Tiếp theo bài "Một chuyến đi Harvard".
***
Một bạn đọc có hỏi suy nghĩ của tôi về tác phong, trình độ và thái độ của đoàn đại biểu Việt Nam. Thú thật lúc đầu tôi có viết khá nhiều về chuyện này, vì tôi cũng thích chuyện bên lề, nhưng đọc lại thì thấy ít thông tin nên tôi đã tự ý đục bỏ. Nay có người hỏi thì viết lại đây vài dòng vậy.
Nhìn chung tôi có ấn tượng tốt với đoàn. Mặc dù Boston lạnh hơn nhiều so với Hà Nội và chênh nhau 12 tiếng, ngày thành đêm, đêm thành ngày, nhưng đoàn làm việc khá nghiêm túc. Tôi không chắc là họ đã học được cái gì mới, nhưng tôi thấy họ đến Harvard là để học thật, chứ không phải đi chơi. Lịch học kín mít, nên khi họ muốn đi thăm thú Harvard thì phải tận dụng thời gian nghỉ ăn trưa.
Quan sát này khiến tôi tự hỏi không biết trong đầu mình còn có những định kiến gì khác về quan chức Việt Nam, vì trước giờ tôi vẫn nghĩ quan chức Việt Nam đi hội thảo ở nước ngoài chủ yếu là một cách đi du lịch chui bằng ngân sách. Có lẽ chuyện này vẫn diễn ra, nhưng là ở cấp thấp. Những vị ở cấp này không thiếu gì tiền để mà tự đi du lịch một mình cho khỏe, chứ sướng gì đi cùng với các “đồng chí” khác, làm gì cũng có thể bị ghi chép lại. Có thể họ đến Harvard chỉ vì đây là Harvard, nhưng nếu vậy thì cũng giống tôi thôi. Nếu là chỗ khác chắc tôi cũng không đi làm gì.
Trong lúc tôi trình bày thì tôi thấy mọi người lắng nghe chăm chú, có nhiều người chụp hình lại các slides, không có ai ngồi xem điện thoại hay ngủ gật. Giữa trưa, vừa ăn xong, lệch múi giờ, ngoài trời lạnh, trong phòng ấm, nếu là tôi tôi đã ngủ lâu rồi. Tôi nói xong thì cũng có nhiều người đặt câu hỏi chung ở hội trường hoặc hỏi riêng bên lề, chứng tỏ họ khá chú tâm. Tôi có ngồi xem một hai bài thuyết trình khác về kinh tế/tài chính, là sở trường của nhiều người trong đoàn, thì thấy cũng có nhiều người làm việc riêng, nhưng có lẽ là vì họ đã biết những thông tin đó rồi.
Sáng hôm sau có một bài thuyết trình bằng tiếng Anh của David Eaves, giảng viên Harvard Kennedy (tôi đã học được nhiều điều từ bài nói chuyện này và sẽ viết một bài riêng). Tôi thấy phân nửa phòng không cần dùng tai nghe phiên dịch. Lúc ăn trưa và giờ giải lao tôi cũng thấy họ trao đổi thoải mái với những vị khách nước ngoài.
Trình độ của từng người trong đoàn thì chỉ có thể nhận xét thế thôi, vì tôi cũng không hiểu lắm chuyên môn của họ và họ cũng ít phát biểu ý kiến, riêng ông Nguyễn Văn Bình tôi thấy khá ấn tượng. Sau các bài về tài chính/ kinh tế của các diễn giả, ông Bình thường đại diện cho đoàn có một phát biểu ngắn để phản hồi và tổng kết. Tôi thấy ông Bình nắm bắt vấn đề nhanh, nói chuyện lưu loát và lập luận chắc chắn giống như người đã từng học toán.
Ông Bình nói cách đây mấy chục năm, từ hồi ổng là nhân viên quèn ở Ngân hàng Nhà nước, ổng đã nghe người ta nói về mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Rồi có một thời tỉnh nào cũng cố gắng “nhào nặn” làm sao cho công nghiệp chiếm tỉ trọng lớn trong báo cáo kinh tế gửi về TW. Nhưng bây giờ sắp sang 2020 rồi (lúc ông Bình nói câu này thì vẫn đang là tháng 12/2019), liệu có ai đủ can đảm nói rằng Việt Nam đã là nước công nghiệp phát triển? Nhưng quan trọng hơn hết, liệu có cần phải làm công nghiệp thì mới phát triển, hiện đại? Ổng nói, dịch vụ chiếm 70% tỉ trọng GDP của Thụy Sĩ hay Hà Lan và ai cũng biết đây là những nước phát triển và hiện đại nhất thế giới. Nói vậy thì nghe cũng không khác gì lắm mấy chuyên gia phản biện chính sách Facebook, nhỉ?
Ông Bình có cái kiểu nói chuyện hài mà mặt mày rất nghiêm. Ổng nói các đồng chí biết không — không biết mấy giáo sư Harvard nghĩ sao khi ông Bình gọi họ là đồng chí; riêng tôi tôi có thắc mắc: nếu Ủy viên Bộ Chính trị xem tôi là đồng chí như vậy tôi có được xem là có công với cách mạng hay không? Ai biết chỉ giùm, gia đình xin rất cảm ơn và hậu tạ — rất nhiều vấn đề chúng ta bàn ở đây Đảng đã có Nghị quyết hết rồi.
Ví dụ Bộ Chính trị đã có Nghị quyết 23 về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia, nhưng đến lúc giao xuống Chính phủ thì không ai làm vì Chính phủ bận nhiều việc quá. Thế thì các đồng chí mới hiểu, ổng dừng lại một chút, nhìn quanh một lượt, rồi nói tiếp, tại sao chúng ta vẫn hay nói nghị quyết vẫn còn nguyên giá trị. Cả hội trường cười rần rần, kể cả mấy ông Tây.
Thú thật ông Bình khiến tôi thấy hết sức lo lắng cho cái sự nghiệp phản động của tôi, vì cái thể chế này có lẽ vẫn sẽ còn tồn tại cho đến khi nào nó vẫn còn tiến cử được nhà kỹ trị như ông ấy. Mà cái miệng tôi rất xui. Lần trước tôi khen ông Chung Hà Nội xong thì ổng bị các đồng chí đánh cho lên bờ xuống sông Tô Lịch, nếu lần này ông Bình lại gặp nạn thì mọi người nghĩ tôi nên khen ai tiếp bây giờ?!
“Nghị quyết vẫn còn nguyên giá trị”
Dương Ngọc Thái - 3-1-2020 - Thú thật ông Bình khiến tôi thấy hết sức lo lắng cho cái sự nghiệp phản động của tôi, vì cái thể chế này có lẽ vẫn sẽ còn tồn tại cho đến khi nào nó vẫn còn tiến cử được nhà kỹ trị như ông ấy. Mà cái miệng tôi rất xui. Lần trước tôi khen ông Chung Hà Nội xong thì ổng bị các đồng chí đánh cho lên bờ xuống sông Tô Lịch, nếu lần này ông Bình lại gặp nạn thì mọi người nghĩ tôi nên khen ai tiếp bây giờ?!
Phái đoàn Việt Nam tại hội thảo VELP 2019,
ở trường Harvard Kennedy. Ảnh: Fulbright VN
Nhắc lại: hồi tháng 12/2019 tôi đến trường Harvard Kennedy để “giảng dạy” một nhóm lãnh đạo Việt Nam về an ninh mạng, trong khuôn khổ Vietnam Executive Leadership Program 2019. Đây là bài thứ 2 trong loạt bài tôi ghi lại các ý kiến mà tôi đã chia sẻ và những gì tôi đã học được từ chuyến đi.***
Một bạn đọc có hỏi suy nghĩ của tôi về tác phong, trình độ và thái độ của đoàn đại biểu Việt Nam. Thú thật lúc đầu tôi có viết khá nhiều về chuyện này, vì tôi cũng thích chuyện bên lề, nhưng đọc lại thì thấy ít thông tin nên tôi đã tự ý đục bỏ. Nay có người hỏi thì viết lại đây vài dòng vậy.
Nhìn chung tôi có ấn tượng tốt với đoàn. Mặc dù Boston lạnh hơn nhiều so với Hà Nội và chênh nhau 12 tiếng, ngày thành đêm, đêm thành ngày, nhưng đoàn làm việc khá nghiêm túc. Tôi không chắc là họ đã học được cái gì mới, nhưng tôi thấy họ đến Harvard là để học thật, chứ không phải đi chơi. Lịch học kín mít, nên khi họ muốn đi thăm thú Harvard thì phải tận dụng thời gian nghỉ ăn trưa.
Quan sát này khiến tôi tự hỏi không biết trong đầu mình còn có những định kiến gì khác về quan chức Việt Nam, vì trước giờ tôi vẫn nghĩ quan chức Việt Nam đi hội thảo ở nước ngoài chủ yếu là một cách đi du lịch chui bằng ngân sách. Có lẽ chuyện này vẫn diễn ra, nhưng là ở cấp thấp. Những vị ở cấp này không thiếu gì tiền để mà tự đi du lịch một mình cho khỏe, chứ sướng gì đi cùng với các “đồng chí” khác, làm gì cũng có thể bị ghi chép lại. Có thể họ đến Harvard chỉ vì đây là Harvard, nhưng nếu vậy thì cũng giống tôi thôi. Nếu là chỗ khác chắc tôi cũng không đi làm gì.
Trong lúc tôi trình bày thì tôi thấy mọi người lắng nghe chăm chú, có nhiều người chụp hình lại các slides, không có ai ngồi xem điện thoại hay ngủ gật. Giữa trưa, vừa ăn xong, lệch múi giờ, ngoài trời lạnh, trong phòng ấm, nếu là tôi tôi đã ngủ lâu rồi. Tôi nói xong thì cũng có nhiều người đặt câu hỏi chung ở hội trường hoặc hỏi riêng bên lề, chứng tỏ họ khá chú tâm. Tôi có ngồi xem một hai bài thuyết trình khác về kinh tế/tài chính, là sở trường của nhiều người trong đoàn, thì thấy cũng có nhiều người làm việc riêng, nhưng có lẽ là vì họ đã biết những thông tin đó rồi.
Sáng hôm sau có một bài thuyết trình bằng tiếng Anh của David Eaves, giảng viên Harvard Kennedy (tôi đã học được nhiều điều từ bài nói chuyện này và sẽ viết một bài riêng). Tôi thấy phân nửa phòng không cần dùng tai nghe phiên dịch. Lúc ăn trưa và giờ giải lao tôi cũng thấy họ trao đổi thoải mái với những vị khách nước ngoài.
Trình độ của từng người trong đoàn thì chỉ có thể nhận xét thế thôi, vì tôi cũng không hiểu lắm chuyên môn của họ và họ cũng ít phát biểu ý kiến, riêng ông Nguyễn Văn Bình tôi thấy khá ấn tượng. Sau các bài về tài chính/ kinh tế của các diễn giả, ông Bình thường đại diện cho đoàn có một phát biểu ngắn để phản hồi và tổng kết. Tôi thấy ông Bình nắm bắt vấn đề nhanh, nói chuyện lưu loát và lập luận chắc chắn giống như người đã từng học toán.
Ông Bình nói cách đây mấy chục năm, từ hồi ổng là nhân viên quèn ở Ngân hàng Nhà nước, ổng đã nghe người ta nói về mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Rồi có một thời tỉnh nào cũng cố gắng “nhào nặn” làm sao cho công nghiệp chiếm tỉ trọng lớn trong báo cáo kinh tế gửi về TW. Nhưng bây giờ sắp sang 2020 rồi (lúc ông Bình nói câu này thì vẫn đang là tháng 12/2019), liệu có ai đủ can đảm nói rằng Việt Nam đã là nước công nghiệp phát triển? Nhưng quan trọng hơn hết, liệu có cần phải làm công nghiệp thì mới phát triển, hiện đại? Ổng nói, dịch vụ chiếm 70% tỉ trọng GDP của Thụy Sĩ hay Hà Lan và ai cũng biết đây là những nước phát triển và hiện đại nhất thế giới. Nói vậy thì nghe cũng không khác gì lắm mấy chuyên gia phản biện chính sách Facebook, nhỉ?
Ông Bình có cái kiểu nói chuyện hài mà mặt mày rất nghiêm. Ổng nói các đồng chí biết không — không biết mấy giáo sư Harvard nghĩ sao khi ông Bình gọi họ là đồng chí; riêng tôi tôi có thắc mắc: nếu Ủy viên Bộ Chính trị xem tôi là đồng chí như vậy tôi có được xem là có công với cách mạng hay không? Ai biết chỉ giùm, gia đình xin rất cảm ơn và hậu tạ — rất nhiều vấn đề chúng ta bàn ở đây Đảng đã có Nghị quyết hết rồi.
Ví dụ Bộ Chính trị đã có Nghị quyết 23 về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia, nhưng đến lúc giao xuống Chính phủ thì không ai làm vì Chính phủ bận nhiều việc quá. Thế thì các đồng chí mới hiểu, ổng dừng lại một chút, nhìn quanh một lượt, rồi nói tiếp, tại sao chúng ta vẫn hay nói nghị quyết vẫn còn nguyên giá trị. Cả hội trường cười rần rần, kể cả mấy ông Tây.
Thú thật ông Bình khiến tôi thấy hết sức lo lắng cho cái sự nghiệp phản động của tôi, vì cái thể chế này có lẽ vẫn sẽ còn tồn tại cho đến khi nào nó vẫn còn tiến cử được nhà kỹ trị như ông ấy. Mà cái miệng tôi rất xui. Lần trước tôi khen ông Chung Hà Nội xong thì ổng bị các đồng chí đánh cho lên bờ xuống sông Tô Lịch, nếu lần này ông Bình lại gặp nạn thì mọi người nghĩ tôi nên khen ai tiếp bây giờ?!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét