Từ khi đi làm, tội được tiếp xúc với nhiều người có người nhà làm công an. Thậm chí có anh đồng nghiệp là giáo sư toán kinh tế có bố giữ chức vụ rất cao trong ngành công an từ khi Đảng cướp được chính quyền. Bố anh được phân biệt thự ngay đầu phố Nguyễn Gia Thiều, đối diện đại sứ quán Lào, để ở.... Anh thường nói công an là ngành vô văn hóa nhất. Ở đây tôi chỉ muốn nói rất nhiều CSGT Hà Nội vô văn hóa qua trường hợp điển hình của ông Trung tá trong bài này. Ông ta không phải nhà khoa học, kiến thức rượu bia, hoa quả bằng 0; chỉ được giao mỗi cái máy thổi. Vậy mà dám khẳng định chúng tôi "có căn cứ, biện pháp chuyên môn, nghiệp vụ để phân biệt rõ ràng việc ăn trái cây thổi ra nồng độ cồn nên người dân không cần lo lắng về vấn đề này. Với trường hợp vi phạm, chúng tôi sẽ chứng minh để người dân tâm khục khẩu phục chứ không có chuyện ăn hoa quả mà bị xử phạt. Tôi khẳng định không có chuyện ăn hoa quả mà lên được nồng độ cồn". Chúng tôi hoàn toàn có đủ biện pháp nghiệp vụ để xác định lỗi vi phạm để xử phạt. Toàn láo hết, chỉ có mỗi cái máy chứ có cái gì mà làm như cái gì cũng biết hết; máy mà sai thì cũng làm sai hết.
Đáng chú ý, Nghị định 100/2019/NĐ-CP tăng mức xử phạt tài xế vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển xe lên mức tối đa 40 triệu đồng, tước quyền sử dụng GPLX từ 22-24 tháng đối với ô tô. Với người điều khiển xe máy vi phạm nồng độ cồn, mức phạt từ 6-8 triệu đồng, tước quyền sử dụng GPLX từ 22-24 tháng. Cùng mức vi phạm này, nếu người điều khiển xe đạp vi phạm mức xử phạt sẽ từ 400.000 đồng - 600.000 đồng.
Ngay sau khi Nghị định số 100/2019/NĐ-CP có hiệu lực, đã có rất nhiều tài xế ô tô, xe máy bị xử phạt do vượt nồng độ cồn cho phép khi tham gia giao thông.
Tuy vậy, nhiều người lại khẳng định, dù không uống rượu bia nhưng ăn hoa quả vẫn bị "dính" lỗi vi phạm nồng độ cồn. Trên mạng xã hội những ngày gần đây cũng chia sẻ nhiều thông tin cảnh báo chỉ cần ăn vài quả vải, nho, dứa, táo, sầu riêng, xoài... hay uống siro có thể thổi ra nồng độ cồn... khiến nhiều người lo lắng.
Chiều ngày 3/1, trao đổi với PV, trung tá Vũ Mạnh Nam - Đội phó Đội CSGT số 7 (Phòng CSGT TP Hà Nội) cho biết, khi xử lý vi phạm giao thông đều cần phải có căn cứ, biện pháp chuyên môn, nghiệp vụ để phân biệt rõ ràng việc ăn trái cây thổi ra nồng độ cồn nên người dân không cần lo lắng về vấn đề này.
"Với trường hợp vi phạm, chúng tôi sẽ chứng minh để người dân tâm khục khẩu phục chứ không có chuyện ăn hoa quả mà bị xử phạt. Tôi khẳng định không có chuyện ăn hoa quả mà lên được nồng độ cồn", lãnh đạo Đội CSGT số 7 cho hay.
Trung tá Vũ Mạnh Nam thông tin thêm, kể từ ngày thực hiện theo Nghị định 100//NĐ-CP, đơn vị chưa gặp trường hợp người dân nào chỉ ăn hoa quả rồi điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà bị "dính" nồng độ cồn. Hơn nữa, CSGT hoàn toàn có đủ biện pháp nghiệp vụ để xác định lỗi vi phạm để xử phạt.
CSGT Hà Nội: "Không có chuyện ăn hoa quả mà lên được nồng độ cồn"
Minh Tuệ 03/01/2020 Lãnh đạo Đội CSGT số 7 (Phòng CSGT Công an Hà Nội) khẳng định không có chuyện ăn hoa quả mà lên được nồng độ cồn như thông tin đang được chia sẻ trên mạng xã hội.
Trung tá Vũ Mạnh Nam - Đội phó Đội
CSGT số 7 (Phòng CSGT TP Hà Nội)
Nghị định 100/2019/NĐ-CP bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2020 và thay thế cho Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.Đáng chú ý, Nghị định 100/2019/NĐ-CP tăng mức xử phạt tài xế vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển xe lên mức tối đa 40 triệu đồng, tước quyền sử dụng GPLX từ 22-24 tháng đối với ô tô. Với người điều khiển xe máy vi phạm nồng độ cồn, mức phạt từ 6-8 triệu đồng, tước quyền sử dụng GPLX từ 22-24 tháng. Cùng mức vi phạm này, nếu người điều khiển xe đạp vi phạm mức xử phạt sẽ từ 400.000 đồng - 600.000 đồng.
Ngay sau khi Nghị định số 100/2019/NĐ-CP có hiệu lực, đã có rất nhiều tài xế ô tô, xe máy bị xử phạt do vượt nồng độ cồn cho phép khi tham gia giao thông.
Tuy vậy, nhiều người lại khẳng định, dù không uống rượu bia nhưng ăn hoa quả vẫn bị "dính" lỗi vi phạm nồng độ cồn. Trên mạng xã hội những ngày gần đây cũng chia sẻ nhiều thông tin cảnh báo chỉ cần ăn vài quả vải, nho, dứa, táo, sầu riêng, xoài... hay uống siro có thể thổi ra nồng độ cồn... khiến nhiều người lo lắng.
Chiều ngày 3/1, trao đổi với PV, trung tá Vũ Mạnh Nam - Đội phó Đội CSGT số 7 (Phòng CSGT TP Hà Nội) cho biết, khi xử lý vi phạm giao thông đều cần phải có căn cứ, biện pháp chuyên môn, nghiệp vụ để phân biệt rõ ràng việc ăn trái cây thổi ra nồng độ cồn nên người dân không cần lo lắng về vấn đề này.
"Với trường hợp vi phạm, chúng tôi sẽ chứng minh để người dân tâm khục khẩu phục chứ không có chuyện ăn hoa quả mà bị xử phạt. Tôi khẳng định không có chuyện ăn hoa quả mà lên được nồng độ cồn", lãnh đạo Đội CSGT số 7 cho hay.
Trung tá Vũ Mạnh Nam thông tin thêm, kể từ ngày thực hiện theo Nghị định 100//NĐ-CP, đơn vị chưa gặp trường hợp người dân nào chỉ ăn hoa quả rồi điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà bị "dính" nồng độ cồn. Hơn nữa, CSGT hoàn toàn có đủ biện pháp nghiệp vụ để xác định lỗi vi phạm để xử phạt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét