Người dân làm những điều pháp luật không cấm như ăn hoa quả, một số loại thực phẩm, uống siro... nhưng vẫn có nguy cơ bị phạt hoặc phải giải trình, xin xỏ lực lượng chức năng. Đó là vi phạm quyền tự do của công dân, là vi hiến. Mức phạt quá cao có thể khiến nhiều người bị ảnh hưởng nghiêm trọng về kinh tế, điều đó có thể gây ra những phản ứng tiêu cực đến cực đoan của những người bị phạt. Luật pháp khi đó trong suy nghĩ của người dân là một công cụ trừng phạt hà khắc chứ không còn đúng nghĩa là pháp luật để nâng cao ý thức người dân nữa.
1- Con số 0 tuyệt đối.
Thực tế đã chứng minh không riêng gì rượu bia mới có cồn ethanol mà các thực phẩm, đồ uống như hoa quả, đồ ăn hấp bia, đồ ăn hầm rượu, siro, nước ép trái cây... đều có ethylic. Và thực tế là không phải cứ uống bia rượu là sẽ ảnh hưởng đến hành vi lái xe mà cần một mức độ nhất định mới làm ảnh hưởng đến khả năng điều khiển xe. Chính vì điều này nên có đến hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới họ không áp dụng con số 0 tuyệt đối mà họ vẫn quy định một ngưỡng cụ thể mà khi nồng độ cồn đo trong máu hoặc khí thở của tài xế vượt quá ngưỡng đó thì mới áp dụng chế tài xử phạt. Ngưỡng này ở Mỹ và Anh là 0.08% máu, ở Pháp là 2g/l máu đối với người mới cấp bằng dưới 3 năm và 8g/l máu đối với người được cấp bằng trên 3 năm, ở Singapore ngưỡng này là 0.35mg/l khí thở.
Như vậy nếu ăn các thực phẩm nói trên một cách thoải mái hoặc uống một chút rượu vang, một chút bia hoặc một lượng nhỏ rượu mạnh (vừa đủ để có lợi cho sức khỏe) thì tài xế sẽ không bị phạt ở hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Chỉ riêng Việt Nam và khoảng hơn chục quốc gia khác là áp dụng con số 0 tuyệt đối.
Luật Giao thông đường bộ là loại luật mà cần có tương đồng rất lớn giữa các quốc gia và các vùng lãnh thổ trên thế giới để công dân của quốc gia này có thể dễ dàng hòa nhập khi đi du lịch hay công tác ở quốc gia khác. Vì vậy khi xây dựng Nghị định hay sửa đổi bổ sung luật thì phải tham khảo thế giới và xây dựng theo hướng hòa nhập chứ không nên làm một mình một kiểu mà chẳng căn cứ trên cơ sở khoa học nào.
2- Mức xử phạt hành chính đối với lỗi nồng độ cồn
Mức xử phạt cao nhất với lỗi nồng độ cồn theo Nghị định 100/2019 là 40 triệu VNĐ. Giả sử thu nhập bình quân trên đầu người ở Việt Nam 2019 là 2800 USD tương đương với 65 triệu đồng thì mức phạt này tương đương với 61% thu nhập của cả năm.
Mức phạt cao nhất về tiền với hành vi sử dụng rượu bia khi lái xe ở Anh rơi vào khoảng 5000 Bảng, ở Pháp rơi vào khoảng 4500 Euro với vi phạm lần đầu, ở Singapore rơi vào cỡ 5000 đô Sing. Các quốc gia kể trên đều có thu nhập bình quân/ đầu người ở top đầu thế giới, ví dụ ở Singapore thu nhập bình quân của họ là 100 ngàn USD/năm. Vậy mức phạt cao nhất với lỗi nồng độ cồn chỉ chiếm chưa đến 5% thu nhập.
Vậy nếu so về tỷ lệ % thu nhập thì mức phạt ở Việt Nam đang nặng gấp cả chục lần so với các quốc gia phát triển.
VÀ HẬU QUẢ LÀ...
Người dân làm những điều pháp luật không cấm như ăn hoa quả, một số loại thực phẩm, uống siro... nhưng vẫn có nguy cơ bị phạt hoặc phải giải trình, xin xỏ lực lượng chức năng. Đó là vi phạm quyền tự do của công dân, là vi hiến.
Mức phạt quá cao có thể khiến nhiều người bị ảnh hưởng nghiêm trọng về kinh tế, điều đó có thể gây ra những phản ứng tiêu cực đến cực đoan của những người bị phạt. Luật pháp khi đó trong suy nghĩ của người dân là một công cụ trừng phạt hà khắc chứ không còn đúng nghĩa là pháp luật để nâng cao ý thức người dân nữa.
Với mức phạt cao lại thiếu sự giám sát lực lượng chức năng khi thi hành nhiệm vụ như hiện nay thì sẽ rất dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng, chung chi... Như vậy ngân sách nhà nước sẽ không tăng tương xứng và tiền thì sẽ chảy về túi những cán bộ thoái hóa, biến chất.
LỜI CUỐI
Việc ngăn chặn tác hại của rượu bia là rất hợp lý trong bối cảnh hiện nay nhưng khi xây dựng luật, nghị định thì cần phải dựa theo ý kiến đa chiều, phải tham khảo các luật tương đồng ở các quốc gia khác, đặc biệt phải có cơ sở khoa học. Xây dựng luật mà chỉ dựa vào ý chí cá nhân, quyết tâm chính trị của một người hay một nhóm người ngồi phòng lạnh, đi xe biển xanh sẽ dẫn đến hậu quả là luật vi hiến, bị phản đối và phải sửa luật liên tục. Từ đó xã hội coi thường những người làm luật và không tin tưởng vào hệ thống luật pháp. Và đó cũng là mầm mống của thời mạt pháp.
Cảm ơn những người đã đọc đến đoạn kết. Chúc mọi người sử dụng rượu bia một cách hợp lý để có sức khỏe tốt. Chúc mọi người luôn luôn tỉnh táo và lái xe an toàn.
Ảnh dưới đây là nhân vật chính của Luật phòng chống tác hại rượu bia- ông Đặng Thuần Phong, phó chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội và nhân vật chính của Nghị định 100/2019- ông Hoàng Thế Tùng, vụ phó Vụ ATGT.
SỰ BẤT HỢP LÝ CỦA NGHỊ ĐỊNH 100/2019 VÀ LUẬT PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI RƯỢU BIA.
Fb Lê Hồ Trung Hiếu - Để phù hợp với điều 5 khoản 6 Luật Phòng chống tác hại rượu bia Nghị định 100/2019 đã tăng nặng mức xử phạt ở tất cả các khung từ dưới 0.25mg/l khí thở đến trên 80mg/l khí thở đối với tất cả những người điều khiển phương tiện giao thông khi tham gia giao thông. Mức xử phạt cao nhất áp dụng với ô tô là 30- 40 triệu đồng, tước bằng 22- 24 tháng và mức xử phạt cao nhất áp dụng với xe máy là 6- 8 triệu đồng, tước bằng 22- 24 tháng. Có 2 điểm bất hợp lý từ Nghị định 100/2019 và Luật phòng chống tác hại rượu bia là:Thực tế đã chứng minh không riêng gì rượu bia mới có cồn ethanol mà các thực phẩm, đồ uống như hoa quả, đồ ăn hấp bia, đồ ăn hầm rượu, siro, nước ép trái cây... đều có ethylic. Và thực tế là không phải cứ uống bia rượu là sẽ ảnh hưởng đến hành vi lái xe mà cần một mức độ nhất định mới làm ảnh hưởng đến khả năng điều khiển xe. Chính vì điều này nên có đến hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới họ không áp dụng con số 0 tuyệt đối mà họ vẫn quy định một ngưỡng cụ thể mà khi nồng độ cồn đo trong máu hoặc khí thở của tài xế vượt quá ngưỡng đó thì mới áp dụng chế tài xử phạt. Ngưỡng này ở Mỹ và Anh là 0.08% máu, ở Pháp là 2g/l máu đối với người mới cấp bằng dưới 3 năm và 8g/l máu đối với người được cấp bằng trên 3 năm, ở Singapore ngưỡng này là 0.35mg/l khí thở.
Như vậy nếu ăn các thực phẩm nói trên một cách thoải mái hoặc uống một chút rượu vang, một chút bia hoặc một lượng nhỏ rượu mạnh (vừa đủ để có lợi cho sức khỏe) thì tài xế sẽ không bị phạt ở hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Chỉ riêng Việt Nam và khoảng hơn chục quốc gia khác là áp dụng con số 0 tuyệt đối.
Luật Giao thông đường bộ là loại luật mà cần có tương đồng rất lớn giữa các quốc gia và các vùng lãnh thổ trên thế giới để công dân của quốc gia này có thể dễ dàng hòa nhập khi đi du lịch hay công tác ở quốc gia khác. Vì vậy khi xây dựng Nghị định hay sửa đổi bổ sung luật thì phải tham khảo thế giới và xây dựng theo hướng hòa nhập chứ không nên làm một mình một kiểu mà chẳng căn cứ trên cơ sở khoa học nào.
2- Mức xử phạt hành chính đối với lỗi nồng độ cồn
Mức xử phạt cao nhất với lỗi nồng độ cồn theo Nghị định 100/2019 là 40 triệu VNĐ. Giả sử thu nhập bình quân trên đầu người ở Việt Nam 2019 là 2800 USD tương đương với 65 triệu đồng thì mức phạt này tương đương với 61% thu nhập của cả năm.
Mức phạt cao nhất về tiền với hành vi sử dụng rượu bia khi lái xe ở Anh rơi vào khoảng 5000 Bảng, ở Pháp rơi vào khoảng 4500 Euro với vi phạm lần đầu, ở Singapore rơi vào cỡ 5000 đô Sing. Các quốc gia kể trên đều có thu nhập bình quân/ đầu người ở top đầu thế giới, ví dụ ở Singapore thu nhập bình quân của họ là 100 ngàn USD/năm. Vậy mức phạt cao nhất với lỗi nồng độ cồn chỉ chiếm chưa đến 5% thu nhập.
Vậy nếu so về tỷ lệ % thu nhập thì mức phạt ở Việt Nam đang nặng gấp cả chục lần so với các quốc gia phát triển.
VÀ HẬU QUẢ LÀ...
Người dân làm những điều pháp luật không cấm như ăn hoa quả, một số loại thực phẩm, uống siro... nhưng vẫn có nguy cơ bị phạt hoặc phải giải trình, xin xỏ lực lượng chức năng. Đó là vi phạm quyền tự do của công dân, là vi hiến.
Mức phạt quá cao có thể khiến nhiều người bị ảnh hưởng nghiêm trọng về kinh tế, điều đó có thể gây ra những phản ứng tiêu cực đến cực đoan của những người bị phạt. Luật pháp khi đó trong suy nghĩ của người dân là một công cụ trừng phạt hà khắc chứ không còn đúng nghĩa là pháp luật để nâng cao ý thức người dân nữa.
Với mức phạt cao lại thiếu sự giám sát lực lượng chức năng khi thi hành nhiệm vụ như hiện nay thì sẽ rất dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng, chung chi... Như vậy ngân sách nhà nước sẽ không tăng tương xứng và tiền thì sẽ chảy về túi những cán bộ thoái hóa, biến chất.
LỜI CUỐI
Việc ngăn chặn tác hại của rượu bia là rất hợp lý trong bối cảnh hiện nay nhưng khi xây dựng luật, nghị định thì cần phải dựa theo ý kiến đa chiều, phải tham khảo các luật tương đồng ở các quốc gia khác, đặc biệt phải có cơ sở khoa học. Xây dựng luật mà chỉ dựa vào ý chí cá nhân, quyết tâm chính trị của một người hay một nhóm người ngồi phòng lạnh, đi xe biển xanh sẽ dẫn đến hậu quả là luật vi hiến, bị phản đối và phải sửa luật liên tục. Từ đó xã hội coi thường những người làm luật và không tin tưởng vào hệ thống luật pháp. Và đó cũng là mầm mống của thời mạt pháp.
Cảm ơn những người đã đọc đến đoạn kết. Chúc mọi người sử dụng rượu bia một cách hợp lý để có sức khỏe tốt. Chúc mọi người luôn luôn tỉnh táo và lái xe an toàn.
Ảnh dưới đây là nhân vật chính của Luật phòng chống tác hại rượu bia- ông Đặng Thuần Phong, phó chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội và nhân vật chính của Nghị định 100/2019- ông Hoàng Thế Tùng, vụ phó Vụ ATGT.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét