Hậu nghỉ tết dài: Gánh nặng cho ai?
21/02/2018 Theo Tiến sĩ Hiếu, nếu quãng nghỉ tết dài 9 ngày thì thiệt hại là sẽ mất khoảng 2% GDP. Như vậy nếu tính quy mô nền kinh tế năm 2017 đạt trên 5.000 nghìn tỉ đồng (220 tỉ USD) thì việc nghỉ tết dài ngày sẽ bốc hơi khoảng… 100 nghìn tỉ đồng. Tuy nhiên các chuyên gia khác đánh giá, tác động của kỳ nghỉ dài không chỉ là 7 hay 9 ngày mà có thể kéo dài 3 tuần gồm 1 tuần trước tết, tuần tết và tuần “khởi động uể oải” sau tết nên thiệt hại sẽ rơi vào khoảng 5% GDP!
Cảnh ùn tắc trên cầu Chương Dương (Hà Nội) ngày 20.2. Ảnh: TRẦN VƯƠNG
Hôm nay (21.2, tức mùng 6 Tết âm lịch) là ngày đi làm đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 7 ngày. Đối với nhiều người, đặc biệt là lao động xa quê, đó là khoảng thời gian sum họp bên gia đình, thời gian nghỉ ngơi nhằm̉ tái tạo sức lao động để tiếp tục bước vào một năm làm việc hiệu quả hơn.Thế nhưng, có một thực tế là những kỳ nghỉ dài cũng gây những gánh nặng, áp lực lớn với nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội, lao động - việc làm đòi hỏi phải có những tính toán, giải pháp mới cho phù hợp với thông lệ quốc tế trong quá trình hội nhập cũng như đảm bảo giá trị của truyền thống văn hóa của dân tộc.
Áp lực lên hạ tầng giao thông
Mai Anh - nữ công nhân 25 tuổi, đã lập gia đình, là công nhân làm việc tại Đồng Nai và tết Mậu Tuất vừa rồi cùng chồng và con trai nhỏ về quê nội Đông Anh ăn tết. Cho đến lúc này, chị vẫn còn cảm thấy kinh hãi khi nhớ về “chuyến xe bão táp” trước tết khi trở về quê.
Gần 60 con người nhồi nhét trên chiếc xe giường nằm, “tôi mất trọn một ngày để di chuyển - chị Mai Anh nói - và phải mất thêm hai ngày tôi mới có thể trở lại bình thường sau chuyến xe hãi hùng ảnh hưởng trầm trọng cả về thể xác lẫn tinh thần. Về quê được hai hôm, tôi lại chuẩn bị đồ đạc trở lại nơi làm việc, lại một chuyến đi kinh khủng nữa. Tết đúng là có vui nhưng cũng là những tháng ngày cực nhọc”.
Mai Anh chỉ là một trong hàng triệu lao động tận dụng kỳ nghỉ dài để về quê. Điều đáng nói, hạ tầng giao thông cả đường bộ, đường sắt lẫn hàng không đều chưa đủ khả năng để đảm bảo cho một lượng người khổng lồ di chuyển như vậy. Sân bay Tân Sơn Nhất trước Tết Nguyên đán ùn tắc nghiêm trọng, các bến tàu, bến xe trở thành cơn “ác mộng”. Lãnh đạo bến xe Mỹ Đình (Hà Nội) cho hay, lượng khách tăng từ 50 đến 100% so với ngày thường, các bến khác trong tình trạng tương tự.
Điều khó lý giải là tại Hà Nội, ùn tắc đã xảy ra từ chiều 1 tết. Thậm chí đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ không ngày nào không có ùn ứ dài.
Ghi nhận của Lao Động trong những ngày này, tình trạng ùn tắc có thể tiếp diễn. Từ mùng 4, dòng người và xe từ các tỉnh miền Tây Nam Bộ đã ùn ùn đổ về TPHCM sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Ngày mùng 5 Tết, tình hình giao thông trên các tuyến đường sẽ tiếp tục căng thẳng...
Áp lực lên xã hội
Báo cáo nhanh của Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, trong 6 ngày tết, cả nước xảy ra 231 vụ tai nạn giao thông, làm chết 179 người, 186 người bị thương. Còn theo số liệu tổng hợp tại khoa Khám bệnh của các bệnh viện, trong ngày mùng 3 tết đến sáng mùng 4, đã có 6.946 ca khám, cấp cứu do tai nạn giao thông, tăng 2% so với cùng ngày Tết Đinh Dậu năm 2017.
Anh Thanh Lâm - một công chức tại Hà Nội chia sẻ rằng chỉ trong vài ngày tết, anh đã phải 3 lần vào viện thăm bạn bè, người thân bị tai nạn giao thông. “Điều đáng nói là tất cả các trường hợp bạn bè tôi, hầu hết tai nạn do vừa đi đường vừa mải mê mở điện thoại xem…facebook hay vừa đi vừa nhắn tin chúc tết bạn bè”.
Nguyên nhân còn do rượu bia. Một con số do Sở Công Thương Hà Nội đưa ra là, dịp tết năm nay, khoảng 200 triệu lít bia - rượu sẽ được tiêu thụ. Con số này tương đương 1/20 tổng số 4 tỉ lít bia - rượu tiêu thụ trong năm. Một con số quá ấn tượng bởi đó là chỉ riêng Hà Nội, tính toàn quốc, theo dự đoán sẽ khoảng 1 tỉ lít bia rượu đi qua dạ dày người Việt dịp nghỉ tết dài ngày này.
Doanh số ngành bia rượu tăng lên cũng tỉ lệ thuận với tình trạng ẩu đả vì say xỉn, tai nạn giao thông. Chỉ riêng TPHCM, mỗi ngày tết đón nhận 600 ca cấp cứu vì tai nạn giao thông và ẩu đả, trong đó tỉ lệ người dùng bia - rượu tăng cao. Theo số liệu Bộ Y tế cung cấp hôm 19.2, tổng số ca đến cấp cứu do đánh nhau đến khám là 750 trường hợp, phải nhập viện điều trị nội trú là 484 trường hợp, có 2 trường hợp tử vong.
Ùn ứ tại cầu Rạch Miễu (nối hai tỉnh Bến Tre - Tiền Giang đi TPHCM) khi người lao động trở lại TPHCM làm việc ngày mùng 5 tết. Ảnh: A.C
Doanh nghiệp “oằn mình”, GDP giảm sâu
Thực tế nghỉ tết 7 ngày là cộng cả hai ngày thứ bảy, chủ nhật. Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu và đầu tư nước ngoài, những kỳ nghỉ dài là “cơn ác mộng”. Đó là chưa kể trong tháng 3 còn 1 ngày nghỉ Giỗ Tổ (rơi vào giữa tuần) và 4 ngày nghỉ lễ dịp 30.4-1.5.
Theo tính toán của một chủ DN thì tính cả nghỉ phép năm và các ngày lễ thì người lao động Việt Nam được nghỉ khoảng 25-28 ngày (trong đó có 18 ngày là nghỉ lễ) mỗi năm. Như vậy là quá nhiều trong bối cảnh năng suất lao động của người Việt ở mức rất thấp so với các nước trong khu vực.
Cuối năm 2017, Tổng cục Thống kê đưa ra con số: Tính theo sức mua tương đương năm 2011, năng suất lao động của Việt Nam năm 2016 đạt 9.894 USD. Tức là chỉ bằng 7% của Singapore; 36,5% của Thái Lan; 42,3% của Indonesia; 56,7% của Philippines và bằng 87,4% năng suất lao động của Lào. Năng suất vốn đã thấp, cộng tư tưởng “nghỉ ngơi” sau tết, “tháng giêng là tháng ăn chơi”, “mùa lễ hội”… sẽ khiến tình hình sản xuất đình trệ.
Năm ngoái, GDP quý I/2017 chỉ là 5,21%, thấp nhất trong 3 năm. Ngoài nguyên nhân khai thác dầu thô giảm, xuất khẩu bị ảnh hưởng do Samsung bị thu hồi Note7 còn nguyên nhân khác là dư âm của kỳ nghỉ tết lên tới 7 ngày.
Tiến sĩ Nguyễn Bích Lâm - Tổng cục Trưởng Tổng cục Thống kê - phân tích: Việc tiêu dùng tăng lên trong dịp Tết sẽ tác động chính tới một số ngành dịch vụ (bán lẻ, vận tải, bưu chính viễn thông, văn hóa, vui chơi, giải trí…), nhưng các ngành sản xuất vẫn bị ảnh hưởng do phần lớn các sản phẩm phục vụ tết chủ yếu được sản xuất cuối năm trước, khu vực hành chính, giáo dục thường được nghỉ dài ngày trong dịp Tết Cổ truyền.
Bên cạnh đó, theo phương pháp sử dụng, trong quý I ngoại trừ tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình tăng (tiêu dùng cuối cùng tăng làm GDP tăng), hoạt động đầu tư và xuất khẩu những tháng đầu năm đạt thấp đã ảnh hưởng đến tăng trưởng GDP, điều này làm GDP tăng ở mức thấp.
Các chỉ số kinh tế tháng 1.2018 đều rất đẹp, tuy nhiên, do ảnh hưởng tết, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) dự báo tăng trưởng GDP quý I/2018 ở mức 6.02%. Nhiều chuyên gia cảnh báo rằng động lực tăng trưởng kinh tế chưa đến từ việc tăng năng suất lao động là một trợ lực trong việc phát triển.
Đặc biệt, trong bối cảnh tài nguyên ngày càng cạn kiệt, sản xuất của ngành công nghiệp khai khoáng tiếp tục suy giảm, công nghiệp chế tạo chưa tạo ra được những đột phá mới, nông nghiệp vẫn đứng trước nhiều rủi ro lớn do tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu.
Còn theo Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu: “Với lịch nghỉ tết quá dài, ngoại trừ việc có thể thúc đẩy nhu cầu mua sắm trong dân, đẩy sức cầu của nền kinh tế đi lên còn lại thời gian nghỉ tết dài gây ra tiêu cực. Kỳ nghỉ kéo dài làm giảm năng lực làm việc, năng lực làm việc của người Việt Nam đã thấp lại thêm ngày nghỉ tết dài nền kinh tế sẽ mất sức lao động, tất cả hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ bị ảnh hưởng”.
Theo Tiến sĩ Hiếu, nếu quãng nghỉ tết dài 9 ngày thì thiệt hại là sẽ mất khoảng 2% GDP. Như vậy nếu tính quy mô nền kinh tế năm 2017 đạt trên 5.000 nghìn tỉ đồng (220 tỉ USD) thì việc nghỉ tết dài ngày sẽ bốc hơi khoảng… 100 nghìn tỉ đồng.
Tuy nhiên các chuyên gia khác đánh giá, tác động của kỳ nghỉ dài không chỉ là 7 hay 9 ngày mà có thể kéo dài 3 tuần gồm 1 tuần trước tết, tuần tết và tuần “khởi động uể oải” sau tết nên thiệt hại sẽ rơi vào khoảng 5% GDP!
Thử tìm giải pháp
Trên tờ điện tử Zing, PGS- TS Nguyễn Hữu Tri đã thử đưa ra một giải pháp khá thú vị về việc cân đối giữa nhu cầu nghỉ ngơi của người lao động và nhu cầu của xã hội. Theo đó, người lao động và doanh nghiệp cần thỏa thuận với nhau về số lượng ngày nghỉ làm sao để bố trí cho phù hợp: Lao động vẫn được nghỉ ngơi; lao động ở xa được tạo điều kiện để về quê sum họp với gia đình, nhưng cùng với đó sản xuất không bị đình trệ quá lâu.
Tiến sĩ Tri đưa ra giải pháp nhà nước nên giảm bớt ngày nghỉ tết cứng về 4 ngày, số ngày nghỉ thực tế tùy vào điều kiện từng doanh nghiệp và cho người lao động lựa chọn. Có thể nghỉ hơn 4 ngày hoặc dồn vào kỳ nghỉ dài khác trong năm…
Một giải pháp khác mà TS Nguyễn Thị Minh Thái chia sẻ với Lao Động là: “Nghỉ tết thay vì nghỉ kéo dài 1 tuần, 10 ngày thì chỉ nên nghỉ đúng 3 ngày trọn vẹn. Điều này vừa tiết kiệm thời gian, tránh lãng phí, gây mệt mỏi, phiền hà cho nhiều người”. “Tuy nhiên, để làm được điều này, cần phải có thời gian, dần dần thay đổi được tư duy của người dân Việt Nam”.
Trên thực tế, cũng có những chuyên gia cho rằng, bản chất của vấn đề không phải là nghỉ bao nhiêu ngày mà cần có giải pháp để người lao động tăng năng suất lao động, chuyên nghiệp trong quá trình sản xuất, cần xóa bỏ tư duy “nghỉ dài”, “chơi xuân” vốn chỉ tồn tại trong sản xuất nông nghiệp lạc hậu.
Còn trong điều hành kinh tế vĩ mô, cần phải nhắc lại lời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong phiên họp Chính phủ cuối năm 2017: Quyết liệt vào việc ngay từ những ngày đầu năm, đừng để “đầu năm thong thả, cuối năm vất vả”. Đây không chỉ là chỉ đạo kịp thời đầu năm dương lịch mà ngay khi Tết Âm lịch kết thúc, từng người lao động, từng thành phần nền kinh tế phải vào cuộc ngay, hành động mạnh mẽ, quyết liệt hơn để chớp lấy thời cơ, đã nói là làm và làm.
Nghỉ tết dài ngày, người lao động nói gì?
- Tôi không muốn nghỉ tết dài bởi nghỉ tết dài thì ở nhà nhiều, rất phí thời gian. Theo tôi, chỉ nên nghỉ tết “vừa vừa”, tầm 6 ngày là đủ. Hơn nữa, bản thân tôi là CNLĐ trực tiếp, thu nhập không cao nên không có điều kiện đi du lịch ở đâu cả. Bây giờ tết chủ yếu là mọi người ở nhà tổ chức ăn uống. Rất vui, nhưng nếu kéo dài thì cũng không hẳn là tốt. Đấy là chưa kể bày vẽ ăn uống nhiều còn rất tốn kém.
Chị Hà Thị Tình (CN Cty TNHH Nghiên cứu kỹ thuật R Việt Nam (KCN Bờ Trái Sông Đà, tỉnh Hòa Bình)
- “Năm nay Cty cho công nhân nghỉ 9 ngày để những người ở xa nhất, mất nhiều thời gian đi tàu xe về quê và trở lại Cty vẫn có đủ thời gian dành cho gia đình, người thân nhân dịp năm mới. Tuy vậy, không biết người khác thế nào chứ tôi muốn đi làm từ ngày mùng 3 để cố gắng cày còn nuôi con cái”.
Anh Nguyễn Văn Hiệp - CN Cty CP Đầu tư và phát triển TDT (Thái Nguyên)
- Do đặc thù công việc, các hợp đồng in thường hoàn thành trước tết nhiều ngày do đó Cty cho nhân viên nghỉ làm khá sớm. Thời gian nghỉ tết của Cty kéo dài tới 2 tuần. Tuy nhiên, có khoảng thời gian nghỉ dài hơi như vậy, tôi và gia đình lại có những kế hoạch đi chơi tết dài hơn như đi du lịch đầu xuân, thay vì chỉ dành những ngày tết để đi thăm họ hàng, bạn bè.
Chị Nguyễn Thị Thủy - kế toán một Cty in ấn tại Hà Nội
QUẾ CHI - VŨ HẢI - XUÂN TRƯỜNG
LINH ANH
Doanh nghiệp “oằn mình”, GDP giảm sâu
Thực tế nghỉ tết 7 ngày là cộng cả hai ngày thứ bảy, chủ nhật. Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu và đầu tư nước ngoài, những kỳ nghỉ dài là “cơn ác mộng”. Đó là chưa kể trong tháng 3 còn 1 ngày nghỉ Giỗ Tổ (rơi vào giữa tuần) và 4 ngày nghỉ lễ dịp 30.4-1.5.
Theo tính toán của một chủ DN thì tính cả nghỉ phép năm và các ngày lễ thì người lao động Việt Nam được nghỉ khoảng 25-28 ngày (trong đó có 18 ngày là nghỉ lễ) mỗi năm. Như vậy là quá nhiều trong bối cảnh năng suất lao động của người Việt ở mức rất thấp so với các nước trong khu vực.
Cuối năm 2017, Tổng cục Thống kê đưa ra con số: Tính theo sức mua tương đương năm 2011, năng suất lao động của Việt Nam năm 2016 đạt 9.894 USD. Tức là chỉ bằng 7% của Singapore; 36,5% của Thái Lan; 42,3% của Indonesia; 56,7% của Philippines và bằng 87,4% năng suất lao động của Lào. Năng suất vốn đã thấp, cộng tư tưởng “nghỉ ngơi” sau tết, “tháng giêng là tháng ăn chơi”, “mùa lễ hội”… sẽ khiến tình hình sản xuất đình trệ.
Năm ngoái, GDP quý I/2017 chỉ là 5,21%, thấp nhất trong 3 năm. Ngoài nguyên nhân khai thác dầu thô giảm, xuất khẩu bị ảnh hưởng do Samsung bị thu hồi Note7 còn nguyên nhân khác là dư âm của kỳ nghỉ tết lên tới 7 ngày.
Tiến sĩ Nguyễn Bích Lâm - Tổng cục Trưởng Tổng cục Thống kê - phân tích: Việc tiêu dùng tăng lên trong dịp Tết sẽ tác động chính tới một số ngành dịch vụ (bán lẻ, vận tải, bưu chính viễn thông, văn hóa, vui chơi, giải trí…), nhưng các ngành sản xuất vẫn bị ảnh hưởng do phần lớn các sản phẩm phục vụ tết chủ yếu được sản xuất cuối năm trước, khu vực hành chính, giáo dục thường được nghỉ dài ngày trong dịp Tết Cổ truyền.
Bên cạnh đó, theo phương pháp sử dụng, trong quý I ngoại trừ tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình tăng (tiêu dùng cuối cùng tăng làm GDP tăng), hoạt động đầu tư và xuất khẩu những tháng đầu năm đạt thấp đã ảnh hưởng đến tăng trưởng GDP, điều này làm GDP tăng ở mức thấp.
Các chỉ số kinh tế tháng 1.2018 đều rất đẹp, tuy nhiên, do ảnh hưởng tết, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) dự báo tăng trưởng GDP quý I/2018 ở mức 6.02%. Nhiều chuyên gia cảnh báo rằng động lực tăng trưởng kinh tế chưa đến từ việc tăng năng suất lao động là một trợ lực trong việc phát triển.
Đặc biệt, trong bối cảnh tài nguyên ngày càng cạn kiệt, sản xuất của ngành công nghiệp khai khoáng tiếp tục suy giảm, công nghiệp chế tạo chưa tạo ra được những đột phá mới, nông nghiệp vẫn đứng trước nhiều rủi ro lớn do tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu.
Còn theo Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu: “Với lịch nghỉ tết quá dài, ngoại trừ việc có thể thúc đẩy nhu cầu mua sắm trong dân, đẩy sức cầu của nền kinh tế đi lên còn lại thời gian nghỉ tết dài gây ra tiêu cực. Kỳ nghỉ kéo dài làm giảm năng lực làm việc, năng lực làm việc của người Việt Nam đã thấp lại thêm ngày nghỉ tết dài nền kinh tế sẽ mất sức lao động, tất cả hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ bị ảnh hưởng”.
Theo Tiến sĩ Hiếu, nếu quãng nghỉ tết dài 9 ngày thì thiệt hại là sẽ mất khoảng 2% GDP. Như vậy nếu tính quy mô nền kinh tế năm 2017 đạt trên 5.000 nghìn tỉ đồng (220 tỉ USD) thì việc nghỉ tết dài ngày sẽ bốc hơi khoảng… 100 nghìn tỉ đồng.
Tuy nhiên các chuyên gia khác đánh giá, tác động của kỳ nghỉ dài không chỉ là 7 hay 9 ngày mà có thể kéo dài 3 tuần gồm 1 tuần trước tết, tuần tết và tuần “khởi động uể oải” sau tết nên thiệt hại sẽ rơi vào khoảng 5% GDP!
Thử tìm giải pháp
Trên tờ điện tử Zing, PGS- TS Nguyễn Hữu Tri đã thử đưa ra một giải pháp khá thú vị về việc cân đối giữa nhu cầu nghỉ ngơi của người lao động và nhu cầu của xã hội. Theo đó, người lao động và doanh nghiệp cần thỏa thuận với nhau về số lượng ngày nghỉ làm sao để bố trí cho phù hợp: Lao động vẫn được nghỉ ngơi; lao động ở xa được tạo điều kiện để về quê sum họp với gia đình, nhưng cùng với đó sản xuất không bị đình trệ quá lâu.
Tiến sĩ Tri đưa ra giải pháp nhà nước nên giảm bớt ngày nghỉ tết cứng về 4 ngày, số ngày nghỉ thực tế tùy vào điều kiện từng doanh nghiệp và cho người lao động lựa chọn. Có thể nghỉ hơn 4 ngày hoặc dồn vào kỳ nghỉ dài khác trong năm…
Một giải pháp khác mà TS Nguyễn Thị Minh Thái chia sẻ với Lao Động là: “Nghỉ tết thay vì nghỉ kéo dài 1 tuần, 10 ngày thì chỉ nên nghỉ đúng 3 ngày trọn vẹn. Điều này vừa tiết kiệm thời gian, tránh lãng phí, gây mệt mỏi, phiền hà cho nhiều người”. “Tuy nhiên, để làm được điều này, cần phải có thời gian, dần dần thay đổi được tư duy của người dân Việt Nam”.
Trên thực tế, cũng có những chuyên gia cho rằng, bản chất của vấn đề không phải là nghỉ bao nhiêu ngày mà cần có giải pháp để người lao động tăng năng suất lao động, chuyên nghiệp trong quá trình sản xuất, cần xóa bỏ tư duy “nghỉ dài”, “chơi xuân” vốn chỉ tồn tại trong sản xuất nông nghiệp lạc hậu.
Còn trong điều hành kinh tế vĩ mô, cần phải nhắc lại lời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong phiên họp Chính phủ cuối năm 2017: Quyết liệt vào việc ngay từ những ngày đầu năm, đừng để “đầu năm thong thả, cuối năm vất vả”. Đây không chỉ là chỉ đạo kịp thời đầu năm dương lịch mà ngay khi Tết Âm lịch kết thúc, từng người lao động, từng thành phần nền kinh tế phải vào cuộc ngay, hành động mạnh mẽ, quyết liệt hơn để chớp lấy thời cơ, đã nói là làm và làm.
Nghỉ tết dài ngày, người lao động nói gì?
- Tôi không muốn nghỉ tết dài bởi nghỉ tết dài thì ở nhà nhiều, rất phí thời gian. Theo tôi, chỉ nên nghỉ tết “vừa vừa”, tầm 6 ngày là đủ. Hơn nữa, bản thân tôi là CNLĐ trực tiếp, thu nhập không cao nên không có điều kiện đi du lịch ở đâu cả. Bây giờ tết chủ yếu là mọi người ở nhà tổ chức ăn uống. Rất vui, nhưng nếu kéo dài thì cũng không hẳn là tốt. Đấy là chưa kể bày vẽ ăn uống nhiều còn rất tốn kém.
Chị Hà Thị Tình (CN Cty TNHH Nghiên cứu kỹ thuật R Việt Nam (KCN Bờ Trái Sông Đà, tỉnh Hòa Bình)
- “Năm nay Cty cho công nhân nghỉ 9 ngày để những người ở xa nhất, mất nhiều thời gian đi tàu xe về quê và trở lại Cty vẫn có đủ thời gian dành cho gia đình, người thân nhân dịp năm mới. Tuy vậy, không biết người khác thế nào chứ tôi muốn đi làm từ ngày mùng 3 để cố gắng cày còn nuôi con cái”.
Anh Nguyễn Văn Hiệp - CN Cty CP Đầu tư và phát triển TDT (Thái Nguyên)
- Do đặc thù công việc, các hợp đồng in thường hoàn thành trước tết nhiều ngày do đó Cty cho nhân viên nghỉ làm khá sớm. Thời gian nghỉ tết của Cty kéo dài tới 2 tuần. Tuy nhiên, có khoảng thời gian nghỉ dài hơi như vậy, tôi và gia đình lại có những kế hoạch đi chơi tết dài hơn như đi du lịch đầu xuân, thay vì chỉ dành những ngày tết để đi thăm họ hàng, bạn bè.
Chị Nguyễn Thị Thủy - kế toán một Cty in ấn tại Hà Nội
QUẾ CHI - VŨ HẢI - XUÂN TRƯỜNG
LINH ANH
https://laodong.vn/xa-hoi/hau-nghi-tet-dai-ganh-nang-cho-ai-592193.ldo
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét