Bài này không hay; nhiều thông tin không chính xác. Đọc để biết.
Múa rồng tại lễ hội Gò Đống Đa ở Hà Nội. Việt Nam đã không thực hiện được mục tiêu trở thành nước công nghiệp hóa và vẫn tiếp tục giấc mơ "trở thành con rồng châu Á."
Cách đây gần 1 thập kỷ, Việt Nam đặt mục tiêu trở thành nước công nghiệp hóa theo hướng hiện đại vào năm 2020. Mục tiêu này được Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 11 vào năm 2011.
Trong 10 năm qua, quốc gia Cộng sản của Đông Nam Á được thế giới ca ngợi với đà phát triển kinh tế mạnh trong nhiều năm liên tiếp và tiến từ một quốc gia có nền kinh tế dựa trên nông nghiệp sang một nền kinh tế phát triển bằng các hoạt động công nghiệp.
Nhưng theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, Việt Nam cho tới thời điểm này không phải là một nước công nghiệp hóa.
“Mục tiêu đưa ra trước đây không rõ thế nào là một nước công nghiệp hóa theo hướng hiện đại. Không có mục tiêu rõ ràng nên không ai xác định được là đạt được hay không và đến bây giờ thì không ai nói đến việc là đến năm 2020 Việt Nam (trở thành) nước công nhiệp hóa cả.”
Giấc mơ về nền kinh tế công nghiệp hóa đã được các đại biểu Quốc hội “thắp lên” rất nhiều lần tại các diễn đàn của cơ quan lập pháp cao nhất của Việt Nam trong suốt 2 thập kỷ qua. Ở kỳ họp Quốc hội hồi tháng 11 năm ngoái, “giấc mơ” này lại được nhắc tới khi một đại biểu của Phú Thọ nêu lên khát vọng đưa đất nước trở thành nền kinh tế công nghiệp trong khi trước đó nhiều đại biểu khẳng định mục tiêu hiện đại hóa đất nước vào năm 2020 đã thất bại.
Các nhà lãnh đạo Việt Nam đã không còn đề cập đến mục tiêu này nữa, vì theo bà Lan, người từng là thư ký và phó chủ tịch phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, mục tiêu “đề ra không có cơ sở” và “không có căn cứ.”
Nhận định về những nguyên nhân vì sao Việt Nam không thể trở thành nước công nghiệp hóa vào năm 2020, bà Lan, người từng tham gia nghiên cứu xây dựng Báo cáo Việt Nam 2035 cùng với Ngân hàng Thế giới (WB), cho rằng nền nông nghiệp vẫn chiếm một phần lớn trong nền kinh tế Việt Nam trong khi năng suất lao động thấp mặc dù tỷ trọng công nghiệp có tăng lên trong những năm gần đây nhưng chưa cao như những nước khác.
“Những năm vừa qua, (Việt Nam) có tăng trưởng kinh tế nhưng vẫn theo mô hình tăng trưởng trước đây là mang tính chất truyền thống nhiều hơn, tức là dựa vào lao động giá rẻ, dựa vào lao động tài nguyên thiên nhiên, rồi đổ rất nhiều vốn đầu tư vào cũng như thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Có nhiều nhân tố làm cho Việt Nam, dù là có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao về GDP, một phần là do xuất phát điểm thấp, chưa thể trở thành nước công nghiệp hóa được.”
Bà Lan cho rằng Việt Nam chưa có tốc độ tăng trưởng cao hàng năm liên tục, như Hàn Quốc đã từng làm để trở thành nước công nghiệp hóa.
Báo các của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết kết quả tăng trưởng của Việt Nam dù tăng cao nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với các nước trong giai đoạn tăng trưởng nhanh để trở thành những “con rồng, con hổ” của châu Á như Hàn Quốc hay Singapore. Việt Nam có mức tăng trưởng kinh tế trung bình 7.14% trong 30 năm sau khi tiến hành ‘đổi mới’ (từ 1991-2020) trong khi Hàn Quốc tăng trưởng trung bình khoảng 8% một năm trong 4 thập niên từ 1961-2000.
Thay vào đó, bà Lan cho biết, các nhà lãnh đạo Việt Nam đang đặt mục tiêu trở thành “một nước thịnh vượng” vào năm 2030 và “đến năm đó phấn đấu trở thành nước có mức thu nhập trung bình cao.”
Báo cáo Việt Nam 2035 của WB và chính phủ Việt Nam thực hiện nêu ra mục tiêu rằng Việt Nam phấn đấu trở thành nước công nghiệp hóa theo hướng hiện đại trong 15 năm nữa. Tuy nhiên, theo bà Lan để thực hiện được mục tiêu này, Việt Nam còn “vất vả lắm.”
“Theo quan niệm của báo cáo, phải có công nghiệp và dịch vụ đạt khoảng 80-85% GDP và lực lượng lao động chủ yếu phải làm trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, cũng như những chỉ tiêu khác như là năng suất lao động, thu nhập đầu người, đô thị hóa và chỉ số phát triển con người.”
Tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ chiếm chưa tới 70% nền kinh tế Việt Nam, theo số liệu 2019 của Tổng cục thống kê.
Theo bà Lan, những chỉ tiêu nêu trên phải đồng bộ với nhau và phải đi cùng với việc bảo vệ môi trường và xây dựng một xã hội mang tính chất công bằng hơn để bớt đi sự phân cách xã hội.
Ô nhiễm môi trường đang là một vấn đề lớn mà Việt Nam phải đối mặt trong những năm qua khi các đô thị lớn như Hà Nội và TPHCM luôn trong số những thành phố có không khí ô nhiễm nhất thế giới và vụ ô nhiễm ở vùng biển miền Trung do chất độc thải từ nhà máy thép Formosa.
Theo đánh giá của WB, sự phát triển và công nghiệp hóa nhanh chóng của Việt Nam đã để lại nhiều tác động tiêu cực đối với môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Ngân hàng này cũng cho rằng, việc đô thị hóa và sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế và dân số của Việt Nam đang gây ra sự tăng cao về những thánh thức ô nhiễm.
“Báo cáo Việt Nam 2035: Hướng tới thịnh vượng, sáng táo, công bằng và dân chủ” nhấn mạnh đến thông điệp phải cải cách thể chế để phát triển kinh tế, theo bà Lan. Báo cáo này còn đề xuất Việt Nam đảm bảo bền vững môi trường cũng như tăng cường sự tham gia của người dân và sự kiểm soát và cân bằng giữa các nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Mục tiêu công nghiệp hóa: Việt Nam tiếp tục giấc mơ ‘hóa rồng, hóa hổ’
11/01/2020 VOA Tiếng Việt - Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, Việt Nam cho tới thời điểm này không phải là một nước công nghiệp hóa. “Mục tiêu đưa ra trước đây không rõ thế nào là một nước công nghiệp hóa theo hướng hiện đại. Không có mục tiêu rõ ràng nên không ai xác định được là đạt được hay không và đến bây giờ thì không ai nói đến việc là đến năm 2020 Việt Nam (trở thành) nước công nhiệp hóa cả.”Múa rồng tại lễ hội Gò Đống Đa ở Hà Nội. Việt Nam đã không thực hiện được mục tiêu trở thành nước công nghiệp hóa và vẫn tiếp tục giấc mơ "trở thành con rồng châu Á."
Cách đây gần 1 thập kỷ, Việt Nam đặt mục tiêu trở thành nước công nghiệp hóa theo hướng hiện đại vào năm 2020. Mục tiêu này được Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 11 vào năm 2011.
Trong 10 năm qua, quốc gia Cộng sản của Đông Nam Á được thế giới ca ngợi với đà phát triển kinh tế mạnh trong nhiều năm liên tiếp và tiến từ một quốc gia có nền kinh tế dựa trên nông nghiệp sang một nền kinh tế phát triển bằng các hoạt động công nghiệp.
Nhưng theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, Việt Nam cho tới thời điểm này không phải là một nước công nghiệp hóa.
“Mục tiêu đưa ra trước đây không rõ thế nào là một nước công nghiệp hóa theo hướng hiện đại. Không có mục tiêu rõ ràng nên không ai xác định được là đạt được hay không và đến bây giờ thì không ai nói đến việc là đến năm 2020 Việt Nam (trở thành) nước công nhiệp hóa cả.”
Giấc mơ về nền kinh tế công nghiệp hóa đã được các đại biểu Quốc hội “thắp lên” rất nhiều lần tại các diễn đàn của cơ quan lập pháp cao nhất của Việt Nam trong suốt 2 thập kỷ qua. Ở kỳ họp Quốc hội hồi tháng 11 năm ngoái, “giấc mơ” này lại được nhắc tới khi một đại biểu của Phú Thọ nêu lên khát vọng đưa đất nước trở thành nền kinh tế công nghiệp trong khi trước đó nhiều đại biểu khẳng định mục tiêu hiện đại hóa đất nước vào năm 2020 đã thất bại.
Các nhà lãnh đạo Việt Nam đã không còn đề cập đến mục tiêu này nữa, vì theo bà Lan, người từng là thư ký và phó chủ tịch phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, mục tiêu “đề ra không có cơ sở” và “không có căn cứ.”
Nhận định về những nguyên nhân vì sao Việt Nam không thể trở thành nước công nghiệp hóa vào năm 2020, bà Lan, người từng tham gia nghiên cứu xây dựng Báo cáo Việt Nam 2035 cùng với Ngân hàng Thế giới (WB), cho rằng nền nông nghiệp vẫn chiếm một phần lớn trong nền kinh tế Việt Nam trong khi năng suất lao động thấp mặc dù tỷ trọng công nghiệp có tăng lên trong những năm gần đây nhưng chưa cao như những nước khác.
“Những năm vừa qua, (Việt Nam) có tăng trưởng kinh tế nhưng vẫn theo mô hình tăng trưởng trước đây là mang tính chất truyền thống nhiều hơn, tức là dựa vào lao động giá rẻ, dựa vào lao động tài nguyên thiên nhiên, rồi đổ rất nhiều vốn đầu tư vào cũng như thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Có nhiều nhân tố làm cho Việt Nam, dù là có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao về GDP, một phần là do xuất phát điểm thấp, chưa thể trở thành nước công nghiệp hóa được.”
Bà Lan cho rằng Việt Nam chưa có tốc độ tăng trưởng cao hàng năm liên tục, như Hàn Quốc đã từng làm để trở thành nước công nghiệp hóa.
Báo các của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết kết quả tăng trưởng của Việt Nam dù tăng cao nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với các nước trong giai đoạn tăng trưởng nhanh để trở thành những “con rồng, con hổ” của châu Á như Hàn Quốc hay Singapore. Việt Nam có mức tăng trưởng kinh tế trung bình 7.14% trong 30 năm sau khi tiến hành ‘đổi mới’ (từ 1991-2020) trong khi Hàn Quốc tăng trưởng trung bình khoảng 8% một năm trong 4 thập niên từ 1961-2000.
Thay vào đó, bà Lan cho biết, các nhà lãnh đạo Việt Nam đang đặt mục tiêu trở thành “một nước thịnh vượng” vào năm 2030 và “đến năm đó phấn đấu trở thành nước có mức thu nhập trung bình cao.”
Báo cáo Việt Nam 2035 của WB và chính phủ Việt Nam thực hiện nêu ra mục tiêu rằng Việt Nam phấn đấu trở thành nước công nghiệp hóa theo hướng hiện đại trong 15 năm nữa. Tuy nhiên, theo bà Lan để thực hiện được mục tiêu này, Việt Nam còn “vất vả lắm.”
“Theo quan niệm của báo cáo, phải có công nghiệp và dịch vụ đạt khoảng 80-85% GDP và lực lượng lao động chủ yếu phải làm trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, cũng như những chỉ tiêu khác như là năng suất lao động, thu nhập đầu người, đô thị hóa và chỉ số phát triển con người.”
Tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ chiếm chưa tới 70% nền kinh tế Việt Nam, theo số liệu 2019 của Tổng cục thống kê.
Theo bà Lan, những chỉ tiêu nêu trên phải đồng bộ với nhau và phải đi cùng với việc bảo vệ môi trường và xây dựng một xã hội mang tính chất công bằng hơn để bớt đi sự phân cách xã hội.
Ô nhiễm môi trường đang là một vấn đề lớn mà Việt Nam phải đối mặt trong những năm qua khi các đô thị lớn như Hà Nội và TPHCM luôn trong số những thành phố có không khí ô nhiễm nhất thế giới và vụ ô nhiễm ở vùng biển miền Trung do chất độc thải từ nhà máy thép Formosa.
Theo đánh giá của WB, sự phát triển và công nghiệp hóa nhanh chóng của Việt Nam đã để lại nhiều tác động tiêu cực đối với môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Ngân hàng này cũng cho rằng, việc đô thị hóa và sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế và dân số của Việt Nam đang gây ra sự tăng cao về những thánh thức ô nhiễm.
“Báo cáo Việt Nam 2035: Hướng tới thịnh vượng, sáng táo, công bằng và dân chủ” nhấn mạnh đến thông điệp phải cải cách thể chế để phát triển kinh tế, theo bà Lan. Báo cáo này còn đề xuất Việt Nam đảm bảo bền vững môi trường cũng như tăng cường sự tham gia của người dân và sự kiểm soát và cân bằng giữa các nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét