Ý kiến sau khi đọc hai bài viết của ông Ngô Thế Vinh và Tô Văn Trường
Lê Phú Khải - Nhân đọc bài “Cống đập chặn mặn gây rối loạn hệ sinh thái và những cái giá phải trả” của tác giả Ngô Thế Vinh đăng trên báo Tiếng Dân ngày 12/2/2018 và “phản hồi” về bài viết này của tác giả Tô Văn Trường ngày 22/2/2018 trên trang Bauxite, xin có đôi dòng sau đây.
Đồng bằng sông Cửu long ngập mặn
Ngay khi đọc bài của tác giả Ngô Thế Vinh, đọc rất kỹ, tôi đã thấy rõ, đây là một bài viết theo cảm tính, thiếu tính khoa học, võ đoán… nếu không muốn nói là thiển cận! Có lẽ do ghét chế độ độc tài cộng sản nên tác giả nhìn vào đâu cũng thấy cộng sản làm là sai trái, hay đội ngũ trí thức do chế độ cộng sản đào tạo không biết gì cả! Điều này chỉ đúng với những người được đào tạo trong những bộ môn khoa học xã hội như: triết học, sử học, văn học, mỹ học… nhưng không đúng với các trí thức thuộc các hệ khoa học tự nhiên như toán học, vật lý học, hóa học, thủy học, cơ học, v.v…Tôi cũng chắc chắn, thế nào cũng có nhà khoa học ở trong nước lên tiếng. Tôi chờ. Và quả đúng như thế, ngày 22/02/2018, tiến sỹ Tô Văn Trường đã lên tiếng “Phản hồi…” về bài viết này.
Hơn 30 năm là người quan sát (observateur) Đồng Bằng Sông Cửu Long, quan sát từng bước đi, từng công trình, cả thành quả đến những khiếm khuyết được uốn nắn kịp thời, tiếp xúc từ người nông dân đến ông Thủ tướng vốn là nông dân sinh ra và lớn lên ở Đồng Bằng Sông Cửu Long là ông Võ Văn Kiệt…tôi xin nói rõ: Không dễ gì những ông chủ tịch tỉnh như ông Nguyễn Minh Nhị (7 Nhị), thủ tướng như Võ Văn Kiệt là những người có quyền lại dễ dàng nghe các anh “trí thức Bắc Kỳ” như tiến sỹ Tô Văn Trường, tiến sỹ Đào Xuân Học, Mai Văn Quyền “xui dại” trong việc trồng lúa, đắp đê bao vv…và vv… Hơn nữa, những trí thức như Võ Tòng Xuân, giáo sư Nguyễn Ngọc Trâm… họ đều là các chuyên gia được đào tạo từ chế độ Sài Gòn cũ và ở nước ngoài… đấy thôi (!)
Trong bài viết này, tôi chỉ đi vào trọng tâm là những “cống đập chặn mặn” mà tác giả Ngô Thế Vinh đã nặng lời phê phán nó ở Đồng Bằng Sông Cửu Long hơn 40 năm qua. Nếu nước ta là một đất nước bao la rộng lớn như nước Nga chẳng hạn, thì mặn xâm nhập “mặc kệ” nó! Khai thác được cái gì từ mặn thì khai thác. Nhưng nước ta lại là một quốc gia đất hẹp người đông vào bậc nhất thế giới. Mật độ dân số còn hơn cả Trung Quốc thì con đường sống còn là phải cải tạo nó để tồn tại.
Mặn được đánh giá là tài nguyên, nhưng mặn chỉ phù hợp với dải rừng đất ướt ven biển, với những nơi hội tụ đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản đem lại lợi nhuận cao, nhanh và nghề làm muối. Trái lại, mặn hủy diệt cây trồng nông nghiệp và kìm hãm phát triển dân cư, gây trở ngại lớn cho cuộc sống con người. Vì thế mà các nước giàu có như Mỹ, Nhật chỉ tiêu thụ tôm chứ không nuôi tôm. Vì như Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã có lần nói: Ngọt là môi trường cao cấp và còn cần cho công nghiệp hóa.
Ở những vùng nhiễm mặn Đồng bằng Sông Cửu Long, từ lâu, mặn đã bị coi là “kẻ thù” của nông dân. Vì thế, từ chỗ hoàn toàn phụ thuộc nước trời mùa mưa, ở vùng mặn, người nông dân đã biết “luồn lách” để sống! Họ tìm cách be bờ giữ ngọt, quai đê lấn biển, đào kênh dẫn ngọt, trữ ngọt mùa mưa, tiết kiệm mùa khô…ở vùng mặn chỉ làm được một vụ lúa trông vào nước trời, năng suất thấp. Khát khao đổi đời của người nông dân vùng mặn Đồng bằng sông Cửu Long kéo dài theo năm tháng. Nhưng ngọt hóa cả vùng rộng lớn thì sức của người nông dân cá thể không làm nổi. Trước 1975 chính quyền Sài Gòn cũng đã có chương trình ngăn mặn, ngọt hóa Gò Công nhưng chưa làm được.
Từ năm 1975, bằng nỗ lực của Nhà nước và nông dân, sau nhiều năm phấn đấu, các công trình thủy lợi đầu mối: dẫn ngọt- ngăn mặn, nhằm ngọt hóa nhiều vùng đất rộng lớn đã hoàn thành. Phải lần lượt kể đến những chương trình ngọt hóa Gò Công cho 54.000 hecta, Tầm Phương-Trà Vinh cho 7.000 hecta, Vàm Đồn- Bến Tre cho 8.000 hecta… và các chương trình lớn, có tác dụng dẫn ngọt, ngăn mặn cho hàng trăm ngàn hecta như nam Măng Thít (Trà Vinh- Vĩnh Long), Quản Lộ- Phụng Hiệp (bán đảo Cà Mau) của Quyết định 99TTg do Thủ tướng Võ Văn Kiệt ký vào ngày 9/02/1996 đã được thực hiện trong vòng 5 năm.
Nước ngọt phù sa từ sông Tiền, sông Hậu đưa về đã xóa bỏ được bao cuộc đời mặn chát cơ hàn bấy lâu nay. Những ai đã từng chứng kiến mùa khô dài dằng dặc, đất nẻ tận đáy ao, gió chướng mang nặng hơi mặn từ biển dội vào, tàn phá làng mạc, mới thấy hết giá trị của những dòng nước ngọt đem đến cho nông dân vùng mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long. Lúa từ 1 vụ năng suất thấp đã ùa lên thành 3 vụ năng suất cao. Rồi vườn tược, cây trái mọc lên từ phù sa nước ngọt. Huyện Gò Công Đông đã nghèo đói xưa kia, nay làm lúa 3 vụ có chất lượng cao, bán được giá nhất tỉnh, hơn cả vùng Cai Lậy, Cái Bè ở phía Tây nổi tiếng giàu có xưa nay, đó là điều mới lạ ở Tiền Giang! Ở huyện Vĩnh Lợi nằm trong vùng ngọt hóa bán đảo Cà Mau, những tá điền nghèo khó của công tử Bạc Liêu xưa kia, nay bỗng nhiên nhà tường sáng choang nhờ nước ngọt sông Hậu đã về tới vùng hạ! Người viết bài này đã chứng kiến tận mắt những hình ảnh trên.
Các chương trình ngọt hóa đã làm thay đổi hẳn bộ mặt của một vùng đất đai rộng lớn có mật độ dân cư cao ở Đồng bằng sông Cửu Long những năm qua là sự thật không thể phủ nhận.
Tiêu biểu nhất là đê ngăn mặn của tỉnh Sóc Trăng. Nếu cho rằng Đồng bằng sông Cửu Long không cần đến một hệ thống đê điều nào cả là hoàn toàn không đúng.
Sóc Trăng là một trong những tỉnh nghèo nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long, với 319.000 hecta đất nông nghiệp ven biển nhiễm mặn chỉ làm được lúa 1 vụ năng suất thấp. Đời sống của đồng bào dân tộc Khmer ở đây rất khó khăn. Đêm 26 rạng ngày 27/10/1992 biển Sóc Trăng đã bất thần nổi giận. Một đợt sóng thần đã ngoạm vào khúc bờ dài hơn 70 km thuộc hai huyện Vĩnh Châu và Long Phú. Sóng thần dâng cao tới gần 2 mét nước chồm sâu vô bờ từ 500 đến 4000m. 13km đê ngăn mặn đã bị phá hủy hoàn toàn, cuốn trôi theo 11 cống ngăn mặn, 420 hecta cây đặc sản tỏi và hành tím, 160 hecta lúa và 4300 hecta nuôi tôm bị mất trắng.
Khác với lũ đầu nguồn sau khi nước rút còn để lại phù sa mới an ủi cho đồng ruộng mùa sau. Trái lại, sóng thần đem hàng vạn tấn cát vô đồng, vùi lấp, xáo trộn địa hình và nước mặn sẽ làm cho đất chai cứng, mùa sau còn tiếp tục mất mát. Ngay sau trận sóng thần kinh hoàng đó, khi các nhà báo phỏng vấn chủ tịch Sóc Trăng Nguyễn Thanh Bình (Sáu Bình) là: Sóc Trăng có cần Trung ương hỗ trợ gì không? Chủ tịch Sóc Trăng đã trả lời một câu bất ngờ đến thú vị “Sóc Trăng không xin TW gì cả, chỉ xin TW một… con đê!”.
Có lẽ trên đời này chỉ có các “anh Hai Nam bộ” mới có lối xin “kỳ lạ”, “một con đê”!. Nhưng xét cho cùng thì Chủ tịch Sóc Trăng thật là khôn ngoan. Cái xứ Sóc Trăng này lạ lắm, ở Vĩnh Châu, trẻ con chơi đùa với nhau nói ba thứ tiếng: Việt, Khmer, Hoa… Nhưng TW lấy đâu ra một con đê ngăn mặn dài hàng trăm km để cho Sóc Trăng. Vì thế sau hơn một năm trời dồn sức, dồn của nhân dân các dân tộc (Việt, Khmer, Hoa) ở Sóc Trăng đã làm nên một kì tích là hoàn thành tuyến đê biển và đê dọc theo cửa sông dài hơn 200 km. Hệ thống đê ngăn mặn này có chiều rộng 6m, cao 1,5m; xe bốn bánh có thể đi lại dễ dàng vào mùa khô, có đê ngăn mặn, Sóc Trăng thay da đổi thịt. Từ 64.000 hecta lúa hai vụ đã tăng lên 90.000 hecta ngay năm sau. Đến hè thu 1995, Sóc Trăng có hơn 100.000 hécta lúa hai vụ. Có nước ngọt, hoa màu cây trái, nghề mới (làm nấm rơm) được mở ra. Dân Khmer có công ăn việc làm không phải bỏ xứ đi tha phương. Sau 4 năm Sóc Trăng đã gia nhập thành viên “Câu lạc bộ 1 triệu tấn”, sánh vai cùng các bậc đàn anh An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Trong việc làm đê ngăn mặn ở Sóc Trăng, có một câu chuyện đáng được ghi lại. Đó là sự việc xảy ra ở xã Thạnh Thái Thuận huyện Mỹ Xuyên. Gia đình bác Tám Tiệm, một nông dân cần mẫn đã để dành nhiều năm để lên một ngôi nhà tầng. Khi bác Tám Tiệm khởi công xây nhà thì cán bộ thủy lợi đã đến năn nỉ bác đừng xây. Vì đê biển sẽ chạy qua chính giữa nền nhà bác! Nhưng bác Tám không thể tin được đê có thể chạy đến tận nơi xa xôi này. Bác tuyên bố: Nếu các chú làm được đê chạy đến tận nơi đây thì tui sẽ tự tay phá nhà! Vừa ăn tân gia được hơn tuần lễ thì đê chạy tới thiệt. Thắp hương khấn vái ông bà xong, bác Tám đã tự tay cầm búa phá nhà cho con đê… phóng thẳng! Chuyện con đê ngăn mặn ở Sóc Trăng là như thế!
Thời Pháp thuộc, có băng đảng cướp ở Sài Gòn đều là nông dân Gò Công bị nhiễm mặn, không đường sống phải đi… ăn cướp!
Có lẽ bấy nhiêu cũng là đủ để “bào chữa” cho các “cống đập ngăn mặn gây rối loạn…” mà tác giả Ngô Thế Vinh đã lên án nó.
Nếu cứ “để yên” thực tại mà sống với nó thì nước Ít-xra-en việc gì phải cải tạo sa mạc để sống, để trồng cây và nuôi gia súc! Xin thưa tác giả Ngô Thế Vinh (!)
Trang Bauxite e ngại ngày Tết mà nói chuyện mặn ngọt khô khan. Nhưng tôi lại hứng thú đọc bài viết dài “khô khan” của TS Tô Văn Trường. Sự đời nó thế.
Lê Phú Khải
(Tiếng Dân)
Các chương trình ngọt hóa đã làm thay đổi hẳn bộ mặt của một vùng đất đai rộng lớn có mật độ dân cư cao ở Đồng bằng sông Cửu Long những năm qua là sự thật không thể phủ nhận.
Tiêu biểu nhất là đê ngăn mặn của tỉnh Sóc Trăng. Nếu cho rằng Đồng bằng sông Cửu Long không cần đến một hệ thống đê điều nào cả là hoàn toàn không đúng.
Sóc Trăng là một trong những tỉnh nghèo nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long, với 319.000 hecta đất nông nghiệp ven biển nhiễm mặn chỉ làm được lúa 1 vụ năng suất thấp. Đời sống của đồng bào dân tộc Khmer ở đây rất khó khăn. Đêm 26 rạng ngày 27/10/1992 biển Sóc Trăng đã bất thần nổi giận. Một đợt sóng thần đã ngoạm vào khúc bờ dài hơn 70 km thuộc hai huyện Vĩnh Châu và Long Phú. Sóng thần dâng cao tới gần 2 mét nước chồm sâu vô bờ từ 500 đến 4000m. 13km đê ngăn mặn đã bị phá hủy hoàn toàn, cuốn trôi theo 11 cống ngăn mặn, 420 hecta cây đặc sản tỏi và hành tím, 160 hecta lúa và 4300 hecta nuôi tôm bị mất trắng.
Khác với lũ đầu nguồn sau khi nước rút còn để lại phù sa mới an ủi cho đồng ruộng mùa sau. Trái lại, sóng thần đem hàng vạn tấn cát vô đồng, vùi lấp, xáo trộn địa hình và nước mặn sẽ làm cho đất chai cứng, mùa sau còn tiếp tục mất mát. Ngay sau trận sóng thần kinh hoàng đó, khi các nhà báo phỏng vấn chủ tịch Sóc Trăng Nguyễn Thanh Bình (Sáu Bình) là: Sóc Trăng có cần Trung ương hỗ trợ gì không? Chủ tịch Sóc Trăng đã trả lời một câu bất ngờ đến thú vị “Sóc Trăng không xin TW gì cả, chỉ xin TW một… con đê!”.
Có lẽ trên đời này chỉ có các “anh Hai Nam bộ” mới có lối xin “kỳ lạ”, “một con đê”!. Nhưng xét cho cùng thì Chủ tịch Sóc Trăng thật là khôn ngoan. Cái xứ Sóc Trăng này lạ lắm, ở Vĩnh Châu, trẻ con chơi đùa với nhau nói ba thứ tiếng: Việt, Khmer, Hoa… Nhưng TW lấy đâu ra một con đê ngăn mặn dài hàng trăm km để cho Sóc Trăng. Vì thế sau hơn một năm trời dồn sức, dồn của nhân dân các dân tộc (Việt, Khmer, Hoa) ở Sóc Trăng đã làm nên một kì tích là hoàn thành tuyến đê biển và đê dọc theo cửa sông dài hơn 200 km. Hệ thống đê ngăn mặn này có chiều rộng 6m, cao 1,5m; xe bốn bánh có thể đi lại dễ dàng vào mùa khô, có đê ngăn mặn, Sóc Trăng thay da đổi thịt. Từ 64.000 hecta lúa hai vụ đã tăng lên 90.000 hecta ngay năm sau. Đến hè thu 1995, Sóc Trăng có hơn 100.000 hécta lúa hai vụ. Có nước ngọt, hoa màu cây trái, nghề mới (làm nấm rơm) được mở ra. Dân Khmer có công ăn việc làm không phải bỏ xứ đi tha phương. Sau 4 năm Sóc Trăng đã gia nhập thành viên “Câu lạc bộ 1 triệu tấn”, sánh vai cùng các bậc đàn anh An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Trong việc làm đê ngăn mặn ở Sóc Trăng, có một câu chuyện đáng được ghi lại. Đó là sự việc xảy ra ở xã Thạnh Thái Thuận huyện Mỹ Xuyên. Gia đình bác Tám Tiệm, một nông dân cần mẫn đã để dành nhiều năm để lên một ngôi nhà tầng. Khi bác Tám Tiệm khởi công xây nhà thì cán bộ thủy lợi đã đến năn nỉ bác đừng xây. Vì đê biển sẽ chạy qua chính giữa nền nhà bác! Nhưng bác Tám không thể tin được đê có thể chạy đến tận nơi xa xôi này. Bác tuyên bố: Nếu các chú làm được đê chạy đến tận nơi đây thì tui sẽ tự tay phá nhà! Vừa ăn tân gia được hơn tuần lễ thì đê chạy tới thiệt. Thắp hương khấn vái ông bà xong, bác Tám đã tự tay cầm búa phá nhà cho con đê… phóng thẳng! Chuyện con đê ngăn mặn ở Sóc Trăng là như thế!
Thời Pháp thuộc, có băng đảng cướp ở Sài Gòn đều là nông dân Gò Công bị nhiễm mặn, không đường sống phải đi… ăn cướp!
Có lẽ bấy nhiêu cũng là đủ để “bào chữa” cho các “cống đập ngăn mặn gây rối loạn…” mà tác giả Ngô Thế Vinh đã lên án nó.
Nếu cứ “để yên” thực tại mà sống với nó thì nước Ít-xra-en việc gì phải cải tạo sa mạc để sống, để trồng cây và nuôi gia súc! Xin thưa tác giả Ngô Thế Vinh (!)
Trang Bauxite e ngại ngày Tết mà nói chuyện mặn ngọt khô khan. Nhưng tôi lại hứng thú đọc bài viết dài “khô khan” của TS Tô Văn Trường. Sự đời nó thế.
Lê Phú Khải
(Tiếng Dân)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét