ĐÔI KHI NHỚ CON BUỒN MUỐN KHÓC…
FB Lê Việt Đức - Dưới đây là bài viết của GSTS Nguyễn Cảnh Toàn, một đồng nghiệp thân thiết và tôi rất kính trọng đang cùng dạy học với tôi ở trường đại học Thăng Long. Tôi kém xa thầy Toàn về mọi mặt trong sự nghiệp và cuộc sống, kém thầy đúng 10 tuổi…, nhưng câu chuyện tuổi già của tôi có lẽ cũng không khác thầy Toàn.


Tôi có hai con trai và một con gái. Tất cả đểu sống và làm việc ở Tây Âu, quốc tịch Tây Âu. Tôi không giống thầy Toàn là “thương cho roi cho vọt” vì tôi sinh các con ở “Xứ dân chủ văn minh và giàu có” nên tôi rất chiều con, không bao giờ đánh con (đánh con ở đó là vi phạm pháp luật).
Tôi cũng khác thầy Toàn là tôi luôn luôn ôm các con, kể cả khi chúng đã trưởng thành, đi làm, luôn luôn nói bố rất yêu các con, luôn luôn khen ngợi các con… Tóm lại, vì “nhà có điều kiện” nên tôi rất nuông chiều các con.
Bây giờ 66 tuổi rồi, tuổi cũng đã già, các con ở xa, nên bản năng sinh học của con người làm cho nỗi nhớ con của tôi ngày càng lớn. Ngày nào đi làm về, tôi cũng mong nghe được hai tiếng “bố ơi”, dù là qua điện thoại, nhưng sự thực là các con trai hiếm khi gọi. Rất may là còn có con gái thường xuyên gọi.
Tôi dạy kinh tế học cho sinh viên. Toàn bộ khoa học Kinh tế được xây dựng từ 10 nguyên lý (cũng như toán số học được xây dựng từ 10 con số hay chữ viết tiếng Việt được xây dựng từ 29 chữ cái ABC…). Nguyên lý đầu tiên và quan trọng nhất của Kinh tế học (giống như số 0 hay chữ A) là “con người đối diện với sự đánh đổi, được cái này thì mất cái kia, không có cái gì miễn phí cả”.
Quyết định cho các con sinh ra và lớn lên và sống hạnh phúc trong tự do dân chủ bình đẳng bác ái và nhân quyền ở Tây Âu thì phải trả giá bằng sự cô đơn của chính mình ở Việt Nam cũng phù hợp với quy luật thôi . Cuộc sống rất công bằng phải không các bạn?
Ảnh tôi thời xưa họp ở Tây và thời nay họp ở Ta.
———-
CÂU CHUYỆN TUỔI GIÀ
GSTS Nguyễn Cảnh Toàn
Lời nói đầu
Tôi 76 tuổi, nghỉ hưu một mình trong một căn hộ đẹp ở một khu đô thị đẹp & sinh thái bậc nhất VN. Ở đây mỗi công dân được thụ hưởng 105 cây xanh có đường kính 0,5 m đến vài 3 m.
Lương hưu đủ dùng vì tôi còn có thu nhập khác nhưng khi gặp lại con dâu cũ tôi mới thấy mình được sống thật sự
Tôi cúp máy. Một cái gọi là “chuyện nhỏ” ấy… lại là lúc tôi cần chúng nhất.
——
MỘT LỜI TỪ RUỘT GAN
Một lời tâm sự ruột gan dành cho những ai đang làm cha mẹ...
Có một chiều hè, tôi ngồi trong căn hộ đẹp ấy, nhìn ánh hoàng hôn hắt qua khung cửa. Mấy cây cảnh trước căn hộ đẹp như công viên. Bên trong, tủ lạnh đầy đồ ăn con trai, con dâu gửi về. Điện thoại cũng đầy tin nhắn của bạn bè,  các cựu chiến binh các hội đoàn thể và các học trò.  Mỗi ngày có cả 100 tin nhắn ở Zalo hay Facebook Viber Instagram hay ngân hàng báo chuyển khoản.  Nhiều đến mức tôi không thể đọc hết và nhiều người trách tôi tại sao không đọc tin nhắn.
Nhưng để làm gì đây?
Không hiểu sao, tôi lại thấy lạnh, giữa cái tiết trời tháng 6 oi ả. Nơi từng có tiếng cười, tiếng trẻ con nô đùa, tiếng tôi nghiêm nghị dạy con học…Bây giờ, chỉ còn tiếng đồng hồ tích tắc, từng giây như nhấn mạnh thêm rằng… tôi đang gặm mòn quá khứ  oanh liệt một thời ở trời Tây hay ở trên bục giảng hoặc ở viện nghiên cứu. Ngồi nghĩ mà thấm tuổi già cô đơn, từng ngày, từng giờ...
Tôi là người bố của những đứa con có hiếu
Tôi từng là 1 công chức gương mẫu, tận tâm với công việc và tận tụy với gia đình. Gọi là “người của kỷ cương”, tôi quen sống với nề nếp, phép tắc. Hai đứa con, đứa nào cũng học giỏi, ngoan ngoãn, chẳng bao giờ để tôi thất vọng. Tôi dạy chúng đúng kiểu “thương cho roi cho vọt”.
Tôi không bao giờ ôm các con. Không có những cái xoa đầu hay lời khen ngọt ngào. Tôi tin vào hành động, không tin vào sự mềm yếu, đặc biệt chúng lại là con trai. Tôi luôn nghĩ: “Thành đạt rồi thì sẽ hiểu bố thôi”. Và thật ra, chúng cũng đã thành đạt thật.
Đứa đầu rất thông minh, hiểu biết rộng Đông Nam Tây Bắc kim cổ từ Phật giáo đến triết học biện chứng  cả duy tâm lẫn duy vật hay kinh tế vĩ mô, vi mô, từ chứng khoán đến bất động sản và tư duy của những ông giàu, của những nhà đầu tư cỡ bự nó đều rất thông thạo.
Đứa thứ hai theo nghiệp bố làm Viện trưởng của một bộ to. Hai đứa con dâu và  các cháu nội đều yêu thương quý trọng tôi,  coi tôi là một tấm gương việc cần cù lao động trung thực.
Tôi tự hào chứ, rất tự hào!
Nhưng rồi, khi đã có tất cả sự nghiệp, tiền bạc, vị trí… tôi lại phát hiện ra mình không còn vị trí trong lòng chúng. Lập gia đình xong là mỗi đứa mỗi nơi, đứa trời Tây, đứa miền Nam. Chúng ở riêng và quá bận không thể về thăm bố. Chúng nó yêu tôi bằng tiền, bằng chuyển khoản, bằng một bà bảo mẫu dày dặn kinh nghiệm lương cao cơm nước phục vụ tôi.
Vậy đó, tình yêu của chúng nó cũng nhanh gọn như công nghệ 4.0, AI.
BỮA CƠM KÝ ỨC
Bữa cơm ký ức và sự thật đắng chát hiện tại
Hôm rồi sinh nhật tôi, Zai cả bảo:  con bận quá không tổ chức sinh nhật cho bố được, con gửi cho “anh Zai” ít tiền nhé! Thỉnh thoảng nó hay ôm lấy tôi đòi gọi tôi như thế vì tôi với nó đi ra đường cứ như hai anh em ruột.
Từ ngày bà nhà mất tôi cứ chôn chân ở cái nhà này,  vùi đầu với các công trình khoa học và giảng dạy ở trường đại học.
Zai út thì nói nửa đùa nửa thật giới thiệu cho tôi một bà phù hợp cho tôi đỡ cô đơn. Hai cô con dâu thì đề nghị đặt nhà hàng tổ chức sinh nhật tuổi 75 cho bố linh đình. Tôi cười nhạt, nhắn vào nhóm gia đình: “Tối nay bố có canh chua, tép xào khế, cà dầm tương, anh nào về uống với bố cốc bia nào”.
Chờ mãi, chỉ có tin nhắn trả lời cụt ngủn: “Ngon thế, bố ăn đi, con đang họp”.
Tin tiếp theo: “Con phải đưa cháu đi học hè…Nó nhiễu quá ông ạ”.
“Con xin lỗi bố”,  một đứa con dâu ở gần tôi nhất cũng nhắn tin ngắn gọn nhất.
Bữa cơm nguội dần, tôi vẫn ngồi nguyên. Không phải vì đợi ai nữa, mà vì tự nhiên không muốn ăn nữa.
Bỗng dưng thèm một tiếng gọi: “Bố ơi, hôm nay cơm ngon quá!”.
Hôm tôi bị đột quỵ nhẹ, bác sĩ bảo phải nhập viện theo dõi. Tôi gọi lần lượt từng đứa. Sau cùng, gọi cho đứa út. Nó trả lời: “Bố cứ nói bác sĩ thăm khám và làm giấy tờ đi, con gửi người qua lo. Bố đừng lo mấy chuyện nhỏ”.
Tôi cúp máy. Một cái gọi là “chuyện nhỏ” ấy… lại là lúc tôi cần chúng nhất.
Và rồi, tình cờ gặp lại con dâu cũ trong bệnh viện, nó đã chăm sóc tôi. Đó là đứa con dâu tôi không ưng nhất, là vợ thằng cả. Ly hôn nó yên phận, cam chịu và không có chút thành tựu nào. Hồi xưa tôi đồng ý cho chúng cưới vì con bé thông minh, học giỏi và đẹp người. Đến giờ tôi cảm giác, chính tôi là người gián tiếp đẩy hôn nhân của chúng tan vỡ với quá nhiều kì vọng vô lý.
Tôi đúng là ông bố thật tệ: cưới vợ cho con nhưng theo ý mình.
NHỮNG BỨC THƯ…
Những bức thư không gửi và lời ruột gan
 Một hôm Bảo tàng và Trung tâm di sản các nhà khoa học Việt Nam đến ghi chép và tiếp nhận những công trình khoa học của tôi suốt mấy chục năm để lưu giữ, trungw bây, khai thác và bảo quản được dài lâu tôi mới chợt nghĩ mình đã già quá rồi và tôi gấp chút làm những việc cuối đời: Tổng kết cuộc đời, viết gia phả dòng họ, biên dịch ra tiếng Việt những cuốn sách khi tôi ở bên nước ngoài viết đã nó…
Tôi viết nhiều bức thư  như là nhật ký, ghi lại những điều có thật trong ngày và những suy nghĩ của mình , không gửi cho ai, chỉ để nhìn lại chính mình, dù cũng có lúc muốn con đọc được. Chắc đây sẽ là bức di chúc lạ lùng hoặc may mắn sẽ có sức nặng dằn vặt chúng nó.
LỜI RUỘT GAN CỦA NGƯỜI CHA
“Bố chưa từng dạy các con cách yêu thương bố. Bố dạy các con làm người nhưng lại quên dạy các con làm con”.
Bố chưa từng nói: “Bố yêu con, chưa từng dạy các con rằng, một cái ôm, một cuộc gọi hỏi thăm, còn quý hơn cả trăm triệu mỗi tháng. Và khi bố yếu nhất, cần nhất thì đứa chăm sóc bố lại là đứa con dâu bố coi như người ngoài”.
Giờ bố không trách nhưng buồn. Vì đến tận khi về già, bố mới hiểu… yêu thương không tự đến, nếu bố chưa từng gieo. Kiến thức có thể học, công việc có thể phấn đấu, tiền có thể kiếm dần nhưng tình yêu thương là thứ phải dùng cả đời để liên tục lấp đầy.
Các con cũng chẳng cần tài sản để trông chờ di chúc từ bố. Nhưng nếu một ngày bố rời xa cõi đời này, tình yêu dành cho các con là điều bố muốn gìn giữ, nó quý giá hơn tiền các con ạ. Hãy yêu con của các con nhiều hơn nhé!”.
LỜI NHẮN NHỦ
Lời nhắn nhủ từ trái tim.
Con cái cần được dạy để thành người. Nhưng cũng cần được yêu để học cách làm con.
Nếu bạn đang làm cha, làm mẹ hãy đừng chỉ cho con thấy sự nghiêm khắc. Hãy cho con cả sự dịu dàng, cái ôm ấm áp và lời lẽ yêu thương đúng lúc. Đừng để đến một ngày, khi bạn cần được nghe tiếng “Bố ơi” bằng cả trái tim, thì… không còn ai gọi nữa.
Thôi tôi tạm dừng ở đây vì đã gần sáng rồi và hôm nay tôi phải lên lớp cả ngày từ sáng đến chiều để chuẩn bị cho sinh viên thi hết môn và chiều tối tôi được đại sứ liên bang Nga mời đi dự lễ chiêu đãi trong thế cấp Nhà nước nhân dip quốc khánh của nước bạn./.
——-
——-
PS. Cốt truyện của bài viết được sưu tầm rải rác trên MXH, có biên tập và bổ sung thêm.
Ảnh minh hoạ cho bài viết.
vay la ca 2 bac deu bat hanh---quan trong nhat la gia dinh xum vay ,sangh toi co nhau ---gia dinh cac bac giau nut do do vach nhung khong xay dung duoc mai nha chung---giau co ,tai gioi kien thuc uyen tham de lam gi khi cuoc song lanh leo chia dan xe nghe---tien kiem du tieu khong het nen quen trach nhiem va nghia vu cua nguoi lam con ---cac bac sai lam de cac con roi to am di qua xa ---song nhu cac bac khong bang may ong nong dan hang ngay ngoi be am tra voi cai dieu cay .Cuoc song cua cac bac that bi kich .
Trả lờiXóa