Tôi rất phản đối phong tục lì xì đang thịnh hành hiện nay. Do biến thành nền kinh tế thị trường man rợ, nên mọi thứ ở VN đều trở nên nhố nhăng, phi văn hóa, trong đó phong tục lì xì là trường hợp điển hình. Theo truyền thống, lì-xì là số tiền ít ỏi được dùng để mừng trẻ em thêm tuổi với mục đích là đem lại cái hên, điều lành, điều tốt, cho trẻ em dịp đầu xuân. Tuy nhiên, ở VN thời nay, số tiền này bị nâng cao vô tội vạ, khiến khổ chủ phải bỏ ra số tiền rất lớn so với thu nhập của mình để tặng trẻ. Hơn nữa, người nhận cũng không quan tâm tới ý nghĩa nhân văn của việc tặng tiền lì xì mà chỉ quan tâm duy nhất tới số tiền trong bao lì xì là bao nhiêu. Mặt khác, nhóm người được hưởng lợi từ việc nhận phong bao đã mở rộng ra ngoài phạm vi các thành viên trong gia đình khi cả người đưa thư, người bảo vệ, người thu gom rác..., tức là tất cả những người lớn tuổi không quen biết nhiều cũng có thể xin lì xì và khổ chủ bị ép buộc phải cho. Người Việt vì kiếm tiền khá dễ dàng (tiền ăn chia trong hệ thống tham nhũng) nên thường không hiểu giá trị của đồng tiền, không hiểu đây là công sức lao động vất vả mới kiếm được, nên không coi trọng đồng tiền.
Mỗi dịp tết, những người trẻ tuổi quây quần quanh các bậc cao niên để gửi những lời chúc sức khỏe và rồi họ nhận được quà là tiền mở hàng đầu năm - một truyền thống châu Á được lưu truyền bao đời - phản ứng nhún nhường bình thường có thể là từ chối, Liu nói nhưng trong ngày tết lại chẳng ai làm thế..
“Trong ngày tết, cha mẹ và ông bà có chấp nhận chúng ta từ chối lì xì không? Dĩ nhiên là không. Nhưng trong sâu thẳm, tất cả chúng ta đều muốn có tiền”, Liu nói thêm, cười. Các khoản tiền từ lì xì có thể hữu ích khi cô còn đang trong giai đoạn tìm việc
Trong tất cả các truyền thống xung quanh ngày lễ lớn nhất của nhiều cộng đồng châu Á - từ dọn dẹp nhà cửa và mặc quần áo mới cho một khởi đầu mới, đến đốt pháo để xua đuổi tà ma, thì “mở hàng” có thể là một trò phổ biến, còn gọi là “hồng bao” tiếng Trung, hay lì xì theo tiếng Việt. Nó cũng là đề tài cho cuộc trò chuyện rôm rả nhất với những so sánh bất tận về việc người thân là những người chi tiêu rộng rãi hay chặt chẽ.
"Kịch tính. Cạnh tranh. Sợ hãi”. Việc lì xì tiền may mắn có thể liên quan đến tất cả những từ mô tả này. Nó giống như một bộ phim truyền hình (nguyên văn: soap opera) mà bạn không thể tự mình dứt ra, John Tu, một doanh nhân từ Diamond Bar, ở quảng trường Atlantic Times kể.
John Tu coi việc phải đi gặp gỡ mọi người dịp này giống như đi trả nợ theo nghĩa vụ trong ngày tết. “Áp lực không đổi. Bạn cần phải đi chúc rượu và ăn tết với đại gia đình, không thể quên những phong bì màu đỏ. Và rồi bạn chứng kiến tụi nhỏ mở phong bao. Chúng hét lên: Anh đã nhận được gì? Hãy xem em nhận được nè”...
Các chuyên gia lo lắng rằng phong tục cổ xưa đã mất đi ý nghĩa. Một truyền thống xa xưa với số tiền khiêm tốn, mang tính biểu tượng được nhét vào phong bao đã bị nâng số lượng vô tội vạ, khiến khổ chủ phải bỏ ra số tiền lớn hơn cho theo kịp xu thế. Trong khi đó, nhóm người được hưởng lợi từ việc nhận phong bao đã mở rộng ra ngoài phạm vi các thành viên trong gia đình khi cả người đưa thư hoặc người thu gom rác cũng xin lì xì.
Ở Việt Nam trước kia, phong bao vốn không có nhiều tiền vì mọi người đều nghèo và trong gia đình thường chỉ có đàn ông đi làm. Gần đây, nhiều người đi làm hơn và đời sống khấm khá hơn, các gia đình có thể hào phóng hơn và họ cảm thấy họ phải duy trì truyền thống để thế hệ trẻ nối tiếp, bà Kim Dzung Phạm, giảng viên cao cấp của khoa ngoại ngữ tại UC Riverside phân tích.
Nhiều người cho rằng vấn đề chính của lì xì là cho bao nhiêu tiền vào phong bao? Gần đây, người châu Á đã có sáng kiến dùng tiền Mỹ để mở hàng. Các ngân hàng báo cáo tờ 2 USD là đồng chủ lực trong phong bao lì xì dành cho người quen, đồng nghiệp. Nhưng rồi cũng không phải là một đồng lấy hên nữa mà tăng lên nhiều tờ. Dù đổi sang tiền tệ khác thì câu hỏi vẫn còn: Có phải cho 10 USD là quá ít? 50 USD có quá nhiều không?
Judy Liao, một nữ nhân viên thu ngân tại nhà hàng Thành Đô ở Alhambra, tin rằng 20 USD là mức trung bình. Đó là mức khung cô dành cho trẻ con trong nhà hoặc con của bạn bè. Đối với con của Liao, mỗi đứa nhận một bao lì xì 100 USD. “Chỉ 50 USD cho mỗi đứa là không đủ. Có lẽ thằng bé nghĩ cho đồ chơi sẽ tốt hơn”, cô ấy nói về bé Ethan mới 15 tháng tuổi. Nhưng Liao giải thích: “Tôi phải cất tiền cho nó. Đây là truyền thống. Tôi không làm trái được”.
Trên thực tế, sau khi làm việc nhiều tháng, Liao đã dành 3.000 USD cho Tết Nguyên đán, dự định sẽ lì xì cho cha mẹ hai bên với phong bao 500 USD/người. Không chỉ với cha mẹ, Liao và những người khác nhấn mạnh rằng việc lì xì đúng mức với các vị cao niên trong gia tộc là ưu tiên hàng đầu. Thỉnh thoảng, họ thậm chí còn trao tiền sớm trong trường hợp ông bà thiếu tiền tiêu.
Trong một số gia đình, chuyện cái phong bao lì xì đôi khi khiến các thành viên mất lòng nhau, thậm chí từ mặt nhau. Tony Lee, giờ đã ngoài 30 tuổi vẫn chưa quên chuyện 10 năm trước khi vô tâm với gia đình trong kỳ nghỉ tết. Thay vì ở nhà, anh chọn đi cắm trại với bạn bè thời đại học. Cả nhà sốc, mẹ Lee nói anh không tôn trọng gia đình. Bố Lee giận dữ hỏi tại sao anh không chuẩn bị phong bao từ trước để mấy đứa cháu đến chúc tết có quà.
“Bố mẹ tôi nghĩ tôi vô trách nhiệm vì tôi có thể đến Mexico bất cứ lúc nào trong năm, nhưng tại sao tôi lại rời nhà vào năm mới”. Trong nhiều tháng, Lee, người Mỹ gốc Hàn, bị gia đình tẩy chay trong các buổi gặp mặt. Không lặp lại sai lầm, giờ đây Lee phải lo chu đáo trước dịp tết. “Bạn không muốn làm con cừu đen trong nhà. Bạn cần phải quan tâm đến dịp này”.
Nhưng kể cả khi chú ý cũng chưa hết chuyện. Vì sau đó là sự ganh đua.
Joe Huang luôn luôn sợ khi bị so với anh trai của mình, một người bác sĩ. “Tôi chỉ là một kỹ sư”, Huang 42 tuổi, nói một cách đăm chiêu, Huang không có nhiều tiền và không thể so sánh với người anh bác sĩ. “Đó là lý do tại sao tôi phải dành dụm nhiều hơn”.
Huang đã phải mang bữa trưa nấu sẵn từ nhà đi làm trong tháng 11 và tháng 12, để khi đến Tết, anh có đủ khả năng lì xì ít nhất 100 USD cho tất cả các cháu là con 3 anh chị em ruột của mình. Tôi chắc chắn phải lì xì 200 USD cho cả mấy cháu học đại học
Lisa Dao, 39 tuổi, ở Los Angeles kể lại lúc đầu người chồng da trắng của cô bị choáng bởi truyền thống. Hai người, gặp nhau ở Houston, hằng năm phải dành ra 1.500 - 2.000 USD. Anh ấy đã không hiểu tại sao chúng tôi phải chi tiêu rất nhiều và tại sao chúng tôi phải lì xì rất nhiều”. “Tôi đã làm cha mẹ thất vọng khi kết hôn với chồng không chung nền văn hóa. Điều tối thiểu tôi có thể làm là xì tiền (dịp tết)”, cô nói.
“Người châu Á rất coi trọng thể diện”, Tim Harper – chồng của Lisa Dao, nói. “Giữ mặt mũi, giữ thể diện, đó là những gì mà họ coi hơn tất cả. Họ làm hết sức mình để giữ gìn danh dự. Tôi có thể tôn trọng nhiều phong tục nhưng tôi không thể ủng hộ hoàn toàn chuyện này. Đối với tôi, số tiền rất nhiều đó có thể góp cho một quỹ hỗ trợ hoặc được sử dụng để sửa sang nhà cửa thì tốt hơn”.
Anh Tú (lược dịch từ LA Times)
Việt kiều ở Cali kể khổ vì phải lì xì, chồng Mỹ ngao ngán
26/01/2020 Lisa Dao, 39 tuổi, ở Los Angeles kể lại lúc đầu người chồng da trắng của cô bị choáng bởi truyền thống. Hai người, gặp nhau ở Houston, hằng năm phải dành ra 1.500 - 2.000 USD. Anh ấy đã không hiểu tại sao chúng tôi phải chi tiêu rất nhiều và tại sao chúng tôi phải lì xì rất nhiều”. “Người châu Á rất coi trọng thể diện”, Tim Harper – chồng của Lisa Dao, nói. “Giữ mặt mũi, giữ thể diện, đó là những gì mà họ coi hơn tất cả. Họ làm hết sức mình để giữ gìn danh dự. Tôi có thể tôn trọng nhiều phong tục nhưng tôi không thể ủng hộ hoàn toàn chuyện này. Đối với tôi, số tiền rất nhiều đó có thể góp cho một quỹ hỗ trợ hoặc được sử dụng để sửa sang nhà cửa thì tốt hơn”.
Phong tục lì xì ở nhiều nước châu Á - Ảnh: Internet
Trên Los Angeles Times, nhà báo gốc Việt Anh Do có bài viết nói về phong tục lì xì của cộng đồng châu Á, đặc biệt là người Việt tại Mỹ. Chúng tôi xin lược dịch. Chừng nào còn chưa kết hôn, Alice Liu mỗi khi đón Tết Nguyên đán luôn có thú vui thống kê số tiền có được từ phong bao lì xì từ các bậc tiền bối. “Chúng tôi nhận được bao nhiêu tùy thuộc vào mức độ gần gũi của chúng tôi với người mở hàng", cô Liu 27 tuổi đến từ Chino Hills kể, “Đó là điệp khúc”.Mỗi dịp tết, những người trẻ tuổi quây quần quanh các bậc cao niên để gửi những lời chúc sức khỏe và rồi họ nhận được quà là tiền mở hàng đầu năm - một truyền thống châu Á được lưu truyền bao đời - phản ứng nhún nhường bình thường có thể là từ chối, Liu nói nhưng trong ngày tết lại chẳng ai làm thế..
“Trong ngày tết, cha mẹ và ông bà có chấp nhận chúng ta từ chối lì xì không? Dĩ nhiên là không. Nhưng trong sâu thẳm, tất cả chúng ta đều muốn có tiền”, Liu nói thêm, cười. Các khoản tiền từ lì xì có thể hữu ích khi cô còn đang trong giai đoạn tìm việc
Trong tất cả các truyền thống xung quanh ngày lễ lớn nhất của nhiều cộng đồng châu Á - từ dọn dẹp nhà cửa và mặc quần áo mới cho một khởi đầu mới, đến đốt pháo để xua đuổi tà ma, thì “mở hàng” có thể là một trò phổ biến, còn gọi là “hồng bao” tiếng Trung, hay lì xì theo tiếng Việt. Nó cũng là đề tài cho cuộc trò chuyện rôm rả nhất với những so sánh bất tận về việc người thân là những người chi tiêu rộng rãi hay chặt chẽ.
"Kịch tính. Cạnh tranh. Sợ hãi”. Việc lì xì tiền may mắn có thể liên quan đến tất cả những từ mô tả này. Nó giống như một bộ phim truyền hình (nguyên văn: soap opera) mà bạn không thể tự mình dứt ra, John Tu, một doanh nhân từ Diamond Bar, ở quảng trường Atlantic Times kể.
John Tu coi việc phải đi gặp gỡ mọi người dịp này giống như đi trả nợ theo nghĩa vụ trong ngày tết. “Áp lực không đổi. Bạn cần phải đi chúc rượu và ăn tết với đại gia đình, không thể quên những phong bì màu đỏ. Và rồi bạn chứng kiến tụi nhỏ mở phong bao. Chúng hét lên: Anh đã nhận được gì? Hãy xem em nhận được nè”...
Các chuyên gia lo lắng rằng phong tục cổ xưa đã mất đi ý nghĩa. Một truyền thống xa xưa với số tiền khiêm tốn, mang tính biểu tượng được nhét vào phong bao đã bị nâng số lượng vô tội vạ, khiến khổ chủ phải bỏ ra số tiền lớn hơn cho theo kịp xu thế. Trong khi đó, nhóm người được hưởng lợi từ việc nhận phong bao đã mở rộng ra ngoài phạm vi các thành viên trong gia đình khi cả người đưa thư hoặc người thu gom rác cũng xin lì xì.
Ở Việt Nam trước kia, phong bao vốn không có nhiều tiền vì mọi người đều nghèo và trong gia đình thường chỉ có đàn ông đi làm. Gần đây, nhiều người đi làm hơn và đời sống khấm khá hơn, các gia đình có thể hào phóng hơn và họ cảm thấy họ phải duy trì truyền thống để thế hệ trẻ nối tiếp, bà Kim Dzung Phạm, giảng viên cao cấp của khoa ngoại ngữ tại UC Riverside phân tích.
Nhiều người cho rằng vấn đề chính của lì xì là cho bao nhiêu tiền vào phong bao? Gần đây, người châu Á đã có sáng kiến dùng tiền Mỹ để mở hàng. Các ngân hàng báo cáo tờ 2 USD là đồng chủ lực trong phong bao lì xì dành cho người quen, đồng nghiệp. Nhưng rồi cũng không phải là một đồng lấy hên nữa mà tăng lên nhiều tờ. Dù đổi sang tiền tệ khác thì câu hỏi vẫn còn: Có phải cho 10 USD là quá ít? 50 USD có quá nhiều không?
Judy Liao, một nữ nhân viên thu ngân tại nhà hàng Thành Đô ở Alhambra, tin rằng 20 USD là mức trung bình. Đó là mức khung cô dành cho trẻ con trong nhà hoặc con của bạn bè. Đối với con của Liao, mỗi đứa nhận một bao lì xì 100 USD. “Chỉ 50 USD cho mỗi đứa là không đủ. Có lẽ thằng bé nghĩ cho đồ chơi sẽ tốt hơn”, cô ấy nói về bé Ethan mới 15 tháng tuổi. Nhưng Liao giải thích: “Tôi phải cất tiền cho nó. Đây là truyền thống. Tôi không làm trái được”.
Trên thực tế, sau khi làm việc nhiều tháng, Liao đã dành 3.000 USD cho Tết Nguyên đán, dự định sẽ lì xì cho cha mẹ hai bên với phong bao 500 USD/người. Không chỉ với cha mẹ, Liao và những người khác nhấn mạnh rằng việc lì xì đúng mức với các vị cao niên trong gia tộc là ưu tiên hàng đầu. Thỉnh thoảng, họ thậm chí còn trao tiền sớm trong trường hợp ông bà thiếu tiền tiêu.
Trong một số gia đình, chuyện cái phong bao lì xì đôi khi khiến các thành viên mất lòng nhau, thậm chí từ mặt nhau. Tony Lee, giờ đã ngoài 30 tuổi vẫn chưa quên chuyện 10 năm trước khi vô tâm với gia đình trong kỳ nghỉ tết. Thay vì ở nhà, anh chọn đi cắm trại với bạn bè thời đại học. Cả nhà sốc, mẹ Lee nói anh không tôn trọng gia đình. Bố Lee giận dữ hỏi tại sao anh không chuẩn bị phong bao từ trước để mấy đứa cháu đến chúc tết có quà.
“Bố mẹ tôi nghĩ tôi vô trách nhiệm vì tôi có thể đến Mexico bất cứ lúc nào trong năm, nhưng tại sao tôi lại rời nhà vào năm mới”. Trong nhiều tháng, Lee, người Mỹ gốc Hàn, bị gia đình tẩy chay trong các buổi gặp mặt. Không lặp lại sai lầm, giờ đây Lee phải lo chu đáo trước dịp tết. “Bạn không muốn làm con cừu đen trong nhà. Bạn cần phải quan tâm đến dịp này”.
Nhưng kể cả khi chú ý cũng chưa hết chuyện. Vì sau đó là sự ganh đua.
Joe Huang luôn luôn sợ khi bị so với anh trai của mình, một người bác sĩ. “Tôi chỉ là một kỹ sư”, Huang 42 tuổi, nói một cách đăm chiêu, Huang không có nhiều tiền và không thể so sánh với người anh bác sĩ. “Đó là lý do tại sao tôi phải dành dụm nhiều hơn”.
Huang đã phải mang bữa trưa nấu sẵn từ nhà đi làm trong tháng 11 và tháng 12, để khi đến Tết, anh có đủ khả năng lì xì ít nhất 100 USD cho tất cả các cháu là con 3 anh chị em ruột của mình. Tôi chắc chắn phải lì xì 200 USD cho cả mấy cháu học đại học
Lisa Dao, 39 tuổi, ở Los Angeles kể lại lúc đầu người chồng da trắng của cô bị choáng bởi truyền thống. Hai người, gặp nhau ở Houston, hằng năm phải dành ra 1.500 - 2.000 USD. Anh ấy đã không hiểu tại sao chúng tôi phải chi tiêu rất nhiều và tại sao chúng tôi phải lì xì rất nhiều”. “Tôi đã làm cha mẹ thất vọng khi kết hôn với chồng không chung nền văn hóa. Điều tối thiểu tôi có thể làm là xì tiền (dịp tết)”, cô nói.
“Người châu Á rất coi trọng thể diện”, Tim Harper – chồng của Lisa Dao, nói. “Giữ mặt mũi, giữ thể diện, đó là những gì mà họ coi hơn tất cả. Họ làm hết sức mình để giữ gìn danh dự. Tôi có thể tôn trọng nhiều phong tục nhưng tôi không thể ủng hộ hoàn toàn chuyện này. Đối với tôi, số tiền rất nhiều đó có thể góp cho một quỹ hỗ trợ hoặc được sử dụng để sửa sang nhà cửa thì tốt hơn”.
Anh Tú (lược dịch từ LA Times)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét