Bài này hay. Cứu đất, cứu dân đói dân nghèo không chỉ là ra sức xin tiền, xây hồ chứa nước, mà phải bằng mọi cách giữ rừng, tái sinh rừng mới là giải pháp lâu dài, bền vững cho Đắk Lắk, cho Tây Nguyên và cho đất nước ta.
Mất rừng, thiếu nước, đói nghèo... đâu phải do thiên tai ập đến
THANH HẢI - 20/04/2022 Hàng loạt vụ phá rừng lớn liên tục được phát hiện tại Đắk Lắk. Rừng hóa trọc, trơ đất cằn, xót xa. Nhưng đau lòng hơn là 4.200 dân trong số 50% hộ thuộc xã Ia Rvê, ở huyện Ea Súp đang rơi vào diện đói nghèo vì đất sản xuất thiếu nước tưới. Trong khi đó, Đắk Lắk đang tìm nguồn ngân sách hơn 25.000 tỉ đồng để sửa chữa, xây dựng các công trình thuỷ lợi. Hệ lụy mất rừng đang ập đến cùng lúc như thảm họa thiên tai ở mảnh đất vốn là... đại ngàn.Bộ đội giúp dân đào kênh dẫn nước, giải hạn cho đất sản xuất tại Đắk Lắk. Ảnh: Thanh Hải
Trong khi vụ phá 400ha rừng ở huyện Ea Súp mới xảy ra đầu tháng 4.2022 - chưa bắt được thủ phạm, thì ngày 19.4, Đắk Lắk lại phát hiện thêm 2 vụ phá gần 100ha rừng khác tại huyện Lắk. Chưa kể hàng loạt vụ phá rừng lớn nhỏ khác vừa xảy ra dồn dập ở tỉnh này, đang quá trình điều tra...
Theo Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Nhiệt đới Việt Nam, trong 15 năm qua, có 186.721ha diện tích đất có rừng tự nhiên ở Đắk Lắk đã được chuyển mục đích sử dụng. Khiến độ che phủ rừng của Đắk Lắk hiện chỉ còn 38,2%.
Số liệu Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng cho thấy, chỉ từ năm 2005 đến 2020, diện tích đất lâm nghiệp toàn vùng Tây Nguyên giảm 86.656ha - bình quân mỗi năm mất khoảng 5.700ha rừng.
Phá rừng diễn ra khủng khiếp như vậy, tăng cả tần suất, cường độ lẫn quy mô, nhưng việc trồng bù lại rừng là không đáng kể. Thậm chí, diện tích tái phủ xanh đồi núi trọc phần lớn là rừng sản xuất. Nghĩa là sẽ bị đốn hạ, trọc hóa khi cây trồng đủ tuổi khai thác.
Chính vì vậy mà khô hạn xảy ra khắp nơi. Tại xã Ia Rvê, ở huyện Ea Súp, hiện hơn 6.600ha đất sản xuất không có nước tưới cả 4 mùa. Nhân dân thử nghiệm nhiều loại cây trồng đều thất bại. Hệ quả, 1.113 hộ dân (hơn 4.200 khẩu) - diện đi kinh tế mới ở địa phương này đã rơi vào diện hộ nghèo và cận nghèo, chiếm hơn 50% số hộ gia đình toàn xã.
Thực trạng này đang báo động không chỉ ở nhiều địa phương khác tại Đắk Lắk mà còn cả Tây Nguyên.
Trong khi đó, Đắk Lắk đang tính toán, trong giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2050, tỉnh này cần hơn 25.000 tỉ đồng để sửa chữa, xây dựng các công trình thuỷ lợi để đáp ứng nhu cầu sản xuất, canh tác cây trồng, nước sinh hoạt... cho dân.
Cái nguy hại lớn nhất của các vụ phá rừng không chỉ là mất gỗ mà là thảm họa về môi trường. Đất bị suy thoái, sụt giảm mạch nước ngầm... Vạn vật sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, trong đó có con người.
Mất rừng - thiếu nước - dân đói nghèo vì có đất sản xuất nhưng không đủ nước tưới... - vòng tròn luẩn quẩn này đã được cảnh báo sớm, nhưng bây giờ thì nó đồng loạt xảy ra ở Đắk Lắk. Không phải là thiên tai, nhưng những vấn nạn từ hệ lụy để mất rừng sẽ khốc liệt cho Tây Nguyên.
Vì vậy, cứu đất, cứu dân đói dân nghèo không chỉ là ra sức xin tiền, xây hồ chứa nước, mà là phải bằng mọi cách giữ rừng, tái sinh rừng mới là giải pháp lâu dài, bền vững cho Đắk Lắk và Tây Nguyên.
https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/mat-rung-thieu-nuoc-doi-ngheo-dau-phai-do-thien-tai-ap-den-1036113.ldo
Trong khi vụ phá 400ha rừng ở huyện Ea Súp mới xảy ra đầu tháng 4.2022 - chưa bắt được thủ phạm, thì ngày 19.4, Đắk Lắk lại phát hiện thêm 2 vụ phá gần 100ha rừng khác tại huyện Lắk. Chưa kể hàng loạt vụ phá rừng lớn nhỏ khác vừa xảy ra dồn dập ở tỉnh này, đang quá trình điều tra...
Theo Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Nhiệt đới Việt Nam, trong 15 năm qua, có 186.721ha diện tích đất có rừng tự nhiên ở Đắk Lắk đã được chuyển mục đích sử dụng. Khiến độ che phủ rừng của Đắk Lắk hiện chỉ còn 38,2%.
Số liệu Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng cho thấy, chỉ từ năm 2005 đến 2020, diện tích đất lâm nghiệp toàn vùng Tây Nguyên giảm 86.656ha - bình quân mỗi năm mất khoảng 5.700ha rừng.
Phá rừng diễn ra khủng khiếp như vậy, tăng cả tần suất, cường độ lẫn quy mô, nhưng việc trồng bù lại rừng là không đáng kể. Thậm chí, diện tích tái phủ xanh đồi núi trọc phần lớn là rừng sản xuất. Nghĩa là sẽ bị đốn hạ, trọc hóa khi cây trồng đủ tuổi khai thác.
Chính vì vậy mà khô hạn xảy ra khắp nơi. Tại xã Ia Rvê, ở huyện Ea Súp, hiện hơn 6.600ha đất sản xuất không có nước tưới cả 4 mùa. Nhân dân thử nghiệm nhiều loại cây trồng đều thất bại. Hệ quả, 1.113 hộ dân (hơn 4.200 khẩu) - diện đi kinh tế mới ở địa phương này đã rơi vào diện hộ nghèo và cận nghèo, chiếm hơn 50% số hộ gia đình toàn xã.
Thực trạng này đang báo động không chỉ ở nhiều địa phương khác tại Đắk Lắk mà còn cả Tây Nguyên.
Trong khi đó, Đắk Lắk đang tính toán, trong giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2050, tỉnh này cần hơn 25.000 tỉ đồng để sửa chữa, xây dựng các công trình thuỷ lợi để đáp ứng nhu cầu sản xuất, canh tác cây trồng, nước sinh hoạt... cho dân.
Cái nguy hại lớn nhất của các vụ phá rừng không chỉ là mất gỗ mà là thảm họa về môi trường. Đất bị suy thoái, sụt giảm mạch nước ngầm... Vạn vật sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, trong đó có con người.
Mất rừng - thiếu nước - dân đói nghèo vì có đất sản xuất nhưng không đủ nước tưới... - vòng tròn luẩn quẩn này đã được cảnh báo sớm, nhưng bây giờ thì nó đồng loạt xảy ra ở Đắk Lắk. Không phải là thiên tai, nhưng những vấn nạn từ hệ lụy để mất rừng sẽ khốc liệt cho Tây Nguyên.
Vì vậy, cứu đất, cứu dân đói dân nghèo không chỉ là ra sức xin tiền, xây hồ chứa nước, mà là phải bằng mọi cách giữ rừng, tái sinh rừng mới là giải pháp lâu dài, bền vững cho Đắk Lắk và Tây Nguyên.
https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/mat-rung-thieu-nuoc-doi-ngheo-dau-phai-do-thien-tai-ap-den-1036113.ldo
Miền trung và Tây Nguyên sẽ vĩnh viễn bị mưa lũ điều này do quy luật tự nhiên bị chính con người phá vỡ. Cụ thể gió Lào nội địa nhiệt độ >35 qua rừng ra biển còn 30. Gió Biển 30 tuy nhiên khi gió mùa đông Bắc thổi về <20 tranh chấp của 3 luồng này sẽ tàn phá Miền trung tây nguyên. khi còn rừng gió Lào là 30 khi mất rừng gió Lào giữ nguyên >35 bị tàn phá khi có cơn gió mùa đông Bắc đầu tiên tràn về, cứ có gió Bắc tràn về là cả Miền trung Tây nguyên sẽ Lũ lụt nếu khắc phục thì Khôi phục lại Rừng để Gió Lào qua rừng là <30 xin trân trọng cảm ơn
Trả lờiXóa