Kỳ cục thật, đúng là chỉ có ở VN thời xã hội chủ nghĩa tươi đẹp dưới sự lãnh đạo của một ông giáo sư tiến sĩ vừa làm Tổng vừa làm Chủ và nhiều vị giáo sư tiến sĩ khác. Luật và Nghị định Phòng chống tác hại rượu bia đều quy định cứ có độ cồn trong máu hay hơi thở là phạt rất nặng. Vậy mà các ông để cho quan chức Bộ Y tế và cũng là cơ quan soạn thảo Luật và Nghị định thản nhiên tuyên bố nếu "nồng độ cồn trong hơi thở rất nhỏ, gần như không đáng kể" thì lực lượng chức năng sẽ không phạt. Như thế thì Luật và Nghị định được đặt ra chỉ để thờ, còn thực thi thế nào hoàn toàn theo quyết định chủ quan của nhân viên công lực. Thế nào là "nồng độ cồn trong hơi thở rất nhỏ, gần như không đáng kể" ? Bà còn nói sẽ phổ biến cho các lực lượng chức năng biết thế nào là rất nhỏ..., tức là chỉ đám quan chức biết, còn dân hoàn toàn không có thông tin. Những cái này chính là lỗ hổng để nhân viên công lực thoải mái lừa bịp dân, thoải mái tham nhũng, cướp bóc rất hợp pháp những người không uống rượu bia. Mong toàn dân hãy dũng cảm lên tiếng phản đối mạnh mẽ những quy định quá bất nhân, bất nghĩa và trái với nguyên tắc xây dựng nhà nước pháp quyền, thượng tôn pháp luật... trong Luật và Nghị định Phòng chống tác hại rượu bia hiện nay. Đọc bài này thấy nguy cơ toàn dân đi ô tô, xe máy, xe đạp bị phạt hoàn toàn có thể xảy ra. Các bạn đừng để đến khi mình ăn quả chuối sau đó ra đường bị phạt cả chục triệu đồng, bị thu bằng lái xe cả năm... rồi mới thấy bức xúc. Hãy thể hiện bức xúc ngay từ bây giờ khi thấy bao nhiêu người dân lương thiện đang bị phạt oan. Tôi tin là hiện nay báo chí không được phép đăng tin những trường hợp bị phạt oan để tránh làm bùng lên phong trào phản đối đạo luật này.
Hiện nay nhiều người thắc mắc khi ăn uống một số loại trái cây có đường, thực phẩm chế biến có thêm rượu bia, một số loại thuốc có dung môi cồn sẽ có nồng độ cồn trong hơi thở. Như vậy liệu có bị phạt khi tham gia giao thông? Về vấn đề này, trả lời báo Lao Động bà Trần Thị Trang, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế, cơ quan soạn thảo Luật Phòng chống tác hại rượu bia cho rằng người dân không cần quá lo lắng.
Theo bà Trang, đây không phải là vấn đề mới vì quy định người lái ôtô không được có nồng độ cồn trong máu và khí thở đã có từ Luật Giao thông Đường bộ 2009 và đến nay thực hiện vẫn bình thường, chưa có phản ánh nào về việc cảnh sát phạt lái xe có độ cồn do ăn các loại thực phẩm này.
Trong các sản phẩm thực phẩm, đặc biệt là những sản phẩm có đường như nho, sầu riêng, chuối... dễ để lại nồng độ cồn trong cơ thể nhưng rất nhỏ, không đáng kể.
"Thực tế thì hàm lượng cồn từ các loại thực phẩm này rất thấp, tuỳ thuộc vào lượng sử dụng, thời điểm đo độ cồn và cũng suy giảm, đào thải rất nhanh. Thông thường sau khi ăn mọi người chỉ cần uống nước lọc, xúc miệng và sau khoảng 15-30 phút thì sẽ không còn nồng độ cồn. Không phải cứ ăn xong ra đường là cảnh sát chặn lại thổi phạt" - bà Trang cho biết.
Việc dừng xe kiểm tra độ cồn chỉ xảy ra khi bạn có dấu hiệu vi phạm như mặt đỏ gay, đi loạng choạng, phóng nhanh, vượt ẩu, khi có kế hoạch tuần tra, kiểm soát được phê duyệt hoặc khi bạn phạm một lỗi khác mà cảnh sát nghi ngờ bạn có uống rượu bia.
"Trong quá trình thông tin, giáo dục, tuyên truyền thực hiện Luật, Bộ Y tế sẽ phổ biến những vấn đề về mặt khoa học để lực lượng chức năng nắm được với những trường hợp có nồng độ cồn trong hơi thở rất nhỏ, gần như không đáng kể thì đó không phải là đối tượng để xử phạt" - bà Trang nói.
Trao đổi với PV Thanh Niên ngày, chuyên gia dinh dưỡng Đỗ Thị Ngọc Diệp, nguyên Giám đốc Trung tâm dinh dưỡng TP.HCM, cho biết ngoài rượu, bia có cồn (a xít etylic) thì còn nhiều loại đồ uống, thực phẩm khác cũng có cồn mà mọi người cần phải chú ý.
Một số thuốc như sirô ho, người uống theo liều lượng chỉ định của bác sĩ rất ít, không thể uống một lần mấy trăm mi li lít để sinh ra cồn được... Tuy nhiên, thức ăn tự nhiên khó thể sinh ra cồn, hơn nữa thực phẩm là a xít hữu cơ nên không thể nào thổi qua hơi thở do quá trình hấp thu của cơ thể rất chậm.
Sau hai ngày đã xử lý hơn 600 trường hợp vi phạm nồng độ cồn theo Nghị định 100
04/01/2020 21:08
Cả nước xảy ra 17.626 vụ tai nạn giao thông, làm 7.624 người chết
04/01/2020 21:11
Điều chuyên gia dinh dưỡng này lưu ý là ngoài rượu, bia thì một số đồ uống khác có cồn mà mọi người cứ nhầm là thức uống không có cồn nên cần phải nhận diện để khi tham gia giao thông không bị phạt.
Ví dụ như nước trái cây lên men công nghiệp từ 3 - 5% độ cồn etylic - tương đương độ cồn trong bia; nước trái cây lên men thủ công do hộ gia đình tự làm vẫn có cồn etylic; có loại nước trái cây lên men mà nồng độ cồn đến 12%.
Tất cả những loại này cồn đều có trong máu, hơi thở khi dùng các thiết bị, xét nghiệm thử đều bị phát hiện. Bản chất khi cơ thể có cồn sẽ làm thay đổi hành vi hoặc tác động khiến điều khiển xe không an toàn.
Ngoài ra, trong thực tế có một số món ăn khi chế biến người ta có đổ thêm rượu, và rượu nồng độ cao thì khi ăn uống cần chú ý; nhưng thịt hầm rượu vang thì sẽ không thể cho ra cồn trong cơ thể vì đây chỉ là gia vị nêm thêm.
Do vậy, ngoài việc người dân cần để ý thì nhà hàng cũng cần phải tập huấn về quy định xử phạt này để có cách chế biến tránh nguy cơ phát sinh cồn trong thức ăn.
PV (Tổng hợp)
Bộ Y tế nói gì về việc ăn hoa quả cũng thổi ra nồng độ cồn?
05/01/2020 - Trước việc nhiều người lo ngại sau khi ăn một số loại trái cây khiến hơi thở có nồng độ cồn khi tham gia giao thông sẽ bị xử phạt, Bộ Y tế đã đưa ra thông tin chính thức về vấn đề này. bà Trần Thị Trang, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế, cơ quan soạn thảo Luật Phòng chống tác hại rượu bia nói "Bộ Y tế sẽ phổ biến những vấn đề về mặt khoa học để lực lượng chức năng nắm được với những trường hợp có nồng độ cồn trong hơi thở rất nhỏ, gần như không đáng kể thì đó không phải là đối tượng để xử phạt"Hiện nay nhiều người thắc mắc khi ăn uống một số loại trái cây có đường, thực phẩm chế biến có thêm rượu bia, một số loại thuốc có dung môi cồn sẽ có nồng độ cồn trong hơi thở. Như vậy liệu có bị phạt khi tham gia giao thông? Về vấn đề này, trả lời báo Lao Động bà Trần Thị Trang, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế, cơ quan soạn thảo Luật Phòng chống tác hại rượu bia cho rằng người dân không cần quá lo lắng.
Theo bà Trang, đây không phải là vấn đề mới vì quy định người lái ôtô không được có nồng độ cồn trong máu và khí thở đã có từ Luật Giao thông Đường bộ 2009 và đến nay thực hiện vẫn bình thường, chưa có phản ánh nào về việc cảnh sát phạt lái xe có độ cồn do ăn các loại thực phẩm này.
Trong các sản phẩm thực phẩm, đặc biệt là những sản phẩm có đường như nho, sầu riêng, chuối... dễ để lại nồng độ cồn trong cơ thể nhưng rất nhỏ, không đáng kể.
"Thực tế thì hàm lượng cồn từ các loại thực phẩm này rất thấp, tuỳ thuộc vào lượng sử dụng, thời điểm đo độ cồn và cũng suy giảm, đào thải rất nhanh. Thông thường sau khi ăn mọi người chỉ cần uống nước lọc, xúc miệng và sau khoảng 15-30 phút thì sẽ không còn nồng độ cồn. Không phải cứ ăn xong ra đường là cảnh sát chặn lại thổi phạt" - bà Trang cho biết.
Việc dừng xe kiểm tra độ cồn chỉ xảy ra khi bạn có dấu hiệu vi phạm như mặt đỏ gay, đi loạng choạng, phóng nhanh, vượt ẩu, khi có kế hoạch tuần tra, kiểm soát được phê duyệt hoặc khi bạn phạm một lỗi khác mà cảnh sát nghi ngờ bạn có uống rượu bia.
"Trong quá trình thông tin, giáo dục, tuyên truyền thực hiện Luật, Bộ Y tế sẽ phổ biến những vấn đề về mặt khoa học để lực lượng chức năng nắm được với những trường hợp có nồng độ cồn trong hơi thở rất nhỏ, gần như không đáng kể thì đó không phải là đối tượng để xử phạt" - bà Trang nói.
Trao đổi với PV Thanh Niên ngày, chuyên gia dinh dưỡng Đỗ Thị Ngọc Diệp, nguyên Giám đốc Trung tâm dinh dưỡng TP.HCM, cho biết ngoài rượu, bia có cồn (a xít etylic) thì còn nhiều loại đồ uống, thực phẩm khác cũng có cồn mà mọi người cần phải chú ý.
Một số thuốc như sirô ho, người uống theo liều lượng chỉ định của bác sĩ rất ít, không thể uống một lần mấy trăm mi li lít để sinh ra cồn được... Tuy nhiên, thức ăn tự nhiên khó thể sinh ra cồn, hơn nữa thực phẩm là a xít hữu cơ nên không thể nào thổi qua hơi thở do quá trình hấp thu của cơ thể rất chậm.
Sau hai ngày đã xử lý hơn 600 trường hợp vi phạm nồng độ cồn theo Nghị định 100
04/01/2020 21:08
Cả nước xảy ra 17.626 vụ tai nạn giao thông, làm 7.624 người chết
04/01/2020 21:11
Điều chuyên gia dinh dưỡng này lưu ý là ngoài rượu, bia thì một số đồ uống khác có cồn mà mọi người cứ nhầm là thức uống không có cồn nên cần phải nhận diện để khi tham gia giao thông không bị phạt.
Ví dụ như nước trái cây lên men công nghiệp từ 3 - 5% độ cồn etylic - tương đương độ cồn trong bia; nước trái cây lên men thủ công do hộ gia đình tự làm vẫn có cồn etylic; có loại nước trái cây lên men mà nồng độ cồn đến 12%.
Tất cả những loại này cồn đều có trong máu, hơi thở khi dùng các thiết bị, xét nghiệm thử đều bị phát hiện. Bản chất khi cơ thể có cồn sẽ làm thay đổi hành vi hoặc tác động khiến điều khiển xe không an toàn.
Ngoài ra, trong thực tế có một số món ăn khi chế biến người ta có đổ thêm rượu, và rượu nồng độ cao thì khi ăn uống cần chú ý; nhưng thịt hầm rượu vang thì sẽ không thể cho ra cồn trong cơ thể vì đây chỉ là gia vị nêm thêm.
Do vậy, ngoài việc người dân cần để ý thì nhà hàng cũng cần phải tập huấn về quy định xử phạt này để có cách chế biến tránh nguy cơ phát sinh cồn trong thức ăn.
PV (Tổng hợp)
chỉ nuôi béo bọn CA giao thông thôi. Một kiểu tham nhũng hợp pháp, được quốc hội bảo lãnh bằng luật.
Trả lờiXóa