Hậu tết: ‘Mặt trận’ mới mang tên Lê Thanh Thản?
Vào ngày cuối cùng của tết nguyên đán 2018 và chuẩn bị bước sang năm “củi lửa”, vài ba tờ báo nhà nước như Dân Việt, Kinh Tế Đô Thị… bất chợt đăng tải những bài viết ca ngợi Tập đoàn Mường Thanh của “đại gia điếu cày” Lê Thanh Thản (http://danviet.vn/…/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-noi-ve-kha…).Chuyện nhiều tờ báo nhà nước PR lộ liễu cho giới doanh nghiệp, theo thủ thuật “trang chuyên đề” hoặc “tin tài trợ” là quá quen thuộc từ trước tới nay. Vào năm 2016, dư luận xã hội và sau đó là Bộ Thông tin và Truyền thông đã phát hiện một chiến dịch của năm chục tờ báo lớn nhỏ của nhà nước, trong đó nổi cộm là báo Thanh Niên của hệ thống “Đoàn Thanh niên cộng sản” không chỉ PR cho nước mắm của một tập đoàn ngoại quốc mà còn “đánh” tơi tả nước mắm truyền thống của nông dân Việt Nam. Tuy nhiên vụ việc này chỉ bị xử lý hành chính và sau đó “chìm xuồng”.
Tuy nhiên việc các tờ báo Dân Việt, Kinh Tế Đô Thị… PR cho Tập đoàn Mường Thanh của ông Lê Thanh Thản lại không phải là một kiểu quảng bá tranh giành thị trường như thường thấy, mà như thể “PR chính trị”.
Đáng chú ý, những bài viết PR trên gần như trùng nhau về nội dung, mà thông tin dường như được cung cấp bởi chính Tập đoàn Mường Thanh. Nhưng bài viết này được mở đầu bằng 4 câu thơ lục bát của Tổng bí thư Trọng đề tặng Mường Thanh nhân dịp sự kiện “khách sạn Mường Thanh Grand Phương Đông vinh dự được đón tiếp và phục vụ đoàn do Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu về thăm và làm việc với Tỉnh Nghệ An từ ngày 28 – 30.10.2017”:
“Lần này lại đến “Phương Đông”
Tình xưa ngĩa cũ, mặn nồng “Mường Thanh”
Cố lên các Chị, các Anh
Quê hương vẫy gọi, sử xanh lưu truyền”
Sau đó là hình ảnh của 3/4 còn lại trong “tứ trụ triều đình” gồm các khuôn mặt Trần Đại Quang – Chủ tịch nước, Nguyễn Thị Kim Ngân – Chủ tịch quốc hội, Nguyễn Xuân Phúc – Thủ tướng chính phủ cùng nhiều quan chức “đảng và chính phủ” khác đều hiện diện tại khách sạn Mường Thanh.
Những bài “PR chính trị” trên có lẽ cũng không có gì đáng bàn, nếu không xảy ra một động thái trái ngược đối với đại gia Lê Thanh Thản vào nửa cuối năm 2017.
Ảnh: Mường Thanh
Từ giữa năm 2017, một số tờ báo nhà nước bất chợt dậy lên nhiều bài viết “tố” Tập đoàn Mường Thanh của ông Lê Thanh Thản xây dựng trái phép tại nhiều địa phương nhưng vẫn không hề bị các cơ quan chức năng xử phạt hay “sờ gáy”.
Trước đó, kết luận của Thanh tra Chính phủ đã đề cập hàng loạt vi phạm trong xây dựng do một doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Mường Thanh làm chủ đầu tư. Điển hình như dự án khu nhà ở Xa La (phường Phúc La, quận Hà Đông, TP Hà Nội) và dự án khu đô thị mới Kim Văn – Kim Lũ tại phường Đại Kim (quận Hoàng Mai, TP Hà Nội).
Không chỉ tại Hà Nội, tại 21 tỉnh, thành, các dự án của Tập đoàn Mường Thanh cũng để xảy ra nhiều sai phạm, bất tuân lệnh chính quyền địa phương. Điểm chung của sai phạm đó là cố tình xây dựng vượt tầng, trái quy hoạch, phê duyệt; xây dựng khi chưa có giấy phép.
Điển hình là công trình khách sạn Mường Thanh không phép nằm giữa trung tâm TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk); công trình Mường Thanh Khánh Hòa (TP Nha Trang) xây vượt tầng (cho phép 40 tầng nhưng xây 43 tầng); dự án khách sạn Mường Thanh Mũi Né (Bình Thuận) xây dựng sai phép 3 tầng. Các dự án tại số 8A Mạc Đĩnh Chi (phường Bến Nghé, quận 1, TP HCM), khách sạn Mường Thanh Quảng Ninh, khách sạn Mường Thanh Thanh Hóa… xây dựng khi chưa có giấy phép.
Vào một buổi sáng cuối tháng 11/2017, thậm chí một quan chức của Hội đồng nhân dân Hà Nội là ông Nguyễn Hoài Nam, Trưởng Ban Pháp chế, còn cho báo chí biết Công an Hà Nội báo cáo đã khởi tố vụ án, kết thúc điều tra bước một về các sai phạm tại những dự án chung cư của Tập đoàn Mường Thanh do ông Lê Thanh Thản làm chủ tịch. Ông Nam còn khẳng định: “Qua giám sát, Công an Hà Nội báo cáo với chúng tôi đã chuyển hồ sơ sang Viện Kiểm sát nhân dân, chờ phê chuẩn, thực hiện theo quy định của pháp luật”.
Tuy nhiên, trong chiều cùng ngày, cũng trả lời báo chí, Thiếu tướng Đoàn Duy Khương, Giám đốc Công an Hà Nội, lại cho biết “đến thời điểm hiện tại, Công an Hà Nội chưa khởi tố vụ án điều tra sai phạm tại những dự án chung cư của DNTN Xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên và Công ty CP Sản xuất nhập khẩu Bemes (đều thuộc Tập đoàn Mường Thanh). Thông tin cho rằng khởi tố là không chính xác. Hiện nay, chúng tôi vẫn đang xin ý kiến của các cơ quan có thẩm quyền”.
Ông Khương nói thêm: “”Việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can chúng tôi đang chờ ý kiến quyết định của Bộ Công an. Nếu để cho Cơ quan điều tra Công an TP Hà Nội khởi tố vụ án, khởi tố bị can những vụ việc vi phạm trên địa bàn TP thì sang tuần tới, xin ý kiến của lãnh đạo bộ, chúng tôi sẽ khởi tố vụ án. Còn nếu Bộ Công an quyết định để Cục Cảnh sát điều tra tội phạm kinh tế và tham nhũng (C46) khởi tố chung vi phạm của Mường Thanh ở 21 địa phương thì chúng tôi chuyển toàn bộ tài liệu đã điều tra, xác minh để bộ giải quyết”.
Như vậy, tính từ thời điểm Công an Hà Nội “xin ý kiến” Bộ Công an, đến nay đã tròn 3 tháng nhưng vẫn chưa có bất kỳ quyết định nào về số phận của ông Lê Thanh Thản, dù trước đó đã ầm ĩ đồn đoán về khả năng đại gia này có thể bị khởi tố bắt giam.
Loạt bài “PR chính trị” của Tập đoàn Mường Thanh vào những ngày tết nguyên đán 2018 đã gợn lên một khả năng là ông Lê Thanh Thản đang bị đe dọa, hoặc đã nằm trong kế hoạch “sờ gáy” của một lực lượng (hoặc thế lực) nào đó của ngành công an.
Nhưng sự hiện diện của toàn bộ “tứ trụ” tại khách sạn Mường Thanh lại cho thấy số phận của ông Lê Thanh Thản không đến nỗi quá tiêu cực.
Cũng giống rất nhiều đại gia và doanh nhân khác, ông Lê Thanh Thản không thể có đất tồn tại và làm ăn nếu không biết “quan hệ”, “dựa hơi” một số quan chức (cao cấp) nào đó. Vấn đề còn lại chỉ là Tập đoàn Mường Thanh có phải là “sân sau” của những quan chức nào đó hay không.
Đã có nhiều dư luận cho rằng ông Lê Thanh Thản “thân” với một số quan chức cao cấp và do đó Tập đoàn Mường Thanh mới có cơ hội bành trướng ở nhiều địa phương.
“Mặt trận” mới mang tên Lê Thanh Thản có vẻ đang được mở dần vào đầu năm 2018, để câu chuyện mang màu sắc lợi ích và chính trị này sẽ còn đẩy đưa kéo dài trong năm 2018 và cả những năm sau đó, tùy thuộc vào tương quan lực lượng trong chính trường Việt Nam – một nền chính trị mà bất kỳ “sân sau” nào cũng có thể rơi vào thế “xuống chó”.
Còn nhớ một “mặt trận” trước đó là vụ đại gia Vũ “Nhôm” – tức Thượng tá tình báo công an Phan Văn Anh Vũ.
Thiền Lâm
(Cali Today)
Như vậy, tính từ thời điểm Công an Hà Nội “xin ý kiến” Bộ Công an, đến nay đã tròn 3 tháng nhưng vẫn chưa có bất kỳ quyết định nào về số phận của ông Lê Thanh Thản, dù trước đó đã ầm ĩ đồn đoán về khả năng đại gia này có thể bị khởi tố bắt giam.
Loạt bài “PR chính trị” của Tập đoàn Mường Thanh vào những ngày tết nguyên đán 2018 đã gợn lên một khả năng là ông Lê Thanh Thản đang bị đe dọa, hoặc đã nằm trong kế hoạch “sờ gáy” của một lực lượng (hoặc thế lực) nào đó của ngành công an.
Nhưng sự hiện diện của toàn bộ “tứ trụ” tại khách sạn Mường Thanh lại cho thấy số phận của ông Lê Thanh Thản không đến nỗi quá tiêu cực.
Cũng giống rất nhiều đại gia và doanh nhân khác, ông Lê Thanh Thản không thể có đất tồn tại và làm ăn nếu không biết “quan hệ”, “dựa hơi” một số quan chức (cao cấp) nào đó. Vấn đề còn lại chỉ là Tập đoàn Mường Thanh có phải là “sân sau” của những quan chức nào đó hay không.
Đã có nhiều dư luận cho rằng ông Lê Thanh Thản “thân” với một số quan chức cao cấp và do đó Tập đoàn Mường Thanh mới có cơ hội bành trướng ở nhiều địa phương.
“Mặt trận” mới mang tên Lê Thanh Thản có vẻ đang được mở dần vào đầu năm 2018, để câu chuyện mang màu sắc lợi ích và chính trị này sẽ còn đẩy đưa kéo dài trong năm 2018 và cả những năm sau đó, tùy thuộc vào tương quan lực lượng trong chính trường Việt Nam – một nền chính trị mà bất kỳ “sân sau” nào cũng có thể rơi vào thế “xuống chó”.
Còn nhớ một “mặt trận” trước đó là vụ đại gia Vũ “Nhôm” – tức Thượng tá tình báo công an Phan Văn Anh Vũ.
Thiền Lâm
(Cali Today)
Pháp luật mà lại " CHỜ " với lại " XIN Ý KIẾN " ? Hóa ra là CAO SU à ? Khi đã xuống CHÓ rồi thì chẳng có thằng nào thân với quen nữa hết !Bởi vì những lúc thân quen đó ,mình có biên lai biên nhận gì làm bằng chứng đâu !
Trả lờiXóa