CỤ NGUYỄN TRỌNG VĨNH ĐÃ VỀ AN NGHỈ BÊN CẠNH SỨ THẦN ĐẠI VIỆT GIANG VĂN MINH Ở ĐƯỜNG LÂM
Mạc Van Trang - Theo lời dặn của Cụ Nguyễn Trọng Vĩnh, gia đình đã không an táng Cụ tại nghĩa trang Mai Dịch mà hỏa táng và an táng Cụ ở nghĩa trang Nhân dân rồi đưa cả Cụ bà từ Mai Dịch về đó. Thực hiện ý nguyễn này, sáng ngày 05/1/2020 gia đình và các thân hữu của Cụ đã an táng ngọc cốt của Cụ tại nghĩa trang ở xã Đường Lâm, Sơn Tây.Cùng với các con cháu Cụ, thấy nhiều nhân sĩ, trí thức có mặt từ 7h sáng: Cụ Nguyễn Khắc Mai, GS Chu Hảo, Nhà văn Hoàng Quốc Hải, Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng, Nghệ sĩ Ưu tú Kim Chi, TS. Phạm Gia Minh, TS Phan Xuân Đại, Ông Lê Thân (chủ nhiệm CLB Lê Hiếu Đằng), ông Nguyễn Quang Khuê, Nhà giáo Vũ Mạnh Hùng, Nhà báo Lê Dũng VoVa, TS Nguyễn Xuân Diện, Phùng Văn Duân, Mạc Văn Trang... cùng nhiều gương mặt trẻ mến mộ Cụ…
Dưới đây là bài tường thuật của TS NGUYỄ XUÂN DIỆN: LÃO TƯỚNG, NHÀ NGOẠI GIAO KỲ CỰU NGUYỄN TRỌNG VĨNH ĐÃ VỀ AN NGHỈ BÊN CẠNH SỨ THẦN ĐẠI VIỆT GIANG VĂN MINH Ở ĐƯỜNG LÂM
Quách hài cốt Lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh được rước vào khu mộ, khi đi qua Lăng mộ Thám hoa Giang Văn Minh đã hạ thấp 3 lần để cúi chào Sứ thần Đại Việt Giang Văn Minh.
Sau khi đặt quách Lão tướng lên trên thành mộ, các nhân sĩ trí thức và gia đình đã dâng hương và khấn cầu trước mộ Thám hoa Giang Văn Minh. Cụ Nguyễn Khắc Mai khăn đóng áo dài dâng hương và dâng lời cầu nguyện trước mộ. Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện đọc và giải nghĩa hai đôi câu đối và nhắc lại khí phách lẫm liệt của Thám hoa Giang Văn Minh trước triều đình Trung Quốc.
Ngọc cốt của Lão tướng được an táng bên cạnh Sứ thần Giang Văn Minh tại xứ đồng Gò Đõng, làng cổ Đường Lâm.
Trước khi hạ huyệt, Cụ Nguyễn Khắc Mai quỳ ba lạy và đứng lên đọc bài tiễn biệt, sau đó là Ông Lê Thân (Chủ nhiệm CLB Lê Hiếu Đằng) quỳ 3 lạy và nói lời cầu chúc Lão tướng yên nghỉ trong niềm kính tiếc của cháu con và các thế hệ hậu sinh.
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện được gia đình cụ trao cho khăn như một đứa cháu cụ, quỳ trước mộ thỉnh hồn phách Lão tướng nhập mộ yên nghĩ vĩnh hằng.
Toàn văn như sau:
Kính thưa Anh linh Lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh,
Hôm nay, đông đảo con cháu, họ hàng thân tộc, chiến hữu và lớp lớp hậu bối của Lão tướng rước ngọc cốt của Lão tướng về ngôi nhà mới – ngôi nhà cuối cùng của hành trình 104 năm và là ngôi nhà vĩnh cửu của Người.
Dẫu biết rằng trong kiếp nhân sinh, ai cũng sinh từ cát bụi rồi lại trở về với cát bụi.
Dẫu biết rằng, tinh thần của Lão tướng sẽ còn mãi với non sông đất nước. Nhưng trần gian vẫn mong được gìn giữ mãi ngọc cốt của Người, và nơi đây đã được chọn làm nơi sum họp của cả âm dương hai cõi, trong tưởng nhớ và biết ơn Người.
Khi Lão tướng lâm bệnh, Trưởng nữ của Lão tướng cùng anh em thân hữu đã đến dâng hương Mộ Thám hoa Giang Văn Minh để xin cho Lão tướng về đây, cùng nương bóng Tản Viên Sơn linh thiêng và hùng vĩ – nơi ngự trị của Đệ Nhất Phúc Thần Tản Viên Sơn Thánh. Lời cầu nguyện ấy đã được linh ứng ngay khi nén nhang thơm vừa tỏa khói trong một chiều nơi Đường Lâm cổ ấp Nhân kiệt Địa linh.
Công việc xây cất được người dân sở tại nhanh chóng triển khai và gấp rút hoàn thành để đón Lão tướng. Đến hôm nay, Người đã về đây, trong cỗ quách do Cơ sở sản xuất quách gốm cao cấp Vạn Linh An ở Bát Tràng dâng tặng. Bộ quách khi chế tác có chút đất thiêng lấy từ Yên Tử để thêm an diệu. Năm cây Tùng hộ vệ phía sau và 2 cây đại ngả cành phía trước mộ được đưa về từ đồng đất Văn Giang.
Từ nay, chúng con Cầu xin Người hãy đời đời yên nghỉ ở ngôi Phúc địa này. Gối đầu lên dãy núi Tản Viên Sơn hoàng hôn đỏ rực cuối trời, trong mênh mông của miền Tản Lĩnh - Đà Giang oai linh và thơ mộng.
Trước mặt, là một hồ nước rợp hạc trắng tụ về, làm nội minh đường. Xa xa hai con sông: Tích Giang và Hồng Hà làm ngoại minh đường quanh năm thao thiết chảy.
Phía tả là Văn Miếu tỉnh Sơn Tây nơi tiên hiền tụ họp, luận bàn văn chương và thế sự. Bên hữu là Di chỉ Khảo cổ học Làng Và còn vọng tiếng rì rầm ngàn thuở cha ông.
Xa xa, Bên hữu là Đông Cung Đền Và nơi Tam Vị Đại Vương Quốc Chúa Tản Viên Sơn Thánh thiết triều. Bên tả là làng cũ của hai vua Phùng Hưng và Ngô Quyền khói hương nghi ngút.
Lăng Ngô Vương còn đấy, uy nghi giữa muôn trùng đồi núi.
Rặng ruối còn kia, ngựa voi dừng bước nghỉ chân.
Và kề bên là Lăng mộ Thám hoa Giang Văn Minh vị sứ thần đã làm rạng danh Đại Việt vào dịp tuế cống nhà Minh năm 1638. Phía xa xa, giữa cánh đồng kia là Quán Giang, nơi đón linh cữu Thám hoa đi sứ trở về thưở trước.
Chuẩn tắc phong thủy, nhân kiệt địa linh,
Đủ khắp giang sơn, anh hùng thiên cổ.
Xứ Đoài mây trắng đã đón Người về.
Đường Lâm cổ ấp xin gìn Ngọc cốt.
Xin Lão tướng hãy thanh thản,
Phiêu bồng trong mây trắng xứ Đoài.
Dạo khắp non cao, đèo thẳm, sông dài…
Chống gậy trúc thăm đền đài cổ tích
Vỗ tay reo gọi hạc mời trăng….
Xin dâng lời cầu nguyện anh linh Lão tướng yên nghỉ đời đời bên các bậc Anh hùng Đại Việt và phù hộ cho Đất nước vững mạnh và trường tồn. Phù hộ cho đời đời con cháu vạn phúc vạn an. Phù hộ cho lớp lớp hậu bối thêm khôn thêm mạnh.
Giờ lành đã điểm. Chúng con xin gửi Ngọc cốt Người vào lòng đất Đường Lâm.
Nguyện xin hồn phách Lão tướng hãy nhanh nhập mộ để tiếp ứng khí thiêng của đất trời Xứ Đoài muôn phần hiển ứng.
ĐIẾU VĂN CỦA CỤ NGUYỄN KHẮC MAI
Điếu văn: Viếng Lão Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh
Hởi ôi!
Lão Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh đã từ biệt chúng ta. Cụ sinh năm 1916, tạ thế ngay 26 tháng12 năm 2019 đúng tròn 104 tuổi.
Cụ đã sống trọn hơn 80 năm của thế kỹ XX và hai thập kỹ đầu của TK.XXI. Cụ đã là một chứng nhân lịch sử trong một thời đại bi hùng của nước ta, đã là hình mẫu của một thế hệ thanh niên, ”Nước non đang chờ trong tay ngươi.Hồn sông núi tiếng vang ghi muôn đời.”
Sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo. Từ nhỏ cụ đã phải lăn lộn kiếm sống,từng phải đi ở đợ lấy tiền giúp cha đóng thuế. Mãi đến năm 15 tuổi Cụ mới được chuộc về cho đi học. Cụ sáng dạ và có chí , lai được các Cô giáo Thầy giáo và cả chế độ nhà trường thông thoáng, nên bậc học 6 năm cụ đươc nhảy lớp và chỉ học trong ba năm, thi đổ bằng cao đẳng tiểu học. Bấy giờ ở bậc học này chưong trình khá toàn diện, đức trí thể mỹ, học tiếng pháp, có cã chữ nho. Đó là vốn liếng tri thức đầu đời rất quan trọng, để cùng với ý chí học tập suốt đời, cùng với phương châm coi trọng khảo sát, coi trọng sự suy nghĩ của riêng mình, để cụ có một phẩm chất tinh thần và trí tuệ đáng kính phục. Lên 15,16 tuổi đã biết nghĩ về tình hình mất nước vào tay người Pháp, đã nhen nhóm ý tưởng cách mạng, tinh thần yêu nước thương nòi, tiếp cận với thơ ca yêu nước, như thơ của Á Nam Trần Tuấn Khải:
“Đêm khuya canh đã hầu tàn,
Anh ơi ngồi dậy để em than mấy lời.
Sự tình cực lắm anh ơi,
Nước non gánh nặng,cuộc đời có biết không?...”
Hoặc:
Phải nên thương lấy giống nòi,
Đừng ham phú quý mà nguôi tấc lòng...
Mấy trang hào kiệt xưa kia,
HY sinh thân thế cũng vì nước non.….
Làm trai hồ thỉ tứ phương,
Sao cho khỏi thẹn với gương Lạc Hồng.”...
“Những câu thơ đã khiến tâm hồn của người thanh niên đang độ hăng say nhịp sống như tôi đó, không thể không chấn động, không thể không thấy máu huyết sôi lên"...
Cụ từng làm nghề in, và ở đó cụ gặp nhưng chiến sĩ cách mạng thế hệ đầu tiên, như Trần Đăng Ninh, Lương Khánh Thiện, Trường Chinh…Cụ hăng say tham gia cách mạng, biểu tình, rãi truyền đơn, đình công,l ập nghiệp đoàn…Cụ từng bị thực dân Pháp bắt đầy đi Đắc tô. Nhật đảo chính cụ được thả ra, lại tiếp tục hoạt động. Cụ từng làm Bí thư huyên Đông Anh, Bí thư tỉnh Phúc yên,
Cách mạng là cuộc điên đảo lịch sử, rung trời chuyển đất, nhưng với cụ, cụ đã gặp được người , mà mình sẽ gá cuộc trăm năm. Cụ đã gặp bà An khi hai người cùng đi hoạt động bí mật và họ đã yêu nhau. Cụ kể lại, chả có cưới xin gì, mà chúng tôi đã sống với nhau đến “đầu bạc răng long”.
Cụ từng đaảm nhận các chức vụ như Bí thư tỉnh ủy Phúc yên, Thái bình, Thanh hóa, Phó Ban Tổ chức Trung ương, làm Trưởng Đoàn Cố vấn giúp Lào, từ năm 1964 đến 1973.
Tuy nhiên 13 năm làm Đại sứ ở Trung quốc mới thực sự là cuộc thử thách phẩm chất Nguyễn Trọng Vĩnh.
Cụ kể:”Làm Đại sứ ở TQ trong những năm họ khiêu khich và biến Việt Nam thành kẻ thù, đành rằng rất căng thẳng, nhưng với tôi không chỉ có vất vả gian khổ. Cũng có những khi được “đắc ý”. Ấy là niềm vui sau những cuộc đấu lý với Trung quốc buộc họ phải “rút dù”.
Cụ cũng từng vào quân đội, tham gia nhiều chiến dich, giữ nhiều chức vụ quan trọng, cũng băng rừng lội suối, cơm nắm, rau rừng, có thời “trứng rận trắng áo len”. Năm 1959, Cụ được phong Thiếu tướng, Cụ tự hào luôn sâu sát hiểu được cán bộ. Nên đã bảo vệ được nhiều người tài, như trường hợp Phạm Hồng Sơn vốn là sinh viên tham gia quân độ, bị “Đòan ủy CCRĐ” gởi công văn đòi đưa về địa phương đấu tố. Cụ đã báo cáo Chủ nhiệm TCCT bảo vệ được cán bộ. Phạm Hồng Sơn sau là Trung tướng.
Năm 1990, hai năm sau khi làm Đai sứ Trung quốc trở về ở tuổi 84 Cụ mới nghỉ Hưu.Tuy Hưu mà Cụ không hề nghỉ. Cụ tham gia tổ chức Hội người Cao tuổi cùng với GS Phạm Khuê, Cụ lại tham gia tổ chức Hội Cựu chiến binh, tham gia Hội Chữ thập đỏ ở Phường, đóng góp làm từ thiện. Không như nhiều cán bộ cao cấp bám hội để tự vinh danh, cụ lập xong là về không tiêp tục giư bất cứ chức vụ nào!
Người xưa nói Lão giả an chi (Đã già thì ngơi nghỉ.) Ở vào tuổi siêu xưa nay hiếm, Cụ vẫn theo dõi tình hình Đất Nước, tình hình Đảng. Cụ viết hàng trăm thư ngõ, kiến nghị, bài phân tich , nhận dịnh tình hình đối nội, đối ngoại. Cụ nêu chủ kiến của mình thẳng thắn, công khai, tâm huyết , thiện ý. về những vấn đề trọng đại của Đất nước, của xã hội như:
Hãy từ bỏ chủ nghĩa Mác Lê nin và đường lối cncs , cnxh, định hướng xhcn sai lầm, vô vọng, tội lỗi...
Hãy sữa chửa đảng thành đảng dân tộc, dân chủ, tôn trọng ý kiến phản biện, thi hành dân chủ trong đảng…từ bỏ tư cách đảng cai tri, độc tài toàn trị, trở về với tư cách đảng lãnh đạo,t ôn trọng nhân dân, tôn trọng trí thức…
Phát triển nền kinh tế tự cường, tự chủ. Tăng cường quốc phòng chống Trung quốc bành trướng xâm lược. Cụ yêu cầu sửa chửa những sai lầm trong quan hệ kinh tế với Trung quốc như bauxit Tây nguyên, Formosa, cho Trung quốc thuê đất ở bien giới , làm đặc khu, cảnh giác với những dự án kinh tế liên quan đến Trung quốc…
Cụ hoan nghênh, tôn trọng những người trẻ có kiến thức có tâm huyêt đấu tranh, mong ước nước ta có nền kinh tế lành mạnh, có môi trường sạch sẽ, có tự do, dân chủ, tiếng nói của mọi người dân được tôn trọng, chính quyền trong sạch, không hèn với giặc, ác với dân…Giới trẻ coi cụ như một cổ thụ, chỗ dựa tinh thần cho mình.
Riêng với Trung quốc, Cụ thật sự đã “đi guốc trong bụng họ”. Cụ khẳng định Trung quốc giúp ta đánh Pháp, chống Mỹ cũng là vì lợi ích của họ. Cụ cảnh báo, phê phán hành động xâm lấn biển đảo của ta, gây sức ép về quân sự, nhiều lần hù dọa chiến tranh để lung lạc tinh thần và ý chí của lãnh đao VN. Cụ nói rõ,” môt ngàn năm nữa Trung hoa vẫn chưa thay đổi tư tưởng bành trướng nước lớn”. Đối sách với Trung quốc phải là : Kiên quyết bảo vệ Độc lập và chủ quyền của Đât nước, phải thật sự dân chủ để làm thế trận lòng dân, chống việc bắt bớ giam cầm những người yêu nước chỉ vì chống Đai hán xâm lược, có chính sách đúng đắn làm cho Tổ quốc vững mạnh và phát triển, dân no đủ, có dân chủ tự do hạnh phúc, thật sự chống tham nhũng , loại bỏ những cán bộ đương chức đương dương quyền cơ hội thoái hóa, cần một ban lãnh đạo gương mẫu có tầm nhìn xa, trong sạch, có lòng tự tôn dân tộc, dũng khí thật lòng vì dân vì nước, phải tăng cường quốc phóng nhất là Hải quân; hợp tác với bạn bè bốn phương ủng hộ ta chống Đại Hán xâm lược, Kiện Trung quốc ra Tòa án Quốc tế…
Cụ là tấm gương về một nhà cách mạng chân chính. Cụ là mẫu hình của một thế hệ trẻ của một thời kỳ nước sôi lửa bỏng chống thực dân và đế quốc xâm lược, ôm ấp hoài bảo “Tiến lên nền Dân chủ cộng hòa”, ”Lập Quyền Dân, tiến lên Việt Nam”, là những khẩu hiệu văn hóa trong những khúc ca hùng tráng.
Cụ là kết tinh của một nền văn hóa, một thời đã đi không trở lại, của những phẩm chất nho gia quý giá với một nền học vấn đậm chất phương Tây mới mẻ. Cụ là hiện thân của môt tinh thần “Quốc gia hưng vong thất phu hữu trách”, suốt đời đau đáu một tấm lòng chân thật vì dân vì nước. Là con Người, cụ cũng có những kỷ niệm trữ tình lãng mạn, đẹp. Hơn thế, cụ là người con trung hiếu, trong một gia phong cổ kính, ăm ắp tình yêu thương, trách nhiệm.
Cụ để lại cho chúng ta biết bao nét đẹp tinh thần, biết bao những kinh nghiệm đối nhân xử thế. Thật sự Cụ là con người của Minh Triết Việt.
Cụ làm nhiều thơ, có lẽ bài thơ “Quý Mùi Tự Bạch”, là hình ảnh gửi lại cho chúng ta:
“Tuổi thọ trời cho ngót chín mươi
Mức sống dân cho cũng đủ rồi.
Con cháu thăm nom tròn đạo hiếu,
Bạn bè qua lại ấm tình người.
Uống ăn khoa học người còn khỏe,
Chơi tập điều hòa sắc vẫn tươi.
Nợ nước, ơn dân đền cũng tạm,
Lòng còn nhức nhối nỗi lo đời…!
Hình ảnh Cụ và những bài học làm người, làm người công dân có trách nhiệm còn mãi trong Tâm trí chúng Ta.
Xin có đôi câu đối kính viếng CỤ:
Trọng Đôc lập, trọng Dân Quyền,Trung Hiếu, gương soi một thuở,
Vĩnh biệt tiễn đưa, Vĩnh hằng cõi ấy, An nghỉ ngàn Thu.
Cẩn bút, Nguyễn Khắc Mai./.
BÀI PHÁT BIỂU CỦA ÔNG LÊ THÂN
Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng .
Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh , bức tượng đài của lòng yêu nước.
Mấy chục năm qua của lịch sử đương đại, mỗi người dân VN trong nước cũng như ngoài nước nhắc đến tên tuổi tướng Nguyễn Trọng Vĩnh đều dâng trào một niềm cảm xúc kính trọng và biết ơn. Ông tướng già có tuổi đời hơn một thế kỷ này , đã thổi vào tâm hồn người VN đang phập phồng lo lắng, đau đớn về vận nước ở thế hiểm nghèo khi mà kẻ thù là bá quyền Trung quốc đã và đang xâm chiếm biển đảo của tổ quốc, đưa giàn khoan ngang nhiên vào vùng biển chủ quyền của VN thăm dò, ra vào như đi chợ, chúng còn trắng trợn tuyên bố VN đang xâm phạm chủ quyền truyền thống của chúng , vậy mà chính quyền - người được xem là đại diện cho quốc gia VN - lại không dám mở mồn gọi đích danh tên kẻ thù của VN là TQ.
Tướng Vĩnh đã liên tục trong nhiều năm, kiên trì, đanh thép vạch trần lên án những thủ đoạn đó của TQ. Như người khát nước, nhân dân VN uống từng giòng nước mát từ những lời thống thiết của Tướng Vĩnh . Mặt khác, thái độ “ uy vũ bất năng khuất” của tướng Vĩnh đã bác bỏ những “ luận điệu” của nhiều tướng lĩnh sĩ quan, trí thức mày râu ở nước ta tự “ bào chữa “ rằng, mình về hưu rồi, già rồi “ lực bất tòng tâm” nên mũ ni che tai, mọi việc đã có “ Đảng và nhà nước lo” ....
Hãy nghe Cụ làm thơ lúc 95 tuổi
Còn hơi còn sức còn lên tiếng
Là muốn quyền uy bớt lỗi lầm.
Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh sinh năm 1916 trong một gia đình nông dân ở Thanh Hóa. Ông mồ côi mẹ từ năm 1 tuổi, tuổi thơ vô cùng cực khổ nhưng được bố cho đi học đến hết bậc tiểu học ( primaire) thời Pháp. Ông tham gia cách mạng 1937, vào Đảng CS Đông Dương năm 1939, năm 1945 đã là chủ tịch ủy ban nhân dân cách mạng huyện Đông Anh tỉnh Phúc Yên; Bí thư tỉnh ủy Phúc yên 1946, bí thư tỉnh ủy Thái Bình 1947.Trải qua nhiều cương vị lãnh đạo, năm 1954 là chính ủy Quân khu 4. Năm 1959 đã được thăng quân hàm thiếu tướng. Từ năm 1960 đến 1976 là ủy viên dự khuyết trung ương Đảng khóa 3, năm 1961 là phó ban tổ chức trung ương, từ 1961 đến 1964 là bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa, sau đó được cử sang Lào làm cố vấn cho chính phủ Lào.
Từ 1974 đến 1987 là đại sứ đặc mệnh của VN tại Trung Quốc kiêm nhiệm đại sứ đặc mệnh tại Pakistan. Thời gian đó TQ đánh sang VN (1979), ông đã có nhiều đóng góp lớn để chống lại xâm lược của TQ trên mặt trận ngoại giao. Năm 1990 ông nghỉ hưu tham gia hội cựu chiến binh VN với cương vị phó chủ tịch hội.
Cuộc đời của tướng Vĩnh từ lúc mồ côi mẹ năm 1 tuổi đến lúc ngoài trăm tuổi như một pho tiểu thuyết hoành tráng có không gian mênh mông, thời gian thăm thẳm với biết bao thăng trầm đầy biến động !
Là đại sứ đặc mệnh toàn quyền VN tại TQ 13 năm , ông thấu hiểu, nhìn rõ tâm địa bá quyền của TQ. Vì thế, ông chống sự lũng đoạn của Bắc Kinh vào hậu trường chính trị ở VN sau này .
Ông lên tiếng thường xuyên về những vấn đề chính trị xã hội của đất nước . Chống lại dự án khai thác Boxite ơ Tây nguyên, chống lại cưởng chế đất đai ở Tiên Lãng, Văn Giang....
Hãy nghe những lời của ông nói về những vụ cướp đất: ”vô đạo đức, tàn ác dã man này không còn tính người nửa hay sao?”.
Ông cũng là đảng viên đề nghị phải thành lập Ban giám sát Đảng Cộng Sản VN độc lập với ban kiểm tra trung ương Đảng.
Một điều ít người biết , tướng Vĩnh là người đọc tiểu thuyết “Thép đã tôi thế đấy “ bằng tiếng Pháp . Ông tự học và thông thạo tiếng Anh, ông tự học và nói chuyện được với Hoàng thân Souphanuvong bằng tiếng Lào, ông tự học và nói chuyện được với người TQ bằng tiêng Hoa....Ông là người suốt đời tự học và với nền tảng trí thức đó , ông hiểu rằng chỉ có dân chủ mới canh tân được đất nước . Đảng cầm quyền chỉ có cải cách chính trị mới thoát khỏi “sai lầm và thất bại của đường lối xây dựng CNXH theo chủ nghĩa Mác Lênin.” Đó là nguyên văn lời lẽ trong các kiến nghị mà ông cùng nhiều đảng viên và trí thức tên tuổi đã ký trong Các văn bản ngày 28 tháng 7 năm 2014 và ngày 9 tháng 12 năm 2015 ... gởi cho nhà cầm quyền.
Gần 100 triêu người Việt trong và ngoài nước nghiêng mình kính cẩn trước anh linh Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh. Vị tướng tài ba, can đảm mà từng nhịp đập trái tim, từng hơi thở từng ngày sống đề hiến dâng cho tổ quốc VN suốt chiều dài thế kỷ . Ông là con người sống cho đến phút chết, không chịu chết khi đang còn sống !
Vĩnh biệt Tướng Vĩnh, chúng tôi thề sẳn sàng đương đầu với mọi kẻ thù xâm lược, cho dù chúng là siêu cường hay siêu cuồng.
Chú thích ảnh:
1. Cụ Nguyễn Khắc Mai đọc Điếu văn
2. Ông Lê Thân Chủ tich CLB Lê Hiếu Đằng phát biểu
3. TS Nguyễn Xuân Diện đọc Lời cầu niệm an táng
4. Mộ Cụ Nguyễn Trọng Vĩnh bên Mộ Cụ Bà Lê Thị Ban (Lê Thị An)
5. Cụ Nguyễn Khắc Mai cùng Đoàn viếng mộ Sứ thần Đại Việt Giang Văn Minh, gần mộ Đại sứ Nguyễn Trọng Vĩnh;
6. Lăng mộ Sứ thần Giang Văn Minh
06/1/2020
Mạc Văn Trang
Là muốn quyền uy bớt lỗi lầm.
Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh sinh năm 1916 trong một gia đình nông dân ở Thanh Hóa. Ông mồ côi mẹ từ năm 1 tuổi, tuổi thơ vô cùng cực khổ nhưng được bố cho đi học đến hết bậc tiểu học ( primaire) thời Pháp. Ông tham gia cách mạng 1937, vào Đảng CS Đông Dương năm 1939, năm 1945 đã là chủ tịch ủy ban nhân dân cách mạng huyện Đông Anh tỉnh Phúc Yên; Bí thư tỉnh ủy Phúc yên 1946, bí thư tỉnh ủy Thái Bình 1947.Trải qua nhiều cương vị lãnh đạo, năm 1954 là chính ủy Quân khu 4. Năm 1959 đã được thăng quân hàm thiếu tướng. Từ năm 1960 đến 1976 là ủy viên dự khuyết trung ương Đảng khóa 3, năm 1961 là phó ban tổ chức trung ương, từ 1961 đến 1964 là bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa, sau đó được cử sang Lào làm cố vấn cho chính phủ Lào.
Từ 1974 đến 1987 là đại sứ đặc mệnh của VN tại Trung Quốc kiêm nhiệm đại sứ đặc mệnh tại Pakistan. Thời gian đó TQ đánh sang VN (1979), ông đã có nhiều đóng góp lớn để chống lại xâm lược của TQ trên mặt trận ngoại giao. Năm 1990 ông nghỉ hưu tham gia hội cựu chiến binh VN với cương vị phó chủ tịch hội.
Cuộc đời của tướng Vĩnh từ lúc mồ côi mẹ năm 1 tuổi đến lúc ngoài trăm tuổi như một pho tiểu thuyết hoành tráng có không gian mênh mông, thời gian thăm thẳm với biết bao thăng trầm đầy biến động !
Là đại sứ đặc mệnh toàn quyền VN tại TQ 13 năm , ông thấu hiểu, nhìn rõ tâm địa bá quyền của TQ. Vì thế, ông chống sự lũng đoạn của Bắc Kinh vào hậu trường chính trị ở VN sau này .
Ông lên tiếng thường xuyên về những vấn đề chính trị xã hội của đất nước . Chống lại dự án khai thác Boxite ơ Tây nguyên, chống lại cưởng chế đất đai ở Tiên Lãng, Văn Giang....
Hãy nghe những lời của ông nói về những vụ cướp đất: ”vô đạo đức, tàn ác dã man này không còn tính người nửa hay sao?”.
Ông cũng là đảng viên đề nghị phải thành lập Ban giám sát Đảng Cộng Sản VN độc lập với ban kiểm tra trung ương Đảng.
Một điều ít người biết , tướng Vĩnh là người đọc tiểu thuyết “Thép đã tôi thế đấy “ bằng tiếng Pháp . Ông tự học và thông thạo tiếng Anh, ông tự học và nói chuyện được với Hoàng thân Souphanuvong bằng tiếng Lào, ông tự học và nói chuyện được với người TQ bằng tiêng Hoa....Ông là người suốt đời tự học và với nền tảng trí thức đó , ông hiểu rằng chỉ có dân chủ mới canh tân được đất nước . Đảng cầm quyền chỉ có cải cách chính trị mới thoát khỏi “sai lầm và thất bại của đường lối xây dựng CNXH theo chủ nghĩa Mác Lênin.” Đó là nguyên văn lời lẽ trong các kiến nghị mà ông cùng nhiều đảng viên và trí thức tên tuổi đã ký trong Các văn bản ngày 28 tháng 7 năm 2014 và ngày 9 tháng 12 năm 2015 ... gởi cho nhà cầm quyền.
Gần 100 triêu người Việt trong và ngoài nước nghiêng mình kính cẩn trước anh linh Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh. Vị tướng tài ba, can đảm mà từng nhịp đập trái tim, từng hơi thở từng ngày sống đề hiến dâng cho tổ quốc VN suốt chiều dài thế kỷ . Ông là con người sống cho đến phút chết, không chịu chết khi đang còn sống !
Vĩnh biệt Tướng Vĩnh, chúng tôi thề sẳn sàng đương đầu với mọi kẻ thù xâm lược, cho dù chúng là siêu cường hay siêu cuồng.
Chú thích ảnh:
1. Cụ Nguyễn Khắc Mai đọc Điếu văn
2. Ông Lê Thân Chủ tich CLB Lê Hiếu Đằng phát biểu
3. TS Nguyễn Xuân Diện đọc Lời cầu niệm an táng
4. Mộ Cụ Nguyễn Trọng Vĩnh bên Mộ Cụ Bà Lê Thị Ban (Lê Thị An)
5. Cụ Nguyễn Khắc Mai cùng Đoàn viếng mộ Sứ thần Đại Việt Giang Văn Minh, gần mộ Đại sứ Nguyễn Trọng Vĩnh;
6. Lăng mộ Sứ thần Giang Văn Minh
06/1/2020
Mạc Văn Trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét