Chủ Nhật, 25 tháng 2, 2018

Cựu Chủ Tịch Lê Đức Anh ‘chưa qua đời’ như tin đồn

Cựu Chủ Tịch Lê Đức Anh ‘chưa qua đời’ như tin đồn 
February 24, 2018 - HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Tính đến đêm 24 Tháng Hai (giờ Việt Nam), một nguồn tin thân cận với gia đình Tướng Lê Đức Anh, cựu chủ tịch nước CSVN, xác nhận với nhật báo Người Việt rằng, ông Lê Đức Anh hiện vẫn đang điều trị ở bệnh viện Trung Ương Quân Đội 108 chứ không “qua đời” như tin đồn ông chết vào hôm 23 Tháng Hai, 2018.
Cựu Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng (phải) và Chủ Tịch CSVN Trần Đại Quang đến thăm ông Lê Đức Anh trong bệnh viện. (Hình: Facebook Triet Nguyen)


Trước đó, hôm 23 Tháng Hai, trang Facebook Triet Nguyen của ông Nguyễn Minh Triết, con trai của cựu Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng, post hình ông Dũng và Chủ Tịch CSVN Trần Đại Quang đến thăm ông Lê Đức Anh bên giường bệnh. Ông Triết sau đó đã gỡ ảnh này nhưng một số trang mạng đã kịp chia sẻ lại ảnh.

Ông Lê Đức Anh, chủ tịch nước thứ tư của Nhà cầm quyền Việt Nam sau 1975, năm nay đã 98 tuổi, được ghi nhận là đang mắc “bệnh già” và đã nằm trong bệnh viện từ trước Tết Mậu Tuất.

Trong một việc được cho là nhằm xóa tan tin đồn, hôm 24 Tháng Hai, Facebook Lê Mạnh Hà, con trai của ông Lê Đức Anh, post ảnh ông Hà tươi cười với chú thích: “Cà phê trong một ngày rộn rã những tin đồn.”

Bản tin gần đây nhất về ông Lê Đức Anh trên truyền thông “lề phải” là “Đại Tướng Ngô Xuân Lịch thăm, chúc Tết nguyên lãnh đạo đảng, nhà nước và quân đội” đăng trên báo Quân Đội Nhân Dân hôm 2 Tháng Hai, 2018.

Bản tin viết: “Đến thăm và chúc Tết Đại Tướng Lê Đức Anh, Đại Tướng Ngô Xuân Lịch đã báo cáo tình hình kết quả công tác quốc phòng, an ninh và đối ngoại quốc phòng trong năm 2017. Đại Tướng Lịch chúc Đại Tướng Lê Đức Anh mạnh khỏe, trường thọ. Đại Tướng Lịch mong muốn Đại Tướng Lê Đức Anh tiếp tục đóng góp, cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của đảng, nhà nước và xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam ngày càng vững mạnh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ vững chắc tổ quốc.”

Do tình trạng sức khỏe của ông Lê Đức Anh cùng các lãnh đạo và cựu lãnh đạo CSVN không được công bố chính thức, nên mạng xã hội có nhiều đồn đoán.

Khác với tin về ông Phan Văn Khải, tin về ông Lê Đức Anh gần như không nhận được sự thương cảm hay ca tụng từ cộng đồng mạng.


(..........................)

https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/ong-le-duc-anh-chua-qua-doi-nhu-tin-don/
------------

Con trai của nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh – ông Lê Mạnh Hà đã ngầm lên tiếng khẳng định đây là tin bịa đặt bằng cách đăng ảnh bản thân cười rất tươi cùng dòng chữ ngắn gọn “Cà phê trong ngày rộn rã những tin đồn”.

Có thể thấy, thần thái và cảm xúc của ông Lê Mạnh Hà không thể là của người đang trong việc tang chế, hiếu lễ. Vậy nên có thể tin rằng nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh vẫn đang trong quá trình điều trị.


http://anlanh.net/su-thuc-viec-nguyen-chu-tich-nuoc-le-duc-anh-tu-tran/
-------------

TÓM TẮT TIỂU SỬ

Đồng chí Lê Đức Anh, nguyên Uỷ viên thường vụ Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam



– Họ và tên khai sinh: LÊ ĐỨC ANH

– Họ và tên thường gọi: Lê Đức Anh

– Bí danh: Sáu Nam

– Sinh ngày 01 tháng 02 năm 1920

– Quê quán: xã Lộc An, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế

– Dân tộc: Kinh Tôn giáo: Không

– Ngày vào Đảng CSVN: 30/5/1938 , ngày chính thức: 05/10/1938

– Khen thưởng: + Huân chương Sao vàng

+Huân chương Hồ Chí Minh

+ Huân chương Quân công hạng nhất

+ Huân chương Chiến công hạng nhì

+ Huân chương Chiến thắng hạng nhất

Và nhiều Huân chương cao quý của nhà nước Liên Xô; Cu Ba; Cam phuchia; Lào

– Đại biểu Quốc hội khóa: VI, VII, VIII và IX

– Uỷ viên Trung ương Đảng khóa: IV, V, VI, VII và VIII

– Uỷ viên Bộ Chính trị khóa: V, VI, VII và VIII

TÓM TẮT QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

– Từ năm 1937- 1944: Bắt đầu tham gia hoạt động cách mạng, trong Mặt trận Dân chủ huyện Phú Vang và Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên Huế

– Năm 1944: Tổ chức và phụ trách các nghiệp đoàn cao su ở Lộc Ninh.

– Từ 8/1945-10/1948: Tham gia Quân đội, giữ các chức vụ từ Trung đội trưởng đến Chính trị viên Tiểu đoàn và Trung đoàn.

– Từ 10/1948-1950: Tham mưu trưởng các Quân khu 7, Quân khu 8 và đặc khu Sài Gòn-Chợ Lớn.

– Từ 1951-1954: Tham mưu phó, quyền Tham mưu Trưởng Bộ Tư lệnh Nam Bộ.

– Từ 1955-1963: Cục phó Cục Tác chiến; Cục Trưởng Cục Quân lực thuộc Bộ Tổng Tham mưu QĐND Việt Nam.

– Từ 8/1963-02/1964: Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.

– Từ 02/1964-1974: Phó Tư lệnh, kiêm Tham mưu trưởng Quân Giải phóng Miền Nam; Tư lệnh Quân khu 9 (năm 1969).

– Từ 1974-1975: Phó Tư lệnh Quân giải phóng Miền Nam, (tháng 6/1974 được thăng quân hàm vượt cấp từ Đại tá lên Trung tướng); Phó Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh, kiêm Tư Lệh cách quân hướng Tây Nam đánh vào Sài Gòn.

– Từ 1976-1980: Tư lệnh Quân khu 9; Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu 7, kiêm chỉ huy trưởng Cơ quan tiền phương của Bộ Quốc phòng ở mặt trận Tây Nam; được thăng quân hàm Thượng tướng năm 1980.

– Từ 1981-1986: Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, kiêm tư lệnh quân tình nguyện Việt Nam tại Camphuchia; được Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa V bầu vào Bộ Chính trị (năm 1982); được thăng quân hàm Đại tướng năm 1984; được giao giữ chức Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam năm 1986.

Từ 02/1987-8/1991: là Ủy viên Bộ Chính Trị BCH TW ĐCS Việt Nam (khóa VI: 1986-1991), Phó Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nước CHXHCN Việt Nam; là Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị BCH TW ĐCS Việt Nam (khóa VII1991-1997), Thường trực Bộ Chính trị.

– Từ 1992-9/1997: là Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị BCH TW ĐCS Việt Nam; là Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam.

– Từ 12/1997-04/2001: là Ủy viên Ban cố vấn BCH TW ĐCS Việt Nam.

– từ 04/2001: Nghỉ hưu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét