ở Nha Trang (đang quá nhiều du khách Trung Quốc). Một sai lầm chết người của các bạn hướng dẫn viên tại Nha Trang là: Họ nghĩ đơn giản, nếu khách TQ mà không phải đến từ Vũ Hán thì không nguy hiểm lắm! Và họ dính bệnh.
Xe cấp cứu đưa 1 người TQ đi cách ly từ 
phi trường Cam Ranh. Ảnh: internet
Sau đây là lời đề nghị phổ biến của các HDV du lịch: Vì bệnh đã có thể lây từ người sang người nên ai cũng phải thận trọng khi tiếp xúc với du khách Trung Quốc dù họ đến từ đâu. Nếu gia đình nào mà đăng ký đi Nha Trang, Đà Lạt, Mũi Né rồi Đà Nẵng thì cần cân nhắc lại vì năm nay số lượng du khách TQ đổ về 4 nơi này cực kỳ đông, đông đột biến hẳn lên, có lẽ vì các nơi khác (Đài Loan, Hàn Quốc, Triều Tiên… ) giờ đã chặn người TQ nhập cảnh.

Dân sợ cai trị hà khắc còn hơn sợ hổ dữ

Dân sợ cai trị hà khắc còn hơn sợ hổ dữ
Cổ nhân có câu: “Đắc dân tâm giả đắc thiên hạ”, người được lòng dân thì được cả thiên hạ hay “muốn yên được thiên hạ thì phải có được lòng người.” Việc cai trị hà khắc khiến dân sợ hãi thì chớ có làm, bởi vì dù bách tính hiền lành, ngờ nghệch, có thể chịu nghèo đói, có thể chịu cúi đầu, nhưng vẫn luôn có giới hạn của nó. Vua là thuyền, dân là nước, “nước nâng thuyền, nước cũng có thể lật thuyền”…

Về việc cai trị hà khắc, trong Lễ Ký có chép một chuyện thế này: Đức Khổng Tử khi sang nước Tề, đi qua núi Thái Sơn, thấy một người đàn bà khóc ở ngoài đồng, nghe thê thảm lắm. Ngài cảm thấy người đàn bà ấy trong nhà dường như có nhiều người cùng qua đời. Rồi, sai thầy Tử Cống đến hỏi. Người đàn bà thưa rằng:
– Ở đây lắm hổ, bố chồng tôi đã chết về hổ, chồng tôi đã chết về hổ, bây giờ con tôi lại chết về hổ nữa. Thảm lắm, ông ạ!

Người Trung Quốc bị tẩy chay khắp nơi trên Thế giới

Người Trung Quốc bị tẩy chay khắp nơi trên Thế giới
Do lo ngại bị nhiễm virus corona, nhiều nơi trên thế giới đang tẩy chay người Trung Quốc. Nhiều nhà hàng treo biển "Không tiếp khách Trung Quốc". Theo Bloomberg, tại Hàn Quốc, hàng loạt nhà hàng bắt đầu treo biển "Không tiếp khách Trung Quốc". Một sòng bạc chuyên phục vụ du khách nước ngoài thông báo không tiếp nhận các nhóm du khách đến từ Trung Quốc.

Ước tính hơn 500.000 người dân Hàn Quốc ký vào một bản kiến nghị, yêu cầu chính phủ cấm cửa du khách đến từ quốc gia 1,4 tỷ dân, nơi dịch virus corona đang hoành hành dữ dội. Một nữ du khách Trung Quốc đến thành phố Ito ở Nhật Bản kể nhân viên phục vụ ở một nhà hàng tại đây hét toáng lên "Người Trung Quốc kìa" khi nhìn thấy bà ta.

Nhiều trường đại học cho SV nghỉ Tết kéo dài vì corona

Nhiều trường đại học cho SV nghỉ Tết kéo dài vì corona
Nhiều trường đại học tại Hà Nội cho sinh viên nghỉ thêm một tuần phòng tránh virus corona. Theo Bộ GD&ĐT, hiệu trưởng xem xét, quyết định cho sinh viên nghỉ học nếu cần thiết. Ngày 31/1, nhiều trường đại học thông báo lùi thời gian nhập học sau Tết Nguyên đán.

ĐH Thủy lợi thông báo cho sinh viên nghỉ
thêm sau Tết. Ảnh: Fanpage nhà trường.
Theo thông báo của Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, sinh viên được nghỉ thêm một tuần sau Tết, đến 10/2 mới đi học. Nhà trường lưu ý sinh viên cẩn trọng, không đến những nơi tụ tập đông người, thực hiện nghiêm khuyến cáo của Bộ Y tế.

Diễn biến dịch viêm phổi Vũ Hán (31/1) trên toàn TG

Diễn biến dịch viêm phổi Vũ Hán (31/1) trên toàn TG
Chúng tôi xin cập nhật diễn biến dịch viêm phổi Vũ Hán (31/1). Dưới đây là những tin tức mới cập nhật về diễn biến dịch viêm phổi Vũ Hán, cho đến 5h chiều ngày 31/1:
Hình thái siêu tế bào của virus nCoV, minh hoạ bởi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC)
Trung Quốc đại lục

Số ca nhiễm được xác nhận ở Trung Quốc, theo cập nhật đến 5h chiều 31/1, là 9.709 ca (CNN), tăng 1.908 ca so với cùng thời điểm ngày trước đó;
Số ca tử vong ở Trung Quốc đại lục tăng lên 213 ca, tăng 43 ca so với ngày trước đó, một con số kỷ lục tính từ đầu dịch;

Súp dơi nguyên con có thể là nguồn gây bệnh Corona ?

Súp dơi nguyên con có thể là nguồn gây bệnh viêm phổi lạ
VŨ HÁN - Dơi được xem là một món ăn hảo hạng của người dân Vũ Hán. Trong ngày thứ Năm, hình ảnh video một phụ nữ ăn món súp dơi, hay dơi tiềm, đã được phổ biến khắp thế giới, trong lúc các khoa học gia tin rằng siêu vi khuẩn coronavirus trong đợt bùng phát bệnh dịch viêm phổi từ Vũ Hán xuất phát từ loài dơi.

Không rõ video được thâu hình vào lúc nào. Báo Daily Mail tại Úc đã viết tựa “Video clip kinh hoàng cho thấy một phụ nữ Trung Hoa đang ăn nguyên một con dơi tại một nhà hàng sang trọng, trong lúc các khoa học gia đã liên kết siêu vi khuẩn coronavirus với loài dơi.” Loài rắn ăn thịt loài dơi, và chính rắn cũng bị nghi là nguồn gây bệnh tại Trung Quốc hiện nay. Dưới đây là bài viết của tác giả Nguyễn Lệ Chi đang có mặt tại Vũ Hán (Wuhan), về món súp dơi, đăng trên Facebook thứ Năm, 23 tháng 1, 2020.
Thủ phạm gây ra bệnh viêm phổi cấp tại Trung Quốc ?

Việt Nam CÓ CÒN ĐỘC LẬP?!

Việt Nam CÓ CÒN ĐỘC LẬP?! 
Người dân VN không được cử hành lễ tưởng niệm các anh hùng tử sỹ hy sinh vì chủ quyền tổ quốc ở Hải chiến Hoàng Sa 1974, Gạc Ma 1988, Chiến tranh biên giới phía Bắc với TQ 1979... tại những địa điểm công cộng như đền thờ Lý Thái Tổ Hà Nội, tượng Đức Thánh Trần ở Sài Gòn và nhiều địa điểm khác. Nhà nước có đầy đủ các huân chương kháng chiến chống Pháp, Mỹ nhưng không có huân chương kháng chiến chống TQ.
Không được phản đối Formosa, không được phản đối các nhà máy nhiệt điện TQ, không được phản đối luật đặc khu kinh tế phục vụ TQ, không được phản đối hiệp ước dẫn độ VN- TQ. Tội phạm TQ được đưa về TQ, chống TQ bị nhà nước nghiêm trị tại VN. Sử sách tránh né và cắt bỏ những thông tin về các giai đoạn chống quân xâm lược TQ. Không chỉ trích đích danh các hành động xâm lược, bành trướng của TQ.

CÁI GÌ ĐANG XẢY RA Ở TRUNG QUỐC ?

CÁI GÌ ĐANG XẢY RA Ở TRUNG QUỐC ?
fb Ngô Nhật Đăng - Coronavirus Vũ Hán đang tàn phá Trung Quốc. Tính đến sáng thứ Tư, các quan chức Trung Quốc đã khẳng định: có 6.095 trường hợp lây nhiễm, hơn 9.000 trường hợp nghi ngờ, và 132 trường hợp tử vong. Các nhà nghiên cứu tại Hồng Kông lại ước tính rằng ít nhất có 44.000 người đã nhiễm coronavirus chỉ riêng ở Vũ Hán
Các trường hợp lây nhiễm ở nước ngoài cũng đã được báo cáo, bao gồm cả những nước kém phát triển như Cambodia. Đây là một mối lo ngại đặc biệt, bởi vì trong một nước có cơ sở hạ tầng y tế yếu kém thì việc bùng phát càng dễ có khả năng xảy ra.
Ở các nước tiên tiến như Mỹ, Nhật, Canada các trường hợp cho đến nay được phát hiện và đang được ngăn chặn, sự bùng phát lớn dường như chỉ diễn ra ở các thành phố Trung Quốc . Nhiều hãng hàng không quốc tế đang đình chỉ một số chuyến bay đến Trung Quốc, đi ra khỏi mối quan tâm về kinh doanh.

Chống thù địch, phản động xuyên tạc về virus corola

Chống thù địch, phản động xuyên tạc về virus corola
(Tếu táo cho vui để tạo kháng thể chống dịch)
fb Chu Mộng Long - Sáng nay, lại nhân vật có số có má đến nhà mừng xuân. Hiển nhiên là chủ nhà tiếp chuyện ôn hòa cho nó phồn lành (phồn vinh và an lành). Anh ta khuyên:
- Thầy không lên lói nhiều về dịch corola. Người ta hiểu sai thì có thể bị xem nà phản động, thù địch đó.
Tôi trố mắt nhưng cũng cười thật hiền:
- Tôi viết theo lệnh Thủ tướng mà. Tuyên truyền dịch để mọi người cùng phòng chống dịch, sao lại bị chụp mũ là phản động, thù địch?
Anh ta nghĩ tôi không hiểu gì nên nhanh nhảu đưa cho tôi xem bài báo nói về "bọn thù địch, phản động xuyên tạc bệnh dịch corona" và nói bằng giọng rất nghiêm trọng:

KINH HOÀNG ! Chủ quyền đất nước còn không ?

KINH HOÀNG !
Phó Thủ tướng Phạm bình Minh nói VN đã ký kết hiệp ước với Trung Quốc, muốn đóng cửa biên giới phải có thoả thuận giữa hai bên, không thể quyết định đơn phương.
Như vậy, việc thủ tướng Phúc ‘’tính tới phương án đóng cửa biên giới‘’ là nổ cho sướng miệng, trên thực tế chỉ là ‘’tính’’ đến việc xin phép Tàu cho đóng cửa
Nga, Mông Cổ, Bắc Hàn đóng cửa biên giới. Nghĩa là chỉ có VN ký kết những hiệp ước ngu xuẩn. Và nhắm mắt, ngoan ngoãn thi hành những thoả ước ngu xuẩn, ngay cả khi tính mạng của dân bị đe doạ.

Tờ báo Đan Mạch không xin lỗi Trung Quốc

Một kiểu của văn hóa tự do phương Tây. Tôi xem cái hình cờ này từ tuần trước, phải nói là tôi không tán thành lắm. Dù sao cờ cũng là biểu tượng, là tình cảm và tự hào của nhân dân Trung Quốc nên dù không ưa Trung Quốc thì cũng không nên vẽ cái cờ như thế này, đúng là làm “tổn thương người dân Trung Quốc”. Thử tượng tượng người Việt cũng đầy cái xấu, họ dùng cái đó làm cờ VN thì cũng không hay chút nào.
Tờ báo Đan Mạch không xin lỗi
Đỗ Hùng 31-1-2020 
Báo Jyllands-Posten của Đan Mạch vừa thay mấy ngôi sao trên quốc kỳ Trung Quốc bằng hình mô phỏng vi rút corona. Ngay lập tức Đại sứ quán Trung Quốc tại Copenhagen lên tiếng, cho rằng đây là hành động “xúc phạm đất nước Trung Quốc” và làm “tổn thương người dân Trung Quốc”. Theo Đại sứ quán Trung Quốc, bức biếm họa này đã “vượt quá ranh giới đạo đức của tự do ngôn luận” và yêu cầu tờ báo và họa sĩ Niels Bo Bojesen “công khai xin lỗi người dân Trung Quốc”.
Biếm họa trên báo Jyllands-Posten của Đan Mạch. Ảnh: internet
Đáp lại, chẳng những tờ báo Đan Mạch không xin lỗi mà Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen cũng viện dẫn quyền tự do ngôn luận để bảo vệ tờ báo này. “Ở Đan Mạch chúng tôi có bề dày truyền thống về tự do ngôn luận, bao gồm cả tranh biếm họa và điều đó sẽ được duy trì trong tương lai.” “Đây là lập trường đã được biết đến rộng rãi và Đan Mạch sẽ không thay đổi điều đó,” bà Frederiksen nhấn mạnh.

CHÙA & SƯ KINH DOANH!

CHÙA & SƯ KINH DOANH!
Dương Quốc Chính - “Xin lỗi các Tăng ni và các nhà sư chân chính". Đầu tư xây chùa giờ dễ ợt toàn thấy sư tự tìm vốn xây chùa rồi xin được làm trụ trì, phải làm thế vì các chùa có sẵn thì kín trụ trì rồi, phấn đấu lên trụ trì là hơi bị khó, vì tuổi hưu của sư lại quá cao, chờ đến khi sư huynh nghỉ hưu để mình lên chức thì lâu lắm. Hơn nữa, cạnh tranh bây giờ quá khốc liệt, vì còn phải đấu với sư định hướng XHCN, có bảo kê, quan hệ. Không biết trong ngành có phải chạy chức không? Chắc là có.

Chính thế nên giờ chùa mới mọc ra như nấm, giống mở công ty thôi. Vốn ít thì mở chùa mới, nhỏ, chỗ khỉ ho cò gáy, rồi thu tiền lẻ từ bần nông. Vốn dày thì mở chùa to luôn, thường là nâng cấp từ 1 chùa cũ, chùa cổ, bé bằng lỗ mũi. Kiểu đó cơ bản cũng như anh em đầu tư bỏ vốn vào mấy công ty nhỏ, có tiềm năng, rồi PR, làm thương hiệu, rồi thu tiền. Kiểu này thường chỉ hiệu quả khi đầu tư vào mấy chùa nhỏ, chưa có thương hiệu, như chùa Bái Đính. Ngày xưa đếch ai biết chùa ấy ở đâu, thực tế bây giờ cái chùa cũ cũng chỉ bằng lỗ mũi, mình đi Bái Đính mấy lần còn chưa vào đó, chỉ vào cái showroom mới thôi.

Cần dừng ngay việc kiểm tra độ cồn

CẦN DỪNG NGAY VIỆC THỔI KIỂM TRA ĐỘ CỒN
fb Trần Đình Thu - CẦN DỪNG NGAY VIỆC TIẾP TỤC KIỂM TRA NỒNG ĐỘ CỒN TRONG LÚC DỊCH BỆNH CĂNG THẲNG - CẢNH SÁT GIAO THÔNG VÀ NGƯỜI DÂN ĐỀU BỊ NHIỄM - Ban chỉ đạo phòng chống dịch quốc gia cần cho dừng ngay lập tức việc kiểm tra nồng độ cồn vào lúc này vì quá nguy hiểm. Chỉ cần 1 người mắc bệnh là có thể lây hàng trăm thậm chí hàng ngàn người khác.

Tình trạng lái xe có cồn cũng nguy hiểm nhưng không nguy hiểm bằng tình trạng lây lan dịch trong cộng đồng. Hiện nay đang lúc người về quê ăn tết trở về lại các thành phố và cảnh sát giao thông đã chốt chặn thử độ cồn rất căng. Việc nay vô tình tiếp tay cho dịch bệnh. Một lần nữa đề nghị ban chỉ đạo chống dịch cần khẩn cấp dừng ngay việc làm này. Việc dừng này cũng không gây thiệt hại kinh tế nên không cần phải cân nhắc.

Trong hình ảnh có thể có: 2 người, ô tô, ngoài trời và văn bản
Các bạn nhà báo cũng cần nên lên tiếng trên báo chính thống, tôi thấy các bạn chỉ đi làm phóng sự thổi cồn mà không lên tiếng vấn đề này thì cũng không có trách nhiệm với xã hội rồi.

Vẫn bất tận một Tạ Đình Đề

Đoạn này viết về sự kiện cách đây 35 năm nhưng bây giờ vẫn mang tính thời sự. Theo kết luận của cơ quan điều tra, ông Tạ Đình Đề đã có hành vi thu lượm các câu ca dao, hò, vè có nội dung nói xấu lãnh đạo, sau đó đưa về nói lại cho nhiều người cùng nghe. Cơ quan điều tra đề nghị VKSND Tối cao truy tố ông về tội tuyên truyền chống chế độ XHCN. Trong hồ sơ, những vị quyền cao chức trọng đã khẳng định như đinh đóng cột là phải xử Tạ Đình Đề về tội chống phá chế độ.
Vẫn bất tận một Tạ Đình Đề
25/01/2020 TP - Bao nhiêu năm rồi tôi mới gặp lại anh. Mà tình cờ tại một cuộc tụ bạn bè ở Sài Gòn. Thú thực tôi không nhận ra anh. Mãi cuối cuộc gặp anh chủ động sang ngồi cạnh. Tôi choáng cả người khi nghe chất giọng hơi ngập ngừng chắc có lẽ anh không nhận ra, Th. con trai ông Đề đây mà…

Cáo trạng và hồ sơ vụ bị bắt năm 1976

Người năm ấy
Thoáng ập ngay về một quá vãng buồn.

Mà đã xa ngái gì. Những năm đầu chín mươi. Ông Tạ Đình Đề đưa tôi về nhà ông ở Khu tập thể Đường sắt chỗ phố Khâm Thiên. Căn hộ bít bùng những cót ép quây tạm. Một bàn nước bằng gỗ thùng ọp ẹp. Cái điếu bát hút thuốc lào cóc cáy. Chiếc quạt con cóc không đủ độ mát, chủ khách phải phành phạch quạt nan.

TS Chu: “Ko nên coi tin giả bao giờ cũng xấu...”

Xã hội văn minh, tiến bộ là phải có phản biện, phải có thông tin 2 chiều. Nhưng ở nước ta, do đặc tính độc tài nên không có phản biện và chỉ có thông tin 1 chiều! Lãnh đạo được nổ thoải mái, được bịa thông tin số liệu giả thoải mái; còn người dân thì chỉ được quyền nghe, tin vào đó và phải chấp hành. Khi người dân đã biết tin của nhà nước là giả thì họ phải dựa vào tin trên mạng, tin từ xã hội. Lưu ý phân biệt ước lệ giữa "tin giả" và "tin không đúng sự thật". Tin không đúng sự thật là tin sai sự thật do vô tình hay cố ý, nên gồm tin giả và nhiều tin sai khác. Trái lại, tin giả được quan niệm là những tin không đúng sự thật được con người chủ động tạo ra một cách cố ý nhằm xâm phạm quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của cá nhân tổ chức khác.
Tiến sĩ Toán học Nguyễn Ngọc Chu: “Không nên coi tin giả bao giờ cũng xấu, bởi có lúc nó là một nhu cầu của thực tiễn xã hội!”
Đăng Khoa 30/1/2020 - VietTimes - Tin giả, tin không chính xác được lan truyền trên mạng xã hội có thể gây ra những tác động tiêu cực đến người dân. Nhưng tiến sĩ Toán học Nguyễn Ngọc Chu lại nhìn nhận tin giả ở một góc độ khác. Ông nói rằng không phải mọi tin giả đều xấu, đôi khi nó lại là một nhu cầu thực tiễn.

Phóng viên VietTimes đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Ngọc Chu, Tiến sĩ toán học, Chủ tịch trường Đại học Công nghệ East Asia, xung quanh chủ đề tin giả, tin không chính xác.

Bất mãn với nền dân chủ tại Anh và Mỹ 'cao kỷ lục'

Bất mãn với nền dân chủ tại Anh và Mỹ 'ở mức cao kỷ lục'
Sean Coughlan 29 tháng 1 2020 - Cuộc khảo sát cảnh báo nền dân chủ ở nhiều quốc gia đang ở trong "tình trạng bất ổn". Sự không hài lòng với nền dân chủ của các quốc gia phát triển đang ở mức cao nhất trong vòng gần 25 năm, theo các nhà nghiên cứu của Đại học Cambridge. Các học giả phân tích những gì họ nói là bộ dữ liệu lớn nhất toàn cầu về thái độ đối với nền dân chủ, dựa trên 3.500 cuộc khảo sát có bốn triệu người tham dự. Vương quốc Anh và Hoa Kỳ có mức độ bất mãn cao đặc biệt.
"Trên toàn cầu, nền dân chủ đang ở trong tình trạng bất ổn", tác giả báo cáo về kết quả nghiên cứu, ông Roberto Foa nói. Nghiên cứu, do Trung tâm Tương lai Dân chủ của Đại học Cambridge, đã theo dõi quan điểm về dân chủ từ năm 1995 - với số liệu năm 2019 cho thấy, tỷ lệ không hài lòng tăng từ 48% lên 58%, mức cao nhất được ghi nhận. "Chúng tôi thấy rằng sự không hài lòng với nền dân chủ tăng lên theo thời gian và đang đạt đến mức cao nhất toàn cầu, đặc biệt là ở các nước phát triển," Tiến sĩ Foa nói.

Ai sẽ vào 'tứ trụ' ở Đại hội XIII và lãnh đạo 'Đốt lò'

Cá nhân tôi đề xuất ông Nguyễn Thiện Nhân, đương kim Bí thư Thành ủy TP HCM, giữ chức Tổng bí thư Đảng trong nhiệm kỳ tới. Mặc dù ông Nhân không đủ năng lực, nhưng ông là người có học nhất, trung thực nhất, không tham nhũng nhất, quan tâm đến vận mệnh đất nước nhất, dám đổi mới nhất... Những phẩm chất này hoàn toàn đối lập với những ông bà khác trong Bộ chính trị hiện nay. Tôi ủng hộ các văn kiện của Đảng vì toàn viết về những điều hay lẽ phải cho đất nước, cho nhân dân, nhưng tôi không ủng hộ các quan chức Đảng vì họ toàn làm trái với những điều đã viết trong các văn kiện. Quan điểm của tôi là nhìn họ làm và đánh giá họ qua hành động chứ không đánh giá họ qua lời nói hay văn bản viết. Chi bộ tôi đã tổ chức đại hội được hơn 1 tháng. Tôi tiếp tục làm phó bí thư nhiệm kỳ mới. Tuy nhiên, đây chỉ là chi bộ cấp cơ sở nên tiếng nói hoàn toàn không có trọng lượng.
Ai sẽ vào 'tứ trụ' ở Đại hội XIII và bước tiếp của 'Đốt lò'
22 tháng 1 2020 Đâu là ưu thế/ hạn chế của ba ứng viên tiềm năng của chức vụ cao nhất tại Đại hội 13 sắp tới của Đảng CSVN. Và với lãnh đạo mới, chiến dịch 'đốt lò' sẽ như thế nào? Đại hội lần thứ 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ quyết định nhân sự chủ chốt của đảng này, và cũng là của chính quyền Việt Nam trong nhiệm kỳ mới. Đây là nhóm mà lâu nay vẫn được gọi là "tứ trụ", liên hệ đến 4 chức danh chủ chốt của đảng CS và nhà nước Việt Nam là Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội. Nhưng tất nhiên, trong hệ thống chính trị do đảng CS lãnh đạo ở Việt Nam, quan trọng nhất vẫn là chức danh Tổng bí thư của đảng.

Đại hội 13 sẽ diễn ra cuộc chuyển giao quyền lực. Nhưng Việt Nam sẽ quay lại với mô hình 'tứ trụ' truyền thống hay duy trì Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước?

NCoV: WHO tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu

Virus corona: 213 người chết, WHO tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu
31 tháng 1 2020 - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa tuyên bố tình trạng khẩn cấp trên thế giới vì virus corona. Tuyên bố khẩn cấp toàn cầu của WHO được gửi cho các nước thành viên LHQ mà WHO đánh giá đang có tình trạng nghiêm trọng. Các nước này sẽ quyết định có đóng cửa biên giới, hủy bay, khám người tại sân bay và các biện pháp khác hay không.
Chuyến bay sơ tán công dân Pháp rời Vũ Hán đêm 30, rạng sáng 31/1.
Nhưng người đứng đầu WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh WHO không hề kêu gọi hạn chế đi lại, giao thương với Trung Quốc vì virus corona. "WHO không khuyến nghị và thực ra là phản đối mọi hạn chế" về đi lại và thương mại, ông Ghebreyesus nói. Đến sáng 31/1, đã có Ít nhất 213 người tử vong do chủng virus corona mới, với 9.692 trường hợp nhiễm bệnh.

Nếu xử lý không khéo sẽ có nhiều Đồng Tâm khác

Tôi tán thành các đánh giá của TS Hiệp trong bài, nhất là quan điểm "Từ phía người dân, chúng ta cũng phải nhận định rằng là chính quyền thường có những lý do hay những phương tiện, hay chứng cứ để ủng hộ cho quyết định của mình. Và nếu người dân sử dụng các biện pháp bạo lực, thì họ là bên thiệt thòi hơn''. Vì thế người dân nên đấu tranh ôn hòa, kiên quyết không dùng bạo lực hay đe dọa dùng bạo lực.
Việt Nam: Nếu xử lý không khéo sẽ có nhiều Đồng Tâm khác
30 tháng 1 2020 - 
Vụ việc xảy ra với xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội là một điều đáng tiếc, nhưng nếu xử lý không khéo thì sẽ có các Đồng Tâm khác, theo Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp. Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp là nhà nghiên cứu và phân tích chính trị Việt Nam hiện đang làm việc tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS-Yusof Ishak) ở Singapore. Hôm 29/01/2020, Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp đưa ra nhận xét bao trùm của ông với BBC News Tiếng Việt về vụ việc Đồng Tâm nói riêng và tranh chấp đất đai ở Việt Nam nói chung, rằng việc lựa chọn sử dụng bạo lực có thể cho thấy trình độ chưa cao và thậm chí là sự 'thất thế' trong xử lý của chính quyền.
Quang cảnh ngôi nhà ông Lê Đình Kình chụp hôm 28/01/2020, gần ba tuần sau vụ tập kích và bố ráp 09/01, nhìn từ phía mặt đường trong thôn Hoành, xã Đồng Tâm. Ông Hiệp nhận định rằng nếu tiếp tục lựa chọn mô hình, cách thức xử lý như những gì xảy ra trong vụ bố ráp, tập kích hôm 09/01 ở Đồng Tâm, uy tín và tính chính danh của nhà nước và đảng cầm quyền sẽ chịu hệ lụy 'nặng nề' và có thể ảnh hưởng đến việc cầm quyền của đảng Cộng sản trong tương lai.

Được - mất đã rõ, vấn đề là VN có muốn cải cách ?

Bài này khá hay, ba chuyên gia cơ bản đều cùng một cách nghĩ. Tôi tán thành hầu hết các nhận định trong bài. Tôi thích đoạn này: Một thể chế tốt là có đầy đủ Nhà nước, thị trường và xã hội. Nhưng chúng ta thiếu hai vế sau. Chúng ta nói Chính phủ kiến tạo từ năm 2014 nhưng đến nay vẫn đang vật vã với những vấn đề của mình. Chính phủ đi ký kết bên ngoài nhưng không tự nâng cao năng lực thể chế. Vì vậy mà làm yếu việc tận dụng cơ hội các FTA mang lại. Thực sự là tôi không mấy lạc quan. Nhiều khả năng sẽ đi vào vết xe đổ của WTO. Tôi không kỳ vọng nhiều vào các hiệp định mà mong chờ vào các động lực của nền kinh tế. Căn bệnh của nền kinh tế Việt Nam đã ăn vào xương tủy rồi. Chúng tôi đã quan sát nền kinh tế này từ lâu, có đủ độ trầm tĩnh để biết cái gì có thể và không thể. Cái có thể là nền kinh tế tăng trưởng theo quán tính, 6-7% mỗi năm là trong tầm tay, thậm chí Nhà nước không làm gì cũng được vậy, trừ khi có những đổ vỡ lớn của thế giới. Chúng ta đã có rất nhiều cơ hội nhưng không bao giờ biến nó thành hiện thực được. Quãng đường phía trước rất chông gai. Chỉ có thể thay đổi được khi có quyết tâm áp đặt kỷ luật với các nhóm lợi ích, đặc quyền đặc lợi và chấp nhận phải trả giá, đánh đổi.

Được - mất đã rõ, vấn đề là Việt Nam có thực sự muốn cải cách
Minh Tâm 30/1/2020 (TBKTSG Xuân) - Với việc ký kết 16 hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có 11 hiệp định đã có hiệu lực thi hành, có thể nói chưa bao giờ Việt Nam lại mở cửa, hội nhập quốc tế sâu và rộng như lúc này. Nhìn lại chặng đường hội nhập này của Việt Nam, có rất nhiều điều để nói. TBKTSG xin chia sẻ góc nhìn, nhận định từ chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập và Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc trường Chính sách công và Quản lý Fulbright.



TBKTSG: Nhìn lại chặng đường hơn 13 năm qua, Việt Nam đã được gì và mất gì khi mở cửa sâu và rộng như vậy?
Bà Nguyễn Thị Thu Trang

Trần tình của hành khách Vietjet "bỏ về"

Mấy hôm nay mình cứ nghĩ mãi trường hợp có hành khách đi máy bay bị phát hiện ho, sốt... thì hãng hàng không và các cơ quan y tế, công an... hành xử họ như thế nào ? Cách nhân văn nhất là cách ly họ rồi thực hiện các test ngay; sau ít phút thấy họ ho, sốt... không phải do virus corona thì cần cho họ về chứ không nên giữ. Mình chỉ sợ quan tướng nhà ta mắc bệnh thành tích và bệnh giết nhầm hơn bỏ sót, sẽ giữ họ nhiều ngày, vừa làm họ mất tự do, vừa gây khó khăn cho họ. Tin chắc những cơ sở giữ họ đối xử với họ chỉ ở mức tối thiểu nên chất lượng sống tại đó không được đảm bảo. Bị giam ở đó không khác gì bị cầm tù, thì làm gì có ai muốn tự nguyện ở lại, nhất là khi họ không bị nhiễm virus. Đấy là trường hợp khách từ máy bay xuống; còn trường hợp người Việt bị lây bệnh từ hàng chục vạn du khách Tầu trên cả nước thì làm sao phát hiện để tạm giữ và xét nghiệm ?
Trần tình của hành khách Vietjet "bỏ về"
Smile Cathy - Có rất quá nhiều bạn muốn kết bạn và hỏi tôi về sự việc này. Bên dưới bài tôi đã ghi rõ đchi nhà tôi đang ở. Các bạn có thể qua để làm rõ sự việc nhanh nhất nhá. Tiếp đến tôi lưu những fb có thông tin sai lệch và làm ảnh hưởng đến đời sống của tôi để gửi đến cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết. Tôi đã báo với công an, sở y tế để cùng tôi xử lý những người muốn và đã đưa đẩy tin lan truyền trên mạng.
Không có mô tả ảnh.
“Tôi là Cao Thị Thu Thuỷ, 38 tuổi, địa chỉ 122 Nguyễn Công Trứ, HP - "khách hàng bỏ về" trên chuyến bay VJ286 mà trên báo người ta đang viết. Tôi cùng gia đình khởi hành từ sân bay Tân Sơn Nhất về sân bay Cát Bi, thời gian ghi trên vé là 21:15, ngày 29/01/2019, nhưng thực tế phải tới 00:45 ngày 30/01/2020 máy bay mới cất cánh - 2 lần ra xe oto chạy lòng vòng trên sân bay. Trong suốt thời gian đó, tất cả những gì chúng tôi nhận được là thông báo delay liên tục từ Vietjet, không hề có lời xin lỗi từ hãng, chứ đừng nói là hãng Vietjet có thể cung cấp suất ăn nhẹ cho hành khách trong suốt thời gian chờ đợi hơn 3 tiếng đồng hồ. Trên chuyến bay đó, hành khách đều rất mệt mỏi, có người lả đi vì đói. Và đó cũng là lý do vì sao tôi bị tụt huyết áp trên máy bay.

Thứ Tư, 29 tháng 1, 2020

Vụ cụ Kình bị bắn chết - Ý kiến về tấm hình

Ý kiến về tấm hình
fb Trịnh Bá Phương -  Thứ trưởng bộ công an Lương Tam Quang trả lời báo chí là cả 3 viên cảnh sát bị thiêu cháy sau khi ngã xuống hố ( trong hình). Từ trước nay, trong các cuộc đàn áp, cưỡng chế, biểu tình, phiên toà chính trị... công an đều cắt cử một tổ phụ trách việc quay phim, ghi lại toàn bộ diễn biến vụ việc. Kể cả cưỡng chế quy mô nhỏ cấp phường, xã.
Sau đó các video đó được chuyển về cho bộ phận xử lý thông tin. họ xem đi xem lại nhiều lần clip, rồi tìm ở đó xem có nội dung nào mà 'đối tượng có hành vi' hô hào, gây rối, chống người thi hành công vụ, nhận tội, sợ hãi, ăn năn hối lỗi... tiếp đó họ cắt đoạn bất lợi như công an bóp cổ dân, đánh bắt dân...rồi công đoạn cuối cùng là chắp vá, sử dụng nội dung có lợi cho công an để đưa lên công luận. thậm chí gửi đến các ĐSQ và các tổ chức nhân quyền để bao biện cho tội ác của họ đã gây ra.

“Cơ đồ sụp đổ hay không cũng do chúng ta thôi”

“Cơ đồ ta xây dựng 75 năm nay sụp đổ hay không cũng do chúng ta thôi”
Bùi Hoàng Tám: "Tại Hội nghị toàn quốc đánh giá kết quả công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2019, triển khai niệm vụ năm 2020, ông Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư cũng khẳng định vấn đề thành hay bại chính là nằm ở công tác cán bộ cho cấp ủy các cấp nhiệm kỳ tới. “Đây là vấn đề quan trọng. Cơ đồ ta xây dựng 75 năm nay sụp đổ hay không cũng do chúng ta thôi, chẳng phải do kẻ thù đâu. Chẳng ai xâm lược mình, chẳng ai mang máy bay, đại bác đến xâm lược, lật đổ chúng ta đâu. Ta không làm tốt thì tự ta lật đổ ta thôi”. Ông Vượng nói.
“Ta không làm tốt thì tự ta lật đổ ta thôi”. Đó là chân lý!"
Mới đây, trả lời báo Vietnam Net, bài “Không chịu tác động của thế lực nào, chọn đúng nhân sự đại hội Đảng”, ông Lê Vĩnh Tân, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã có những chia sẻ khá thẳng thắn về công việc khó khăn này.

Vợ chông Việt Mỹ mâu thuẫn vì tiền lì xì

Tôi rất phản đối phong tục lì xì đang thịnh hành hiện nay. Do biến thành nền kinh tế thị trường man rợ, nên mọi thứ ở VN đều trở nên nhố nhăng, phi văn hóa, trong đó phong tục lì xì là trường hợp điển hình. Theo truyền thống, lì-xì là số tiền ít ỏi được dùng để mừng trẻ em thêm tuổi với mục đích là đem lại cái hên, điều lành, điều tốt, cho trẻ em dịp đầu xuân. Tuy nhiên, ở VN thời nay, số tiền này bị nâng cao vô tội vạ, khiến khổ chủ phải bỏ ra số tiền rất lớn so với thu nhập của mình để tặng trẻ. Hơn nữa, người nhận cũng không quan tâm tới ý nghĩa nhân văn của việc tặng tiền lì xì mà chỉ quan tâm duy nhất tới số tiền trong bao lì xì là bao nhiêu. Mặt khác, nhóm người được hưởng lợi từ việc nhận phong bao đã mở rộng ra ngoài phạm vi các thành viên trong gia đình khi cả người đưa thư, người bảo vệ, người thu gom rác..., tức là tất cả những người lớn tuổi không quen biết nhiều cũng có thể xin lì xì và khổ chủ bị ép buộc phải cho. Người Việt vì kiếm tiền khá dễ dàng (tiền ăn chia trong hệ thống tham nhũng) nên thường không hiểu giá trị của đồng tiền, không hiểu đây là công sức lao động vất vả mới kiếm được, nên không coi trọng đồng tiền.
Việt kiều ở Cali kể khổ vì phải lì xì, chồng Mỹ ngao ngán
26/01/2020 Lisa Dao, 39 tuổi, ở Los Angeles kể lại lúc đầu người chồng da trắng của cô bị choáng bởi truyền thống. Hai người, gặp nhau ở Houston, hằng năm phải dành ra 1.500 - 2.000 USD. Anh ấy đã không hiểu tại sao chúng tôi phải chi tiêu rất nhiều và tại sao chúng tôi phải lì xì rất nhiều”. “Người châu Á rất coi trọng thể diện”, Tim Harper – chồng của Lisa Dao, nói. “Giữ mặt mũi, giữ thể diện, đó là những gì mà họ coi hơn tất cả. Họ làm hết sức mình để giữ gìn danh dự. Tôi có thể tôn trọng nhiều phong tục nhưng tôi không thể ủng hộ hoàn toàn chuyện này. Đối với tôi, số tiền rất nhiều đó có thể góp cho một quỹ hỗ trợ hoặc được sử dụng để sửa sang nhà cửa thì tốt hơn”.
Phong tục lì xì ở nhiều nước châu Á - Ảnh: Internet
Trên Los Angeles Times, nhà báo gốc Việt Anh Do có bài viết nói về phong tục lì xì của cộng đồng châu Á, đặc biệt là người Việt tại Mỹ. Chúng tôi xin lược dịch. Chừng nào còn chưa kết hôn, Alice Liu ​​mỗi khi đón Tết Nguyên đán luôn có thú vui thống kê số tiền có được từ phong bao lì xì từ các bậc tiền bối. “Chúng tôi nhận được bao nhiêu tùy thuộc vào mức độ gần gũi của chúng tôi với người mở hàng", cô Liu 27 tuổi đến từ Chino Hills kể, “Đó là điệp khúc”.

Du khách TQ tăng khủng khiếp thời Tổng Trọng

Sợ thật, khách du lịch Trung Cộng tăng nhanh khủng khiếp thời Tổng Trọng Thủ Phúc, từ 1,77 triệu năm 2015 tăng vọt tới 5,8 triệu năm 2019. VN đã thực sự trở thành nhà của người TQ rồi. Vậy thời Trọng ưu ái TQ hơn, hay thời Thủ Dũng ưu ái hơn ? Câu trả lời đã rõ. Với con số 1,77 triệu thời Dũng, có thể tin câu sau đây Dũng nói xuất phát từ tâm của Dũng: "Việt Nam không chấp nhận đánh đổi chủ quyền lãnh thổ, biển đảo thiêng liêng để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó”.

Cấm du lịch từ 27-1: Đối tác Trung Quốc bắt đầu hủy tour đến Việt Nam
Đào Loan - Nhân Tâm 26/1/2020 (TBKTSG Online) - Mùng 2 Tết (26-1), nhiều tờ báo trong nước dẫn tin từ đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV), cho biết từ ngày 27-1, Chính phủ Trung Quốc cấm các chuyến đi du lịch nước ngoài theo nhóm nhằm ngăn dịch bệnh viêm phổi lạ do virus Corona mới (2019-nCoV) gây ra lan rộng.

Năm 2019, Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất của du lịch Việt Nam với hơn 5,8 triệu lượt khách, chiếm hơn 32,2% trong tổng lượng khách quốc tế đến cả nước. Đồ họa: Đào Loan

Luận mô hình nhà nước và phát triển

Bài này khá hay, nhưng dường như tác giả ngầm ủng hộ áp dụng mô hình quả đầu cho VN. Tôi thì ngược lại, ủng hộ mô hình dân chủ. Chỉ có dân chủ mới chọn được người có đức, có tài để lãnh đạo đất nước phát triển.
Luận mô hình nhà nước và phát triển (*)
Huỳnh Thế Du, 26/1/2020 (TBKTSG Xuân) - Trải qua hàng ngàn năm tiến hóa bộ gen của con người chỉ thay đổi rất ít. Do vậy, những hành xử của chúng ta không khác nhiều ngày xưa. Những lý luận nền tảng về nhà nước và xã hội ngày nay, về cơ bản được dựa trên những lý thuyết của những nhà tư tưởng cổ xưa, đặc biệt là ba triết gia Hy Lạp gồm: Socrates, Plato và Aristoteles. Lật lại những lập luận nền tảng từ xưa và so với thực tiễn có thể soi rọi rất nhiều điều.
Dân chủ và Quả đầu
Hai mô hình tổ chức nhà nước kinh điển trên thế giới: dân chủ và quả đầu (thiểu số tinh hoa) cùng những biến thể của chúng được Aristoteles nêu ra trong “Chính trị luận” cách đây 2.400 năm. Theo nguyên bản của Aristoteles thì sự khác biệt giữa quả đầu và dân chủ là ở chỗ giàu và nghèo (có và không có tài sản). Tuy nhiên, nhìn từ lăng kính ngày nay, dân chủ là chế độ theo phổ thông đầu phiếu; trong khi quả đầu là chế độ mà ở đó xã hội được lãnh đạo bởi tầng lớp ưu tú (thiểu số tinh hoa) và mỗi người cần phải thỏa mãn những điều kiện hay có những “tài sản” nhất định để có thể được chọn vào một vị trí nào đó trong hệ thống.

Gỡ những nút thắt cho phát triển

Bà Phạm Chi Lan nói về ba điểm nghẽn ngăn chặn sự phát triển của đất nước là thể chế, phát triển con người và hạ tầng. Tôi thì cho rằng nút thắt quan trọng nhất là thể chế. Nếu đất nước còn duy trì thể chế 1 đảng độc quyền lãnh đạo, lấy chế độ công hữu và kinh tế nhà nước làm trụ cột, doanh nghiệp nhà nước làm nòng cốt, không cho phép tư nhân sở hữu đất đai, để cho lực lượng công an lộng hành..., thì đất nước không bao giờ phát triển thực sự. Có thể nói tăng trưởng, phát triển hiện nay là giả tạo. Đa số những của cải chúng ta đã tạo ra, nhất là cơ sở hạ tầng, không phải do bản thân chúng ta làm ra mà chúng có nguồn gốc từ huy động tiền nước ngoài như vốn ODA, FDI, kiều hối, bán tài nguyên, và nhất là bóc lột sức lao động của nhân dân lao động. Nếu những thứ này chấm dứt thì tăng trưởng, phát triển sẽ chấm dứt. Nguy cơ này đang rất rõ. Lãnh đạo nước ta đã và đang rất tự hào vì được thế giới khen ngợi, ví dụ như được Ngân hàng Thế giới điểm cho điểm cao về tiến bộ trong môi trường kinh doanh, nhưng vì họ mới chỉ tính trên số văn bản ban hành, còn nếu tính trên cơ sở thực thi sẽ thấy chẳng có mấy văn bản nào có giá trị, phù hợp với thực tế và ứng dụng cho kết quả tích cực trong thực tế.
Gỡ những nút thắt cho phát triển
23/01/2020 Phạm Chi Lan - Nhìn lại một thập kỷ qua, dù đạt được kết quả quan trọng là duy trì mức độ tăng trưởng cao liên tục, Nhưng Việt Nam vẫn chưa đạt được những đột phá lớn mang tính chiến lược về thể chế, nguồn nhân lực, hạ tầng, chưa tạo được mô hình tăng trưởng dựa vào KH&CN trong bối cảnh nguồn lực tài nguyên đang dần cạn kiệt và nhân lực giá rẻ không còn là lợi thế. Dưới đây là phân tích của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan về các nút thắt cần tháo gỡ cho giai đoạn tới.

Các chuyên gia nhiều lần phân tích về việc doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam vẫn chưa được đối xử bình đẳng như với doanh nghiệp nhà nước và khu vực FDI. Không nhiều doanh nghiệp vươn lên phát triển mạnh, vươn tới các thị trường nước ngoài. Trong ảnh: Nghệ nhân gốm sứ Minh Long vẽ chén ngọc APEC. Minh Long nổi tiếng với gốm sứ chất lượng châu Âu và xuất khẩu đi nhiều thị trường khó tính.

Dân Vũ Hán nhiễm virus corona đổ bệnh "như zombie"

Dân Vũ Hán nhiễm virus corona đổ bệnh ‘như zombie’, thi thể bị bỏ trên hành lang bệnh viện
25/01/2020 (VTC News) - Video đáng sợ được cho là hình ảnh người dân ngã gục trên đường phố ở Vũ Hán, Trung Quốc và thi thể bệnh nhân qua đời bị bỏ trên hành lang do bệnh viện quá tải. Đoạn phim gây sốc được đăng tải trên phương tiện truyền thông xã hội được cho là hình ảnh mọi người đột nhiên ngã xuống đường giữa ban ngày, nhiều người hỗn loạn và ẩu đả trong bệnh viện, khi dịch bệnh đã cướp đi sinh mạng của 26 người.
Current Time 0:00
Duration 0:25
Loaded100.00%
 
Dân Vũ Hán nhiễm virus corona đổ bệnh ‘như zombie’, thi thể bị bỏ trên hành lang bệnh viện - 1
Người đàn ông đang đứng đổ vật xuống đất "như zombie", được 
cho là hình ảnh ở Vũ Hán, Trung Quốc. (Ảnh chụp màn hình)

Theo Express UK, chủng coronavirus mới chết người đã biến Vũ Hán thành một "thị trấn ma", các nhân chứng mô tả "người chết nằm trên đường phố vắng vẻ và các y sĩ tuần tra trong bộ đồ hazmat". Video: Mạng xã hội hoảng hốt trước hình ảnh dân đổ bệnh ‘như zombie’

Ai tiếp tay cho Corona?

Virus SAR hay CORONA phát sinh, nảy nở và phát triển trong những điều kiện khí hậu lạnh và thiếu ánh sáng mặt trời. Do đó chúng ta cần tránh ở nơi lạnh, tránh đám đông, nhất là tránh đi máy bay dân dụng hay xe bus công cộng, tránh đụng chạm thân thể với người khác, dùng khẩu trang khi ra ngoài, rửa tay bằng xà phòng nhiều lần, tránh người bị tình nghi là nhiễm bệnh. Khi có triệu chứng sốt cao, đau cổ họng và ho liên tục phải khai báo ngay với cơ quan y tế… Nhà nước cần đóng ngay cửa khẩu với TQ vì nếu chủ quan, để virus lây lan nhanh ra diện rộng thì với khi hậu lạnh trong mùa đông hiện nay, số người chết có thể rất khủng khiếp.
Ai tiếp tay cho Corona?
27/01/2020 Mặc Lâm - 
Chứng bệnh này phát tán nhanh và rộng khắp khiến cho cả hệ thống y tế của một nước có thể sụp đổ dễ dàng. Mặc dù nổi tiếng là đất nước có thông lệ che dấu thông tin nhưng lần này Bắc Kinh không thể tiếp tục lấy vải bọc lửa như những năm trước bởi người dân Trung Quốc ngày càng thông hiểu cách truyền tải thông tin dù đang bị bao vây một cách chặt chẽ nhất. Vì vậy mặc dù cả thành phố Vũ Hán với 11 triệu dân bị phong tỏa nghiêm ngặt nhưng những video clip vẫn thoát ra ngoài chỉ rõ thảm trạng bên trong với những hình ảnh kinh hoàng gây cho người xem có cảm giác đang xem một cuốn phim ma của Holywood. Một bài báo của VTC cho biết dân Vũ Hán nhiễm virus Corona đổ bệnh ‘như zombie’, thi thể bị bỏ trên hành lang bệnh viện. Bên trong thành phố, người dân hoảng loạn về tình trạng thiếu lương thực.

Mùng Hai Tết năm con chuột có lẽ là ngày đáng nhớ trong những cái tết của Việt Nam. Đáng nhớ vì dịch bệnh Corona đã ám ảnh cả nước khi nguồn tin từ các phương tiện truyền thông quốc tế cho biết virus Corona có thể lây sang đường hô hấp và nó có thể gây chết người hàng loạt.

Quan chức Đà Nẵng ngang nhiên ép doanh nghiệp ?

Đọc đoạn này thấy lộn ruột: "Đại diện chính quyền Đà Nẵng, gồm người của sở du lịch và công an, nhiều lần đến đề nghị khách sạn gỡ thông báo để “tránh ảnh hưởng” đến “an ninh du lịch” và “đối ngoại” của thành phố". Đây rõ ràng là hành động lạm dụng hay tham nhũng quyền lực để chèn ép các doanh nghiệp kinh doanh hợp pháp. Doanh nghiệp có quyền làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm; huống chi trong trường hợp này, bệnh dịch có thể gây hậu quả hết sức nghiêm trọng tới sức khỏe, tính mạng của cả cộng đồng hàng nghìn, hàng triệu người Việt. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng đã chính thức đề nghị Bộ Y tế phải tính đến tình huống xấu hơn là có hàng ngàn người bị nhiễm. Trong khi đó đám quan chức Đà Nẵng lại vì bảo vệ lợi ích của dân Tàu (không biết bản thân chúng có lợi ích gì, ví dụ được lòng cấp trên hay quan thày Tàu), dám ngang nhiên lợi dụng mác "ảnh hưởng đến an ninh du lịch và đối ngoại” để trục lợi. Trên fb này, tôi đã đề nghị Bí thư Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa khẩn cấp dừng ngay chức vụ, quyền hạn của đám công an, đám lãnh đạo du lịch Đà Nẵng để kiểm điểm, rút kinh nghiệm.
Chủ hãng tour: Coronavirus đang như bom tấn tàn phá du lịch VN
28/01/2020 - 
 Khách sạn Riverside ở Đà Nẵng có thông báo bằng tiếng Việt, Trung và Anh ở cửa viết rằng họ không đón khách Trung Quốc. Đại diện chính quyền Đà Nẵng, gồm người của sở du lịch và công an, nhiều lần đến đề nghị khách sạn gỡ thông báo để “tránh ảnh hưởng” đến “an ninh du lịch” và “đối ngoại” của thành phố. Nhưng chủ khách sạn, ông Phạm Thanh, không đồng ý. Việc làm của ông Thanh được rất nhiều người sử dụng mạng xã hội ủng hộ, chia sẻ. Ngược lại, các đại diện nhà chức trách Đà Nẵng phải chịu những lời chỉ trích nặng nề từ cộng đồng mạng.
Ông Phạm Thanh, chủ khách sạn Riverside Đà Nẵng, được cộng đồng mạng khen ngợi khi từ chối đón khách Trung Quốc dịp Tết 2020

Tuổi già trên phương diện kinh tế học

Tuổi già trên phương diện kinh tế học
25-01-2020 - GS.TS Trần Thọ ĐạtThành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, nguyên Hiệu trưởng ĐH Kinh tế Quốc dân. Mỗi mùa xuân đến, chúng ta lại thêm một tuổi và tất cả đều "già" đi một năm. Vậy thì "già" là gì, nên hiểu tuổi già như thế nào?  Có hai cách định nghĩa khác nhau về người già: theo số năm đã sống hoặc số năm dự kiến ​​sẽ sống. Khi nghiên cứu về sự lão hóa, các nhà kinh tế cho rằng sẽ là tốt hơn khi xem xét khái niệm người già không phải là dựa trên độ tuổi hiện có, mà là tuổi thọ dự kiến còn lại.
Thế nào là già và bao nhiêu tuổi được gọi là già?
Một cách đơn giản, có thể hiểu già là một giai đoạn của chu kỳ cuộc đời, sau giai đoạn dậy thì của thiếu niên và trưởng thành của trung niên. Phương Đông thậm chí quan niệm rằng con người già ngay khi sinh ra đời với chu kỳ Sinh, Lão, Bệnh, Tử. Phải chăng điều này cũng có tương đồng với từ "Old" trong tiếng Anh? Một đứa trẻ một tháng tuổi, tiếng Anh là "one month old". Câu hỏi "how old are you?" mà ta hiểu tiếng Việt là "bạn bao nhiêu tuổi?" có nghĩa theo đúng tiếng Anh là "bạn đã già như thế nào?".

Thứ Ba, 28 tháng 1, 2020

Quảng Trị xứng đáng là một biểu tượng hòa bình

Trong chuyến du xuân hiện nay, gia đình tôi có ghé thăm Thành cổ Quảng Trị và Địa đạo Vịnh Mốc; cả hai đều là di tích lịch sử quốc gia hạng đặc biệt. Đánh tiếc là cả hai nơi này đều không có nhiều điều để xem, nhất là Thành cổ Quảng Trị. Khu thành cổ này rất rộng rãi nhưng chỉ là sân vườn chứ không có di tích gì ngoài một đoạn tường thành đổ nát. Đáng nói là cách bảo vệ, quản lý nhà bảo tàng nằm trong di tích. Khắp nơi không có người trực nên khách thăm lấy súng AK, trang phục và nhiều đồ trưng bày khác trong bảo tàng cho con cái và người nhà cầm nghịch chơi. Một số thông tin chưa thực sự thuyết phục hay chính xác. Tôi rất không đồng tình khi thấy trưng bày căn cước của toàn những thợ hàn, người buôn bán, thợ xây... nhưng chú thích là thẻ căn cước của lính ngụy. Tôi định viết vào sổ góp ý đặt trên bàn làm việc trong khu bảo tàng song cả 2 cái bút bi để sẵn đều không còn mực, nên đã phải tới văn phòng khu thành cổ phản ánh trực tiếp với cán bộ, nhân viên bảo tàng.
47 năm Hiệp định Paris: Quảng Trị xứng đáng là một biểu tượng hòa bình
27/01/2020 VOV.VN - Quảng Trị là vùng đất chứa đựng nhiều thông điệp từ quá khứ khốc liệt của chiến tranh và rực sáng những giá trị của khát vọng hòa bình. 
Xuân Quý Sửu 1973, đó là mùa xuân đầu tiên bà con được đón Tết trong tiếng pháo giao thừa chứ không phải tiếng đạn bom. Ông Nguyễn Thanh Bình, cựu chiến sĩ Thành cổ Quảng Trị không sao quên được hình ảnh vùng đất lửa trước ngày ký Hiệp định Paris. Cả thị xã Quảng Trị với gần 10.000 ngôi nhà rợp bóng cây phượng vĩ, nhưng sau 81 ngày đêm, tất cả đã bị san phẳng hoàn toàn, không còn một bóng cây.
47 năm trước, mùa xuân Quý Sửu năm 1973, Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết. Sông Thạch Hãn và một phần vùng giải phóng tỉnh Quảng Trị được xem là giới tuyến thứ 2 giữa hai miền sau Vĩ tuyến 17- Sông Bến Hải. Một lần nữa, tỉnh Quảng Trị lại gánh trách nhiệm làm biên giới chia cắt 2 miền Bắc- Nam sau giới tuyến Hiền Lương- Bến Hải. Cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải, tỉnh Quảng Trị sơn 2 màu xanh- vàng từng là nhân chứng của nỗi đau chia cắt đất nước suốt 21 năm.

Đầu Xuân, bàn về cải cách thể chế của Đổi mới 2.0

Đầu Xuân, bàn về cải cách thể chế của Đổi mới 2.0
TS. Nguyễn Sĩ Dũng - 27/01/2020 (VNF) - “Bắt ở trần phải ở trần - Cho may ô mới được phần may ô” là câu thơ chẳng biết do ai sáng tác, nhưng phản ánh khá chân thực đời sống của xã hội ta trước thời kỳ đổi mới (trước năm 1986). Đây là thời kỳ cơ chế thị trường không được chấp nhận, Nhà nước đứng ra lo gần như tất cả và phân phối gần như tất cả - từ băng vệ sinh cho chị em phụ nữ, đến bàn chải cạo râu cho các đấng nam nhi”.

Cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp là mô thức vận hành xã hội chủ yếu trước năm 1986. Đây là cơ chế một mặt bóp nghẹt các quyền tự do của người dân đặc biệt là tự do kinh doanh, tự do kế ước, mặt khác làm cho Nhà nước luôn luôn phải tất bật lo toan mọi thứ và bị quá tải nặng nề.

Trường Chinh, Đỗ Mười những năm đầu đổi mới

Thời mới tốt nghiệp đại học và đi làm, do vị trí công tác và phụ việc (nhất là ghi biên bản và biên tập lại thành các bài viết) cho một số bác lãnh đạo nên mình thỉnh thoảng được gặp các bác lãnh đạo cấp cao như Trường Chinh và Đỗ Mười trong bài này. Mặc dù trình độ còn rất thấp, nhưng nhiều vấn đề, nhiều điểm mình đã không đồng tình với các bác thế hệ Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng. Ngoài ra, mình cũng có ấn tượng tốt với bác này, không tốt với bác kia căn cứ vào trình độ, năng lực của các bác cũng như thái độ của các bác trước những khó khăn của đất nước, người dân và khi làm việc với cán bộ dưới quyền như bọn mình. Tuy nhiên, nhìn chung mình có cảm tình tốt với hầu hết các bác vì các bác thực tâm quan tâm với đất nước và ít tham nhũng. Chỉ có một số bác mình không thích, cả về kiến thức lẫn tư cách, nhất là bác Võ Nguyên Giáp thì mình hoàn toàn không ưa. Các thế hệ lãnh đạo sau này thua xa thế hệ các bác Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Đỗ Mười... cả về trình độ lẫn tư cách đạo đức. Thế hệ Đỗ Mười và Võ Văn Kiệt đã lãnh đạo đất nước gần giống như cách của thế giới văn minh nên đất nước đã phát triển rực rỡ trong thời kỳ này (1991-1996). Thế hệ Nông Đức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng thì nổi tiếng tham nhũng đủ thứ, từ tham nhũng chính sách đến tham nhũng tiền của; đất nước thời đó (2006-2015) ngày càng tụt hậu, tăng trưởng hoàn toàn phụ thuộc tài nguyên và vay nợ nước ngoài, nhưng họ vẫn còn chịu khó làm việc và hạn chế phô trương chém gió. Thế hệ Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Xuân Phúc (2016-2020) thì tệ hại hơn, không những không biết làm gì, mà còn quá ham thích, say mê chém gió và du hí; thậm chí họ còn thống nhất vẽ ra những thành tích mà người dân ai cũng biết là không có. Thật buồn cho một đất nước nghìn năm văn hiến đang bị lãnh đạo bởi thế hệ những người như vậy. Không khó để dự đoán đất nước này sẽ đi về đâu, sẽ còn hay mất vào tay giặc Tầu. Mình đồng tình với ý kiến của bác Võ Đại Lược trong bài này. Chỉ tiếc các bác thế hệ đầu tự mình dẫn dắt đất nước, nhân dân đi sai đường, rồi phải sửa chữa, khi đó lại được coi là có thành tích, dấu ấn.
Dấu ấn cố Tổng Bí thư Trường Chinh, Đỗ Mười những năm đầu đổi mới
Hoàng Thắng (ghi) 27/01/2020 (Dân Việt) “Người khởi xướng đổi mới là Tổng Bí thư Trường Chinh, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh là người thực hiện và Tổng Bí thư Đỗ Mười là người tiếp tục đổi mới một cách quyết liệt”, GS. Võ Đại Lược nhớ lại.
Ông Trường Chinh và ông Nguyễn Văn Linh trò chuyện với các thành viên trong ban soạn thảo văn kiện Đại hội VI vào tháng 11/1986. (Ảnh: Xuân Lâm).

RƯỚC HỌA VÀO ĐẤT NƯỚC

Tiêu diệt dân Việt, nước Việt không cần súng. Hàng chục triệu thằng Tập đã đến VN dưới mác du lịch, đưa văn hóa ăn bẩn, ở bẩn, hành động thô lỗ lan truyền trên cả nước. Sau khi chính sách ngu dân thực hiện xong là lúc chính quyền Tầu thống trị.
RƯỚC HỌA VÀO ĐẤT NƯỚC
FB Chinh Bui - Khoảng 8 giờ sáng nay 25.1 (tức mùng 1 tết Nguyên đán), hàng ngàn dân Tàu nhập cảnh vào Việt Nam qua Cửa khẩu quốc tế Móng Cái (Quảng Ninh). Báo VN gọi họ là những người xông đất Hạ Long.

Theo phong tục lâu đời của VN, người xông đất phải là người đem may mắn, thành công, bình yên, hạnh phúc, yên ổn đến cho gia chủ đằng này hàng ngàn trái bom sống bị hạn chế di chuyển ngay tại nước chúng vẫn đàng hoàng đổ bộ VN từ Móng cái đến Hà Tiên.