Cố nhịn rượu bia 1 ngày trước khi lái xe nhé, các anh chị em ơi. Tại sao công an lại "Mật phục trước quán nhậu" ? Tại sao CA bố trí người mặc thường phục đứng trước quán nhậu, nếu thấy ai bước ra từ quán nhậu mà tự chạy xe về sẽ báo qua bộ đàm cho tổ tuần tra công khai cách đó chừng 200m để thổi phạt ? Vậy mục tiêu là giáo dục người dân tuân thủ pháp luật hay là phạt lấy tiền ? Nếu là giáo dục người dân tuân thủ pháp luật thì tại sao CA không vào quán gặp gỡ, giáo dục người dân không nên rượu bia rồi lái xe mà dùng biện pháp "anh hùng núp" để lừa dân, bẫy dân như vậy ? Đáng chú ý là chị Trần Minh Thư (26 tuổi) thẳng thắn thừa nhận đã uống gần 1 lon bia và nói: “Em chạy xe nên không dám uống nhiều”. Tuy nhiên, khi thổi vào máy đo nồng độ cồn, chị Thư lại được xác nhận mức cồn trong hơi thở là 0,00mg/lít khí thở. Như vậy là thế nào ? Chẳng lẽ máy không chính xác ??? Lần này may cho chị Thư vì được máy báo về 0,00mg/lít, nhưng lần khác ace mình không rượu bia mà máy lại đưa ra con số lớn hơn 0,00mg/lít khí thở thì chắc chắn sẽ tiền mất, bằng treo.
10/01/2020 CSGT TP.HCM mặc thường phục mật phục trước quán nhậu rồi báo qua bộ đàm cho tổ công khai, hàng loạt người vừa chạy xe máy khỏi quán đã bị phạt gần chục triệu, tước bằng lái 23 tháng vì có nồng độ cồn mức cao nhất.
CSGT mật phục trước quán nhậu, hàng loạt dân nhậu Sài Gòn bị tước bằng 23 tháng
Ông Minh thổi năm lần bảy lượt mới ra hơi, dù nồng
độ cồn rất cao nhưng ông nói mới chỉ uống 3 chai
0 giờ ngày 10.1.2020, tiếng nhạc xập xình, ánh đèn quay cuồng từ các quán nhậu ở đường Phạm Ngọc Thạch (Q.3, TP.HCM) liên tục gây sự chú ý của người đi đường. Dù đã quá nửa đêm, nhưng dòng người vẫn tấp nập ra vào quán. Để đảm bảo không cho người say xỉn tự chạy xe về nhà, tổ công tác 363 gồm: CSGT, cảnh sát hình sự, cảnh sát trật tự (CSTT) Công an Q.3 đã bố trí người mặc thường phục đứng trước quán nhậu, nếu thấy ai bước ra từ quán nhậu mà tự chạy xe về sẽ báo qua bộ đàm cho tổ tuần tra công khai cách đó chừng 200m để thổi phạt.CSGT mật phục trước quán, hàng loạt dân nhậu bị tước bằng lái 2 năm
Tăng ga bỏ chạy, nhét tiền vào túi CSGT mong bỏ qua
Vừa thấy CSGT yêu cầu dừng xe tại giao lộ Nguyễn Đình Chiểu – Phạm Ngọc Thạch, nhiều trường hợp liền tăng ga bỏ chạy. Tuy nhiên, các trường hợp bỏ chạy đều bị CSGT khống chế sau đó bắt buộc thổi nồng độ cồn. Và tất cả những người bỏ chạy đều có vi phạm nồng độ cồn ở mức cao nhất.
Trường hợp này cho biết mới bị giam xe vì vi phạm nồng độ cồn nhưng nay anh vẫn "phải" đi uống vì hoàn cảnh. Ảnh: Vũ Phượng
Thấy CSGT tuýt còi, anh Phạm Công Trang (39 tuổi) rồ ga leo lên lề định quay đầu xe nhưng xử lý không kịp nên tông vào bồn cây khiến anh loạng choạng. Mức cồn trong hơi thở của anh là 0,586mg/lít khí thở, đồng nghĩa với việc sẽ bị phạt 7 triệu, tước bằng lái 23 tháng và tạm giữ xe 7 ngày.
Sau một hồi năn nỉ ỉ ôi mong CSGT bỏ qua lỗi vi phạm bất thành, anh Trang mở ví lấy tờ 200.000 đồng nhét vào túi CSGT đang lập biên bản. CSGT liền phản ứng gay gắt: “Tôi lập thêm lỗi đưa hối lộ nữa bây giờ” thì người này lại kể lể: “Xe bị phạt tạm giữ mới lấy về hôm qua vì nồng độ cồn rồi mà nay lại phải đi uống chỉ vì hoàn cảnh ép buộc”.
Lý do này lại càng không được CSGT chấp nhận. Sau khoảng 15 phút, anh Trang vẫn không ký biên bản và bỏ đi tìm xe ôm chở về.
Người nồng nặc mùi bia, ông Trần Văn Minh (52 tuổi) khi bị CSGT yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn thì liên tục làm vẻ như lấy hơi dài thiệt dài rồi… ngậm ống. Lát sau, ông Minh choàng tay ôm luôn vị cán bộ đang đo nồng độ cồn cho mình rồi nói: “Anh em mình, anh thổi nghiêm túc mà”.
Nhưng cũng phải mất năm lần bảy lượt ông Minh mới thở… ra hơi. Máy báo nồng độ cồn trong hơi thở của ông Minh là 0,997mg/lít khí thở. Trong lúc CSGT lập biên bản, ông Minh đã thất thần bỏ ra một góc ngồi gọi điện thoại, rồi đợi đến lúc tổ công tác về đơn vị thì quay lại xin lấy xe chạy về nhưng không được chấp nhận.
Uống 1 ly cocktail xã giao cũng bị phạt
Trường hợp khác cũng bước ra từ beer club bị CSGT thổi phạt yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn là chị Trần Minh Thư (26 tuổi). Chị Thư thẳng thắn thừa nhận đã uống gần 1 lon bia và nói: “Em chạy xe nên không dám uống nhiều”. CSGT đáp: “1 lon mà có cồn là cũng bị phạt rồi chị ơi” khiến chị Thư lo lắng.
Dù thành thật là vừa uống gần 1 lon bia nhưng cô gái này được máy báo không có cồn trong hơi thở. Ảnh: Vũ Phượng
Tuy nhiên, khi thổi vào máy đo nồng độ cồn, chị Thư lại được xác nhận mức cồn trong hơi thở là 0,00mg/lít khí thở. CSGT ngạc nhiên nói đùa: “Đô cao quá”, chị Thư vui vẻ trả lời: “Em biết sức em tới đâu mà”.
Tổ công tác cũng kiểm tra ngẫu nhiên các trường hợp đi đường có biểu hiện say xỉn tại giao lộ Nguyễn Thông – Tú Xương vì đoán chắc nhiều trường hợp sẽ chọn đi các con đường nhỏ để tránh CSGT.
Anh Phú đón taxi về sau khi bị CSGT giam xe. Ảnh: Vũ Phượng
Anh Phú đón taxi về sau khi bị CSGT giam xe. Ảnh: Vũ Phượng
Anh Nguyễn Nhật Phú có mức cồn trong hơi thở là 0,261mg/lít khí thở ngạc nhiên vì đã biết Nghị định 100 tăng mức phạt nên không dám uống rượu bia mà chỉ dùng 1 ly cocktail, không ngờ mức cồn cũng cao như vậy.
“Nào giờ đi nhậu thì tôi sẽ để xe ở cơ quan, đón xe ôm hoặc taxi đi, nay chỉ ngồi nói chuyện, nhâm nhi ly cocktail không ngờ mức cồn cao như vậy”, anh Phú nói.
Đa số các trường hợp Đội CSGT - trật tự Công an Q.3, TP.HCM lập biên bản trong rạng sáng 10.1 đều có nồng độ cồn ở mức vi phạm cao nhất.
Nam thanh niên này cho biết vừa tròn 18 tuổi, có nồng độ cồn trong hơi thở là 0,469mg/lít khí thở nhưng lại không mang theo bất kỳ giấy tờ nào cũng bị giam xe chờ mang giấy tờ lên giải quyết. Ảnh: Vũ Phượng
Nam thanh niên này cho biết vừa tròn 18 tuổi, có nồng độ cồn trong hơi thở là 0,469mg/lít khí thở nhưng lại không mang theo bất kỳ giấy tờ nào cũng bị giam xe chờ mang giấy tờ lên giải quyết. Ảnh: Vũ Phượng
Mức phạt lỗi có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở khi điều khiển xe
Mức phạt tiền đối với xe máy | Mức phạt tiền đối với ô tô | Hình phạt bổ sung |
2 – 3 triệu đồng nếu trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/lít khí thở.
|
6 – 8 triệu đồng nếu trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/lít khí thở.
| Tước Giấy phép lái xe từ 10 - 12 tháng. |
4 – 5 triệu đồng nếu có nồng độ cồn vượt quá 50 đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/lít khí thở.
|
16 – 18 triệu đồng nếu có nồng độ cồn vượt quá 50 đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
| Tước Giấy phép lái xe từ 16 - 18 tháng. |
6 – 8 triệu đồng nếu có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/lít khí thở.
|
30 – 40 triệu đồng nếu có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/lít khí thở.
| Tước Giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng. |
• Đối với xe đạp, xe thô sơ: Người điều khiển xe đạp, xe thô sơ vi phạm nồng độ cồn bị phạt từ 400.000 - 600.000 đồng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét