Tôi vẫn đang thắc mắc ăn uống một số loại trái cây có đường, thực phẩm chế biến có thêm rượu bia, một số loại thuốc có dung môi cồn sẽ có nồng độ cồn trong hơi thở, khi đó liệu có bị phạt khi tham gia giao thông? Trong bài này, bà Trang, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế, cơ quan soạn thảo Luật Phòng chống tác hại rượu bia cho rằng người dân không cần quá lo lắng vì nồng độ cồn trong cơ thể nhưng rất nhỏ, không đáng kể nên sẽ được chuyển hóa hết rất nhanh sau khi ăn. Nhưng thông tin thế này vẫn chung chung quá. Hết rất nhanh là sau bao nhiêu lâu ? Nếu tôi vừa ăn hoa quả tráng miệng hay vừa uống thuốc xong rồi lái xe đi thì chắc chắn vẫn còn nồng độ cồn; như thế chắc chắn vẫn CA bị phạt. Dường như các quan chức đang né tránh trả lời câu hỏi này của người dân.
"Tôi đã tham gia một buổi phỏng vấn tuyên truyền cho Luật Giao thông đường bộ, đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Buổi phỏng vấn kéo dài trong khoảng 20 phút và có nhiều nội dung, họ cũng đề nghị tôi đưa ra một lời khuyên cho người tham gia giao thông. Tuy nhiên, đáng tiếc là đài truyền hình này đã cắt ngữ cảnh tôi nói và ghép vào hình ảnh quả vải, khiến thông tin, thông điệp phát đi bị sai lệch hoàn toàn", báo Dân Trí dẫn lời ông Tùng cho hay.
Cũng theo Phó Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông, việc sử dụng hình ảnh của cá nhân ông và phát đi thông tin không đúng bản chất gây ảnh hưởng rất tiêu cực tới ông, gia đình và công việc của ông trong những ngày qua.
"Tôi sẽ xin ý kiến lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải và có văn bản chính thức gửi tới đài truyền hình này, yêu cầu họ phải cải chính thông tin" - ông Hoàng Thế Tùng nói và khẳng định: "Từ khi xây dựng dự thảo Nghị định 100 tới lúc ban hành các quy định, không có nội dung nào, điều khoản nào đề cập tới việc ăn hoa quả sẽ bị xử phạt như uống rượu, bia tham gia giao thông".
Hiện nay nhiều người dân thắc mắc khi ăn uống một số loại trái cây có đường, thực phẩm chế biến có thêm rượu bia, một số loại thuốc có dung môi cồn sẽ có nồng độ cồn trong hơi thở. Như vậy liệu có bị phạt khi tham gia giao thông? Về vấn đề này, bà Trần Thị Trang, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế, cơ quan soạn thảo Luật Phòng chống tác hại rượu bia cho rằng người dân không cần quá lo lắng, thông tin trên báo Lao Động.
Bà Trang cho rằng, đây không phải là vấn đề mới vì quy định người lái ôtô không được có nồng độ cồn trong máu và khí thở đã có từ Luật Giao thông Đường bộ 2009 và đến nay thực hiện vẫn bình thường, chưa có phản ánh nào về việc cảnh sát phạt lái xe có độ cồn do ăn các loại thực phẩm này.
Trong các sản phẩm thực phẩm, đặc biệt là những sản phẩm có đường như nho, sầu riêng, chuối... dễ để lại nồng độ cồn trong cơ thể nhưng rất nhỏ, không đáng kể.
Liên quan đến vấn đề này, BS Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cũng cho biết, việc uống các siro có cồn, hoa quả lên men hay ăn rượu nếp, tức là cũng hấp thu một lượng rượu nhất định.
Nếu vừa uống hay vừa ăn xong thì có thể có nồng độ rượu trong máu và hơi thở ở mức độ nào đó nhưng do lượng rượu này rất thấp nên cơ thể sẽ chuyển hóa hết rất nhanh.
Bị phạt khi ăn hoa quả thổi ra nồng độ cồn: Yêu cầu đơn vị đưa tin sai cải chính
04/01/2020 - Thành viên Ban soạn thảo Nghị định 100 - khẳng định không hề thông tin ăn hoa quả cũng bị phạt nồng độ cồn như uống rượu, bia và sẽ yêu cầu đơn vị đưa tin sai phải cải chính. Đó là khẳng định của ông Hoàng Thế Tùng - Phó Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông, Bộ Giao thông vận tải, thành viên Ban soạn thảo Nghị định 100 được đăng tải trên tờ Dân Trí.
Hình ảnh ông Hoàng Thế Tùng cùng phần thông tin
về câu trả lời của ông được dân mạng lưu lan truyền
Trước đó, trên mạng xã hội lan truyền thông tin về câu trả lời của ông Hoàng Thế Tùng trên một đài truyền hình, nêu việc người ăn hoa quả gây lên men, tăng nồng độ cồn mà khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông thì sẽ bị xử phạt như vi phạm uống rượu, bia rồi tham gia giao thông. Thông tin này sau đó được lan truyền trên mạng, khiến nhiều người cảm thấy hoang mang, bức xúc. Nhiều người cũng bày tỏ sự bất bình với ông Hoàng Thế Tùng - người được cho là "tác giả" của phát ngôn trên, theo báo Dân Trí."Tôi đã tham gia một buổi phỏng vấn tuyên truyền cho Luật Giao thông đường bộ, đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Buổi phỏng vấn kéo dài trong khoảng 20 phút và có nhiều nội dung, họ cũng đề nghị tôi đưa ra một lời khuyên cho người tham gia giao thông. Tuy nhiên, đáng tiếc là đài truyền hình này đã cắt ngữ cảnh tôi nói và ghép vào hình ảnh quả vải, khiến thông tin, thông điệp phát đi bị sai lệch hoàn toàn", báo Dân Trí dẫn lời ông Tùng cho hay.
Cũng theo Phó Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông, việc sử dụng hình ảnh của cá nhân ông và phát đi thông tin không đúng bản chất gây ảnh hưởng rất tiêu cực tới ông, gia đình và công việc của ông trong những ngày qua.
"Tôi sẽ xin ý kiến lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải và có văn bản chính thức gửi tới đài truyền hình này, yêu cầu họ phải cải chính thông tin" - ông Hoàng Thế Tùng nói và khẳng định: "Từ khi xây dựng dự thảo Nghị định 100 tới lúc ban hành các quy định, không có nội dung nào, điều khoản nào đề cập tới việc ăn hoa quả sẽ bị xử phạt như uống rượu, bia tham gia giao thông".
Hiện nay nhiều người dân thắc mắc khi ăn uống một số loại trái cây có đường, thực phẩm chế biến có thêm rượu bia, một số loại thuốc có dung môi cồn sẽ có nồng độ cồn trong hơi thở. Như vậy liệu có bị phạt khi tham gia giao thông? Về vấn đề này, bà Trần Thị Trang, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế, cơ quan soạn thảo Luật Phòng chống tác hại rượu bia cho rằng người dân không cần quá lo lắng, thông tin trên báo Lao Động.
Bà Trang cho rằng, đây không phải là vấn đề mới vì quy định người lái ôtô không được có nồng độ cồn trong máu và khí thở đã có từ Luật Giao thông Đường bộ 2009 và đến nay thực hiện vẫn bình thường, chưa có phản ánh nào về việc cảnh sát phạt lái xe có độ cồn do ăn các loại thực phẩm này.
Trong các sản phẩm thực phẩm, đặc biệt là những sản phẩm có đường như nho, sầu riêng, chuối... dễ để lại nồng độ cồn trong cơ thể nhưng rất nhỏ, không đáng kể.
Liên quan đến vấn đề này, BS Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cũng cho biết, việc uống các siro có cồn, hoa quả lên men hay ăn rượu nếp, tức là cũng hấp thu một lượng rượu nhất định.
Nếu vừa uống hay vừa ăn xong thì có thể có nồng độ rượu trong máu và hơi thở ở mức độ nào đó nhưng do lượng rượu này rất thấp nên cơ thể sẽ chuyển hóa hết rất nhanh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét