Thứ Ba, 28 tháng 1, 2020

Quảng Trị xứng đáng là một biểu tượng hòa bình

Trong chuyến du xuân hiện nay, gia đình tôi có ghé thăm Thành cổ Quảng Trị và Địa đạo Vịnh Mốc; cả hai đều là di tích lịch sử quốc gia hạng đặc biệt. Đánh tiếc là cả hai nơi này đều không có nhiều điều để xem, nhất là Thành cổ Quảng Trị. Khu thành cổ này rất rộng rãi nhưng chỉ là sân vườn chứ không có di tích gì ngoài một đoạn tường thành đổ nát. Đáng nói là cách bảo vệ, quản lý nhà bảo tàng nằm trong di tích. Khắp nơi không có người trực nên khách thăm lấy súng AK, trang phục và nhiều đồ trưng bày khác trong bảo tàng cho con cái và người nhà cầm nghịch chơi. Một số thông tin chưa thực sự thuyết phục hay chính xác. Tôi rất không đồng tình khi thấy trưng bày căn cước của toàn những thợ hàn, người buôn bán, thợ xây... nhưng chú thích là thẻ căn cước của lính ngụy. Tôi định viết vào sổ góp ý đặt trên bàn làm việc trong khu bảo tàng song cả 2 cái bút bi để sẵn đều không còn mực, nên đã phải tới văn phòng khu thành cổ phản ánh trực tiếp với cán bộ, nhân viên bảo tàng.
47 năm Hiệp định Paris: Quảng Trị xứng đáng là một biểu tượng hòa bình
27/01/2020 VOV.VN - Quảng Trị là vùng đất chứa đựng nhiều thông điệp từ quá khứ khốc liệt của chiến tranh và rực sáng những giá trị của khát vọng hòa bình. 
Xuân Quý Sửu 1973, đó là mùa xuân đầu tiên bà con được đón Tết trong tiếng pháo giao thừa chứ không phải tiếng đạn bom. Ông Nguyễn Thanh Bình, cựu chiến sĩ Thành cổ Quảng Trị không sao quên được hình ảnh vùng đất lửa trước ngày ký Hiệp định Paris. Cả thị xã Quảng Trị với gần 10.000 ngôi nhà rợp bóng cây phượng vĩ, nhưng sau 81 ngày đêm, tất cả đã bị san phẳng hoàn toàn, không còn một bóng cây.
47 năm trước, mùa xuân Quý Sửu năm 1973, Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết. Sông Thạch Hãn và một phần vùng giải phóng tỉnh Quảng Trị được xem là giới tuyến thứ 2 giữa hai miền sau Vĩ tuyến 17- Sông Bến Hải. Một lần nữa, tỉnh Quảng Trị lại gánh trách nhiệm làm biên giới chia cắt 2 miền Bắc- Nam sau giới tuyến Hiền Lương- Bến Hải. Cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải, tỉnh Quảng Trị sơn 2 màu xanh- vàng từng là nhân chứng của nỗi đau chia cắt đất nước suốt 21 năm.

Đất lửa Quảng Trị là hình ảnh thu nhỏ của cuộc kháng chiến đầy gian khổ hy sinh của dân tộc Việt Nam. Đây là vùng đất chứa đựng nhiều thông điệp từ quá khứ khốc liệt của chiến tranh và rực sáng những giá trị của khát vọng hòa bình.

Đến bây giờ, người Quảng Trị vẫn nhớ mãi Xuân Quý Sửu 1973. Đó là mùa xuân đầu tiên bà con được đón Tết trong tiếng pháo giao thừa chứ không phải tiếng đạn bom. Ông Nguyễn Thanh Bình, cựu chiến sĩ Thành cổ Quảng Trị không sao quên được hình ảnh vùng đất lửa trước ngày ký Hiệp định Paris. Cả thị xã Quảng Trị với gần 10.000 ngôi nhà rợp bóng cây phượng vĩ, nhưng sau 81 ngày đêm, tất cả đã bị san phẳng hoàn toàn, không còn một bóng cây.

Suốt mấy chục năm qua, ông Nguyễn Thanh Bình ở lại vùng đất này, thực hiện tâm nguyện trồng thật nhiều cây xanh tỏa bóng mát che chở linh hồn đồng đội. Cũng như bao người dân yêu chuộng hòa bình, ông Nguyễn Thanh Bình ước mong xây dựng Quảng Trị trở thành thành phố hòa bình, một đô thị xanh bên dòng sông “đỏ” Thạch Hãn:

"Mong ước mảnh đất này không có dây thép gai, không còn hố bom mà muốn trở thành một vườn hoa. Từ chỗ đó, tôi có suy nghĩ rằng, phải trồng thật nhiều cây, trước hết là cây bóng mát làm đẹp lại cho thị xã, tri ân các Anh hùng liệt sỹ" - ông Bình cho biết.


Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel J. Kritenbrink dâng hương tại Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn tỉnh Quảng Trị.

Trong chiến tranh, tỉnh Quảng Trị là hình ảnh thu nhỏ của đất nước Việt Nam với hơn 95% làng mạc ở đây bị tàn phá, hủy diệt... Chỉ riêng khu vực Vĩnh Linh, trung bình mỗi người dân phải hứng chịu 7 tấn bom và 800 quả đại bác. Còn ở thị xã Quảng Trị rộng chưa tới 6km2, chỉ trong 81 ngày đêm đã phải hứng chịu một khối lượng bom đạn tương đương với sức công phá của 7 quả bom nguyên tử mà Mỹ đã ném xuống Nhật Bản trong chiến tranh thế giới thứ 2… Không có nơi nào, nghĩa trang liệt sĩ nhiều như ở Quảng Trị với 72 nghĩa trang là nơi yên nghỉ của gần 60.000 liệt sĩ.

Bà Nguyễn Thị Bình- nguyên Phó Chủ tịch nước, nguyên Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam đã dành trọn tuổi thanh xuân đấu tranh cho hòa bình và công lý. Bà mong muốn lấy ngày 27/1, ngày ký Hiệp định Paris làm “Ngày Hòa bình” cho Việt Nam và nơi diễn ra “Ngày Hòa bình” phải là Quảng Trị, mà điểm nhấn là Thành cổ Quảng Trị.

Theo bà Nguyễn Thị Bình, tỉnh Quảng Trị là nơi duy nhất của Cách mạng Miền Nam có trụ sở Chính phủ Lâm thời Cách mạng Miền Nam đã tiếp đón Chủ tịch Nước Cu- Ba Phidel Castro và 43 đại sứ từ 5 Châu lục đến trình Quốc thư, mở sứ quán. Đó chính là dấu ấn của hòa bình và hữu nghị:

"Quảng Trị xứng đáng là một biểu tượng hòa bình, vì Quảng Trị là hình ảnh thu nhỏ của cuộc chiến tranh. Và nơi này đã chứng kiến những cuộc chiến đấu vô cùng ác liệt và chứng kiến hy sinh rất to lớn của quân dân ta. Tôi rất mong có một chủ trương để làm sao Quảng Trị có thể là nơi gặp gỡ để đoàn kết với nhau, xây dựng hòa bình"- bà Nguyễn Thị Bình cho biết.


Mong muốn xây dựng Thành cổ Quảng Trị, thị xã Quảng Trị trở thành thành phố Hòa Bình.


Cuối tháng 8/2019, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel J. Kritenbrink đã đến với cây cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải. Cây cầu sơn 2 màu xanh- vàng từng là nhân chứng của nỗi đau chia cắt 2 miền đất nước suốt 21 năm trời. Đây cũng chính là biểu tượng về khát vọng hòa bình. Ông rất ủng hộ và cho rằng ý tưởng festival vì hòa bình rất tuyệt vời và hứa nếu sự kiện này diễn ra, ông sẽ vào Quảng Trị tham dự.


Ông Chuck Searcy, cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam.


Còn ông Chuck Searcy, cựu sĩ quan tình báo của quân đội Mỹ, từng tham chiến tại Việt Nam, bây giờ là Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh vì Hòa bình (Mỹ), Cố vấn quốc tế Dự án RENEW nay vẫn còn "ám ảnh" bởi sự tàn khốc trong cuộc chiến ở Việt Nam. Sau khi trở về Mỹ, ông tham gia Hội Cựu chiến binh phản đối chiến tranh. Suốt 25 năm qua, ông đi khắp đất nước Việt Nam giúp đỡ những người bị khuyết tật, nạn nhân da cam, thực hiện dự án rà phá bom mìn... Ông tâm nguyện, sẽ dành quãng đời còn lại của mình cho việc hàn gắn vết thương chiến tranh.




"Quảng Trị là mảnh đất đã quá nổi tiếng về mất mát, thương đau vì chiến tranh gây ra. Mảnh đất này đã chứng minh cho tất mọi người trên toàn thế giới sự nỗ lực, vượt qua nỗi đau khôi phục chiến tranh. Tôi sẽ kêu gọi những cựu chiến binh Mỹ đến đây để chiêm nghiệm, lan tỏa khát vọng hòa bình. Thông qua festival kết nối người lính 2 phía như biểu trưng cho hòa bình- ông Chuck Searcy cho biết.

Tháng 1/2018, tỉnh Quảng Trị đã chọn thị xã Quảng Trị để tổ chức chương trình “Khúc ca hòa bình”. Tháng 9/2019, thị xã Quảng Trị tổ chức chương trình “Thành cổ Quảng Trị - Khát vọng hòa bình”. Đây là những hoạt động đầu tiên trong chuỗi ý tưởng về xây dựng thị xã Quảng Trị nói riêng, tỉnh Quảng Trị nói chung trở thành một biểu tượng cho khát vọng hòa bình và điểm đến của du lịch hòa bình.

Ông Nguyễn Đức Chính, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho rằng, Festival “Vì Hòa bình” hướng đến mục tiêu xây dựng Quảng Trị trở thành một không gian văn hóa vì hòa bình:


"Mục tiêu xây dựng lễ hội thành thương hiệu để huy động người dân trong nước và nước ngoài đến với Quảng Trị có những hoạt động hướng đến mục tiêu vì hòa bình, chiêm nghiệm chiến tranh cùng hành động để bảo vệ hòa bình của đất nước cũng như thế giới" - ông Nguyễn Đức Chính cho hay.

Quảng Trị không còn là địa danh của một địa phương mà đang hướng tới một biểu tượng khát vọng vì hòa bình của cả dân tộc Việt Nam. Tỉnh Quảng Trị mong muốn được tổ chức Festival với tên gọi "Vì Hòa bình" có quy mô quốc gia, quốc tế. Ở đó, các giá trị hòa bình được tôn vinh, xóa bỏ hận thù, hòa hợp dân tộc, chuyển tải thông điệp về hòa bình của nhân dân Việt Nam và các dân tộc yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới./.


Chủ tịch Quốc hội làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Trị
VOV.VN - Chủ tịch Quốc hội cho rằng, Quảng Trị cần nâng cao hiệu quả các khu, cụm công nghiệp và phát triển du lịch để thu hút nhiều khách du lịch hơn nữa.



Đình Thiệu/VOV-Miền Trung

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét