Chủ Nhật, 25 tháng 2, 2018

(4VN) Trí thức nước ta và việc chọn ý thức hệ

Trí thức nước ta và việc chọn ý thức hệ
Từ Nguyễn Trường Tộ tới bộ ngũ: “Vĩnh-Quỳnh-Tốn-Tố-Khôi” 
Trước năm 1906 kho từ vựng chưa có từ “trí thức”, nhưng đã có sẵn rất nhiều danh từ để chỉ “người có học” (ví dụ, nhà bác học, nhà khoa học, học giả, nhà văn, nghệ sĩ, tiến sĩ…). Dù sao, họ chưa phải là trí thức. Nhưng nếu một người “có học” – ngoài chuyện hành nghề theo chuyên môn – còn vạch ra những bất cập và bất công của xã hội, đề xuất các biện pháp giải quyết (nay gọi là phản biện), ông ta trở thành trí thức (trí tuệ và thức tỉnh). Hoạt động xã hội của trí thức, đều – gián tiếp hay trực tiếp – có tác dụng nâng cao dân trí. Trước Nguyễn Trường Tộ, chưa thể có trí thức ở nước ta. Dưới chế độ phong kiến, mục đích học hành là để làm quan. Còn thi cử là để chọn người làm quan (phải nhất nhất làm theo lệnh vua). Dũng cảm nhất của quan, chỉ là dám can vua và dám từ quan.

Quân Pháp xâm lược Bắc Kì, trận chiếm thành Hải Dương .
Nguyễn Ngọc Lanh - Năm 1906 lần đầu tiên trên tiêu đề của một bài báo (ở Pháp) xuất hiện từ mới toanh, trước đó chưa hề có: “trí thức”. Từ này dành cho nhà văn Zola vì hành động cao cả và dũng cảm của ông. Cụ thể, ông đã lên tiếng phản đối, và phản đối tới cùng, một bản án bất công do giới quyền lực áp đặt cho một nghi can là người Do Thái. Trớ trêu, dư luận xã hội – do kỳ thị chủng tộc – đã nhiệt liệt ủng hộ bản án phi nghĩa này. Nhà văn rất ý thức về sự nguy hiểm cho bản thân, nhưng ông trọng công lý và sự thật hơn lợi ích riêng.

Sau mấy năm chịu đựng sự đàn áp, Zola đã thắng và trở thành một biểu tượng của trí thức. Thế là, khái niệm trí thứcra đời. Tuy nhiên, dẫu trước năm 1906 kho từ vựng chưa có từ “trí thức”, nhưng đã có sẵn rất nhiều danh từ để chỉ “người có học” (ví dụ, nhà bác học, nhà khoa học, học giả, nhà văn, nghệ sĩ, tiến sĩ…). Dù sao, họ chưa phải là trí thức. Nhưng nếu một người “có học” – ngoài chuyện hành nghề theo chuyên môn – còn vạch ra những bất cập và bất công của xã hội, đề xuất các biện pháp giải quyết (nay gọi là phản biện), ông ta trở thành trí thức (trí tuệ và thức tỉnh). Hoạt động xã hội của trí thức, đều – gián tiếp hay trực tiếp – có tác dụng nâng cao dân trí. Đúng ra, trước 1906 đã có nhiều nhân vật mà phẩm chất cao đẹp không kém Zola. Có điều, thời xưa chưa có từ ngữ thích hợp để gọi họ mà thôi.
Một điều rút ra: Muốn hiểu nghĩa gốc của từ “trí thức” nhất thiết phải trở về hành vi chống bất công, bảo vệ công lý của nhà văn Zola. Nếu không, rất dễ vô tình (tùy tiện) hoặc cố ý làm sai lạc nghĩa ban đầu của từ ngữ. Quả vậy, gần đây, nghĩa của “trí thức” đã được đưa ra thảo luận, vì có trường hợp bị hiểu sai,  thậm chí bị lạm dụng, bóp méo, kể cả trong các văn bản chính thống. Một sai lầm là đặt trí thức vào “đội ngũ”, phải chăng xuất phát từ ý đồ muốn họ mặc đồng phục, xếp hàng nghiêm và sẵn sàng nghe những khẩu lệnh?.
Xã hội ta có trí thức từ khi nào? Chu Văn An có phải trí thức? Các vị trọng thần dưới triều Tự Đức khi có dịp ra nước ngoài (Pháp, Hồng Công…) đều khuyên vua thực hiện canh tân để tiến kịp thời đại. Ví dụ, Phan Thanh Giản, Bùi Viện, Đặng Huy Trứ… Họ đã là trí thức chưa?
Thất thủ Kỳ Hòa
– Năm 1861, đại đồn Kỳ Hòa thất thủ. Không thiếu tư liệu tham khảo; trong đó một nguyên nhân khiến quân ta thua trận là do vũ khí quá cổ lỗ, mà lòng dũng cảm không thể bù đắp được. Và nếu cứ thua trận liên tiếp, lòng dũng cảm cũng chẳng còn. Trận này, quân ta nhiều gấp 8 lần quân Pháp, cầm cự được 40 giờ. Sau 12 năm (1873) khi Pháp đánh Hà Nội, quân giữ thành nhiều gấp 20 lần quân Pháp mà chỉ sau 1 giờ đã mất thành.
Triều đình Tự Đức rất ý thức trận Kỳ Hòa là cuộc đọ sức mang tính thắng-bại cho toàn cục trong tương lai; do vậy đã huy động tối đa mọi nguồn lực: Số quân tham gia; số danh tướng được cắt cử, số nhân công phục vụ và số tiền bạc đã bỏ ra… Đồn lũy Kỳ Hòa có từ lâu, nay được mở rộng, gia cố suốt 2 năm trời, được bảo vệ bằng 21 ngàn quân chính quy và 10 ngàn quân địa phương. Điều ngược đời là – dù phải đánh công kiên – nhưng phía Pháp chỉ cần 4 ngàn quân là đủ thắng. Càng ngược đời, dù có thành cao hào sâu bảo vệ mà quân ta vẫn thương vong nhiều gấp 3 lần quân địch. Hơn nữa, số quân đông hơn, lại có lợi thế về địa hình, mà chỉ cầm cự được 40 giờ là vỡ trận. Vũ khí quân ta tin tưởng và hy vọng là voi chiến, nay nghe mà nực cười.
Từ sau trận này, Pháp hết lưỡng lự, chỉ tìm mọi cớ để chiếm thêm đất, còn chuyện thương lượng – nếu có – chỉ là để tạm thời hòa hoãn.  
– Quả vậy, ngay năm sau (1862), Pháp chiếm 3 tỉnh Nam Bộ. Hai bên thương lượng đi tới một hòa ước, với các điều khoản hoàn toàn bất bình đẳng.
– Năm sau nữa (1863) Nguyễn Trường Tộ gửi vua các bản điều trần đầu tiên, nhưng chưa được chú ý.
– Trong khi đó, (cũng 1863), vua lại cử cụ Phan Thanh Giản sang Pháp xin “chuộc” lại 3 tỉnh nói trên. Qua đó, ta thấy triều đình chưa nhận ra ý đồ dứt khoát của Pháp: Chúng sẽ đánh rộng ra, và nếu thương lượng, phía Đại Nam chịu thiệt, cho tới khi bị thôn tính. Khi ba tỉnh phía đông đã mất, tự nhiên ba tỉnh phía tây thành cô lập. Quả nhiên, bốn năm sau mất nốt.
Chính hoàn cảnh lúng túng về đường lối – phân vân giữa chủ chiến và chủ hòa – đã cho phép xuất hiện một số nhân vật có viễn kiến, dám kiên nhẫn đề xuất và vận động nhiều người khác ủng hộ. Với thời đó, đáng gọi là trí thức.
Ba cụ trong sứ bộ Phan Thanh Giản có phải “trí thức”?
Năm 1863, khi đã 67 tuổi, cụ Phan đưa sứ bộ sang Pháp (trợ giúp, có phó sứ Phạm Phú Thứ, bồi sứ Ngụy Khắc Đản – đều đã vượt tuổi “tri thiên mệnh”) để xin “chuộc” lại ba tỉnh Nam Bộ. Ba cụ đã tận mắt thấy kỹ thuật mọi ngành (bách ban) của Pháp đã tinh xảo ở mức “tề thiên địa” (ngang Trời-Đất). Nếu vậy, quyền của Tạo Hóa chỉ còn duy nhất là quyết định sự sống-chết của con người mà thôi. Câu thơ trong lá sớ dâng vua đủ nói lên sự choáng ngợp của tác giả:
Bách ban tinh xảo: Tề thiên địa
Duy hữu tử sinh: Tạo hóa quyền
Cụ năn nỉ đồng bang (người cùng một nước) hãy thức tỉnh, tiến cho kịp thời đại, nhưng chẳng ai tin lời cụ.  
Từ ngày đi sứ đến Tây kinh,
Thấy việc Âu Châu phải giựt mình.
Kêu tỉnh đồng bang: “mau kịp bước”,
Hết lời năn nỉ chẳng ai tin
Như vậy, các cụ đủ tiêu chuẩn 1 của trí thức (là người “có học”: tiến sĩ). Tiếp, khi nhận ra sự bất cập xã hội các cụ đã “năn nỉ” vua và mọi người “mau kịp bước”. Không ai thèm nghe, thì các cụ… đau khổ. Chỉ có thế. Do vậy, phải có thêm nhiều “giá mà”… (không tưởng) để các cụ đủ tiêu chuẩn trí thức. Ví dụ, giá mà các cụ kiên nhẫn vận động “tới cùng” để vua và các quan khác đồng lòng với kiến nghị của mình. Giá mà các cụ dám từ chức. Bởi vì, nếu vẫn cứ là viên chức (dù rất cao: thượng thư = bộ trưởng) làm sao dám phản biện cấp trên?. Giá mà các cụ trẻ lại… Trong khi đó, dù bị nghi kỵ (công giáo) cụ Nguyễn Trường Tộ đã kiên nhẫn vận động các vị trọng thần và liên tục gửi điều trần lên vua, kỳ tới khi vua cho gặp và cháp nhận những cải cách dễ nhất (mở trường kỹ thuật)…
Chủ chiến có sẵn trong tâm thức. Còn chủ hòa là từ suy xét, lý trí
– Chủ chiến. Giặc từ phương Tây xa lắc, tự tìm đến nước ta, gây sự, chiếm đất của ta. Bọn này được sự tiếp tay của đám thầy tu đang lén lút truyền đạo. Làm sao triều đình có thể chấp nhận cái thứ “đạo” trái với Nho Giáo (ví dụ, tín đồ không được thờ cúng tổ tiên)? Do vậy, đương nhiên, ta phải chống lại cả hai. Tư tưởng chủ chiến xuất phát từ tâm thức, được hình thành từ lịch sử ngàn năm chống xâm lược. Do vậy, dễ hiểu khi phe chủ chiến chiếm ưu thế – và ưu thế trong thời gian rất dài. Đã đành, phải chiến đấu khi chưa mất nước. Nhưng mất nước rồi vẫn hưởng ứng lệnh Cần Vương mà chiến đấu tiếp. Kể từ trận Kỳ Hòa cho tới khi triều đình phải ký hòa ước “mất nước” là 23 năm. Từ phong trào Cần Vương cho tới thất bại của cụ Phan Bội Châu là 38 năm. Cộng là 61 năm. Trong khi đó, thời gian bị thực dân đô hộ cũng 61 năm. Không thể sưng sưng nói rằng vua quan nhà Nguyễn sẵn sàng bán nước.
Kể cũng hơi lâu, khi cụ Phan hoàn toàn thất bại, giới có học nước ta mới nhận ra: Không thể giành độc lập bằng cách đem sức mạnh (bạo lực) của văn minh nông nghiệp chống lại sức mạnh của văn minh công nghiệp. Khoảng cách giữa hai nền văn minh này ít nhất là 500 năm nếu cứ tự tiến hóa. Nhưng nếu học hỏi, sẽ ngắn hơn nhiều – mà sự canh tân ở Nhật là một tấm gương: chỉ cần 50 năm. Tiếc thay, trước khi mất nước, ta chưa đủ điều kiện để làm theo Nhật. Nay đã mất nước, ta phải tự tìm ra con đường thích hợp mà đi.
Chú thích. Sau trận Kỳ Hòa, không còn trận nào quy mô lớn như vậy nữa, nhưng kết quả chung thì vẫn vậy. Quân ta đông hơn, tuy cố thủ, nhưng vẫn thương vong nhiều hơn, vẫn mất thành, mất đất. Ví dụ, khi đánh Bắc Kỳ lần 1 (1873) chỉ huy cao nhất của phía Pháp chỉ là cấp đại úy, trong tay chưa tới 1000 lính; vậy mà chỉ cần huy động 100 tên, chỉ tốn một giờ, viên đại úy đã chiếm được thành Hà Nội – có 2000 quân ta cố thủ – bắt sống chủ tướng Nguyễn Tri Phương. Tiếp đó, Pháp cũng chỉ cần vài giờ là chiếm xong Hải Dương và chỉ cần để lại 15 lính và một thiếu úy trấn giữ thành này. Thành Nam Định tuy đã được 10 – 20 ngàn dân phu sửa sang, củng cố, lực lượng cố thủ gồm 6500 lính, chưa kể sau đó còn có thêm viện binh; nhưng quân Pháp đã chiếm thành nhanh, gọn, mà cả thảy chỉ có … 4 tên lính bị thương (!). Bên ta, thiệt hại 200 người, có cả chỉ huy cao cấp.
Cũng có trận ta chủ động đánh Pháp nhưng thiệt hại càng lớn. Trong trận tấn công tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá (Huế) Pháp chỉ chết 16, bị thương 80, nhưng phía ta chết đến 1.200-1.500 (không đếm xuể). Quân Pháp phản kích chiếm được trong kho số vũ khí gồm  812 súng thần công, 16.000 súng hỏa mai; 2,6 tấn vàng, 30 tấn bạc…
Cũng có trận ta thắng, nếu phục kích. Nhưng chủ yếu thắng về ý nghĩa, hơn là gây thiệt hại đáng kể cho Pháp. Đó là trận Cầu Giấy, lần 1 và 2 (cách nhau 10 năm). Trong trận Cầu Giấy 1 (1873), 1000 quân Cờ Đen phục kích (nấp kín, đợi sẵn) nhờ bất ngờ mới thắng được 200 lính Pháp đi lùng sục, giết được vài chục lính và viên đại úy chỉ huy. Trận Cầu Giấy 2 (sau đó 10 năm) 3000 quân Cờ Đen phục  kích 550 quân Pháp, giết được 30 lính và viên đại tá chỉ huy. Điều bất thường là bên phục kích lại tử vong nhiều hơn. Tuy hai trận không lớn, vẫn mãi mãi ghi vào lịch sử. Điều thú vị là sử sách nước ta rất sẵn những thành ngữ, chỉ việc lắp vào câu văn để nói về vai trò tích cực của nhân dân hưởng ứng quan điểm chủ chiến. 
– Chủ hòa. Ngay khi cuộc chiến giữ nước mới bắt đầu, chưa ai đoán được những thiệt hại sẽ rất lớn về sinh lực, vật lực, tài lực, nhưng đã có người – sau khi thấy được “các thế lớn trong thiên hạ” – nhận định rằng với lực lượng đang cóta chưa thể thắng giặc. Cần hòa hoãn, kể cả chịu thiệt, chịu nhục, để có thời gian bảo toàn và phát triển lực lượng. Như vậy, chủ hòa ở đây khác với chủ hàng và chủ bại. Dù đã quá muộn, nhưng đây là vẫn là những viễn kiến sáng suốt. Trong khi phe chủ chiến rất thành kiến và kỳ thị với đồng bào công giáo – coi họ như thù địch, nhưng phe chủ hòa có thái độ khác vì thấy được nguyên nhân. Nếu cứ theo đuổi chủ trương này, những nhân vật như Phan Chu Trinh, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh… sẽ xuất hiện sớm hơn và đông đảo hơn.
Ý thức hệ
Di sản ngàn năm để lại, từ Nguyễn Trường Tộ (chủ hòa) tới Phan Bội Châu (chủ chiến) đều mang ý thức hệ “tôn quân”.
– Cụ Nguyễn, dù coi cách học cũ là vô tích sự, cần thay đổi triệt để; nhưng cụ vẫn viết (trong bản Điều Trần số 13)Ngôi vua là quýchức quan là trọng – để vua quan tự thấy có trách nhiệm chủ trì duy tân. Nhưng làm sao vua quan thời đó bỏ được Nho Giáo? Thực tế, phải 50 năm sau (1919) nền học cũ (cựu học) mới bị chấm dứt hẳn – mà lại do Pháp chủ trương. Thật nực cười.
– Còn cụ Phan? Cụ đã tiếp cận tân học, đã đọc Đại Thế Luận của Nguyễn Lộ Trạch, đã từng đàm đạo với Lương Khải Siêu, Tôn Trung Sơn… nhưng cụ lại tôn một vị hoàng thân làm minh chủ (vua dự trữ – vua chống Pháp) để sau này thay “vua cũ” – vua theo Pháp. Đây là đại biểu cuối cùng của phe chủ chiến, nên cụ rất đơn độc. Sau cụ, tuy vẫn còn vài cuộc nổi dậy, nhưng chủ yếu là bột phát – như cuộc binh biến ở Thái Nguyên, Đô Lương… Chúng rất khác với các cuộc khởi nghĩa trước đó (có chuẩn bị, có kế hoạch, có xây dựng căn cứ địa và có gây cơ sở trong dân…).

Đại diện cuôi cùng và đầu tiên của 2 chủ trương, 2 ý thức hệ
Sống cùng thời, cùng là trí thức (viết hàng ngàn trang), cùng khâm phục và kế thừa  tư tưởng Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch, cùng đọc “tân thư”, cùng  sang Nhật, và nhiều lần hai cụ đã đàm đạo với nhau, nhưng cụ Phan Chu Trinh lại khác hẳn cụ Phan Bội Châu, cả về chủ trương (chủ hòa, thậm chí hợp tác và học hỏi với Pháp) và cả về ý thức hệ (triệt để xóa bỏ nền quân chủ (quân trị) để kiến lập nền “dân trị”. Đây là đại biểu tiên phong của phải chủ hòa có ý thức hệ phù hợp với thời đại mới. Nối cụ, chính là nhóm trí thức Âu học (Quỳnh-Vĩnh-Tố-Tốn) và vị trí thức nho học đã “âu hóa”: Phan Khôi.
Bảng trên
Cụ Nguyễn Trường Tộ chủ hòa để xây dựng lực lượng, khi đủ, mới chủ chiến. Trong các bản Điều Trần, cụ từng đưa ra những kế hoạch đánh Pháp để lấy lại các tỉnh đã mất ở Nam Kỳ. Nói khác, khi cần cụ vẫn chủ chiến. Do vậy, trong những người kế tiếp (lúc này đã mất nước) có cả chủ chiến và chủ hòa. Ví dụ, Cụ Nguyễn Lộ Trạch chủ trương bỏ kinh đô Huế, lập vùng kháng chiến ở Nghệ An. Cụ Trạch là cầu nối thế hệ 1 và 2, vì sống cùng thời với cả hai thế hệ này.
Chú thích. Trước Nguyễn Trường Tộ, chưa thể có trí thức ở nước ta. Dưới chế độ phong kiến, mục đích học hành là để làm quan. Còn thi cử là để chọn người làm quan (phải nhất nhất làm theo lệnh vua). Dũng cảm nhất của quan, chỉ là dám can vua và dám từ quan. Ngay thời nay, đã là quan chức thì quá khó để kiêm trí thức. Nếu trong quan chức có cái “mầm” trí thức, trong trường hợp can đảm nhất, có thể nó dám mọc khi đã về hưu.
– Thế hệ 2 là giao thời giữa hai đường lối và hai ý thức hệ. Từ giành độc lập bằng bạo động chuyển sang bằng đấu tranh ôn hòa; từ chấp nhận quân chủ sang đấu tranh cho dân chủ. Tiêu biểu là các cụ Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh. Thuộc thế hệ này còn nhiều cụ khác, đều xuất thân Nho Học, nhưng chịu ảnh hưởng sâu sắc của “tân thư”: Trần Quý Cáp, Ngô Đức Kế, Nguyễn Thượng Hiền, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Hải Thần… Như đã nói, cụ Phan Bội Châu là đại biểu cuối cùng của chủ trương bạo động và tôn vua. Do vậy, hầu hết các trí thức xuất thân nho học theo đường lối của cụ Phan Chu Trinh.
– Thế hệ 3 gồm 2 loại: những vị đấu tranh trong nước và những vị đấu tranh ở nước ngoài. Về sau, sớm hay muộn, các vị cũng về nước (muộn nhất là Nguyễn Tất Thành). Rõ ràng, các vị nhận ra chỉ có ở trong nước mới có thể đấu tranh thiết thực và hiệu quả, nhất là sứ mệnh nâng cao dân trí và giác ngộ quần chúng.   
        Nhóm trong nước gồm các trí thức “âu học”, ngay từ đầu đã được hưởng nền giáo dục mới. Tiêu biểu là các cụ Vĩnh-Quỳnh-Tốn-Tố và nhiều vị khác. Ngoài ra, còn các vị có thời gian theo đuổi nho học, về sau chuyển sang âu học bằng tự học. Điển hình là cụ Phan Khôi (tú tài nho học).
       Nhóm ngoài nước, đấu tranh với thực dân ở ngay chính quốc (Pháp), đứng đầu là cụ Phan Văn Trường (tiến sĩ luật khoa) và các cụ khác trẻ hơn: Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh… Về sau các cụ cũng về nước đấu tranh với chính quyền thuộc địa.
Có 2 trường hợp riêng: 1) Cụ Phan Chu Trinh, thuộc thế hệ 2, sau khi thoát án tử hình, bị chính quyền thuộc địa đưa sang Pháp, cùng hoạt động với thế hệ 3 và do vậy đã xảy ra “mâu thuẫn thế hệ” (với Nguyễn Tất Thành – quá cấp tiến). Cuối đời, cụ mới về nước tiếp tục đấu tranh theo chủ trương nhất quán của mình. 2) Cụ Nguyễn Tất Thành, thuộc thế hệ 3 (theo tuổi) nhưng trong quá trình đấu tranh có sự thay đổi ý thức hệ, tuy chưa triệt để. Chính đây là nguyên nhân đưa đến mâu thuẫn với thế hệ 4, đại diện là cụ Trần Phú, cấp tiến (triệt để theo chủ nghĩa Mac-Lenin).
– Thế hệ 4. Chủ yếu sinh ở thế kỷ 20. Nhóm Nguyễn Thái Học theo chủ nghĩa Tam Dân và nhóm Trần Phú theo chủ nghĩa Mac-Lenin (thực chất là chủ nghĩa Stalin).
https://nghiencuulichsu.com/2015/08/24/tu-nguyen-truong-to-toi-bo-ngu-vinh-quynh-ton-to-khoi-bai-4/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét