Tổng thống Putin bất ngờ cảm ơn phương Tây
Tổng thống Putin đã gửi lời cảm ơn một số công ty nước ngoài rời Nga, để lại khoảng trống và cơ hội phát triển cho các công ty, doanh nghiệp nội địa.Hãng tin Reuters (Anh) đưa tin, phát biểu tại phiên họp toàn thể của Diễn đàn Kinh tế Á-Âu hôm 26/5 vừa qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết ông rất vui vì một số công ty nước ngoài rời Nga đã để lại khoảng trống cho các doanh nghiệp sản xuất của Nga thay thế vị trí của họ.
Ông chủ điện Kremlin cũng cảnh báo phương Tây rằng Moskva sẽ tìm cách để có được công nghệ tiên tiến và hàng hóa xa xỉ trước làn sóng cấm vận, cô lập của phương Tây.
"Khi chúng tôi nhìn lại việc họ [các công ty nước ngoài] rời đi, có lẽ chúng tôi phải nói lời cảm ơn. Chúng tôi sẽ thế chân vào khoảng trống họ để lại. Các doanh nghiệp, hoạt động sản xuất của chúng tôi đã phát triển và sẽ tận dụng nền tảng mà các đối tác của chúng tôi để lại", Tổng thống Putin phát biểu trước các nhà lãnh đạo của các quốc gia Liên Xô cũ.
Diễn đàn Kinh tế Á-Âu được tổ chức bởi Liên minh Kinh tế Á-Âu, một tổ chức hội nhập kinh tế khu vực bao gồm Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Nga là thành viên. Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Reuters
Nhà lãnh đạo Nga cho biết những mặt hàng xa xỉ như xe hơi Mercedes vẫn sẽ có sẵn, mặc dù ông thừa nhận rằng chúng có thể sẽ đắt đỏ hơn một chút. Tuy nhiên, ông Putin cũng nói thêm rằng điều đó sẽ không phải là vấn đề gì quá lớn đối với những người có tiền - các nhà nhập khẩu sẽ tìm cách "đưa chúng về từ bất cứ đâu, bất kỳ quốc gia nào".
Ông Putin cho hay Nga vẫn cần tiếp cận tiếp cận với các công nghệ tiên tiến của các nền kinh tế phát triển, bất chấp những nỗ lực của phương Tây nhằm chặn đường tiếp cận của Nga: "Chúng tôi sẽ không loại mình khỏi điều này, họ muốn bóp nghẹt chúng tôi, nhưng điều này đơn giản là phi thực tế, bất khả thi trong thế giới hiện đại."
Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Nga không nêu rõ về cách đất nước của ông sẽ duy trì quyền tiếp cận các công nghệ của phương Tây trong thời gian tới ra sao.
Ông Putin: "Những nỗ lực cô lập Nga sẽ thất bại"
Cũng theo Reuters, Tổng thống Putin đã nhấn mạnh rằng những nỗ lực của phương Tây nhằm cô lập Nga sẽ thất bại. Ông Putin cũng chỉ ra thực tế rằng các nền kinh tế phát triển đang vật lộn trong vòng xoáy lạm phát, với chuỗi cung ứng bị phá vỡ và tình trạng khủng hoảng lương thực trong bối cảnh trung tâm quyền lực kinh tế toàn cầu dịch chuyển sang châu Á.
Nhà lãnh đạo Nga khẳng định đất nước ông đang đối phó tốt với các biện pháp trừng phạt của phương Tây, và trong bối cảnh quan hệ với phương Tây căng thẳng, Moskva đã đẩy mạnh quan hệ với những cường quốc khác như Trung Quốc và Ấn Độ...
"Tất nhiên là các doanh nghiệp của chúng tôi cũng phải đối mặt với các vấn đề [do trừng phạt và cấm vận], đặc biệt là trong lĩnh vực chuỗi cung ứng và vận tải. Tuy nhiên mọi thứ đều có thể được điều chỉnh và xây dựng theo cách mới", ông Putin nói.
Theo lời ông chủ Điện Kremlin, các nước phương Tây đang tự gây hại cho chính mình bằng những lệnh trừng phạt vốn nhắm đến mục tiêu gây hại cho Nga: "Không phải là chúng tôi sẽ hoàn toàn tránh được thua lỗ, nhưng điều đó sẽ giúp chúng tôi trở nên mạnh mẽ hơn."
"Nga đang trở nên mạnh mẽ hơn theo một vài cách do các lệnh trừng phạt. Chẳng hạn, Nga bắt đầu có được những năng lực mới, tập trung vào các công nghệ đột phá," ông Putin nói và đồng thời cho biết thêm rằng chính phủ Nga sẽ không chỉ có các biện pháp thay thế nhập khẩu mà còn phát triển các ngành công nghiệp trong nước.
Tại cuộc họp bất thường ngày 26/5, ngân hàng trung ương Nga đã giảm lãi suất chủ chốt xuống 11% trong bối cảnh tốc độ lạm phát chậm dần từ các mức cao nhất trong hơn 20 năm qua và nền kinh tế có xu hướng giảm sút.
Nói về các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga, Tổng thống Putin nhấn mạnh rằng những quốc gia đang cố gắng trừng phạt kinh tế quốc gia khác đang đánh giá quá cao sức mạnh của họ.
Theo đó, nhà lãnh đạo Nga nhấn mạnh tại Diễn đàn Kinh tế Á-Âu: "Ngày càng có nhiều quốc gia trên thế giới mong muốn và đang theo đuổi chính sách độc lập. Không có 'cảnh sát thế giới' nào có khả năng ngăn chặn quá trình toàn cầu hóa tự nhiên này. Không ai có đủ sức mạnh làm điều đó."
"Họ [ông Putin ám chỉ phương Tây] phải đối mặt với những thách thức trong chính đất nước họ, tôi hy vọng họ nhận ra rằng chính sách này hoàn toàn không có triển vọng", ông Putin nói.
Khủng hoảng lương thực: Nga đề nghị giúp đỡ
Ngoài lĩnh vực năng lượng, hiện nay vấn đề lương thực cũng rất được thế giới quan tâm trong bối cảnh khủng hoảng địa chính trị - quân sự ở Đông Âu tiếp tục kéo dài.
Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Á-Âu, Tổng thống Putin khẳng định: Nga vẫn là nước xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới.
"Chúng tôi đã có khả năng cạnh tranh tuyệt đối ở cấp độ toàn cầu, trên các thị trường thế giới. Nếu nói về lĩnh vực nông nghiệp, Nga là nhà xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới, vị trí số một", đài Sputnik (Nga) dẫn lời nhà lãnh đạo Nga.
Tiếp đó, trong cuộc điện đàm hôm 26/5 với Thủ tướng Italy Mario Draghi, Tổng thống Putin cho biết Moskva sẵn sàng xuất khẩu ngũ cốc và phân bón nếu phương Tây dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt có động cơ chính trị.
Theo đó, nhà lãnh đạo Nga cho hay: Tình trạng thiếu lương thực trên toàn cầu không phải lỗi của Nga, nhưng Nga sẵn sàng giúp "hạ nhiệt" tình trạng này với điều kiện phương Tây cũng phải có hành động.
Tổng thống Putin chi ra rằng việc Nga bị cáo buộc liên quan đến vấn đề tiếp cận thị trường của các sản phẩm nông nghiệp trên toàn cầu là "vô căn cứ".
Thay vào đó, ông cho rằng tình hình khủng hoảng hiện tại là do "sự gián đoạn trong chuỗi sản xuất và cung ứng, cũng như các chính sách tài chính của các nước phương Tây trong đại dịch COVID-19", và "các lệnh trừng phạt, cấm vận nhằm vào Nga" của Mỹ và EU đã hiến tình hình thêm trầm trọng.
Ông chủ Điện Kremlin nhấn mạnh rằng Nga sẵn sàng đóng góp "một phần đáng kể trong công cuộc vượt qua cuộc khủng hoảng lương thực, nếu phương Tây dỡ bỏ cấm vận."
Ông Medvedev: Phương Tây đang nếm "hậu quả ngọt ngào"
Đài RT (Nga) đua tin, hôm 26/5, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev cho biết phương Tây đã cảm nhận được "những hậu quả ngọt ngào" từ các biện pháp trừng phạt, cấm vận nhằm vào Nga, đồng thời ông cũng nhấn mạnh rằng những biện pháp này sẽ được duy tri "trong một thời gian rất, rất dài".
Phát biểu tại diễn đàn về kinh doanh của đảng Nước Nga Thống nhất, ông Medvedev nhận định: "Thế giới đang tự đưa mình vào một cuộc khủng hoảng toàn cầu".
"Trên thực tế, châu Âu đã cảm nhận được tất cả những hậu quả ngọt ngào của các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga - bao gồm siêu lạm phát, tăng giá nhiên liệu, nhà ở, tiện ích, thực phẩm, hàng hóa tăng cao, cắt giảm việc làm..." - ông Medvedev phân tích.
Tuy nhiên, vị Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga cũng thừa nhận rằng Nga cũng đang đối mặt với một số khó khăn do những lệnh trừng phạt này, nhưng Nga sẽ chuẩn bị để đối phó với tình trạng các biện pháp trừng phạt được duy trì trong một thời gian dài.
"Chúng tôi hiểu rằng những biện pháp trừng phạt này sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của nước Nga, và sẽ còn kéo dài. Chúng ta cần phải tìm ra biện pháp chống lại những nỗ lực hạn chế sự phát triển của đất nước chúng ta", ông Medvedev nhấn mạnh.
Ông Medvedev cũng bình luận rằng những lệnh trừng phạt mà nước Nga đang gánh trên vai còn khó khăn hơn nhiều so với đại dịch COVID-19, do thế giới "không có sự khác biệt về ý thức hệ rõ ràng như vậy" khi chiến đấu với COVID-19.
Phát biểu trên được Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Medvedev đưa ra sau khi Tổng thống Putin cảnh báo rằng "nỗi ám ảnh trừng phạt" của phương Tây chắc chắn sẽ dẫn đến "những hậu quả khó lường" cho cả EU và các quốc gia nghèo nhất thế giới "vốn đã phải đối mặt với nguy cơ đói kém."
Trong ba tháng qua, Nga đã chứng kiến những hạn chế kinh tế chưa từng có, bao gồm việc Mỹ áp đặt lệnh cấm vận đối với dầu mỏ của Nga - một trong những mặt hàng xuất khẩu chính của nước này. EU hiện đang chuẩn bị cho gói trừng phạt thứ 6 và đang xem xét lệnh cấm vận dầu mỏ của Nga.
Nga cũng đã bị loại khỏi Hiệp hội Viễn thông Liên Ngân hàng và Tài chính Quốc tế (SWIFT), trong khi nhiều ngân hàng, tổ chức và cá nhân của nước này bị trừng phạt, và một nửa dự trữ ngoại hối của Nga bị đóng băng.
Đài RT (Nga) cho biết, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov ngày hôm nay (27/5) vừa tuyên bố: Các quốc gia phương Tây "đang tăng gấp ba, gấp bốn lần những nỗ lực nhằm ngăn chặn nước Nga. Họ sử dụng một loạt các công cụ, từ các biện pháp trừng phạt kinh tế đơn phương đến tuyên truyền thông tin sai lệch."
Vị Ngoại trưởng Nga cho biết: Toàn xã hội Nga và các lực lượng chính trị lớn đều ủng hộ quyết định của chính phủ để đối mặt với thách thức này.
Phát biểu tại diễn đàn về kinh doanh của đảng Nước Nga Thống nhất, ông Medvedev nhận định: "Thế giới đang tự đưa mình vào một cuộc khủng hoảng toàn cầu".
"Trên thực tế, châu Âu đã cảm nhận được tất cả những hậu quả ngọt ngào của các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga - bao gồm siêu lạm phát, tăng giá nhiên liệu, nhà ở, tiện ích, thực phẩm, hàng hóa tăng cao, cắt giảm việc làm..." - ông Medvedev phân tích.
Tuy nhiên, vị Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga cũng thừa nhận rằng Nga cũng đang đối mặt với một số khó khăn do những lệnh trừng phạt này, nhưng Nga sẽ chuẩn bị để đối phó với tình trạng các biện pháp trừng phạt được duy trì trong một thời gian dài.
"Chúng tôi hiểu rằng những biện pháp trừng phạt này sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của nước Nga, và sẽ còn kéo dài. Chúng ta cần phải tìm ra biện pháp chống lại những nỗ lực hạn chế sự phát triển của đất nước chúng ta", ông Medvedev nhấn mạnh.
Ông Medvedev cũng bình luận rằng những lệnh trừng phạt mà nước Nga đang gánh trên vai còn khó khăn hơn nhiều so với đại dịch COVID-19, do thế giới "không có sự khác biệt về ý thức hệ rõ ràng như vậy" khi chiến đấu với COVID-19.
Phát biểu trên được Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Medvedev đưa ra sau khi Tổng thống Putin cảnh báo rằng "nỗi ám ảnh trừng phạt" của phương Tây chắc chắn sẽ dẫn đến "những hậu quả khó lường" cho cả EU và các quốc gia nghèo nhất thế giới "vốn đã phải đối mặt với nguy cơ đói kém."
Trong ba tháng qua, Nga đã chứng kiến những hạn chế kinh tế chưa từng có, bao gồm việc Mỹ áp đặt lệnh cấm vận đối với dầu mỏ của Nga - một trong những mặt hàng xuất khẩu chính của nước này. EU hiện đang chuẩn bị cho gói trừng phạt thứ 6 và đang xem xét lệnh cấm vận dầu mỏ của Nga.
Nga cũng đã bị loại khỏi Hiệp hội Viễn thông Liên Ngân hàng và Tài chính Quốc tế (SWIFT), trong khi nhiều ngân hàng, tổ chức và cá nhân của nước này bị trừng phạt, và một nửa dự trữ ngoại hối của Nga bị đóng băng.
Đài RT (Nga) cho biết, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov ngày hôm nay (27/5) vừa tuyên bố: Các quốc gia phương Tây "đang tăng gấp ba, gấp bốn lần những nỗ lực nhằm ngăn chặn nước Nga. Họ sử dụng một loạt các công cụ, từ các biện pháp trừng phạt kinh tế đơn phương đến tuyên truyền thông tin sai lệch."
Vị Ngoại trưởng Nga cho biết: Toàn xã hội Nga và các lực lượng chính trị lớn đều ủng hộ quyết định của chính phủ để đối mặt với thách thức này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét